1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Làm thế nào để có thể trở thành một nhà Kim Dung học kiểu Việt Nam

Chủ đề trong 'Kiếm hiệp cốc' bởi Katjusha, 15/02/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Katjusha

    Katjusha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2003
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    Làm thế nào để có thể trở thành một nhà Kim Dung học kiểu Việt Nam

    Đây là bốn bước cơ bản để biến một người đọc bình thường như chúng ta trở thành một nhà Kim Dung học kiểu Việt Nam:

    Bước 1: Đọc thật nhiều truyện chưởng của Kim Dung và cố gắng nhớ được càng nhiều chi tiết càng tốt. Ai mà hồi bé giỏi các môn học thuộc lòng, các môn học vẹt gì không phải lo lắng gì khi tiến hành bước này.

    Bước 2: Sưu tầm một vài cuốn sách triết lý, cố gắng chọn những cuốn có gắn với tên tuổi những triết gia lớn (Freud chẳng hạn) và đọc qua một lần. Đọc mà có không hiểu thì cũng không sao, điều quan trọng nhất là nhớ được cái tên ông triết gia đó và cái tư tưởng chủ đạo của ông ta (cái này có thể tìm thấy trong phần "Lời nói đầu" hoặc ở gáy bìa sau của cuốn sách).

    Bước 3: Đây là bước đòi hỏi trí não phải vận động nhiều nhất: hãy nghĩ ra một vài nhận xét của chính bạn (cái này thì không thể đi quay cóp ở đâu được). Những nhận xét của bác cho dù có quái đản một tí thì cũng không hề gì. Có những người còn đưa ra nhận định kỳ quặc như là Mục Niệm Từ thì mưu mô xảo quyệt hơn... Triệu Minh, Nhạc Linh San yêu Lệnh Hồ Xung hơn yêu... Lâm Bình Chi, mang vợ vào núi sống thì anh hùng hơn là...xả than giữ nước.v.v... mà vẫn được thiên hạ ca ngợi ầm ầm là Nam Quốc Đệ Nhất Kim Dung Học Giả đó thôi.

    Bước 4: Đây là bước bạn tổng hợp những gì đã đạt được từ ba bước kia để viết thành những bài "nghiên cứu". Công thức rất đơn giản:
    60%-70% lấy từ bước thứ nhất (tức là trần thuật hoặc tóm tắt lại những gì mình đã đọc được).
    5%-15% lấy từ bước thứ hai (tức là viết lại , nếu ngại thì copy thẳng từ sách cũng được, vài ba câu về mấy thuyết Phờ Rớt Phờ Rách).
    15%-30% lấy từ bước thứ ba.
    Đem những thành phần trên cho vào chậu nhào thành một hỗn hợp rồi lấy hỗn hợp này bôi lên giấy, gửi cho nhà xuất bản (nhớ gửi kèm theo cả tiền để trang trải chi phí giấy mực nếu "tác phẩm" được in, và cũng đừng dại gì mà gửi nó đến những nhà xuất bản lớn, có uy tín).
    Một điều cũng rất quan trọng là bạn nhớ phải đặt tên cho "tác phẩm" của mình. "Kim Dung giữa đời tôi" đã có người chọn rồi nên bạn phải lấy tên nào đó khác đi, ví dụ "Kim Dung đầu đời tôi", "Kim Dung cuối đời tôi" không thì "Tôi giữa đời Kim Dung" cũng được.


    Ai muốn làm nhà Kim Dung học kiểu Việt Nam mời bạn làm theo những bước trên và chúc bạn thành công. Còn ai không muốn thì hãy cứ đọc Kim Dung và vui với niềm vui, buồn với nói buồn của nhân vật và cười vào mặt của những kẻ ăn tục nói phét

    Được katjusha sửa chữa / chuyển vào 18:14 ngày 15/02/2004

    Được katjusha sửa chữa / chuyển vào 18:16 ngày 15/02/2004
  2. Thieu_iot

    Thieu_iot Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.998
    Đã được thích:
    0
    Thật ra, thể loại Kim Dung học như Ka chiu sa cô nương nói không chỉ có ở Việt Nam đâu. Đọc những tác phẩm bàn về Kim Dung của những nhà "Kim Dung học" người Hồng Kông Đài Loan như Ôn Thuỵ An hay Nghê Khuông, ta cũng có thể nhận ra rằng các tác giả gần như cũng đi theo công thức 4 bước mà cô nương đã nêu.
    Trong thời đại báo chí và xuất bản phát triển như hiện nay, việc một ai đó viết về một cái gì đó dù không đặc sắc lắm mà vẫn được xuất bản, được đăng tải trên báo nọ tạp chí kia cũng chỉ là bình thường thôi mà. Vấn đề là công chúng đón nhận các tác phẩm không đặc sắc ấy ra sao. Nếu trình độ của công chúng không thấp thì họ sẽ coi những tác phẩm kia là một cái để tham khảo, để đọc và biết thêm từ đó được chừng nào hay chừng ấy. Vị thế của người viết sách vì thế cũng không phải thần thánh cao xa gì lắm.
    Nếu trình độ của công chúng không cao, họ sẽ coi cái tác phẩm thật ra chỉ có ưu điểm là viết ít sai chính tả, sai ngữ pháp và không vi phạm đường lối chính trị thuần phong mỹ tục gì đó kia là sách gối đầu giường, là đại tác phẩm, và cùng với nó mỗi lời của tác giả sẽ trở thành khuôn vàng thước ngọc. Đấy, tóm lại là do người đọc nữa!
    Từ giờ đừng hòng bà ngồi lên đùi mày

Chia sẻ trang này