1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

làm thế nào để bớt tính đố kỵ ?

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi giemmaTrolai, 07/06/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. chiaki_co_len06

    chiaki_co_len06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2006
    Bài viết:
    2.219
    Đã được thích:
    0
    Voicon công kích hơi nhiều
    Giờ thì đổi cái tít "cảm xúc tiêu cực" thành "cảm xúc không dễ chịu", khỏi bị ám ảnh.
  2. chiaki_co_len06

    chiaki_co_len06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2006
    Bài viết:
    2.219
    Đã được thích:
    0
    Tớ cãi chày cối một chút
    Giữa thích và biết có lợi hay không là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Chẳng hạn bạn thích hút thuốc lá dù biết nó hại như thế nào, mà vẫn cứ hút, bỏ qua tai lời cảnh cáo. Nhưng một lúc nào đó dù bạn rất nghiện rồi, bạn bỗng dưng sợ, sợ mình sẽ bị bệnh,.... nên bạn cố bỏ thuốc. Bỏ xong bạn nhìn nó thèm thuồng nhưng ý chí mách bảo bạn phải bỏ nó thôi. Có mỗi câu duy nhất tớ thấy đúng " con người thấy lợi mới làm", nhưng lợi thật hay không tớ chả biết.
  3. voiconlontalonton

    voiconlontalonton Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2003
    Bài viết:
    1.362
    Đã được thích:
    0
    Nếu xét trên kết quả thì cảm xúc tiêu cực cũng có thể mang lại lợi ích nào đó, vd như bác sợ hãi nghèo đói thì bác cố sống cố chết làm giàu.
    Nhưng xét trên cảm giác thì cảm giác tiêu cực là tiêu cực, bởi vì bản chất giá trị của nó là tiêu cực. Sợ hãi, đau khổ, thù hận, tự nó là khó chịu, không hài lòng
    Nói về cái này thì nó hơi hơi khó hiểu. Em vd hai loại sợ hãi thế này, một là sợ chết do điện, nên chúng ta không cho tay vào ổ cắm điện, ngăn chúng ta không chết. Sợ hãi này có ích, nhưng nó không gây khó chịu cho chúng ta. Thực ra nó chỉ là suy nghĩ thôi, và không có gì chống lại nó. Đây là loại sợ hãi được Đức Phật đề cao, biết sợ hãi lỗi lầm, để tránh những điều mang lại đau khổ cho chính mình. Loại sợ hãi thứ hai là sợ hãi khi chúng ta bị người khác cầm tay ấn vào ổ cắm điện, nó cực kì khó chịu và đau khổ. Loại sợ hãi này không phải có nhiều ít như nhiều người tưởng, hễ đụng đến một vấn đề rất nhỏ cũng có thể khởi lên sợ hãi rất lớn. VD sợ người khác chê mình, sợ người khác nói mình sai,.. tưởng là nhỏ nhưng không hề nhỏ. Nếu để í có thể thấy sợ đến nỗi không dám đối mặt với nó đâu ạ
  4. voiconlontalonton

    voiconlontalonton Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2003
    Bài viết:
    1.362
    Đã được thích:
    0
    Cãi chày cãi cối là rất tốt, miễn không phải cãi chỉ để giành chiến thắng. Nó thể hiện thứ nhất là cởi mở tư tưởng. Mình không hiểu thì mình cãi. Thứ hai là không dính mắc vào người khác, vd nể nang các thứ, có nể nang là có mang lại đau khổ, không tin bác cứ tự nghiệm nhé
    Bác thích là bác đã thấy nó lợi ở chỗ nào đó. VD bác thích ai đó, vì người này mang lại cho mình cảm giác dễ chịu,.. thích tiền vì nó mang lại giá trị nào đó. Bác thích cái gì nó đều phải mang lại cho bác một giá trị nào đó, còn không bác sẽ không thích đâu
    Cái giá trị này nó tuỳ thuộc quan niệm của bác, có thể là vô ý thức thì bác sẽ chả biết nó mang lại cái gì, nhưng bác vẫn thích
  5. chiaki_co_len06

    chiaki_co_len06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2006
    Bài viết:
    2.219
    Đã được thích:
    0
    Tự nhiên sinh ra không có gì là thừa thãi. Nếu xét 2 mặt của vấn đề thì 2 mặt đều có giá trị nhất định. Kể cả cảm xúc hưng phấn, cổ vũ bóng đá mà ném nhau vỡ đầu, chẳng phải vì người ta có ý thức làm thế, dù cảm xúc hưng phấn ngược lại cần thiết khi xem loại thể thao này, không có nó, toàn bộ khán giả bên trên trở nên vô vị, và cầu thủ thì vừa đá vừa ngáp . Không phải bản thân của cảm xúc với cường độ bình thường là tiêu cực ( trong khoảng kiểm soát được ), mà chính sự bỏ qua kiểm soát dẫn nó đến kết quả tiêu cực. Nhưng cảm xúc với cường độ quá mức không thể kiểm soát, như quá sợ hãi, cái gì cũng sợ, quá điên dại (crazy) vì thích thứ gì đó đều bất lợi cả.
  6. voiconlontalonton

    voiconlontalonton Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2003
    Bài viết:
    1.362
    Đã được thích:
    0
    Đúng vậy, cảm xúc tiêu cực là khó chịu. Nó làm tâm trí trở nên khô cứng, mất tự chủ, mất sáng suốt, phi logic, chạy theo tình cảm. Nhưng điều đó không có nghĩa nó sẽ dẫn đến kết quả tồi tệ, bởi vì còn có yếu tố may mắn nữa, cho nên không nói được
  7. chiaki_co_len06

    chiaki_co_len06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2006
    Bài viết:
    2.219
    Đã được thích:
    0
    Tớ cãi nốt để tạm biệt
    Bạn đồng nghĩa thích và có lợi. Thực ra mà nói chẳng gì là có lợi hoàn toàn và chẳng gì bất lợi hoàn toàn, tuỳ cách sử dụng, mức độ sử dụng,.... Bạn thích một điều gì đó vì nó có lợi, dĩ nhiện, nhưng nó cũng có hại đấy. Thuốc lá chẳng hạn, không ai hút thuốc lá bảo ko thấy dễ chịu sảng khoái mà vẫn hút cả, nhưng cái hại nó vượt gấp mấy lần cái lợi nên người ta nảy sinh ý thức từ bỏ, đây là nhận thức toàn bộ, thấy toàn bộ lợi hại, chứ không phải thấy toàn mặt lợi hay hại.
  8. rarach24

    rarach24 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/03/2008
    Bài viết:
    1.104
    Đã được thích:
    1
    voi con và chi ki tình cảm quá
    rành cả buổi tối tâm sự tỉ tê mới nhau
    cố lên
    tớ cổ vũ
  9. truanang

    truanang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2007
    Bài viết:
    907
    Đã được thích:
    0
    hí hí , hay quá .
    Quả thật nắng ko nhận xét lầm người . Voi con quả có con mắt tinh tế của nhận thức . Nắng còn thua bác 1 nấc thang khá dài . Ngay cả trong cái lĩnh vực mà nắng tự tin vậy .
    Định cãi nhau với bác , tự nhiên thấy hụt hẫng .... Có lẽ sau này còn nhiều dịp ...
  10. chiaki_co_len06

    chiaki_co_len06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2006
    Bài viết:
    2.219
    Đã được thích:
    0
    Truanang mới chỉ bị nắn một chút đã gãy hẳn cánh rồi, càng hay cho voicon viết quá chí lí, có những người nói mà không dám làm, làm mà không thực hiện nổi, hay thậm chí không bảo vệ nổi chính kiến của mình, nhưng luôn viết để chỉ bảo người khác.
    Ôi nghĩ mà chán.

Chia sẻ trang này