1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

làm thế nào để bớt tính đố kỵ ?

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi giemmaTrolai, 07/06/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. chiaki_co_len06

    chiaki_co_len06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2006
    Bài viết:
    2.219
    Đã được thích:
    0
    Truanang mới chỉ bị nắn một chút đã gãy hẳn cánh rồi, càng hay cho voicon viết quá chí lí, có những người nói mà không dám làm, làm mà không thực hiện nổi, hay thậm chí không bảo vệ nổi chính kiến của mình, nhưng luôn viết để chỉ bảo người khác.
    Ôi nghĩ mà chán.
  2. chiaki_co_len06

    chiaki_co_len06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2006
    Bài viết:
    2.219
    Đã được thích:
    0
    Thực chất nó là một chú thú nhồi bông.
  3. chiaki_co_len06

    chiaki_co_len06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2006
    Bài viết:
    2.219
    Đã được thích:
    0
    Tớ không muốn nói theo kiểu thứ gì cũng tuyệt đối như thế này. Cảm xúc tiêu cực sẽ dẫn đến những hành động tiêu cực, nếu không có kiểm soát, đây là khả năng, và là khả năng hay xảy ra hơn cả, chứ không phải nhất thiết phải xảy ra. Có bao giờ tâm trí khô cứng thiếu sáng suốt lại mang lại những kết quả tốt đẹp mà không có yếu tố may mắn hiếm hoi của bạn? Thực chất người ta chỉ nói đến xu hướng, chứ không nói đến không ngoại lệ. Bạn viết thêm chút nữa thì sẽ mâu thuẫn, ngay chỗ bạn khẳng định đã tiêu cực sao còn có giá trị đến chỗ thừa nhận cảm xúc tiêu cực cũng có cái lợi. Tớ thì cho là quá dựa dẫm vào từ ngữ, vì sao người ta gọi là tiêu cực, đơn giản nó gắn với xu hướng hành động tiêu cực, suy nghĩ này luôn đến trước, giá trị của cái tiêu cực này được biết đến quá muộn để đặt lại cho nó một cái tên khác, một cái tên không gắn nó với một loại hiểu biết duy nhất.
  4. voiconlontalonton

    voiconlontalonton Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2003
    Bài viết:
    1.362
    Đã được thích:
    0
    Ý em không nói về suy nghĩ, mà nói về cái lợi được nhận thức vô ý thức. Tất nhiên ai cũng biết hút thuốc là ung thư phổi chả hạn, nhưng suy nghĩ như thế sao không làm theo? Tại vì trong vô thức họ nghĩ, ung thư phổi thì đã làm sao nào, còn khướt nhá, hút là sướng cái đã. Trong vô thức họ chỉ thấy lợi mà không thấy hại.
    Nếu thực sự nhận thức thấy hại, một phát có thể bỏ ngay heroin. Đó là sự nhận thức sâu sắc chứ không phải bằng suy nghĩ không thôi đâu, khi mình thấy nó không có giá trị, chẳng để làm gì. Còn thường mình nghiện là mình đã thấy nó có giá trị rồi, khi lên cơn, khó chịu, vật vã, được điếu thuốc là sảng khoái chứ
    Được voiconlontalonton sửa chữa / chuyển vào 08:34 ngày 08/06/2008
  5. voiconlontalonton

    voiconlontalonton Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2003
    Bài viết:
    1.362
    Đã được thích:
    0
    Có gì đâu mà
  6. voiconlontalonton

    voiconlontalonton Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2003
    Bài viết:
    1.362
    Đã được thích:
    0
    Ở trên đời này có hai loại cảm giác, không hài lòng và cảm giác còn lại
    Không hài lòng đồng nghĩa với khó chịu, không chịu đựng được. Nói nghe thì nhẹ tựa lông hồng, khó chịu một chút thì đã sao? Nếu mà biết thế thì đã không sao rồi. Khi ta nghĩ rằng đã sao nào, tức là ta không còn thấy nó có giá trị nữa, như vậy sẽ không còn mong muốn thoát khỏi nó nữa, thì dần tự khắc mất tính chất khó chịu
    Vấn đề là khó chịu là khó chịu khi ta không biết rằng, khó chịu thì đã làm sao nào. Cực kì khó chịu, đau đớn, sợ hãi, đố kị, khi xuất hiện đều làm tâm trở nên khó chịu, không muốn chịu đựng, muốn khác đi, muốn thay đổi. Đơn giản là không chấp nhận nó, không bằng lòng, bằng mọi giá phải thay đổi. Đôi khi mọi người chỉ nhận xét trên từ ngữ, ngôn ngữ, do đó ta có thể suy luận, đố kị có thể tốt, đó là vì ta không nhớ thực sự đố kị là cảm giác thế nào? Nếu thực sự đố kị, thì dù là thoáng qua cũng làm ta đau đớn, bởi vì nó là một sự không hài lòng sâu sắc. Không hài lòng, không mong muốn một thực tế như vậy, không muốn người khác giỏi hơn mình, may mắn hơn mình, bằng mình, không hài lòng, không thích thú, bực mình, không thoải mái
    Đi sâu vào cảm giác, rất khó để thấy bộ mặt thật của khó chịu và đau khổ là như thế nào, mặc dù ai cũng có thể cảm giác khó chịu và đau khổ. VD thế này, ai cũng có thể cảm giác sợ hãi khi đứng trên nhà cao tầng ở chỗ nguy hiểm. Nhưng cái gì thực sự là sợ? Tim đập nhanh, cảm giác tay chân co cứng, run rẩy, miệng đắng ngắt, đầu óc căng ra, khóc lóc,.. nhưng đó chưa phải sợ hãi. Tim đập nhanh chỉ là tim đập nhanh, tay chân co cứng chỉ là tay chân co cứng, đầu óc căng ra chỉ là đầu óc căng ra, khóc chỉ là khóc, vậy thôi, nó không phải sợ hãi. Khi thích thú thì tim cũng đập nhanh, khi mệt mỏi thì tay chân cũng khó cử động, căng thẳng thì đầu óc cũng gần như thế, và khi vui thì ta cũng khóc, nghĩa là nó chỉ là tập hợp của một biểu hiện. Bằng trực giác, ta biết chắc chắn là có sợ hãi, nhưng cảm giác sợ hãi thật ra là như thế nào thì ta lại không biết, hihi, thật đó. Ở đây có ai nêu được cảm giác sợ hãi như thế nào không ngoài mấy các biểu hiện của cơ thể? Như vậy phải chấp nhận có những biểu hiện ngoài các biểu hiện trên là tính chất của sợ hãi. Nó là như thế nào? Hãy tự mình kiểm định, như thế nào là sợ hãi
    Khi càng nhìn sâu vào các cảm giác, càng thấy tính chất trống rỗng và ảo tưởng của nó. Đau khổ và khó chịu cũng vậy, trong một hoàn cảnh cụ thể, ta có thể biết đang khó chịu, nhưng thực sự cảm giác khó chịu là như thế nào? Như nào là đau à, véo thử một cái thì biết. Nhưng còn như thế nào là khó chịu, có ai nói được không, dù ai cũng biết khó chịu? Khó chịu là như thế nào, cảm giác ở đâu, ở đầu, tay chân hay cơ thể, nó dài ngắn rộng hẹp ra sao? Khi nhìn sâu vào, ta sẽ loại bỏ bớt các yếu tố thừa đi, tim đập loạn chỉ là tim đập loạn, mệt mỏi chỉ là mệt mỏi,.. thì ta sẽ thấy không cần phải trốn tránh các biểu hiện đó làm gì. Nó sẽ cho ta một cái nhìn sâu sắc hơn về hiện thực, khi trước đây ta tưởng tim đập nhanh là biểu hiện của sợ hãi thì giờ đây ta chỉ thấy tim đập nhanh là tim đập nhanh, tức là không còn ảo tưởng.
  7. chiaki_co_len06

    chiaki_co_len06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2006
    Bài viết:
    2.219
    Đã được thích:
    0
    Hihiii quả là một cái nhìn kì lạ. Tớ không bàn đến nó đúng hay không, bạn đúng hay không. Không ai vì người khác bảo cảm giác là thế này thì họ nên nhận thức nó là thế đó, nó nghe như bạn tự trải nghiệm chính mình và mô tả lại nó. Tớ ví dụ ngay từ trải nghiệm của tớ, khi tớ sợ hãi, tớ thậm chí còn không để ý nổi tim tớ có đập nhanh hay không, đập nhanh nó đã là một cảm giác tự nhiên khi có sợ hãi nên nhiều lần tớ mất đi ý thức là tim tớ đập nhanh. Khi cảm xúc khó chịu ùa đến, bạn không cảm thấy gì khác ngoài thấy khó chịu, khó chịu là một tập hợp các cảm giác chứ không riêng rẽ cái nào, và không phải vì ý thức các biểu hiện thay đổi cơ thể mà biết mình sợ hãi, nó là trực giác, dựa trên hầu hết là cảm xúc chứ không phải nhận thức. Có những người ( trong cuốn trí tuệ xúc cảm, bản thân tớ không hề trải qua ) sợ hãi mà không biết sợ hãi cho dù tim họ đập rất nhanh, và một vài thay đổi cơ thể khác, họ lạnh lùng như không, tớ không rõ ý bạn nói có cái gì khác ngoài tim đập nhanh có phải ý này không. Nếu thế thì tim đập nhanh có liên quan đến cảm giác sợ hãi không? Có hai thay đổi khi sợ hãi, thay đổi thực vật và thay đổi não bộ. Não bộ là nơi chứa các ý thức, cảm xúc,..... thực vật chỉ là những biểu hiện tương đối độc lập trên cơ thể, như khi người ta nuôi tim bị đứt rời cơ thể trong một dung dịch, nó vẫn đập. Bạn chỉ nói đến thay đổi thực vật, mà nhận thức sâu sắc về thay đổi thực vật này thì không sợ hãi nữa, như bạn nói, nếu vậy sẽ không tồn tại những người có đầy đủ biểu hiện sợ hãi trên cơ thể mà hoàn toàn không biết mình sợ, họ có thể biết những thay đổi thực vật kia, nhưng hoàn toàn không cảm thấy sợ. Người ta nghiên cứu não bộ của những người này có khác biệt ( tớ không đi sâu chuyên môn nhưng khoa học có dẫn chứng của nó, tớ thì đọc vì lí do cá nhân ). Ở đây tớ chợt nghĩ đến những kẻ giết người máu lạnh, họ có những biểu hiện thực vật của xúc cảm ghê sợ và lo lắng chăng, nhưng họ hoàn toàn lạnh lùng không có cảm giác sợ hãi hay lo lắng đó. Đã nói gần đến khoa học như bạn, thì phải có dẫn chứng, không phải chỉ là mô tả một thứ nhận thức nghiệm ra từ bản thân.
  8. chiaki_co_len06

    chiaki_co_len06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2006
    Bài viết:
    2.219
    Đã được thích:
    0
    Cái này thì tớ đồng ý vai trò rất lớn của vô thức. Nhưng bỏ thuốc lại là một nỗ lực của nhận thức ý thức, là kiến thức nhé. Ham muốn có phải là vô thức không? và bản năng thì sao? Một người không được biết về tác hại của thuốc lá, họ sẽ chỉ thấy nó có lợi, hút nào thì sướng mà, và sẽ chẳng bao giờ bỏ cho đến lúc ai đó nói cho họ biết nó có hại như thế nào, hoặc kinh nghiệm cơ thể cho họ mơ hồ về điều đó, tớ nói vậy nhưng không tin sự mơ hồ có thể chống lại được ham muốn. Người ta mang các hình ảnh về tác hại của thuốc lá cũng là một cách tác động dần vào vô thức, có điều những thứ này trước khi đi vào vô thức nó qua ý thức. Đừng bảo với tớ rằng 1 người khi không biết thuốc lá có hại do kiến thức mà lại vô thức thấy được là nó có hại đấy nhé. Theo tớ thì vô thức nó gắn liền với cảm xúc nghĩa là trực giác. Tác động bằng hình ảnh nhiều lần khiến người ta có cảm giác sợ hãi thật sự khi phải đối mặt với hậu quả của thuốc lá, và khi nghĩ về nó. Còn ý thức nó có hại, như bạn nói là chưa đủ, nhưng thiếu ý thức này, bạn hoàn toàn không có khả năng từ bỏ nó. Kiểu một người được kể về một thứ đáng sợ nào đó, bản thân họ qua lời kể hàng trăm người họ ý thức nó là đáng sợ, có hại, nhưng họ sẽ không thật sự sợ nếu họ chưa trải qua cảm giác sợ hãi khi đối mặt thực tế với thứ đó. Trước khi nó đi vào vô thức, người ta biết nó qua nhận thức ( đây là suy nghĩ hoàn toàn cá nhân, không sách vở, và là chỗ bất kì ai cũng có thể công kích tớ ). Tớ lại ví dụ rõ hơn là khi bạn đứng trước một con khủng long, nó đáng sợ thế nào? nó có răng nhọn ăn thịt người và chạy rất nhanh, nó to lớn nữa. Thế nhưng 1 người không có ý thức về những điều này thì không có sợ hãi, người đó cứ tròn xoe mắt ra nhìn ôi lạ quá cái gì chưa trông thấy bao giờ. Con người qua quá trình sống trải qua 1 loạt các kinh nghiệm cảm giác và nhận thức để đoán biết được cái gì lợi hại cho họ. Họ biết con kia ( dù không biết là khủng long ) có bộ răng sắc to, và trông nó dữ tợn thế kia kiểu gì nó cũng tấn công mình, thế là họ sợ, và bắt đầu tìm cách chạy trốn.
    Tớ đi hơi lạc đề thì phải. Bạn nói nhận thức sâu sắc hơn cái ý thức tớ đồng ý, nhưng nói nhận thức sâu sắc có hại là chỉ thấy có hại không thôi chứ không có lợi ( tớ hơi suy diễn chăng? ) thì sai lầm. Cái bản năng, ham muốn, yêu thích là cảm giác, cái nhận biết có hại chỉ là kiến thức, một lúc nào đó bạn trải qua tác hại thuốc lá ( bệnh tật,.... ) bạn mới cảm giác được nỗi đau đớn ( cái hại ) của nó. Một số người có gen trơ với thuốc lá ( bạn có thể tham khảo ở các tài liệu khoa học, đây là một thứ kiến thức mà tớ nghe được ), họ khó bị bệnh dù hút thuốc như bao người khác, và với họ thì thuốc lá sẽ luôn có lợi. Lợi hại là hai mặt cùng tồn tại rõ ràng, nó cho bạn cả hai cảm giác, nhưng cảm giác có lợi đến trước nên họ dễ dính vào. Tớ chốt lại là đống ý với ý kiến về nhận thức sâu sắc trong vô thức của voicon, nhưng không đồng ý với ý kiến ( nếu tớ hiểu đúng ) loại bỏ cái lợi của nó.
  9. truanang

    truanang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2007
    Bài viết:
    907
    Đã được thích:
    0
    Hí , chị ki àh .Có những cái nó ko phải 1 phút một chốc mà là một con đường dài .Nắng ko phải ko dám làm , mà muốn cũng ko làm được ngay . Voi con đi trước nắng một chặng dài , nắng sao có thể dám coi thường được .
  10. truanang

    truanang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2007
    Bài viết:
    907
    Đã được thích:
    0
    Với cả , khổ nỗi những cái voi con viết là những điều nắng công nhận là đúng mới khổ . Nói thêm đâm ra lại tự mâu thuẫn với chính mình mất . ...
    @ voi : nắng phục bác , sao ko vào đóng góp cho topic của nắng . Bác thừa sức đóng góp những bài hay mà ....
    Dù sao cũng vui vì cảm giác có người cũng đi trên 1 con đường ...

Chia sẻ trang này