1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Làm thế nào để cải thiện trí nhớ?

Chủ đề trong 'Sức khoẻ - Y tế' bởi loud84, 09/09/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. loud84

    loud84 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/02/2007
    Bài viết:
    942
    Đã được thích:
    0
    Làm thế nào để cải thiện trí nhớ?

    Tôi muốn hỏi có cách nào để tăng cường trí nhớ không? Có một dạo mẹ tôi không biết nên uống khá nhiều thuốc hỗn hợp thần kinh. Dạo này trí nhớ của mẹ tôi có vẻ giảm sút, và được cho là tại HHTK. Tôi phải làm gì?
  2. Cocolee055

    Cocolee055 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/12/2006
    Bài viết:
    857
    Đã được thích:
    0
    Có loại thuốc giúp tăng trí nhớ mà hồi đứa em mình thi đại học mẹ nó có mua cho nó uống . Bạn thử hỏi bác sĩ xem loại ý tên gì, mình cũng k nhớ kỹ đâu, chỉ biết là có thuốc tăng trí nhớ và sự tập trung.
  3. sieuhoa_87

    sieuhoa_87 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2006
    Bài viết:
    1.248
    Đã được thích:
    0
    Giúp bạn luôn minh mẫn và cải thiện trí nhớ :
    . Tập trung vào công việc trước mắt:
    Hãy soạn ra một danh sách với chỉ những điều thật sự quan trọng và bỏ bớt những gì có thể làm đầu óc bạn rối trí.

    2. Duy trì thói quen và có những thủ thuật giúp gợi nhớ:
    Quy định một nơi để cất giữ những thứ sử dụng thường xuyên, chẳng hạn như mắt kính hay chìa khóa, và luôn luôn để chúng lại đúng nơi đó sau khi sử dụng. Dùng đồng hồ định giờ để nhắc chúng ta thực hiện các công việc quan trọng. Khi tiếp xúc với một người bạn mới hay một đối tác mới trong công việc, hãy sử dụng tên họ nhiều lần khi trò chuyện hoặc viết tên đó ra giấy nhiều lần. Hãy tạo ra những từ ngữ hay hình ảnh có liên quan giúp chúng ta liên tưởng đến người, công việc và đồ vật cần phải ghi nhớ.

    3. Giảm stress:
    Stress sẽ làm sao lãng và làm chúng ta khó nhớ hơn. Cơ thể những người thường xuyên bị lo lắng sẽ sản sinh ra nhiều cortisol, một kích thích tố gây ra stress và nghiên cứu trong 20 năm qua cho thấy sự tăng cortisol kéo dài có thể làm nguy hại đến các tế bào não và làm suy yếu các chức năng thần kinh. Có một giấc ngủ ngon là một cách tự nhiên để giảm stress, giúp chúng ta nhớ lại những công việc trải qua trong ngày, và cho cơ thể một cơ hội nạp ?opin?, giúp chúng ta trở nên nhạy bén và nâng cao khả năng tập trung vào chi tiết. Hãy tập một phương pháp thư giãn chẳng hạn như tập thở, yoga hay ngồi thiền, hoặc uống một tách trà thư giãn hay tắm vào buổi tối.

    4. Hãy ?otập thể dục? cho bộ não của bạn:
    Hãy tham gia/thực hiện những hoạt động có vận dụng trí não của bạn chẳng hạn như đọc sách, học hành, chơi ô chữ hay trò chơi xếp chữ Scrabble hoặc các trò chơi sử dụng từ ngữ hay trí nhớ và thường xuyên bàn bạc về các sự kiện thời sự... Dành thời gian trò chuyện với gia đình hay bạn bè, đồng nghiệp cũng rất quan trọng. Tham gia các hoạt động xã hội cũng như các hoạt động vận động trí não là những phương cách hiệu quả giúp trí óc chúng ta luôn ở trạng thái tốt nhất và có tác dụng về lâu về dài giúp trí nhớ không bị giảm sút khi tuổi chúng ta ngày một cao.

    5. Chú ý giữ gìn sức khỏe:
    Hãy đến gặp bác sĩ nếu chúng ta cảm thấy trí nhớ của mình không được tốt như trước. Nên khám cả về thị lực lẫn thính lực. Nhiều sự rối loạn chẳng hạn như cao huyết áp không được khám và chữa trị lâu ngày, cũng như các tác dụng phụ của thuốc hay hậu quả ngầm của chứng nghiện rượu, bị trầm cảm, mất cân bằng tuyến giáp, chứng mất ngủ hay đột quỵ sẽ làm suy giảm trí nhớ của chúng ta.

    6. Có thói quen đi bộ và tập thể dục hàng ngày:
    Luyện tập thể dục, đặc biệt là các bài tập tốt cho tim sẽ giúp tim chúng ta luôn khỏe và vận chuyển đủ máu đến bộ não. Càng nhận được nhiều oxy, não càng hoạt động tốt. Ngoài ra, những nghiên cứu gần đây cho thấy luyện tập thể dục với mức độ tăng dần sẽ tạo ra một mức tăng tương ứng một chất hoá học thúc đẩy sự phát triển của các tế bào não mới.

    7. Hãy ăn những thực phẩm tốt cho sức khỏe:
    Nhiều nghiên cứu cho rằng các quá trình tương tự làm tắc nghẽn các động mạch gây ra những thay đổi liên quan đến ung thư trong các tế bào cũng có thể phá hỏng mạng lưới giao tiếp mỏng manh trong não. Các nhà khoa học khuyên rằng chúng ta nên gia giảm lượng muối trong thức ăn, loại trừ các chất béo bão hòa và ăn nhiều thực phẩm giàu chất chống oxy hóa (chẳng hạn như dâu tây, rau spina), cũng như mỗi ngày nên có một phần thức ăn giàu chất beta-carotene (trong đu đủ, cà rốt, dưa đỏ, mơ, đào và khoai lang là tốt nhất).

  4. sieuhoa_87

    sieuhoa_87 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2006
    Bài viết:
    1.248
    Đã được thích:
    0
    Nhưng hình như em chưa bao giờ làm theo những điều trên cả. Bởi thế mà trí nhớ của em cũng thuộc mức...đại khái thôi
  5. huyenanh29

    huyenanh29 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/06/2007
    Bài viết:
    146
    Đã được thích:
    0
    Ngoài các loại đó:
    Nên uống thêm các thuốc bổ giúp cải thiện trí nhớ như Tanakan, arcalion một thời gian.
  6. heotocdo

    heotocdo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2007
    Bài viết:
    227
    Đã được thích:
    0
    5 bí quyết tăng cường trí nhớ
    Bạn quên mất tên của một ngôi làng xinh đẹp mà mình đã viếng thăm vào năm ngoái? Bạn luôn ?ovò đầu bứt tóc? vì không tìm được chìa khoá xe?
    Trí nhớ song hành cùng ta suốt cả cuộc đời, được con người sử dụng thường xuyên, mà lại ít được chăm sóc đến.
    Sau đây là 5 kỹ thuật tăng cường trí nhớ đã được chứng minh là rất hữu dụng:
    1. Tạo ra những hình ảnh trong trí não
    Khi một thông tin được tiếp nhận, bạn có thể tạo ra một bức tranh trí não về nó, đồng thời ghi âm lại bằng dạng ngôn ngữ nói. Một trong hai dạng phiên bản lưu giữ thông tin này có thể vượt trội hơn, tuỳ theo kiến thức của bạn về đối tượng. Chẳng hạn như khi nghe đến cái tên Tutankhamen, thì hình ảnh thể hiện qua ngôn ngữ nói mạnh hơn, nếu bạn có một chút kiến thức về khảo cổ Ai Cập. Mặt khác, hình ảnh của tổng thống Mỹ George W.Bush sống động hơn là sự diễn đạt bằng lời nói.
    Những hình ảnh trí não có thể được dùng theo chiến thuật sắp đặt có lợi cho trí nhớ, bằng cách tạo ra mối liên hệ giữa một vật thể và nơi chốn để kích hoạt trí nhớ của bạn về chính vật thể đó. Nếu bạn thường xuyên để quên chìa khoá xe ở nhà, hãy cố liên kết nó với một nơi cố định, để lúc nào bạn cũng có thể thấy nó - chẳng hạn như chiếc bàn kê trong hành lang nhà, hoặc hộc tủ đựng tivi trong phòng khách. Bạn cũng có thể áp dụng mẹo này để nhớ danh sách vật dụng, thức ăn cần mua sắm.
    Hãy thực hiện một cuộc khảo sát bằng trí não khắp nhà, và tại từng nơi khác nhau, hãy cụ thể hoá bằng hình ảnh cái mà bạn cần mua. Mối liên hệ càng giàu tính tưởng tượng, thì trí nhớ càng mạnh mẽ. Ví dụ: Để nhớ mua chai nước rửa chén, bạn hãy nghĩ đến chiếc bồn rửa trong nhà bếp.
    2. ?oChia để trị?
    Một cách để áp đặt trật tự lên các thông tin cho dễ nhớ, dễ thuộc là chia thành từng nhóm. Ví dụ: Một số điện thoại di động bao gồm 10 con số: 0-9-1-9-5-0-7-6-2-6 rất khó nhớ. Nhóm các con số thành từng cặp giúp bạn chỉ cần nhớ 5 yếu tố. Đó là: (09-19)-50-76-26.
    Cũng tương tự như vậy, khi bạn cần phải nhớ nhiều chuỗi sự kiện, hãy bắt đầu bằng cách thành lập các nhóm. Chẳng hạn như khi bạn phải liệt kê tên của các loại xương trong cơ thể, hãy nên bắt đầu từ xương sọ, rồi xương cổ, xương cánh tay, v.v? còn hơn là nhớ chúng một cách lộn xộn, lung tung. Cần phải chọn những tiêu chuẩn logic khi phân loại các thông tin bạn cần nhớ. Để tránh việc quên các món đồ trong danh sách đi mua hàng, bạn hãy chia chúng ra dựa theo vị trí xếp trên kệ ở cửa hàng. Và nhớ đừng để bị quá tải bởi quá nhiều tiêu chí phân loại. Các nghiên cứu về trí nhớ cho thấy: bạn sẽ nhớ nhiều hơn, nếu bạn nhớ các sự vật vào không quá 7 nhóm.
    Nếu chỉ đơn giản là chia nhóm các thông tin, thì vẫn chưa hiệu quả, khi mà mỗi nhóm chứa quá nhiều yếu tố khác nhau. Bạn cần một phân lớp tổ chức, sắp xếp thông tin lần hai, chẳng hạn như theo thứ tự chữ cái, theo các tiêu chí phụ nhỏ hơn. Ví dụ: nhóm thực phẩm cần mua gồm có: Bí đỏ, Cà chua, Đậu đỏ?; nhóm vật dụng cần mua gồm có: Áo ấm, Bút chì, Com-pa v.v? (chia theo thứ tự bảng chữ cái).
    3. Liên kết các ký ức
    Các thông tin mới nhận, muốn được lưu giữ, phải được chuyển hoá thành ?ongôn ngữ bộ não?, so sánh với thông tin khác trong ký ức, với phương thức vận hành giống như máy vi tính cập nhật các dữ liệu. Tiến trình này cho phép bạn thành lập mối liên kết giữa con người, vật thể, hình ảnh và ý tưởng có những điểm giống nhau, hoặc có cùng tính chất, qua đó mà tăng cường khả năng ghi nhớ tất cả. Ví dụ: để ghi nhớ ngày tháng của các sự kiện lịch sử, bạn có thể liên kết chúng với những những ngày tháng có liên hệ với đời sống cá nhân, hoặc so sánh tương ứng với những con số thân thuộc về sức nặng và chiều cao của bạn.
    4. Chiến thuật ?obò gặm cỏ nhai lại?
    Thông thường, chúng ta học thuộc một số thông tin nào đó để phục vụ cho nhu cầu gần trước mắt. Ví dụ: trước khi đi thi, thí sinh nào cũng cố nhồi nhét trong đầu một núi kiến thức khổng lồ. Tuy nhiên, kiểu học như vẹt không phải là cách tốt nhất để lưu trữ kiến thức về lâu về dài. Một khi ?othời hạn nguy cấp? đã qua, ta cũng chẳng thèm bận tâm ôn lại những gì mình đã học.
    Quả vậy, nghiên cứu cho thấy chúng ta bắt đầu ?oquên ngay sau khi học?! Chỉ trong vòng vài giờ, ta không còn có thể nhắc lại 70% - 80% dung lượng thông tin một cách thông suốt, dễ dàng. Để cài dữ liệu chắc chắn vào bộ nhớ, bạn cần tái khởi động ôn lại ngay. Với những dữ liệu phức tạp, thì nhắc đi nhắc lại vẫn là phương pháp củng cố đáng tin cậy nhất. Thông tin đã được nằm trong não sẽ được lấy ra, trả vào bộ nhớ, tạo cho nó ?ohạn sử dụng? lâu hơn.
    Bạn có thể tăng cường khả năng lưu trữ lâu dài bằng cách học thuộc những dữ liệu đơn giản trước khi đi ngủ. Tuy nhiên, bạn phải nhắc lại thông tin ngay lập tức vào sáng hôm sau, lúc tỉnh dậy.
    5. Hãy nói về nó
    Điều này có thể xảy ra với bất cứ ai trong chúng ta: chúng ta đã xem một bộ phim, nhưng chỉ vài ngày sau là quên béng mất cái tên của nó. Nhiều người đâm hoảng vì lo sợ mình đã bị ?ovấn đề? gì đó về trí nhớ rồi. Nhưng thật ra, chúng ta hãy khoan phóng đại nỗi lo lắng, mà hãy tự hỏi: liệu chúng ta có thật sự thích bộ phim ấy và thấy nó rất thú vị? Mong muốn luôn nhớ một điều gì là một thành tố cơ bản của việc lưu trữ thành công các dữ liệu. Nếu bạn xem phim chỉ để thư giãn, ?ogiết? thời gian, thì quên nó là chuyện bình thường.
    Kể cho ai đó nghe về một cuốn sách hay, câu chuyện hay là một cách thông minh để nhớ về nó. Việc nói ra miệng sẽ giúp các thông tin được ?omã hoá? dễ dàng hơn, hoặc liên kết dễ dàng hơn với những thông tin đã có sẵn trong bộ nhớ. Sử dụng khả năng này, trí nhớ của bạn không những truyền đạt đi những thông tin, mà còn chuyển tải những cảm xúc đa dạng, phong phú - thật khác xa với kiểu trí nhớ của máy tính: chất chứa vô số những thông tin, nhưng lại thiếu cảm xúc mang tính nhân bản.
  7. changtraidephn

    changtraidephn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2006
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    ăn nhiều kơm vào he''he''

Chia sẻ trang này