1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Làm sao để thoát được cảm giác như đang bị người khác theo dõi ?

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi xitrum_chamchap, 26/12/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. gocLe

    gocLe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2006
    Bài viết:
    183
    Đã được thích:
    0
    Chào kundalini (khiếp, cái tên! ).
    Cám ơn mấy lời của bạn ?" chúng làm tớ thấy nên nói rõ thêm vài điều, biết đâu sẽ mang đến lợi ích.
    Trước hết tớ có phần nghĩ ngợi đến chuyện đi đến một ? nơi tập cụ thể có đông người để tập chung. Việc này thông thường không nên trong trường hợp ta đang bàn. Không nên do nhiều lí do, mà cụ thể là vì ý tưởng và cảm giác bị theo dõi không giảm mà có khả tăng lên thôi do sự có mặt của đông người.
    Đây là lí do tớ nói đến việc tìm một chỗ quen thuộc mà tập để tránh cảm giác đó. Và một trong các chỗ quen thuộc thích hợp nhất thì heheeh chính là chỗ mình ngủ, nếu ta còn trong cảnh ? một mình một cõi!
    Ở đó ta có thể nằm, ngồi thoải mái để tập theo dõi hơi thở ?" lí tưởng nhất trong trường hợp bạn xìtrum nói đến là ? nằm, sao cho mọi cơ bắp đều thư thái, dễ chịu.
    Ý tưởng và cảm giác bị theo dõi, dò chừng trong trường hợp như vậy khó có sức mạnh so với việc tập nơi các chỗ khác và tư thế khác, ít nhất trong bước đầu. Kết quả thu được nhanh lắm và hẳn phải chiến lắm!
    Vì sau một thời gian ngắn cực nhọc đánh vật với những tư tưởng mông lung, không đầu không đuôi, bằng cách ráng để tâm vào hơi thở như thế, ta sẽ ? ngủ khò, hoàn toàn giản xả, không bị ám ảnh bị theo dõi và cũng không mộng không mị chi cả
  2. kundalini2

    kundalini2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/04/2006
    Bài viết:
    1.519
    Đã được thích:
    1
    Chào GocLe, tên mình chỉ là tên con giun ấy mà, có gì mà phải khiếp
    Liệu Xì Trum có đủ kiên nhẫn mà tự tập 1 mình không? Tập thư giãn hít thở này ngán nhất chính là những ngày đầu khi cơ thể chưa quen với việc tập luyện. Một ngày dành cho nó 5-10p thôi nhưng không dễ tí nào cả.
    Thêm vào nữa, việc theo dõi luồng hơi thở của bản thân (Vì bạn nói về hơi thở, nên mình biết bạn cũng không phải tay mơ trong lĩnh vực này, sao không chịu khó sang Box mình nhỉ) là 1 bài thiền thư giãn, tăng khả năng tập trung, rất cơ bản cho những người nhập môn, bước đầu đơn giản hoá dòng suy nghĩ của người ta về bằng hơi thở.. (không bíêt mình nói như thế có đúng không, có gì thiếu, sai sửa hộ mình nhé) nhưng không mấy hứng thú cho người tập, nhất là tân binh. Và liệu khi chưa có tí kiến thức nền nào, tí trải nghiệm nào, họ có đủ hiểu ý nghĩa của việc họ đang làm không? Nguyên lí tập trung vào hơi thở nghe thì tưởng đơn giản nhưng mà phân tích cho người tập hiểu thì lại mất rất nhiều lời. Việc phân tích của nó là cần thiết, tất nhiên nếu ở Topic này mà từ từ phân tích cho Xì Trum thì cũng được, nhưng mà không tốt bằng việc XT tự tìm 1 lớp mà học, cho có thầy có bạn, đỡ buồn.
    Liệu để Xì trum tập 1 mình có tác dụng không, hay là vài bữa là Xì Trum bỏ? Mình thấy thời gian đầu của Xì Trum chưa nên tập tành gì nhiều vội, mà quan trọng là Xì Trum nên tạo cho mình thói quen đến 1 thời gian nào đó trong ngày chủ động ngồi thư giãn như GocLe nói. Để được như thế tốt nhất là phải cưỡng chế bản thân mình trước để hình thành thói quen, sau mới tự giác được. Tạm thời thì XT sẽ có thể vẫn có cảm giác bị theo dõi, nhưng một thời gian sau, khi chú ý đến hơi thở được rồi thì OK thôi, không có gì phải lo lắng cả.
    Mấy đứa bạn mình ngày trước còn hồ hởi đòi xin mình đi tập, vậy mà cũng chỉ được mấy bữa lại lẩn đâu mất T_T, hỏi đến thì bào bận ^_^. Để mà kiên trì tập được cũng khó lắm, chẳng dễ đâu.
    Chúc GocLe và mọi người 1 ngày mới vui vẻ.
  3. xitrum_chamchap

    xitrum_chamchap Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2006
    Bài viết:
    54
    Đã được thích:
    0
    Chào các bác ! Em rất cám ơn tấm chân tình của các bác , em rất hứng thú với bài trả lời của bác dinhhungtt , bác kudalini2 , đặc biệt là góp ý của cao nhân gocLe . Em thấy mỗi ý kiến đều có cái hay riêng , nhưng em thấy ý kiến của bác gocLe là rất dễ hiểu , và có khả năng em thực hiện được .
    Mong bác gocLe có thêm nhiều ý kiến củ tỷ hơn nữa ( em thích sự chuyên nghiệp hehhêh) . cũng rất cám ơn bác kudalini vì tấm lòng bác , nhưng em thấy ý kiến của bác hình như cao thâm quá ( em chưa có điều kiện nghĩ nhiều về những gì bác nói ) , nếu có thể , bác trình bày vấn đề 1 cách đơn giản và dễ hiểu dc ko ? . Em là dân cơ khí , suy nghĩ nó đơn giản lắm .

    cám ơn các bác giúp đỡ em , em cũng cần các tài liệu về vấn đề này , bác nào hảo tâm thì mail cho em dc ko ạ : xitrum_chamchap@yahoo.com.vn
    Vô cùng cám ơn các bác !
  4. gocLe

    gocLe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2006
    Bài viết:
    183
    Đã được thích:
    0
    Chào xitrum!
    Hì hì tớ nghĩ bạn nên cám ơn chính mình nhiều nhất! S Sự cởi mở giải bày thấy qua các bài bạn đã viết là điều kiện tiên quyết để giải quyết vấn đề mà! Điều này cũng cho thấy bạn có quyết tâm lớn, dù bạn có thể không ý thức được (xin lỗi nếu tớ nói sai ), nhưng bạn ở tư thế hoàn toàn sẵn sàng để giải quyết vấn đề ?"Đó là lí do tớ viết ra phương cách cụ thể.
    Tớ có dịp đọc một số chuyên luận khoa học trình bày những công cuộc thử nghiệm một số kĩ thuật thiền phật giáo trong các tương quan khác nhau (để trị liệu hoặc để ?~tối ưu hóa?T đời sống) và trên các nhóm người khác nhau (nổi bật là tại Hardvard Medical School vv.) Qua những gì mình hiểu, tớ tin rằng, với quyết tâm bạn sẽ thành công trong việc biến sự quán sát hơi thở từ mức độ tập luyện hơi khó (ban đầu) trở thành một thói quen, một vũ khí tiện dụng, để khi ? thằng kẻ địch nó đến thì ta nhanh như chớp rút kiếm hù nó chạy có cờ.
    Tớ cũng có tập luyện phương pháp này, không do lí do đặc biệt nào cả. Bây giờ cũng còn thực hành nhưng không có tư thế hay giờ giấc cố định nào cả, như khi ? nhậu nhẹt với chúng bạn cũng thấy mình thực hành được. Xin kể ra như một kinh nghiệm. Ai hỏng thic thì làm ơn bỏ qua!
    Lúc đó tớ cũng cười nói ăn uống tợn lắm như chúng nó, nhưng bên cạnh đó tớ cũng ? tự nhiên đặt mình vào trạng thái vừa thở sâu và nhẹ đồng thời nhìn ngắm việc ăn tục nói phét và việc thở vào/ra sâu, chậm của chính mình. Kết quả là tớ cũng thoát được cảnh nói mà không biết mình đang nói gì, ăn mà không biết mình đang ăn, uống mà không biết mình đang uống ?" nói cho đúng có khi chính cơ thể cũng có vẻ cảm biết trước (dù tớ không thể nói là có kinh nghiệm ăn nhậu! ) rằng, thêm một lon nữa thôi là cơ thể phản đối, ói mữa vương vãi hoặc lăn đùng ra tại chỗ!
    Có thể có người đâm sợ khi nghe nói đến một trạng thái như vậy. Thật ra nó rất ? bình thường và dễ thương. Thiền phật giáo, trong cốt lõi của nó, là sự thắp sáng ngọn đèn ý thức qua đó mọi hành vi, ý nghĩ của mình được soi tỏ, giúp ta nghĩ, làm, cảm nhận ở mức độ tối ưu. Trong trường hợp nhậu nhẹt nêu trên, có một đôi lần về thăm gia đình, do vui quá tớ cố tình để mình uống quá độ, mấy tay nhậu-hàng-ngày đến đâu thì mình ráng theo đến đó, đến nỗi cơ thể chịu không được nữa, đi không nỗi nhưng tớ vẫn tỉnh như sáo. Nói thiệt!
    Nhưng đây là trình độ rất dưới trung bình chứ tớ ko cao nhân gì đâu. Cao nhân thì sự ?~thắp sáng?T này có thể sâu thẳm đến mức trở thành một phần của chính mình, theo mình trong mọi lúc (nếu muốn có thể cả khi ngủ, điều trước đây các nhà khoa học không tin, nhưng các đo lường điện não thực hiện trên các sư Tây tạng đã kiểm chứng được rồi). Tớ cũng ko mong, heh hỏng có muốn trở thành ông sư với mục đích cao xa của ổng, nên chuyện đó hỏng có quan chọng một li ông cụ nào cả!
    Nói ra chỉ để nói, khi bạn thành thuộc việc quán sát hơi thở, có khả năng vấn đề bạn nêu sẽ không còn làm khổ nhiều lắm ?"nếu lúc đó nó vẫn chưa chết tiệt đi! Lúc đó ta sẽ dễ dàng chuyển qua việc quán sát cả (hơi thở lẫn) ý tưởng mình đang bị ai đó chăm chăm theo dõi nhòm ngó -ngay khi nó phát khởi trong trí.
    Hiện giờ, ý tưởng này phát khởi và âm thầm tác động trong bóng tối của vô thức, tức là bạn không biết nó đã có từ lúc nào, chỉ đến khi nó to đùng ra, quậy phá lung tung, hiện hình ra thành các cảm giác tiêu cực (thấp thỏm, sợ hãi vô căn cứ) thì bạn mới cảm nhận được. Việc theo dõi hơi thở có thể hình dung như việc kiện toàn hệ thống phòng vệ của mình và bẻ chệch đi mũi tiến công của địch, nhưng chưa phải là trực diện đối phó quyết liệt với nó. (Rõ ràng, khi nó đến thì như thể bạn nói, , ?oXin lỗi nhé, tớ quay ra theo dõi hơi thở của mình!?)
    Nhưng khi có khả năng nhận diện được, cảm nhận được ngay cái khoảnh khắc ý tưởng này phát khởi thì nó sẽ như bong bóng xì hơi, hay bị lột trần ra, hết màu đen tối, trở thành vô hiệu. Các bạn giống đực nào đã từng nổi lòng hắc ám khi ngồi bên người đẹp chắc biết rằng, nếu bạn ấy _ngay lúc đó_ thật sự có được ý nghĩ, ?oHic Mình làm thế này thì hại lắm lắm cho đời em!?, thì cái thúc đẩy đen tối của bản năng, dù mạnh như sóng thần nhưng tự nhiên đâm ra tái nhợt, èo uột hẳn đi!
    Chúc bạn thành công. Sẽ liên lạc.
    gocle
  5. gocLe

    gocLe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2006
    Bài viết:
    183
    Đã được thích:
    0
    Chào bạn kundalini. Cám ơn lời mời của bạn. Hiẹn giờ mình khá bận rộn, ngay các chủ đề từ trang 2 trở đi của Box Tâm lí cũng ... chưa biết là gì nữa Đợi một lúc khác có thể tớ sang viếng các bạn, xem thử bên ấy có gì
    Chúc vui.

Chia sẻ trang này