1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Làm sao để Sài Gòn hết "ăn xin"?

Chủ đề trong 'Hỏi gì đáp nấy' bởi thanhnhutdang, 13/07/2012.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Redtulips

    Redtulips Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2008
    Bài viết:
    3.766
    Đã được thích:
    175
    1. Mình không tham gia bình luận ủng hộ hay phản đối ăn xin. Mình chỉ bình luận cái này:

    Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ không phải là luật hay bộ luật, vì:
    - Đây là một văn bản của bên hành pháp. Có chăng sẽ được gộp vào danh từ chung "văn bản pháp luật" (bao gồm cả luật và các văn bản dưới luật) mà thôi.
    - Một văn bản dưới luật muốn được công nhận là hợp hiến, hợp pháp thì nó phải bảo đảm được yếu tố tiên quyết: dựa trên cơ sở một điều luật hoặc một đạo luật, bộ luật cụ thể. Nếu không, nó sẽ bị coi là vô hiệu (từng phần hoặc toàn bộ).
    Vì vậy, yêu cầu của bạn Langnt về việc chỉ ra một đạo luật nào về vấn đề này, hay ít ra 1 quy định nào trong Hiến pháp là rất chính đáng. :)

    2. Ăn xin là một quyền không? Tại sao các nước tư bản phát triển (nhưng giãy chết ;)) ) vẫn còn tồn tại hiện tượng này?
    Mình cho rằng vấn đề xuất phát từ tính nhân đạo của nó.
    Nhưng xét dưới 1 khía cạnh khác, bất cứ hành vi nào xâm phạm đến trật tự công cộng thì vì lợi ích công cộng, có thể bị xem xét để cấm, hay hạn chế, dẹp bỏ.
    Nếu theo ý kiến của đa số trong topic này thì hành vi ăn xin ảnh hưởng rất lớn đến những người xung quanh (vì gây khó chịu, làm phiền đến người xung quanh, vì kiếm tiền bất chính, ảnh hưởng đến du lịch, đến trật tự mỹ quan đô thị, có ý kiến còn quy về vấn đề đạo đức...) v.v... Tuy nhiên, nếu đứng về phía những người không có ăn, không có bất cứ khả năng lao động nào, đang kề cận với thảm họa chết đói hàng ngày thì ăn xin lại không hề ảnh hưởng đến lợi ích công cộng, thậm chí là ngược lại, đang hỗ trợ chính quyền (trong điều kiện kinh tế suy thoái) bổ sung thêm 1 "cứu cánh" cho vấn đề an sinh xã hội.

    3. Theo mình, phải coi ăn xin là một vấn đề xã hội như thất nghiệp, đói nghèo... Tức là phải tìm giải pháp khắc phục chứ không phải quy cho đó là một hành vi vi phạm pháp luật. Mình nhớ không nhầm, có lần nước Anh đã quy định về việc ăn xin là phạm pháp. Tuy nhiên, như mình đã nói, bên đó, những người ngồi dưới các đường hầm với các tấm biển: "Give me a chance" không hề ít. Mình cũng chưa tìm hiểu xem nước Anh đã quy định lại về vấn đề này chưa. Có điều chắc chắn là dù pháp luật của họ như vậy, nhưng thực tế vẫn không dập tắt được hiện tượng này.

    4. Vậy thì việc làm của Đà Nẵng (gom người) có sai không?
    - Nếu dựa trên hệ thống pháp luật hiện hành, họ làm những việc này như cách người ta làm với trẻ em lang thang cơ nhỡ: thuyết phục, vận động.-> Đúng.
    - Nếu dựa trên cơ sở một văn bản pháp luật hợp hiến, hợp pháp, thì họ có quyền cưỡng chế và cấm. -> Đúng.
  2. ragnarok830

    ragnarok830 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/07/2012
    Bài viết:
    60
    Đã được thích:
    0
    cũng tương tự trường hợp rẻ phải khi đèn đỏ: theo luật giao thông thì cấm rẻ phải khi đèn đỏ nhưng có một số tỉnh ở một số đoạn đường có biển cho phép phương tiện được rẻ phải khi đèn đỏ. điều đó không có nghĩa là lúc nào đèn đỏ cũng được rẻ phải.
    Việt nam không cấm ăn xin nhưng thành phố Đà Nẳng cấm ăn xin, đó là quy định riêng của thành phố đó. Ai sống ở thành phố đó thì phải chấp hành. Cũng như có thành phố cho phép rẻ phải khi đèn đỏ còn có thành phố khác thì cấm mặc dù cũng đều là lãnh thổ của nước Việt Nam cả mà thôi
  3. ULIULI

    ULIULI Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/05/2007
    Bài viết:
    3.674
    Đã được thích:
    13
    Theo tôi được biết là Đà Nẵng đã soạn ra quy định này căn cứ trên Luật lao động. Tôi cũng trả lời bạn langnt rồi đó, ở post #41. Ko biết sau khi được trả lời cho yêu cầu chính đáng thì bạn langnt có bỏ thời gian đào sâu thêm về Luật lao động và có tìm cho ra cái văn bản quy định này trên mạng để phản bác lại tôi không? Tôi mong chờ nếu có phản bác. Chỉ e là đa phần những người yêu cầu chính đáng như thế chẳng phải là những người chăm làm, chỉ giỏi yêu cầu, còn để người khác làm hộ.

    Oài, sống trên Thảo luận lâu năm tôi biết. Số những người yêu cầu chính đáng nhiều như quân nguyên. Số người bỏ sức ra đọc và học ít như ăn xin ở Đà Nẵng sau lệnh cấm.
  4. vuhuynh

    vuhuynh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/10/2004
    Bài viết:
    761
    Đã được thích:
    72
    To : ULI

    Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội Đồng Nhân Dân, Ủy Ban Nhân Dân năm 2004

    https://sites.google.com/site/trangphapluatvn/TrangPL/luat/luatbanhanhvbhdnd

    Điều 1. Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân
    1. Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân là văn bản do Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân ban hành theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục do Luật này quy định, trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực trong phạm vi địa phương, được Nhà nước bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội ở địa phương theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
    2. Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân được ban hành dưới hình thức nghị quyết. Văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân được ban hành dưới hình thức quyết định, chỉ thị.

    Như vậy, văn bản quy phạm pháp luật mà phạm vi HĐND và UBND các cấp được phép ban hành chỉ được chấp nhận ở dạng Nghị quyết, Quyết định, Chỉ thị.

    Qua tìm hiểu mình được biết rằng TP Huế và TP Đà Nẵng chỉ ra Công Văn chỉ đạo các ban ngành của nó thực hiện các biện pháp quản lý. Bạn có thể tự xem xét và thấy ngay văn bản dạng Công Văn của HĐND và UBND chỉ có hiệu lực trong phạm vi các cơ quan cấp dưới có liên quan, chứ không phải văn bản quy phạm pháp luật cái mà có hiệu lực với đối tượng rộng - các cấp, người dân.




  5. ULIULI

    ULIULI Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/05/2007
    Bài viết:
    3.674
    Đã được thích:
    13
    Bạn tìm hiểu qua đường nào ? Theo tôi cái nội dung "cấm ăn xin" này ít nhất phải ở cấp độ "chỉ thị", không thể là công văn dạng nội bộ được. Nếu bạn cho nó là công văn thì xin bạn cho số công văn, hoặc link dẫn đến nội dung công văn này.
  6. vuhuynh

    vuhuynh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/10/2004
    Bài viết:
    761
    Đã được thích:
    72
    Công văn của TP Huế có rõ cả số, nhưng ta đang bàn về Đà Nẵng nên :

    http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=345248

    Đây là công văn
  7. guest090

    guest090 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/11/2011
    Bài viết:
    906
    Đã được thích:
    0
    Các bác bàn luận Dộng quá, quay lại câu hỏi chính của chủ đề thôi các bác ơi! Làm sao để hết ăn xin?
  8. bluetea

    bluetea Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/06/2001
    Bài viết:
    7.905
    Đã được thích:
    6
    Lập luận của bạn ko chặt.
    cái link kia đưa tin là: "Công văn chỉ đạo Sở LĐTB&XH và UBND các quận, huyện mở đợt cao điểm từ nay đến hết tháng 4/2012 ngăn chặn tình trạng ăn xin, bán hàng rong, lang thang đánh giày trên toàn địa bàn TP". Công văn đó chỉ đạo cấp duới cơ mà.
  9. vuhuynh

    vuhuynh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/10/2004
    Bài viết:
    761
    Đã được thích:
    72
    Thì đúng là thế mà Blue, công văn được hiểu chặt nhất là trao đổi ý kiến giữa các cơ quan. Ở đây công văn của TP Huế và Đà nẵng là chỉ đạo cấp dưới của nó : các sở, ban, ngành thực hiện mệnh lệnh từ UBNDTP. Và phạm vi áp dụng chỉ ở các sở, ban, ngành mà nó đề cập.
  10. bluetea

    bluetea Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/06/2001
    Bài viết:
    7.905
    Đã được thích:
    6
    Hay là bạn đã tìm thấy cái VB kia rồi, nhưgn vì nó ở dạng QĐ, bấtlợi cho lập luận của bạn nên bạn ko đưa ra?

Chia sẻ trang này