1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Làm sao để Sài Gòn hết "ăn xin"?

Chủ đề trong 'Hỏi gì đáp nấy' bởi thanhnhutdang, 13/07/2012.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ULIULI

    ULIULI Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/05/2007
    Bài viết:
    3.674
    Đã được thích:
    13
    Vâng, thế cũng được, thật ra Uli dùng "quyết định" là chỉ cái quyết định trong khâu làm việc của công tố viên thôi. Còn kết quả của toàn bộ phiên tòa thì Uli hay dùng từ "phán quyết cuối cùng".
  2. nguyensg32

    nguyensg32 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/04/2011
    Bài viết:
    674
    Đã được thích:
    0
    Lỡ đã ngoan thì tiện đây hãy ngoan luôn cho trót nhé .
    Quảng cáo => Quảng
  3. tantrodoi

    tantrodoi Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    20/05/2007
    Bài viết:
    201
    Đã được thích:
    0

    Niệm tiếp.
  4. vuhuynh

    vuhuynh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/10/2004
    Bài viết:
    761
    Đã được thích:
    72
    Đỏ 1 : Bạn nhầm lẫn tai hại thế nào ấy chứ, để mình giải thích cho Uli nghe nha.

    Chắc chắn rằng HĐND và UBND cấp tỉnh không có quyền ban hành LUẬT, họ chỉ có quyền ban hành những văn bản dưới luật và thực thi các văn bản đó dưới dạng quản lý hành chính, xử lý vi phạm hành chính. Các văn bản đó không được phép gọi là LUẬT, với LUẬT, việc xử lý vi phạm được tòa án thụ lý, Viện kiểm sát là đại diện cho quyền lợi của Nhà nước. Nó rất khác với các văn bản dưới luật khi mà các các cơ quan ban hành văn bản dưới luật, đóng luôn vai trò xử lý vi phạm. Còn các đạo luật, việc thực thi phải tuân theo quy trình tố tụng pháp lý. Ví dụ rõ nhất là khi bạn vi phạm các QĐ về Thuế thì cơ quan THuế là sẽ áp dụng các chế tài để xử lý, chứ bạn không cần phải hầu tòa. Nhân đây tôi cũng nói luôn cho rõ, các tranh chấp về xử lý hành chính cũng được tòa án thụ lý, với điều kiện là có tranh chấp.

    Có lẽ bạn không nắm rõ các khái niệm về LUẬT, nên bạn liên tục khẳng định rằng HĐND và UBND cấp tỉnh được phép ban hành LUẬT. Tôi từ đầu chỉ dám dùng "sắc lệnh" chứ không dám dùng khái niệm LUẬT cho QĐ 129 và QĐ 9055. Ở Việt Nam, Red nói đúng, chỉ có quốc hội là cơ quan duy nhất được phép ban hành LUẬT.

    Đỏ 2: Không có chuyện UBND cấp tỉnh ban hành văn bản quy phạm pháp luật mà không lấy ý kiến nhân dân đâu nhé. Theo Chương III của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND, Điều 23, thì cơ quan soạn thảo văn bản qppl phải lấy ý kiến của HĐND về bản dự thảo của văn bản qppl, mà HĐND ở đây được hiểu chính là "nhân dân". Cũng trong Điều 23 :

    Trong trường hợp lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của nghị quyết thì cơ quan lấy ý kiến có trách nhiệm xác định những vấn đề cần lấy ý kiến, địa chỉ nhận ý kiến và dành ít nhất bảy ngày, kể từ ngày tổ chức lấy ý kiến để các đối tượng được lấy ý kiến góp ý vào dự thảo nghị quyết

    Rõ ràng rằng UBND cấp tỉnh không phải thích là cứ ban hành văn bản này, văn bản nọ đâu bạn Uli. Để tuân thủ đúng quy tắc ban hành văn bản qppl nó phải tuân thủ cả Luật Tổ chức HĐND, UBND lẫn Luật ban hành văn bản qppl của HĐND, UBND.

    Cũng trong Luật ban hành văn bản qppl của HĐND, UBND, Điều 3, khoản 1 :

    1. Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân phải phù hợp với Hiến pháp, luật và văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên, bảo đảm tính thống nhất, thứ bậc hiệu lực pháp lý của văn bản trong hệ thống pháp luật; văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân còn phải phù hợp với nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp.
  5. ULIULI

    ULIULI Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/05/2007
    Bài viết:
    3.674
    Đã được thích:
    13
    Tôi hiểu ý bạn, tôi đã từng viết một đoạn về chuyện do ngôn ngữ Việt Nam quá nghèo nàn nên tôi phải dùng chung chữ "luật" cho cả Luật của QH và "luật" của tỉnh, dù tôi cũng đã cảnh báo là cách dùng này dễ gây nhầm lẫn. Cũng như bạn đành phải dùng tạm một từ là sắc lệnh để chỉ các loại văn bản pháp quy có tính mệnh lệnh này của cấp tỉnh.

    Nếu vì bạn dị ứng với cụm từ "luật của tỉnh" thì giờ ta tạm gọi một từ khác đi, mượn một từ tiếng Anh nào đấy, tạm gọi là code nhé. Ở đây tôi muốn nói dạng Code này có đầy đủ tính luật trong nó, tức là bao gồm một quy định về quy tắc ứng xử (B1) và/ hoặc một chế tài xử phạt (B2). Còn cái luật của QH tạm gọi là Law đi, như thế để đừng nghĩ tôi lẫn lộn cái Code với cái Law ấy.

    Lưu ý các bạn khác: tôi tạm mượn 2 từ tiếng Anh trên chứ không có ý là ở Anh, Mỹ người ta dùng 2 từ ấy giống cách của tôi.

    Giờ thì đưa vấn đề của tôi về việc đơn giản này thôi, các tỉnh có quyền ra các văn bản pháp quy (code) mà nội dung của nó chứa B1 và/hoặc B2. B1 này là một quy tắc ứng xử chưa từng được một Law nào của QH đề cập đến. Và B2 cũng có thể là chế tài mà Law của QH chưa từng có. Dù chưa từng có nhưng B1/ B2 này không có gì mâu thuẫn với các Law. Không câu nệ vào cái danh từ "luật" ấy nữa. Các bạn hãy phản biện nếu các bạn thấy là các tỉnh không có quyền ra văn bản chứa B1 và / hoặc B2 theo ý trên của tôi.
  6. Redtulips

    Redtulips Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2008
    Bài viết:
    3.766
    Đã được thích:
    175
    Nói chung là Uli viết rất dài và mình nhận ra rằng Uli chẳng hiểu mấy về các nguyên tắc trong ban hành, áp dụng và thi hành luật nói chung cũng như ở Việt Nam nói riêng, cứ tự ngồi đó mà suy diễn, tự cho là mình đúng, rất là buồn cười! :)
    Được cái, ở post cuối mình vừa đọc, mà bạn trả lời vuhuynh, bạn đã rất thông minh, chữa cháy bằng cách rút ruột nội hàm từ "luật" cũ, đổi thành cái mới. :)) Túm lại là muốn hiểu "luật" thế nào cũng được. Nên là cũng chẳng có gì để nói nữa nhỉ!

    Tuy rất là mất hứng nói rồi, nhưng có những thứ mà nếu im lặng thì có thể dẫn đến những hiểu sai chết người về hệ thống pháp luật của Việt Nam, nên mình vẫn phải nhắc lại 1 số điều - 1 lần cuối. Những điều này mình đã khẳng định từ mấy post trước, nhưng Uli chỉ chăm chăm vào câu chữ, mà cố tình lờ đi cái vấn đề chính nằm chình ình ở đó:

    1. Nguyên tắc: "Công dân được quyền làm bất kỳ những gì pháp luật không cấm" là một nguyên tắc cơ bản trong xây dựng, áp dụng, thi hành và bảo vệ pháp luật. => Đừng có nói pháp luật không quy định mà bảo ở đâu đó được cấm, dù là chính quyền trung ương, huống gì đến chính quyền địa phương. Và đây là cốt lõi của việc vì sao chính quyền Đà Nẵng không ra một quyết định cấm ăn xin, mà chỉ có thể ra quyết định "năm không", trong đó có 1 không là "ăn xin".

    2. Về việc dẫn giải:
    Tuy Uli nói rất nhiều về hệ thống luật Codified gì đó, nhưng hóa ra cuối cùng lại không hiểu rằng bản chất của cái "Codified" đó là thế này:
    Hiến pháp là đạo luật gốc, cao nhất;
    Các đạo luật được ban hành để cụ thể hóa Hiến pháp;
    Các văn bản dưới luật (Nghị định, Thông tư, Chỉ thị, Quyết định...) được ban hành để hướng dẫn và quy định chi tiết việc thi hành luật.

    Nhắc lại rằng không có chuyện tự ý ra bất kỳ một văn bản pháp luật nào được đi trái với tinh thần của Hiến pháp và luật cấp cao hơn.
    Ví dụ: Hiến pháp và Luật Hôn nhân gia đình quy định: công dân nam, nữ đủ tuổi được quyền tự do kết hôn với 1 số điều kiện a, b, c... Như vậy, tuy chưa có quy định về cho phép người đồng giới kết hôn, nhưng không thể vì thế mà cơ quan cấp dưới được quyền ban hành 1 văn bản cấm người đồng giới kết hôn ở địa phương được. Bạn có đồng ý với mình không?
    Tương tự, trong ví dụ về tội phá thai trái phép của Uli, Uli đi từ đó để quành sang việc khẳng định: "Vì một bạn nào đó nói rằng ở VN chưa có luật nào (theo tôi hiểu là Luật của QH và của các tỉnh) cấm cụ thể hành vi ăn xin. Tôi trả lời để chỉ cho bạn ấy thấy rằng, việc tạo ra luật cấm ăn xin không nhất thiết phải có một luật cấm tương tự đã xảy ra ở đâu đó như kiểu án lệ." là cực kỳ không liên quan và sai về mặt lô gic.
    Thứ nhất, Uli đang đưa dẫn chứng về việc bảo vệ pháp luật bên cơ quan tư pháp, nhưng kết luận lại là vấn đề áp dụng và thi hành pháp luật bên cơ quan hành pháp;
    Thứ hai, bạn không hiểu gì về án lệ cả. Việt Nam không theo hệ thống thông luật (Common law), không áp dụng án lệ. Do đó, đương nhiên không đợi có 1 án lệ nào để tạo ra luật.
    Thứ ba, điều quan trọng nhất: mời bạn xem lại phần mình vừa khẳng định ở trên: không 1 văn bản cấp dưới bất kỳ nào được đi trái với tinh thần của Hiến pháp và các văn bản pháp luật cấp cao hơn nó.

    Nói thêm bên lề:
    Trong ví dụ của Uli về tội phá thai trái phép, về "hậu quả nghiêm trọng", có thể là không có 1 danh sách quy định các hành vi quy định thế nào là "hậu quả nghiêm trọng", nhưng trong các nghị định, thông tư hướng dẫn ngành Tòa án hàng năm vẫn có các công văn hướng dẫn của Tòa án tối cao hướng dẫn xét xử cho các Tòa án.
    Tuy nhiên, vẫn phải thừa nhận là thẩm phán được quyền dẫn giải ở 1 mức độ nào đó rất hạn hẹp. Nhưng, như đã khẳng định ở post trước, không thẩm phán nào có quyền được dẫn giải đi ngược lại tinh thần pháp luật hoặc sáng tạo ra cái mới.

    3. Sao tự nhiên lại vì chuyện Bang với Liên bang ở Mỹ mà bảo mình nói Mỹ không có Nhà nước pháp quyền?
    Uli nên xem lại mục và các dẫn giải ở dưới trong vấn đề liên quan đến Nhà nước pháp quyền.
    Tính thượng tôn pháp luật được đặt lên hàng đầu trong Nhà nước pháp quyền. Biểu hiện của tính thượng tôn pháp luật trước hết là ở việc tôn trọng trật tự thứ bậc của hệ thống pháp luật, cao nhất là Hiến pháp, sau đến luật, rồi mới đến các văn bản dưới luật. Và vai trò của mỗi văn bản pháp luật như thế nào thì mời xem lại cái đoạn 2 mà mình đã viết ở trên.
    Ngay cả ở Mỹ, họ có luật của Liên bang và các bang, nhưng họ vẫn phải tuân thủ vị trí thứ bậc trong hệ thống pháp luật. Luật pháp của Bang có thể khác chứ không thể trái với tinh thần của Hiến pháp Liên bang. Bên cạnh đó, bạn Uli lại cố tình quành 2 trường hợp khác nhau để chứng minh cho vấn đề của bạn:
    - Mỹ là quốc gia Liên bang trong khi Việt Nam là quốc gia đơn nhất; Mỹ trao quyền tự chủ lớn cho chính quyền địa phương; trong khi Việt Nam có tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước thống nhất từ trung ương đến địa phương.
    - Mỹ theo hệ thống thông luật (Common law),áp dụng án lệ; trong khi Việt Nam theo hệ thống pháp luật XHCN, có nhiều điểm tương đồng với hệ thống Civil law (luật thành văn) và không thừa nhận án lệ.

    Mình không có định kiến gì về chuyện làm luật là sai luật, chỉ là chuyện đó đương nhiên vi hiến ở Việt Nam. :) Còn nếu Uli lại đưa định nghĩa về "luật" của bạn ra thì vẫn có điểm không đúng ở đây: nếu hiểu "luật" theo nghĩa của bạn, thì mình lại quay lại cái xuất phát điểm ban đầu: đã được ghi rất rõ ràng ở ý 1 và ý 2 của mình.

    Ngoài ra, Uli có nhắc đến chuyện phân cấp, phân quyền. Cũng là vấn đề lý luận lớn, mất nhiều giấy mực của bao nhà khoa học đấy! =)) Có điều này nhắc Uli: nên phân biệt giữa làm luật với thi hành chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, với việc triển khai tinh thần của các văn bản cấp trên. Có lẽ chúng ta lại phải tốn 1 vài ba ngày làm 1 lớp bổ túc về mối quan hệ giữa việc triển khai các chính sách của Đảng và Nhà nước tại địa phương, đảm bảo các nguyên tắc quản lý nhà nước, trong đó có nguyên tắc tối quan trọng: không được trái với Hiến pháp, luật và các văn bản pháp luật cấp trên chăng??


    4. Việc yêu cầu xuất trình văn bản chẳng qua là mình tuân thủ nguyên tắc của Uli thôi. Ở vài post trước, Uli có lớn tiếng nhắc nhở ai mà nhắc đến văn bản nào thì phải trình số hiệu, ngày ký gì đó ra thì hãy nói chuyện với Uli nên mình cũng muốn Uli đi trước làm gương. Chứ mình cũng biết thừa Uli lấy đâu ra được cái văn bản như vậy.
    Hình như Uli là dân kinh tế? Chắc rành về hợp đồng? Thế Uli có thấy trên đầu mỗi tờ hợp đồng hay có phần "Căn cứ..." luật này, luật kia không? Uli thử tìm xem, biết đâu lại tìm được văn bản nào của Đà Nẵng có mở đầu bằng: "Căn cứ Bộ luật lao động..." đấy! Có điều là có thể không liên quan gì đến vấn đề ăn xin đâu! ;)
    Còn chuyện tay mơ thì rõ rồi! Toàn tay mơ ngồi tán láo trên ttvn này thôi Uli ạ, trừ Uli thì quá xuất chúng rồi! :x

    Thôi nhé, mình dừng ở đây đấy! Uli cứ tiếp tục nói tiếp đi! Dạo này tính hiếu thắng của mình hơi thấp nên chả thấy hưng phấn gì trong việc thảo luận với người giỏi giang như bạn cả! Tiếc quá! =((
    Chúc cả nhà ngủ ngon và có những giấc mơ đẹp![r32)]

    @vuhuynh mình có học tại chức luật 1 thời gian, nhưng sau sợ không xin được việc nên bỏ! =(( :-" Mà bạn học trường Tổng hợp từ thời chưa đổi tên thì chắc là dân 7x rồi! Chào anh nhé! Chúc anh tranh luận với chị Uli vui vẻ! [:P]
  7. Anxiety

    Anxiety Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/10/2006
    Bài viết:
    12.185
    Đã được thích:
    13
    Đáng tiếc là tôi cũng thừa hiểu ai là người không hiểu luật, cũng biết là sai là người kém lý, lại cũng biết ai là người kém khả năng diễn đạt. Bắt chước giống bạn Red, tôi kết luận vậy thôi, đấy là thứ "tự tôi nhận ra", chứ tính hiếu thắng của tôi kém nhiều bạn trong riêng topic này rồi. ;))
  8. vuhuynh

    vuhuynh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/10/2004
    Bài viết:
    761
    Đã được thích:
    72
    Cái làm xương sống cho lập luận của Uli là : Nếu Luật pháp không quy định về một vấn đề nào đó, thì, một cơ quan thuộc thể chế nhà nước được phép ban hành một "quy định" mà tính tuân thủ (vấn đề được nêu) của nó không được đặt lên hàng đầu. Cụ thể mình nhớ có post nào đó Uli nói đại ý rằng : Nếu không có luật nào cấm ăn xin, thì một ai đó, cơ quan nào đó (đủ thẩm quyền nhất định) có thể ban hành một quy định cấm ăn xin. Có phải vậy không Uli? Đó là Luật học, xây dựng Luật, Cơ sở lý luận của Luật học, và xây dựng nhà nước pháp quyền là một tiến trình, chứ không đứng im hay kết thúc ở tại một thời điểm. Về điều này nó là khoa học Pháp lý, các GS, TS vẫn đang tiến hành nghiên cứu, nên rất khó để thảo luận với bạn Uli, ở đây ta chỉ có thể xét tính hợp hiến, hợp pháp của một "quy định" trên cơ sở các văn bản pháp lý đã được ban hành. Nếu Uli nêu ra vấn đề Codified, mời bạn trình bày về cơ sở lý luận hình thành Luật và áp dụng Luật ở Việt Nam.
  9. ULIULI

    ULIULI Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/05/2007
    Bài viết:
    3.674
    Đã được thích:
    13
    Việc bạn nhắc lại rằng Uli "sai" và những cảm xúc của riêng bạn như "buồn cười" không có tác dụng thuyết phục người đọc rằng tôi sai. Cho nên tôi cũng sẽ không đi sâu vào những đoạn mở bài dài dòng này của bạn.

    Bài tập tình huống 1: Xin bạn cho biết cái nguyên tắc đỏ đỏ này được ghi ở đâu? Quan trọng thế chắc phải ghi trong Hiến pháp nhỉ. Điều mấy, câu nào.

    Tôi thì thấy gần đây có hiện tượng đưa những câu nói trà đá vỉa hè thành một điều chính thống trong thảo luận. Trường hợp này giống trường hợp nguyensg nói về "quyền mưu cầu hạnh phúc". Thực ra "quyền mưu cầu hạnh phúc" chỉ là câu nói của Bác Hồ, chưa từng được đưa vào pháp luật của VN. Cho nên khi tôi hỏi nguyensg thì nguyensg nhận ra và lờ đi ngay. Cái câu "Công dân được quyền làm bất kỳ những gì pháp luật không cấm" thì cũng mới xuất hiện ở trà đá vỉa hè VN từ thời mở cửa. Tôi nhớ là câu này hồi đó dùng để ca ngợi nước Mỹ, khi đặt so sánh với VN là "công dân chỉ được làm những gì pháp luật cho phép". Không hiểu sao giờ nó đã nhảy lên trở thành nguyên tắc của VN rồi đó. Dù sao thì mời bạn làm bài tập tình huống tôi nêu trên.

    Cơ quan cấp dưới không được ban hành văn bản cấm người đồng giới kết hôn chỉ vì phạm vi áp dụng của vấn đề này là toàn quốc. Còn nếu là Quốc hội thì hoàn toàn có quyền thông qua một Luật cấm người đồng giới kết hôn. Trong thực tế hiện nay, việc không cấp giấy đăng kí kết hôn cho những người đồng giới cũng đã mang ý nghĩa cấm kết hôn rồi.



    Cái phần đỏ đỏ chính là ý của tôi trả lời cái bạn xyz nào đó. Tôi không hiểu vì sao bạn cùng ý như tôi mà bạn lại phải trình bày rất dài từ xưa tới nay để dẫn đến cùng một ý như tôi.


    Bạn thừa nhận tức là bạn hiểu đúng ý "diễn giải" của tôi rồi và bạn thừa nhận cách làm việc ấy. Đấy là điều tôi cũng trình bày với bạn xyz. Còn chuyện hạn hẹp hay rộng toác ra thì chỉ là mức độ nhận định của mỗi cá nhân. Hẹp không có nghĩa là không có cửa.

    Bạn không hiểu được logic phản biện của tôi sao? Vì là bạn nêu X (nhà nước pháp quyền, thượng tôn pháp luật) là lí do để không được Y (cấp tỉnh ban hành luật (code), cho nên tôi phản biện lại là ở Mỹ người ta có hành vi Y thì chả lẽ người ta không X sao.


    Bạn Redtulips chắc có quyển Pháp luật đại cương, có mấy câu ưa thích trong đấy cứ dẫn ra hoài. Tôi nhận thấy nhiều bạn hay nhầm nhất là cái "Văn bản dưới luật". Vì cái chữ "dưới luật" này mà các bạn tưởng rằng nó là không có tính luật. Trong hệ thống văn bản dưới luật, đúng là có những văn bản chỉ triển khai tiếp nội dung của Luật, Thông tư, Nghị định của cấp TW. Nhưng bên cạnh đó còn có rất nhiều văn bản mà tạo ra code (tạm dùng kẻo lẫn, tức là có B1, B2). Ví dụ như Hà Nội cấm taxi ở một số tuyến phố, suýt cấm cả hàng rong đấy...

    Dù sao thì vẫn quay trở về với Bài tập tình huống mà tôi đã ra cho bạn trước đây, không thấy bạn làm, tôi đành nhắc lại:

    Bài tập tình huống 2: bạn hãy vào trang web của Chính phủ, phần văn bản pháp quy của các UBND tỉnh để thấy những văn bản không triển khai gì thông tư, nghị định TW.


    Việc bạn cho là "trái" thì có nghĩa là vi hiến, mâu thuẫn với Luật của QH. Tôi lại nhắc lại bài tập tình huống mà tôi đã nói:

    Bài tập tình huống 3: Xin bạn cho biết Cấm ăn xin vi phạm điều nào, mục nào trong Hiến pháp và Luật của QH.

    Đỏ đỏ: cái mà bạn cho là đương nhiên ấy không có tính thuyết phục. Nó chỉ là kết quả của việc bạn suy luận từ một số câu trong Hiến pháp chứ Hiến pháp không hề ghi ra rằng chính quyền cấp tỉnh không được làm ra code (theo nghĩa có B1, B2). Và hiện nay chúng ta đang tranh luận liệu việc suy luận của bạn có đúng không. Thế thì việc nhắc lại đề bài không phục vụ gì cho việc giải bài này cả.


    Đoạn này tôi không thấy phục vụ gì cho các vấn đề lớn chúng ta còn chưa giải quyết xong. Các vấn đề lớn đó là :
    - Các hành vi nào được ra lệnh Cấm
    - Có vi hiến không?
    - Có trái luật QH không?
    - Quyền ra các văn bản có tính luật (B1, B2) của các tỉnh


    Hai trường hợp của tôi và bạn khác nhau, trường hợp của bạn là đã nói rõ "1 văn bản nào đấy", tức là có sự xuất hiện văn bản vật thể, cho nên tôi có thể lớn tiếng hỏi bạn số văn bản. Bạn bắt chước tôi trong trường hợp của tôi thì lại thành khập khiễng. Vì trường hợp của tôi tôi mới nói đến hành động (căn cứ), chưa từng nói rằng hành động ấy đã kết tinh trong một "văn bản" nào, nên đáng lẽ ra là tôi chẳng phải trả lời câu lớn tiếng của bạn.

    Hành động căn cứ vào Luật lao động cũng có hai trường hợp, căn cứ để xác định hành vi abc nào đó là hành vi lao động thì người ta ghi vào văn bản "Căn cứ Luật lao động...". Trường hợp xác định hành vi abc không phải là hành vi lao động thì người ta không nhất thiết phải ghi vào văn bản là "Căn cứ Luật lao động...". Trên các văn bản thường có vài ba dòng "Căn cứ...", nhưng không phải vì có luật nào không được ghi trong mục này mà người ta trên thực tế không căn cứ vào nó. Bạn có nói đến hợp đồng kinh tế, tôi thì rành hợp đồng ngoại thương hơn là hợp đồng trong nước. Nhưng hợp đồng trong nước dù không ghi "Căn cứ vào Hiến pháp Việt Nam 1992..." thì cũng không có nghĩa là hai bên soạn hợp đồng không căn cứ vào Hiến pháp về quyền hoạt động kinh tế của công dân.

    Việc bạn ngưng thảo luận vì không có hưng phấn hay vì lí do gì thì không có ai quan tâm cả. Tôi chỉ quan tâm liệu bạn có giải mấy bài tập tình huống mà tôi nhắc ở trên không. Giải chúng thì chỉ cần chăm thôi chứ chả cần hưng phấn gì cả.

    Tại chức... Một thời gian... Đà Nẵng... Haizz, có vẻ Redtulips không ưa Nguyễn Bá Thanh là đúng rồi.
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Tự bạn bầy ra cái phần đao to búa lớn rồi lại tự bạn nói khoan động đến búa và đao. Tôi thì từ đầu đến giờ rất tập trung vào cái đoạn bôi đỏ đỏ mà bạn viết trên. Và sự việc vẫn dừng lại ở chỗ tôi cho rằng "chấp hành" = "không trái với". Đây là vấn đề chúng ta cùng đọc một từ (từ "chấp hành") nhưng có thể hiểu từ ấy theo nghĩa khác nhau. Bạn và Redtulips có xu hướng hiểu chữ "chấp hành" rất mang màu sắc phục tùng, còn tôi mang màu sắc khá linh động, tự do, chỉ miễn là không trái với là được.

    Mà để giải quyết về vấn đề cách hiểu thì dễ dàng nhất là ta cứ nhìn vào thực tế các UBND tỉnh đã thực hiện chữ "chấp hành" ấy theo xu hướng của bạn, của tôi hay của cả bạn lẫn tôi. Còn đến mức này tôi có lôi một đống sách vở ra trình bày cơ sở lý luận này nọ thì chỉ riêng phần từ ngữ đừng để hiểu sai đã phức tạp mà chưa chắc việc trình bày cơ sở lý luận đã là đúng thuốc để giải quyết vấn đề của chúng ta.

    Vì thế tôi đưa ra bài tập tình huống nghiên cứu các văn bản pháp quy của UBND các tỉnh khác ĐN xem họ có ra lệnh Cấm nào không. Bạn có trở ngại gì trong việc làm bài tập tình huống này không?
  10. Redtulips

    Redtulips Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2008
    Bài viết:
    3.766
    Đã được thích:
    175
    Ừ, bạn Uli giỏi!:x
    Còn việc bạn đưa bài tập tình huống thì đó là có việc của bạn thôi! Mình không phải học trò của Uli cũng thuộc loại lười nhác nên không có ý định giải bài tập cô giao, nhất là khi mình không có hứng thảo luận với bạn!
    Còn chuyện tại chức! =)) Mình phét đấy, đừng tin! Mình mới học hết bổ túc văn hóa cấp 3 thôi, sao đủ trình độ mà học tại chức. Đúng là nhà có vài quyển pháp luật đại cương chôm được nên lên đây bốc giời với Uli thôi mà!
    Còn ông Nguyễn Bá Thanh thì mình thích ông lắm, ít nhất là vì những gì mà mình được chứng kiến khi đến Đà Nẵng. Chuyện nào ra chuyện đó, đừng vì chuyện cá nhân mà lôi vào lô gic thảo luận nhé bạn thân mến!:x

Chia sẻ trang này