1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

làm thế nào để có được công bằng

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi nguyenphanth_8380, 14/01/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nguyenphanth_8380

    nguyenphanth_8380 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/08/2006
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    làm thế nào để có được công bằng

    E chào cả nhà

    E có một vấn đề rất lớn, rất mong các bác, cô chú, anh chị am hiểu luật và thông suốt tháo gỡ giúp .

    Vốn là thế này:
    Chúng e là một nhóm người ký hợp đồng lao động hợp đồng không xác định thời hạn với 1 đơn vị sự nghiệp tự chủ (gọi là đơn vị A)
    - về công việc thì làm cho đơn vị bọn e đã ký hợp đồng lao động nói trên là đơn vị A ( có cả kiêm nhiệm, biệt phái giữa các đơn vị cấp dưới của đơn vị A này).
    - Về mặt nhân sự bọn e lại do 1 đơn vị cấp dưới (gọi là đơn vị B) của đơn vị A quản lý và trả lương cũng từ nguồn tiền của đơn vị B này (bộ tài chính cấp thẳng xuống 1 khoản kinh phí) k đi qua đơn vị B mặc dù là đơn vị cấp trên trực tiếp.

    Thế nhưng, đơn vị B luôn bị chậm chễ về kinh phí và không tự chủ, nên ngoài lương (theo hợp đồng) ra bọn e không có thêm bất cứ 1 khoản nào khác và luôn bị nợ lương.
    Đến lúc mơ hồ không biết đơn vị A hay đơn vị B sẽ trả lương, khi nào trả và có được khoản lương tăng thêm không (bên đơn vị A thì có quy chế chi tiêu nội bộ: trả phần lương tăng thêm x% lương chính cho các cán bộ ký hợp đồng 1 năm trở lên nếu tiết kiệm trong cả năm mà còn tiền), .

    - Chúng e cũng kiến nghị nhiều lần rồi nhưng chỉ được nghe những lời giải thích lúc thì nói thế này lúc vì lý do nọ, và hứa giải quyết từ năm ngoái đến giờ nên bọn e vẫn bị treo lơ lửng như thế, con chung không ai quan tâm, chỉ có người lao động bọn e là thiệt thòi.


    Anh chị, cô dì chú bác nào biết có thể cho chúng e một hướng ?
    Chúng e phải làm gì để đòi quyền lợi, bảo đảm được trả lương đúng thời hạn và được hưởng các chế độ như mọi nguời khác trong đơn vị A- vì ký hợp đồng lao động với đơn vị này ????

    Kính mong sự giúp đỡ, sáng suốt đúng đắn, (có dẫn chứng pháp lý chặt chẽ thì càng tốt) vì có lẽ không thể nói lý với họ được nữa rồi)
    e xin chân thành cảm ơn
  2. justice_more

    justice_more Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/07/2005
    Bài viết:
    190
    Đã được thích:
    0
    Trả lời sơ lươc nhé, tìm hiểu thêm:
    1. Về trách nhiệm giải quyết: Nơi chịu trách nhiệm trực tiếp là Đơn vị A nơi đã ký HDLD, luật lao động quy định rõ nghĩa vụ người sd lao động:
    Điều 7
    1- Người lao động được trả lương trên cơ sở thoả thuận với người sử dụng lao động nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định và theo năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc;
    Điều 8
    3- Người sử dụng lao động có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng lao động,
    B không ký HĐL và là đơn vị phụ thuộc cấp dưới, như một phòng ban của đơn vị A nên không có thẩm quyền giải quyết ( đây là kết luận theo những gì bạn trình bày).
    Luật lao dộng còn một quy định tương tự nhưng trong trường hợp này B là cai thầu, không biết B của bạn có tính chất như vậy không? nhưng là ai đi nữa NLD vẫn được bảo vệ quyền lợi, xem thêm dưới đây:
    Điều 65
    1- Nơi nào sử dụng người cai thầu hoặc người có vai trò trung gian tương tự thì người sử dụng lao động là chủ chính phải có danh sách và địa chỉ của những người ấy kèm theo danh sách những người lao động làm việc với họ và phải bảo đảm việc họ tuân theo quy định của pháp luật về trả công lao động.
    2- Nếu người cai thầu hoặc người có vai trò trung gian tương tự trả thiếu hoặc không trả lương và không bảo đảm các quyền lợi khác cho người lao động, thì người sử dụng lao động là chủ chính phải chịu trách nhiệm trả lương.
    2. Về trả lương chậm:
    Luật nói vô cùng rõ, không có gì phải bàn cãi:
    Điều 59
    1- Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng thời hạn và tại nơi làm việc.
    Trong trường hợp đặc biệt phải trả lương chậm, thì không được chậm quá một tháng và người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất tiền gửi tiết kiệm do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm trả lương.
    3. Về phần thưởng ngoài lương: nếu có quy định trong quy chế thì A phải làm theo quy định đó (nghĩa là trường hợp của bạn nếu cuối năm mà hết tiền thì đương nhiên không được thưởng)
    Điều 63
    Các chế độ phụ cấp, tiền thưởng, nâng bậc lương, các chế độ khuyến khích khác có thể được thoả thuận trong hợp đồng lao động, thoả ước tập thể hoặc quy định trong quy chế của doanh nghiệp.
    Điều 64
    Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định sau khi tham khảo ý kiến Ban chấp hành công đoàn cơ sở.
    4. Việc cần làm: Bạn có đầy đủ căn cứ pháp lý đòi quyền lợi, nhưng ngoài luật ra, việc đòi trên thực tế là cả một sự chuẩn bị chu đáo để vừa đc việc vừa tránh hậu quả. Nên gặp công đoàn A, B trước bày tỏ nguyện vọng, họ phải biết để ủng hộ bạn chuyện này, họ phải là người đi cùng bạn trong chuyện này. Nếu không được, gạp nhân sự B và A để trình bày. Nếu làm căng cần cân nhắc việc đối đầu có bất lợi không. Việc giải quyết sẽ theo trình tự hòa giải tại ban chấp hành công đoàn cơ sở, ko dc thì phòng LDTBXH quận, ko dc nữa thì ra tòa án.
  3. nguyenphanth8380

    nguyenphanth8380 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2007
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    cảm ơn bác justice_more về những căn cứ pháp lý mà bác nêu ra cho e.
    Cái khó là ở chỗ: Mặc dù kí hợp đồng và làm việc cho đơn vị A, nhưng bọn e vẫn bị đối xử theo 1 chế độ riêng vì lý do họ đưa ra là (nhóm người này thuộc đơn vị B được bàn giao nguyên trạng từ 1 đơn vị C sang đơn vị A, tiền cũng được BTC cấp thẳng xuống đơn vị B nên đơn vị B tự chi trả, A k tuyên bố thẳng nhưng gần như nói là không có trách nhiệm gì hết.
    Thanks bác nhìu. e sẽ nghiên cứu thêm và bàn bạc cùng mọi người để tìm cách giải quyết thế nào cho hợp lý hợp tình.

Chia sẻ trang này