1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Làm sao để Sài Gòn hết "ăn xin"?

Chủ đề trong 'Hỏi gì đáp nấy' bởi thanhnhutdang, 13/07/2012.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ULIULI

    ULIULI Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/05/2007
    Bài viết:
    3.674
    Đã được thích:
    13
    Tôi cũng xin trả lời bạn Redtulips từng phần một. Về (a) tôn trọng, bảo vệ quyền con người. Các bạn đang chưa nắm rõ quyền con người cũng chỉ được Hiến pháp, Luật pháp bảo vệ ở một tập hợp giới hạn những hành vi nhất định. Hiến pháp và Luật pháp không đi bảo vệ tất cả các hành vi của con người. Tôi dùng con số để minh họa cho dễ hiểu, con số sau đây không phải con số thực. Giả sử con người có 10.000 hành vi thì chỉ có 1000 hành vi trong đó được pháp luật bảo vệ, thông thường là được nêu rất rõ trong Hiến pháp, trong Luật, và trong các Nghị định thư do VN kí kết với các tổ chức quốc tế. Ngoài ra thì có độ 500 hành vi bị cấm tiệt (giết người, trộm cắp, buôn ma túy, mại dâm...). Có độ 7000 hành vi khác mà Hiến pháp và Luật pháp chả bảo vệ, cũng chả cấm gì cả, ví dụ quyền rửa mặt mũi tay chân vào buổi sáng, quyền ăn cơm vào lúc 12h đêm... vì các hành vi này chẳng bao giờ gây ra hậu quả cho xã hội. Còn lại có khoảng 1500 hành vi khác, không được Hiến pháp và Luật bảo vệ, nhưng cũng chưa thấy ai Cấm, mặc dù nó có gây hậu quả nho nhỏ hoặc to to cho một số nơi nhất định. Vì lẽ gì những hành vi này chưa bị Cấm? Là vì người ta còn hi vọng rằng có thể xóa bỏ hành vi đó bằng các biện pháp khác. 1500 hành vi loại này là mảnh đất màu mỡ để các cơ quan lập pháp ra luật Cấm khi xét thấy hậu quả của nó ngày càng lớn. Cơ quan lập pháp cấp TW là Quốc hội và cơ quan lập pháp cấp tỉnh là các HĐND tỉnh. Về quy trình ra luật thì ở cả hai cấp như nhau. Ở cấp TW thì các bộ thuộc Chính phủ sẽ soạn thảo và trình QH phê duyệt. Ở cấp tỉnh thì các Sở thuộc UBND tỉnh sẽ soạn thảo, HĐND tỉnh sẽ phê duyệt.

    Đoạn này tuy bạn viết dài dài nhưng tựu lại lí lẽ của bạn nằm ở mấy chỗ tôi bôi đỏ.

    Tôi không có điều kiện đi tìm thẩm phán và lại dẫn theo cả Redtulips để chứng kiến. Nhưng tôi có khả năng chứng minh cho bạn rằng tất cả các phiên tòa đang áp dụng Bộ Luật Hình sự của VN thì các công tố viên đều có những diễn giải luật theo ý của họ.

    Lấy một ví dụ bất kì sau đây. Tôi nhặt random một điều luật trong Bộ Luật Hình sự:
    Điều 243. Tội phá thai trái phép


    1. Người nào thực hiện việc phá thai trái phép cho người khác gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ của người đó hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm.
    2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
    3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
    4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
    Toàn bộ phần gây thiệt hại, gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng là công tố viên phải tự diễn giải luật theo ý của họ. Luật không ghi cụ thể thế nào là nghiêm trọng. Lúc này công tố viên chỉ viện dẫn từ luật ra rằng luật có bảo nếu gây hậu quả nghiêm trọng thì tôi được xử, còn việc chứng minh nó nghiêm trọng là việc của tôi.

    Đây chính là điều tôi nói về hệ thống luật codified Đức, Pháp. Hệ thông này khi nói về hậu quả thường ghi chung nhất như nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng. Nó không ghi ra một danh sách những hậu quả cụ thể như vô sinh, trầm cảm, điên loạn... cho thai phụ. Nó khác với hệ thống án lệ của Anh - Mỹ là công tố viên có thể lấy một vụ án có trước đó, với hành vi phạm tội tương tự, hậu quả tương tự để đưa ra phần xử lý phạt tù bao nhiêu năm.

    Liên hệ tới topic chúng ta đang bàn. Vì một bạn nào đó nói rằng ở VN chưa có luật nào (theo tôi hiểu là Luật của QH và của các tỉnh) cấm cụ thể hành vi ăn xin. Tôi trả lời để chỉ cho bạn ấy thấy rằng, việc tạo ra luật cấm ăn xin không nhất thiết phải có một luật cấm tương tự đã xảy ra ở đâu đó như kiểu án lệ.

    Ở Mỹ có Luật của Liên bang và Luật của các bang, vậy theo bạn thì nước Mỹ không có Nhà nước pháp quyền và tính thượng tôn pháp luật sao? Theo tôi việc nhà nước pháp quyền và tính thượng tôn pháp luật không phải là lí do để một tỉnh có được phép làm luật hay không. Hai cụm từ này chẳng qua là trong suy nghĩ của bạn đã định kiến cho rằng một tỉnh mà làm luật là trái luật.

    Về vấn đề ai được làm luật thì tôi đã trả lời bạn vuhuynh, tương tự trả lời bạn như thế. Để biết một văn bản pháp quy có tính luật hay không, chúng ta nên căn cứ vào điều gì? Có phải vào tính bắt buộc của nó không? Tôi nghĩ bạn có thể vào trang web của chính phủ, vào phần các văn bản pháp quy của các UBND tỉnh để xem các văn bản mà các tỉnh khác đang ban hành. Bạn sẽ thấy vô số luật ở đó, không hề do thừa hành cái gì Nghị định, Thông tư của Chính phủ cả. Thế gọi là phân cấp phân quyền đấy.


    Hành vi căn cứ vào một Luật nào không phải là hành vi bắt buộc phải được mô tả trong một loại văn bản nào, nó nằm trong chuỗi hành vi chuẩn bị ra luật, ra chính sách. Chỉ có các kết quả của quá trình chuẩn bị đó mới được ghi vào văn bản. Cho nên tôi không phải xuất trình số văn bản nào cho Redtulips cả. Còn nếu bạn Redtulips hỏi "tại sao Uli biết UBND tỉnh ĐN căn cứ vào luật lao động hay là Uli đoán mò", tôi xin trả lời thế này:
    - Việc này UBND tỉnh ĐN đã giao cho Sở lao động - Thương binh - Xã hội soạn thảo và phụ trách chính vụ cấm ăn xin này. Đương nhiên là Sở Lao động thì căn cứ chính của họ là Luật lao động rồi. Các bên công an này kia chỉ là phụ trợ trong việc thu gom mà thôi.
    - Chỉ có các mem ttvnol mới tay mơ ngồi đây mơ hồ về Luật lao động, còn ăn xin ở ĐN cũng như toàn quốc không hề tay mơ. Họ lập tức đối phó bằng bán rong trá hình để thể hiện "này nhé, chúng tôi đang lao động, được pháp luật bảo hộ". Nếu không phải căn cứ vào Luật lao động thì chắc họ không chuyển đổi như vậy.
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    nguyensg vẫn tranh thủ quảng cáo cho chính trị ghê. Tôi biết Hiến pháp tôn trọng "quyền đi lại tự do" chứ. Và tôi đã trả lời cho bạn vuhuynh, cũng nhân đây trả lời lại cho nguyensg là tôn trọng quyền đi lại tự do chứ không tôn trọng quyền đi lại tự do và xin ăn. Bắt chước cách làm của nguyensg, tôi xin hỏi VN có tuyên án Mr Cù mà theo đó ta hiểu rằng anh này ở trong tù vừa không được đi lại tự do lại không được xin quản giáo một bát cơm hoặc tiền không?
  2. nguyensg32

    nguyensg32 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/04/2011
    Bài viết:
    674
    Đã được thích:
    0
    Chủ tịch các tỉnh ví như vua con là chuyện đáng tiếc rồi, nhưng hôm trước Uli còn kheo Phan Văn Khải (chủ tịch hội đồng bộ trưởng ) có Back-up cố vấn anh Thanh soạn luật lại càng nguy . Bởi lẽ trên lý thuyết VN đã có Quốc hội, có chủ tịch quốc hội (Lập pháp ),có hành pháp (CA có thủ tướng đứng đầu) ,có tư pháp (toà án ) tức phần nào đã có tam quyền . Nhưng chỉ trục trặc nhỏ là bên tư pháp chỉ có "toà án nhân dân" chứ không có TỐI CAO PHÁP VIỆN . Do đó anh thủ tướng là sếp của các bộ trưởng vậy ắt cũng xếp luôn anh bộ trưởng tư pháp . Vậy anh Thanh làm luật mà không nhờ mấy anh quốc hội mà lại nhờ anh Thủ tướng tức anh Khải vừa là anh tư pháp vừa là anh hành pháp và cũng vừa là anh VỪA ĐÁ BÓNG VỪA THỔI CÒI => Cái dựa hơi nầy là cái dựa hơi vừa thiếu hiểu biết vừa thiếu bình đẳng , vừa thiếu văn minh ....
  3. ULIULI

    ULIULI Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/05/2007
    Bài viết:
    3.674
    Đã được thích:
    13
    Thế cho nên bác Khải chỉ bay vào tư vấn, ủng hộ miệng thôi chứ có chỉ thị bằng văn bản cho bác Thanh làm đâu. Ngu gì. Về mặt thủ tục vẫn tam quyền phân lập bình thường.

    Việt Nam là vậy, ngoài các thủ tục danh chính ngôn thuận, thì cái đội tư vấn tham mưu đằng sau mới là mạnh kìa.

    Mà nguyensg kiểu gì cũng kẹt thôi. Nếu mai mốt thể chế pháp luật ở VN dần dần giống Mỹ mà chẳng cần tới sự trợ giúp nào của lực lượng ở bển về làm thì nguyensg còn hốt hơn. Vậy nên lúc nào nguyensg cũng kẹt cứng ở giữa hai luồng: vừa ủng hộ VN giống Mỹ, vừa muốn ngăn cản VN tự cải cách cho giống Mỹ.
  4. ngungu03

    ngungu03 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2009
    Bài viết:
    2.387
    Đã được thích:
    0
    Thẩm phán Việt Nam có quyền giải thích pháp luật không? Xin thưa không. Họ chỉ có quyền áp dụng pháp luật thôi.


    Đoạn này tuy bạn viết dài dài nhưng tựu lại lí lẽ của bạn nằm ở mấy chỗ tôi bôi đỏ.

    Tôi không có điều kiện đi tìm thẩm phán và lại dẫn theo cả Redtulips để chứng kiến. Nhưng tôi có khả năng chứng minh cho bạn rằng tất cả các phiên tòa đang áp dụng Bộ Luật Hình sự của VN thì các công tố viên đều có những diễn giải luật theo ý của họ.

    Lấy một ví dụ bất kì sau đây. Tôi nhặt random một điều luật trong Bộ Luật Hình sự:
    Điều 243. Tội phá thai trái phép


    1. Người nào thực hiện việc phá thai trái phép cho người khác gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ của người đó hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm.
    2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
    3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
    4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
    Toàn bộ phần gây thiệt hại, gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng là công tố viên phải tự diễn giải luật theo ý của họ. Luật không ghi cụ thể thế nào là nghiêm trọng. Lúc này công tố viên chỉ viện dẫn từ luật ra rằng luật có bảo nếu gây hậu quả nghiêm trọng thì tôi được xử, còn việc chứng minh nó nghiêm trọng là việc của tôi.


    cái này bác MÂy nói chính xác rồi .cho dù luật có diễn giải như thế nào , thẩm phán chỉ áp dụng luật để định tội thôi chứ không giải thích luật .
    hành vi phạm tội sẽ được xem xét để đưa vào khung hình phạt nào , cái này quan trong nhất trong phiên tòa
  5. ULIULI

    ULIULI Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/05/2007
    Bài viết:
    3.674
    Đã được thích:
    13
    Tôi không biết vì sao đoạn nguyên văn của tôi dùng hai động từ là "diễn giải" và "viện dẫn" luật mà sau đó bạn Redtulips lại dùng từ "giải thích" luật như thể tôi đã dùng từ "giải thích" ấy vậy. Và tiếp theo thì bạn ngungu còn vào bảo bạn Redtulips nói đúng rồi, không được giải thích luật.

    Tôi đã post toàn bộ nội dung trên để các bạn hiểu hoạt động tương ứng với cái tôi gọi là "diễn giải" và "viện dẫn". Cái hoạt động này là hoạt động mà hiện nay các công tố viên đang áp dụng, tồn tại trên thực tế.

    Còn trong trí tưởng tượng của bạn ngungu tôi không biết bạn hình dung ra "giải thích" luật là thế nào?
  6. nguyensg32

    nguyensg32 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/04/2011
    Bài viết:
    674
    Đã được thích:
    0
    Anh Khải cũng là nhân vật có máu mặt vậy đâu cần ra chỉ thị ăn xin làm chi ....Nhưng anh có ra chỉ thị 0xx (Học sách tiền bối Kiệt 01?) về nông dân và đất nông nghiệp . Cái nầy một thời làm dân Sài thành tan hoang của nhà ! Có nghĩa là khi anh Thanh làm cái qui hoạch và giả tỏa nhà để lấy đất bán cho tư bản xanh đỏ kiếm lời . Ban đầu có một số hộ nhà dân vì quá kẹt nên bằng lòng và nhận ngay . Một số hộ cho rằng anh Thanh ra mức đề thấp quá , đền bù cho giá nhà mặt tiền mà giống tiền cho ăn xin nên không nhận . Anh Thanh cho thời hạn 3 ngày , nếu sau 3 ngày mà không nhận và không cút thì tao cho đàn em đem dùi cui đến CƯỞNG CHẾ . Kết cuộc người dân hết đường lựa chọn nên đành lòng phải đầu hàng dùi cui .
    Cầm mớ tiền trong tay , mua lại nhà trong thành phố thì đã là chuyện không tưởng nên chỉ có chú Tom(mission impossible) trong ciné Mỹ mới làm được ! Ở nhà mướn đi làm thuê thời gian rồi cũng chán . Một ngày đẹp trời người dân chợt nghĩ ra một ý mới là cầm số tiền còn lại chạy ra các vùng quê ngoại thành mua một miếng đất nho nhỏ cất chòi rồi bắt con cá hái lá rau mà sống qua ngày .
    Đùng một cái anh Khải ra cái chỉ thị 01xx rằng CẤM MUA BÁN ĐẤT NÔNG NGHIỆP . Vậy người dân lại chạy về thành phố lai đi xe ôm ở nhà mướn . Đời chẵng gì tươi sáng rồi sinh chuyện cờ bạc rượi chè say xỉn ...cho đến khi cạn kiệt và trở thành ăn xin . Đến đó vở tuần vẫn chưa kết thú = Anh Thanh lại đưa ra cái búa => ĐUỔI TẬN GIẾT TIỆT (cấm ăn xin ) ........
  7. ngungu03

    ngungu03 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2009
    Bài viết:
    2.387
    Đã được thích:
    0

    - Luật đã thành giấy trắng mực đen rồi , trong phiên tòa tất cả mọi người chỉ áp dụng Luật thôi ,như vậy bản án mới được thùa nhận , không có công tố viên hay bất kỳ ai có thể diễn giải Luật theo ý của họ được ..chỉ thể luận tội theo ý của họ , căn cứ vào hồ sơ của cơ qua điều tra ( tố tụng ) - cái này để có thể chạy án , chạy hồ sơ để hành vi phạm tội vào khung hình phạt nào : như nghiêm trọng hay đặc biệt nghiêm trọng

    - cho tới thời điểm này Luật của nước CHXHCN Việt Nam chỉ QH được phép thông qua , Thành phố nào dám ra Luật ( cấm ăn xin) được chứ

    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Thẩm phán Việt Nam có quyền giải thích pháp luật không? Xin thưa không. Họ chỉ có quyền áp dụng pháp luật thôi.

    em công nhận bác Mây nói điều này là chính xác ...là chính xác rồi .không sai ,chứ thay chữ giải thích bằng diễn giải hay viện dẫn thì em không có ý kiến
    - giải thích luật trong trí tưởng tưởng của em là diễn giải luật .không biết có đúng không ?
    [:D]
  8. ULIULI

    ULIULI Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/05/2007
    Bài viết:
    3.674
    Đã được thích:
    13
    Em và chị Redtulips ưa dùng chữ "áp dụng", là một từ quá chung và không cụ thể. Cần làm rõ áp dụng theo kiểu nào. Kiểu "diễn giải", "viện dẫn" hay "ốp nguyên" (từ này Uli tạm dùng để ngu ngu dễ hiểu) vào.

    Lấy lại ví dụ phá thai trái phép nêu trên, trong trường hợp sản phụ thiệt hại tính mạng thì ốp ngay cái mục 1 luôn, gọi là "ốp nguyên", chắc từ "ốp nguyên" này gần với nghĩa "áp dụng" mà ngungu suy nghĩ nhất. Án lệ của Mỹ cũng vậy, có vụ án giống hệt từng xảy ra, đã từng kết án 5 năm tù và đã được đưa vào luật thì cũng ốp nguyên cái phạt 5 năm đó vào vụ án mới.

    Còn giả sử nếu sản phụ không chết, chỉ bị tổn hại về sức khỏe, vô sinh, trầm cảm... thì rõ là có hậu quả rồi, nhưng sẽ viện dẫn mục 1, 2, 3 hay 4 ra để đưa ra mức xử tù thì là do công tố viên quyết định. Và việc diễn giải các hậu quả này là nghiêm trọng hay không nghiêm trọng là do công tố viên tự đánh giá.

    ngungu quay trở lại với nhận định mà tôi và vuhuynh, Redtulips đang tranh luận. Ta tạm gọi là nhóm QUYỀN RA LUẬT. Các nội dung phản biện tôi đã viết trả lời vuhuynh và Redtulips ở trên, đề nghị ngungu đọc lại, nếu có sự phản biện lại những phản biện của tôi thì tham gia. Việc nhắc nguyên xi lại nhận định không giúp gì cho thảo luận vì nhắc lại 1000 lần không có nghĩa là làm cho điều được nhắc thành chắc chắn.


    Hai chữ "diễn giải" và "giải thích" luật là khác nhau. Nên Redtulips dùng chữ "giải thích" thế vào chữ diễn giải của tôi là Redtulips tự thay một cái hỏng vào rồi lại la lên là tôi hỏng.

    Theo tôi hiểu, hành vi "giải thích" luật hơi ngược chiều với hành vi "diễn giải" luật của tôi. Hành vi "giải thích" luật là giải thích thế nào là "hậu quả nghiêm trọng", ví dụ công tố viên sẽ giải thích hậu quả nghiêm trọng là vô sinh, là mất sức khỏe trên 50%... bla bla..., tức là tự tiện đưa ra định lượng để đo cái tính từ nghiêm trọng. Tôi hoàn toàn không dùng ý nghĩa này trong phần viết của tôi từ trước tới nay. ngungu để ý đi, dù tôi có viết dài đến đâu thì từ tôi dùng luôn thống nhất là "diễn giải".

    "Diễn giải" luật thì ngược lại, xuất phát từ hậu quả thực tế, bằng việc so sánh tình trạng thai phụ sau khi phá thai với trước khi phá thai trái phép để chỉ ra rằng hậu quả sau khi phá thai là nghiêm trọng. Việc diễn giải này không gắn cho từ "nghiêm trọng" một mức chuẩn định lượng nào. Ở vụ án phá thai khác, với hậu quả khác nhưng cũng nghiêm trọng không kém, công tố viên lại có thể tiếp tục diễn giải để cho thấy vụ mới này cũng nghiêm trọng tiếp.
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Khá khen cho nguyensg biết cách dựng thành một quy trình xem ra rất chi là éo le cho người ăn xin. Nhưng mà nguyensg có con số thống kê xem bao nhiêu % ăn xin hiện nay là do mất đất giải tỏa nhà mặt tiền không? Tôi e là ít lắm. Mà trong topic này tôi toàn thấy mọi người lo cho cái đội ăn xin từ địa phương khác bị thu gom trả về cái địa phương khác kia kìa.
  9. nguyensg32

    nguyensg32 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/04/2011
    Bài viết:
    674
    Đã được thích:
    0
    Em nói vậy cũng không chuẩn trong phiên toà không có ai có thể diễn giải theo ý của mình với một ý đồ không trong sáng nhưng diễn giải sai là vì mình NGU hay bị kém về kiến thức luật thì không ai cấm và biểu mình đừng ngu được . Nhưng không sao ,giả dụ anh công tố diễn giả sai thì có anh luật sư bào chữa (Defense Attorney) bên phía bị cáo sẽ ra chiêu ngay( Bên cạnh còn có anh thẩm đang ngồi chính giữa, trên nhìn xuống và vừa nghe vừa quan sát ).... chứ không có để anh ngu thao thao bất tuyệt hoài . Và trường hợp xấu nhất là cả 3 bên không đến một đồng thuận tương đối thì phiên toà sẽ bị tạm hoản , hoặc đôi khi gặp những phiên phức tạp bên bị cáo nghi là thẩm phán gõ không fair thì họ sẽ đòi thượng tố hoặc chuyển sang xét theo kiểu bồi thẩm đoàn chứ không có nghĩa vụ việc nào cũng áp dụng luật "giấy trắng mực đen" được .
  10. nguyensg32

    nguyensg32 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/04/2011
    Bài viết:
    674
    Đã được thích:
    0
    Công tố viên , công tố viện hay viện công tố là = nhân danh cái công đi tố tụng một ai đó . Người Nam hay người Mỹ thì hay dùng từ công tố (CT) hoặc DA(District Attorney) còn người Bắc như Uli thì thay vi dùng viện Công tố (VCT), công tố viên , công tố viện = Viện(viên) Kiểm Sát (nhăn răng) .

    2- Mình xin thay chữ quyết định = Đề nghị nhé

Chia sẻ trang này