1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Làm sao để tập tư duy

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi muadonglainhodenanh, 12/02/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. buddha__vn

    buddha__vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/09/2003
    Bài viết:
    236
    Đã được thích:
    0
    Buddha__vn nhớ là trong phân tâm học không có vấn đề tu tập để được đại ngộ thành A La Hán! xin lỗi vì đã làm phiền bạn!!!!!!
  2. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Bạn hiểu thế nào là chữ A La Hán ko. Và làm thế nào để đạt đuợc trạng thái đó ko?
  3. buddha__vn

    buddha__vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/09/2003
    Bài viết:
    236
    Đã được thích:
    0
    Sau tác động của Nikken! muadonglainhodenanh đã không còn nghiêm túc trong vấn đề này nữa rồi!!!
  4. muadonglainhodenanh

    muadonglainhodenanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/11/2004
    Bài viết:
    85
    Đã được thích:
    0
    Theo mình biết thì A La Hán gồm có những vị như Đại Ca Diếp ưa tu khổ hạnh , A Nan , Tu Bồ Đề , Xá Lợi Phất , Mục Kiền Liên v.v.
    đề nghị nghiêm túc khi nói về tôn giáo
    Ở đây ai có thể kể câu chuyện Ca Diếp được đốn ngộ trên núi Linh Sơn không ? mình có đọc vài sách về Phật mà chẳng có sách nào ghi lại rõ ràng , nghe nói đây là một kinh điển của Thiền Tông Phái ?
    Được luuthuy sửa chữa / chuyển vào 03:18 ngày 18/02/2005
  5. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Anan và Ca Diếp là hai đệ tử chân truyền của Phật Tổ.
    Có 10 cấp trong Phật giáo. Nguời là cấp 5. Cấp 6 là Tiên. Cấp 7 là A La Hán. Cấp 8 là Bồ Tát, Cấp 9 là Phật.
    A La Hán là những nguời tu đã ngộ, thoát khỏi thất tình lục dục, thoát khỏi vòng luân hồi. Nhưng chưa đạt được trình độ giải cứu nguời khác như bồ tát và phật.
    Bạn chưa trả lời câu làm sao để tu đuợc thành a la hán?
  6. muadonglainhodenanh

    muadonglainhodenanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/11/2004
    Bài viết:
    85
    Đã được thích:
    0
    Bạn thông cảm vì mình chưa tu , chưa chứng ngộ nên toàn nói theo sách vở ,nên có gì sai sót mong lượng thứ .
    Theo mình đọc thì Tu là phá trừ ngã chấp ( định kiến chủ quan ) và pháp chấp ( định kiến khách quan ) , lìa bỏ lối tư duy luận lý , suy nghĩ kiểu đào rãnh . Có hai cách tu để được chứng ngộ là Tiệm tu và Diệu tu đốn ngộ . Tiệm tu là của phái Tiểu Thừa , tức là ăn chay niệm phật , đọc kinh sách , giữ giới nghiêm ngặt ... lần lần rồi cũng đến ngày khai ngộ . Còn tu đốn ngộ của Lục tổ Huệ Năng thì chú trọng đến thiền định , loại trừ ngã chấp , rồi cũng ngộ được . Muốn đốn ngộ thì người ta cũng thường dùng các công án ( tức là những bài vở mà qua đó các tiền bối được chứng ngộ ) , nhưng công án nhiều khi cũng vô dụng đối với những kẻ ngu lâu dốt bền ( như mình chẳng hạn hihi , mà mấy cái công án này người thường đọc cảm thấy rất chi là dở hơi ) . Nói chung cái sự hoát nhiên đốn ngộ này rất bất ngờ , không thể báo trước , giống như trúng xổ số độc đắc vậy .Nhưng người mua nhiều mới dễ trúng nhiều , có quá trình tu tập tốt , tạo phước lớn mới dẫn dễ đến Đốn ngộ . Người chứng ngộ tinh thần vô cùng hân hoan khoan khoái , tìm mọi cách để diễn đạt sự sung sướng an lạc của mình cho thiên hạ thèm chơi . Nhưng tất nhiên là người ta không thể hiểu được qua ngôn từ , trừ khi tự tu , tự chứng .
    Anh dumb - thần tượng của mình - có viết một chút về trạng thái Ngộ . Mình copy ra để mọi người tham khảo
    " Khi các nhà theo Phật học muốn đạt tới "NGỘ", một trạng thái của tâm trí mà họ gọi là vô tâm trí, phi thời gian, họ đã thủ tiêu tâm trạng( ý chí, tưởng tượng), lọc đi cái nguồn của tư duy( cảm xúc, cảm giác: Vì nhờ tưởng tượng mình được sung sướng, được dễ chịu, người ta mới tham vọng, mói ý chí, mới tư tưởng...). KHi đó tư duy( thinking) còn tồn tại, nhưng dưới dạng trực nhận ( có nguồn gốc là trực giác). Họ gọi đó là niết bàn. Tất nhiên, như thế thì làm gì có đấu tranh. Tôi đâu có nói Đức phật đấu tranh. Bên trong là từ của tôi. Đức Phật kô có bên trong, bên ngoài. Tất cả, tâm trí rỗng, tâm thể, cũng như cây cỏ, hoa là, đều là MỘT.
    Nhưng để đi tới cái đó, Đức Phật cũng đã từng có lý trí, ham muốn thôi thúc,ham muốn đạt tới cái gì đó, ham muốn trốn cuộc đời, ham muốn tự mình chứng nghiệm chân lý ( điển hình qua tác phẩm Câu truyện của Dòng sông). Và do đó, vô hình lý trí theo kiểu đó) để bỏ đi những kiểu tư duy( thinking) có nguồn gốc từ cảm giác, cảm xúc, chỉ còn lại tư duy "trực thức".
    Ỏ đây, kô cắt cảm giác, cảm xúc, mà cắt bằng cách nói cái muốn đạt được là vô nghĩa, vì nó không phải là tay, không phải là chân, cũng kô phải là đôi đũa thần. Nó đơn thuần chỉ là tuởng tượng.
    Như vậy, chặt đi cảm giác, cảm xúc bằng một con đường khá hoàn hảo. Vì chỉ có khát vọng , động lực, ham muốn...tức là tưởng tượng ta mới có nhiều cơ hội, một cách chủ động đạt đến cái cảm giác, cảm xúc mà ta mong muốn. (Lý tưởng cũng là một loại cảm xúc được kết tinh. NGười ta hướng đến lý tưởng vè nó có giá trị cảm xúc đẹp.) Tất nhiên, không phải là mất hết cảm xúc, cảm giác, nhưng theo cách trực thức( tính trực giác nhiều), và cũng kô mất tư duy, mà ngược lại, lên một loại tư duye gọi là NGỘ( kô có động lực từ cảm giác, cảm xúc quá khứ)."

  7. buddha__vn

    buddha__vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/09/2003
    Bài viết:
    236
    Đã được thích:
    0
    Đây là quan điểm của riêng phái Bắc Tông Phật giáo, chứ không phải quan điểm của Phật Giáo nói chung đâu bác LuuThuy ạ!
  8. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Xin lỗi các bác, xin lỗi cô bạn của topic này. Có lẽ tôi hơi bị "hố" chăng ? Vì cái vấn đề "khó tư duy" của bạn quả là cao siêu đối với Thắng tôi quá. Nhưng theo thiển ý của tôi thì những trạng thái tinh thần mà các bác bàn ở trên quả thật là có thể đạt được, nhưng theo tôi là bằng sự tập trung tư tưởng cao độ, việc ngừng tư duy có thể chuyển năng lượng vào những chức năng khác. Tôi không thích cái gọi là "quán tưởng". Mà bạn hãy nghĩ đến "một hình ảnh (cũng hình ảnh nữa) siêu tĩnh" như mặt nước hồ phẳng lặng vậy, trong cái siêu tĩnh ấy bạn luôn trong tình trạng "cảnh giác cao độ", một chiếc lá vàng rơi ngoài thềm bạn cũng cảm nhận được, thiên nhiên càng động, bạn càng tĩnh tâm bất động và tập trung cao độ (xin lỗi, có lẽ tôi bị ảnh hưởng bởi truyện kiếm hiệp).
    Ở một góc độ khác, tôi nghĩ cô bạn Mùa Đông chỉ định trêu mọi người thôi. Tôi định mở một topic nói về "Tâm lý Ngũ Hành và Hồng Lâu Mộng trong xã hội Việt Nam". Vì tôi thấy không chỉ người ngoại quốc mà chính tôi cũng thấy người VN mình khó hiểu, có lẽ vấn đề là ở đây.
    Về phương diện cá nhân, tôi nghĩ cô Mùa Đông thuộc hành Thủy, mà cô hay nhức đầu khi muốn tư duy (phải tập trung tư tưởng đấy, chớ có mơ mộng) về một vấn đề gì đó. Vậy cô nên ăn nhiều ỚT và tập thể dục nhiều vào, sẽ tốt cho phổi và do đó sẽ có nhiều Ô-xy cho hoạt động tu duy.
  9. gamly

    gamly Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/03/2004
    Bài viết:
    238
    Đã được thích:
    0
    Thực ra tôi rất ít hiểu biết về học thuật.Thế nhưng chả hiểu sao khi tôi chứ tâm tư duy, suy nghĩ về 1 vấn đề nào đấy thì tôi cảm thấy nặng đầu.Sau hàng tiếng đồng hồ bêm bàn đunwgs dậy cảm gíc như lắc 1 phát là kiến thức ra ngoài hết.Nhìn mọi vật như một lớp mờ trước mặt.Một lúc sau thì hết .
    Nhưng từ khi tôi tò mò đọc Freud thì khác hẳn.Dứt khỏi trang sách tôi cảm thấy như ảnh vật sáng rỡ, có hình có nét , đầu óc như minh mẫn hơn.Mặc dầu sau đấy tôi cũng chẳng hiểu mấy về những gì Freud viết trong đó. Tóm lại ,tôi thích đọc sách do Freud viết cũng vì thế .Học thuật nói chung quả là sự bí ẩn lớn đối với tôi.Thực sự khâm phục những ngưòi am hiểu được lĩnh vực này.
  10. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Học thuật đừng nghĩ nó là cái gì quá to tát. Nó giống như câu một chữ cũng là thầy nửa chữ cúng là thầy. Học thuật cũng vậy, có khi chỉ một chữ nhỏ mà suy ra nhiều vấn đề to lớn. Có khi thấy vấn đề to lớn vĩ đại mà cuối cùng chỉ là một điều giản dị trong cuộc sống.
    Freud là một nhà cách mạng trong vấn đề phân tâm học, ko ai phủ định. Nhưng Phân Tam học giờ đây đã tiến bộ sau hơn nửa thế kỉ. ĐIều quan trọng là phải tiếp tục học hỏi những lý thuyết mới về phân tâm học, qua đó có thể hiểu rõ bản thân mình hơn.

Chia sẻ trang này