1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Làm sao nâng chất nền bóng đá Việt Nam

Chủ đề trong 'Bóng đá Việt Nam' bởi ronandkim, 19/10/2015.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. ronandkim

    ronandkim Moderator

    Tham gia ngày:
    23/10/2007
    Bài viết:
    817
    Đã được thích:
    1.005
    HLV Miura lại 'bắt bệnh' bóng đá Việt Nam
    Thứ Sáu, 11/12/2015 16:16
    Quan tâm0
    [​IMG] [​IMG]
    (Thethaovanhoa.vn) - HLV Miura trong vô vàn áp lực khi cùng đội tuyển U23 Việt Nam chuẩn bị cho VCK U23 châu Á 2016 vẫn có những chia sẻ rất thẳng thắn trên trang Newspicks. Và ông không ngần ngại chỉ ra những điểm yếu cố hữu của bóng đá Việt Nam.

    Trước câu hỏi đánh giá về trình độ của bóng đá Việt Nam sau hơn 1 năm làm việc tại đây, ông Miura khẳng định: “Tôi gặp khá nhiều khó khăn khi làm việc tại Việt Nam. Ban đầu tôi nghĩ họ mà một đội bóng không có tinh thần cao, không có ý thức phòng ngự. Khi có bóng, các cầu thủ chơi rất tốt nhưng lúc để mất bóng thì họ dừng lại và đứng chơi luôn”.
    HLV Miura đưa ra dẫn chứng: “Như trình độ Buriram United tham dự AFC Champions League để tìm ra CLB hàng đầu châu Á, họ có ngoại binh chất lượng cao nên khá mạnh. Mặc dù bị loại từ vòng đấu bảng nhưng Buriram United vẫn có được 10 điểm dù nằm chung bảng với những đối thủ mạnh như Gamba Osaka.

    [​IMG]

    HLV Miura không ngần ngại chỉ ra những điểm yếu cố hữu của bóng đá Việt Nam. Ảnh: Newspicks

    Vậy các CLB Việt Nam thì sao? Becamex Bình Dương mạnh nhất Việt Nam, có cầu thủ từng thi đấu tại J-League 2 cho Consadole Sapporo nhưng lại thua Kashima Reysol 1-5 và kết thúc vòng bảng ở vị trí cuối cùng với chỉ 4 điểm.

    Hà Nội T&T, đội bóng được đánh giá là mạnh thứ 2 Việt Nam ở vòng sơ loại thứ hai đã thắng CLB Indonesia nhưng sau đó lại thua FC Seoul (Hàn Quốc) ở trận play-off với tỷ số 0-7.

    Nguyên nhân dẫn đến thất bại theo tôi là do có sự khác biệt về trình độ, tinh thần thi đấu, ý thức phòng ngự và tranh cướp bóng. Ngoài ra, họ còn thiếu một yếu tố quan trọng khác, đó là không biết phân tích đối thủ.

    Theo tôi, điều quan trọng là phải biết phân tích và tìm hiểu điểm yếu, điểm mạnh của đối phương, từ đó đưa ra chiến thuật phù hợp cho từng đối thủ trên cơ sở các phân tích đó. Tuy nhiên, các đội bóng ở Việt Nam không biết phân tích đối thủ và gần như chỉ chơi cùng 1 cách trong tất cả các trận đấu rồi nhận kết quả là thất bại”.

    [​IMG]
    HLV Miura và 'bi kịch' trăm dâu đổ đầu tằm
    Với bản hợp đồng thời vụ 2 năm với VFF, HLV Toshiya Miura chịu trách nhiệm trực tiếp với sự thành bại của ĐT Việt Nam, U23 Việt Nam và Olympic Việt Nam. Như thế cũng có thể nói là một nách 3 con...


    “Ở đây không có người phụ trách việc thăm dò, phân tích đối thủ. Ban đầu tôi khá ngạc nhiên nhưng đúng là ở đây không có văn hóa phân tích. Sau đó, tại vòng loại World Cup 2018, cá nhân tôi trực tiếp phân tích các đối thủ và cũng đã có những kết quả tốt. Dù sao, tôi vẫn cần phải nâng cao trình độ huấn luyện của mình. Ở Việt Nam thường chỉ quan tâm vào kết quả của những trận đấu cụ thể trước mắt” – HLV Miura đánh giá.

    Cuối cùng, theo HLV Toshiya Miura, điều quan trọng là phải củng cố hệ thống đào tạo trẻ. “Việt Nam và các nước khác ở Đông Nam Á đều đang phát triển. Thế nhưng, họ không làm việc vì những mục tiêu lâu dài. Họ chỉ vui, buồn cho những kết quả thắng/thua ở các trận đấu trước mắt, đó là điêu tôi băn khoăn.

    Nếu không có sự chuẩn bị cho tương lai sẽ rất lãng phí. Kết quả là trong tương lai, họ sẽ thua cường quốc châu Á như Nhật Bản. Không chỉ riêng Đông Nam Á, ở các nước Trung Đông, người ta cũng tập trung ưu tiên kết quả trước mắt.

    Hiền Anh (Theo Newspicks)

    Mặc dù còn nhiều điều phải tranh cãi về nhận xét của Mau ra - người trung bình đến từ một nền bóng đá Trung bình trên thế giới. Tuy nhiên, đúng là hệ thống của chúng ta chắp vá, làm việc thiếu khoa học và bài bản. Việc cải thiện cơ bắp, tăng sức va chạm kể cả với Nhật vẫn là nỗi ám ảnh. Bản thân các cầu thủ Nhật thi đấu với Bờ Biển Ngà cũng có tranh chấp được đâu :D Tuy nhiên, việc phát triển các cầu thủ vẫn cần song song: Tư duy chơi bóng - Kỹ thuật cơ bản - Thể lực (sức bền, tốc độ, khả năng va chạm, sức nhanh ...)
  2. Melkiorgin123

    Melkiorgin123 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/09/2015
    Bài viết:
    1.876
    Đã được thích:
    1.724
    Bóng đá Nhật số 1 châu Á và kỹ thuật số 1 châu Á.
  3. SEOSCC

    SEOSCC Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/12/2015
    Bài viết:
    296
    Đã được thích:
    508
    Bóng đa là phải được tách riêng khỏi chính trị thì mới phát triển được. Chứ bóng đá VN hiện tại vẫn còn dính đến sở, đến bộ và do bộ và sở cử người xuống thì chả thê nào phát triển được. Toàn ông muốn ngồi vào ghế để vơ vét cho đầy túi, ham lợi trước mắt và chẳng có chuyên môn mẹ gì thì sao mà phát triển.
  4. SEOSCC

    SEOSCC Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/12/2015
    Bài viết:
    296
    Đã được thích:
    508
    Để phát triển được bóng đá thì phải phát triển được hệ thống đào tạo trẻ và xây dựng được 1 giải vô địch quốc gia chuyên nghiệp thật sự. Đây là 2 yếu tố tiên quyết và có thể làm được nếu làm tử tế và không dính dáng gì đến nhà nước.
    Để phát triển được giải chuyên nghiệp trước hết cần có 1 cty tổ chức và điều hành giải chuyên nghiệp thực sự như cách mà bọn Anh, Thái hay Nhật Bản và sắp tới là Malaysia đang làm chứ không phải 1 công ty dở dở ương ương như VPF.
    Thứ 2 là phải có 1 đơn vị bảo trợ truyền thông, làm truyền thông cho giải đấu mà muốn giải đấu gây được ấn tượng thì các đội phải đá đẹp, đá sạch.
    Tiếp đến là việc đặt ra các điều kiện để các đội bóng được dự V-L kiểu như
    - Phải có sân bóng riêng nhỏ cũng được
    - Phải có hệ thống đào tạo trẻ từ u10-u21
    - Cam kết tham gia giải ít nhất 10 mùa liên tục, không đổi tên và phải đóng 1 khoản gọi là ký quỹ 3-4 triệu đô nếu chưa hết 10 năm mà nhượng lại thì coi như mất thằng nào nhảy vào thế chân thì phải đóng quỹ tiếp.
    - 2 đội bóng cùng 1 ông bầu không được phép dự giải
    Số tiền ký quỹ kia và số năm tham dự giải vừa giúp cty điều hành giải có vốn để hoạt động lại vừa ngăn được tình trạng kiểu đầu tư bóng đá để lấy dự án.
    Rồi một số điều kiện khác như điều kiện sân bãi...vv.vv
    Thằng nào không đáp ứng được thì xuống đá hạng 1, không đáp ứng được tiếp thì xuống hạng 2, hạng 3 mà chơi...
    Làm thế này giải chuyên nghiệp có thể sẽ chỉ có khoảng 6-8 đội có thể đáp ứng được ngay lập tức nhưng đó là 6-8 đội bóng có chất lượng đá theo kiểu 4 vòng 2 lượt sân khách 2 lượt sân nhà như giải ÚC và như thế sẽ tốt hơn là việc cố cho đủ 14 đội rồi đá như nghiệp dư ông bầu thích thì đá không thích thì bỏ giải.
    Cứ sau 5-6 năm thì xem xét nếu các đội hạng 1 đủ điều kiện thì sẽ tăng suất lên hạng và mở rộng số lượng đội tham dự V-L
    Tiếp đến là hạn chế bạo lực
    - Thằng nào vào bóng 2 chân bằng gầm giày, vào bóng triệt hạ cấm 1-2 mùa cho nó chừa
    - Đội nào đá láo đá bẩn phạt tiền nặng vào
    - Dàn xếp, đá nhường nhịn cũng phạt nặng thành tiền, trừ điểm
    vv.vv
  5. VnIdol

    VnIdol Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/07/2015
    Bài viết:
    704
    Đã được thích:
    258
    bắt nộp tiền thế thì chắc có cùng lắm là 3-4 đội chơi được @@
    Hagl cũng đào tạo trẻ mà ko tham gia thì các CLB khác cũng bắt chước đc vậy, ai kiểm chứng???

    ở VN mà tính đến tiền là thấy ko ăn thua rồi.
  6. megaidep

    megaidep Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2001
    Bài viết:
    1.560
    Đã được thích:
    1.915
    Chả ai cấm được clb sang nhượng thay tên đổi chủ cả, nó hoạt động theo luật doanh nghiệp.
  7. eversong

    eversong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/08/2007
    Bài viết:
    4.431
    Đã được thích:
    5.745
    Muốn nâng chất bóng đá VN thì trước tiên nâng chất con người VN đi đã. Thể hình thấp bé, thể lực yếu kém, kỷ luật không có, tư duy thì tủn mủn, giáo dục thì tự phát manh mún không có hệ thống. Thực tại nó phản ánh đúng đấy. Chả phải mỗi trong bóng đá, tất cả các mặt của xã hội đều góp phần vào cả.

    Có những bọn ngu dân như Nigeria, Senegal nó vẫn phát triển bóng đá ở một mức nhất định là vì nó có tư chất, còn đa phần đời chả có mấy thằng có tư chất thì phải biết chịu khó lao động như Nhật Hàn, lấy mồ hôi nước mắt thay vốn trời cho. Còn loại đã dốt còn không biết phấn đấu thì xếp bét là đúng thôi có gì mà kêu ca. Đã dốt, đã lười lại ham thích thành công, ghen ghét người giỏi hơn mình và không từ thủ đoạn để đạt mục đích. Đời không phải lúc nào cũng lăm lăm súng để giết nhau để mà lấy cái đấy mà tự hào.
  8. VnIdol

    VnIdol Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/07/2015
    Bài viết:
    704
    Đã được thích:
    258
    CLB của tỉnh nào thì bắt các cty làm ăn ở đó đóng góp vào,..... chứ trông chờ vào 1 ông bầu thì ko lâu dài......
    còn phần con người là quan trọng nhất, cử hlv đi học, hoặc thuê Tây về làm!
    Ánh viên, Tiến minh, Hoàng nam thành công cũng do đc cọ xát với Tây cả
  9. ronandkim

    ronandkim Moderator

    Tham gia ngày:
    23/10/2007
    Bài viết:
    817
    Đã được thích:
    1.005
    Theo các mem, tại sao Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh là một trung tâm kinh tế lớn mà các doanh nghiệp lại ít đầu tư vào bóng đá và đầu tư không thật sự mạnh mẽ, quy mô (so sánh với HAGL). Như Hà Nội cũng chỉ có Viettel là đầu tư bài bản, kể cả T&T của Bầu Hiển cũng còn chưa đầu tư một trung tâm xứng tầm với vị trí của CLB :o
  10. SEOSCC

    SEOSCC Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/12/2015
    Bài viết:
    296
    Đã được thích:
    508
    Không có tiền thì làm gì cũng khó bác ạ. Bác còn lạ gì làm bóng đá ở Việt Nam. Mấy cty, tập đoàn đều đầu tư theo kiểu ăn sổi với mục đích đổi lấy dự án của tỉnh, của thành phố và sau khi đã đạt được mục đích thì họ rút hoặc bắt đầu dở chứng kêu này kêu kia.
    Nói chung, bóng đá Việt Nam chắc không thiếu tiền điển hình là các ông bầu vẫn bỏ cả đống tiền để thổi giá cầu thủ đó thôi. Nếu họ có tâm, muốn làm bóng đá thật tử thế thì họ đã dùng để đầu tư xây sân bãi, hệ thống đào tạo trẻ rồi. Nói chung em nghĩ tiền không phải là vấn đề mà vấn đề là mục đích của họ khi đầu tư vào bóng đá kìa. Đầu tư để sinh lời, quảng bá công ty từ bóng đá thì OK, đó là điều hiển nhiên, nhưng đầu tư vào bóng đá để kiếm dự án, lợi ích rồi sau đó phủi tay thì ko thể chấp nhận được.

Chia sẻ trang này