1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Làm thế nào để khắc phục được ô nhiễm dioxin nhỉ!!!

Chủ đề trong 'Hoá học' bởi Gent, 04/05/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Gent

    Gent Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/01/2003
    Bài viết:
    408
    Đã được thích:
    0
    Làm thế nào để khắc phục được ô nhiễm dioxin nhỉ!!!

    Chào cả nhà hoá học???
    (Không biết có phải là box hoá học không nữa)

    Dioxin hiện tại còn ô nhiễm rất nặng ở những vùng bị rải chất độc da cam ở Việt Nam.
    Các bạn có thể vào đây xem bài bào về đioxin

    http://www.ttvnol.com/forum/t_186478/?0.8150313

    Quá trình phân huỷ dioxin trong tự nhiên rất chậm nên có thể nói là đioxin khá bền vững do vậy mà sau 30 - 40 năm mà hàm lượng của nó trong đất và nước ở các khu vực do Mỹ thả chất độc vẫn còn rất cao. Tác hại của dioxin với sức khỏe con người thế nào chắc là tất cả chúng ta đều biết. Gần 5 triệu người Việt Nam đã bị ảnh hưởng bởi chất độc màu da cam này và không chỉ có vậy mà còn nhiều thế hệ tiếp sau nó vẫn tiếp tục bị ảnh hưởng. Dioxin vào cơ thể con người không còn đơn thuần là do con người hít phải trong chiến tranh mà ngày nay nạn nhân dioxin chủ yếu do day chuyền thức ăn. Chính vì vậy mà có phân tích đã cho thấy không chỉ hàm lượng dioxin trong cây, động vật mà cả ở người tại những khu vực ảnh hưởng đều vượt ngưỡng cho phép rất cao.

    Mục đích của tôi là chúng ta có thẻ trao đổi lam thế nào có thể loại bỏ dioxin ra khỏi đất và nước???? Mọi ý tưởng rất có thể trở thành hiện thực và biết đâu một trong đó lại là cứu cánh cho nhiều thế hệ nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam.

    Nào các nhà hoá học tương lai

    THUC GIA THI BAO VO THUC GIA THI THAO
  2. tucurie

    tucurie Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    564
    Đã được thích:
    0
    Cái này,báo cáo bác,tôi cũng đã trăn trở rất nhiều rồi,nhưng vẫn chưa ăn thua gì cả. Mấy lần tôi định điều chế Dioxin để thử vài phát xem làm cách nào để làm giảm hoặc mất hoạt tính của nó không,nhưng chưa làm được.Lần nào vào phòng thí nghiệm cũng có thầy giáo nên chả lần nào thành công.Bác có tí Dioxin nào không,gửi cho tôi thử cái!
    À mà bác có cao kiến gì chưa?
    Tucurie

    Được tucurie sửa chữa / chuyển vào 18:47 ngày 04/05/2003
  3. Gent

    Gent Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/01/2003
    Bài viết:
    408
    Đã được thích:
    0
    [[/quote]
    Cái này,báo cáo bác,tôi cũng đã trăn trở rất nhiều rồi,nhưng vẫn chưa ăn thua gì cả. Mấy lần tôi định điều chế Dioxin để thử vài phát xem làm cách nào để làm giảm hoặc mất hoạt tính của nó không,nhưng chưa làm được.Lần nào vào phòng thí nghiệm cũng có thầy giáo nên chả lần nào thành công.Bác có tí Dioxin nào không,gửi cho tôi thử cái!
    À mà bác có cao kiến gì chưa?
    [/quote]
    Ồ thế vậy àh, dioxin thì mình cũng chưa thử nhưng mà đang có ý định làm thesis về nó đấy (có thể là biodegradation hoặc bioremediation). Có điều là Prof chưa đồng ý vì ông ấy không muốn làm cái đó.
    Dioxin thì có thể dùng tạm 2.4D để làm cũng được, còn gửi cho bạn kiểu gì nhỉ?? Qua e_mail chăng hay là qua airmail (mà qua airmail thì sợ là bọn hải quan lại tưởng là khủng bố thì tèo )
    Try lần nữa xem nhưng khi làm về nó thì cẩn thận giùm nhé, không nhỡ có làm sao thì ........... chẳng biết
    THUC GIA THI BAO VO THUC GIA THI THAO
  4. Dioxyl

    Dioxyl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2003
    Bài viết:
    236
    Đã được thích:
    0
    Phản đối phản đối!!! Sao mọi người lại hùa nhau để "diệt" tui nhỉ? Tui làm nên tội cơ chứ? Cũng chỉ tại loài người các anh ham chiến tranh, chém giết ... tui cũng chỉ là thứ bị các anh lợi dụng thôi. Tui cũng sinh ra từ H, C, Cl ... như ai, vốn đâu phải để phục vụ cho những mục đích xấu của loài người các anh. Cha tôi khi sinh ra tui đã hi vọng nhiều .... nhiều lắm ,mong tui sẽ thành người có ích,sẽ diệt được nhiều loài cỏ giúp các bác nông dân. Có ai ngờ một ngày kia tui lại bị trở thành kẻ huỷ diệt thế giới, bị mọi người ghét bỏ ... Tui ra thế này cũng là do các anh hết. Vậy sao lại muốn diệt tui? Tui không có quyền sống
    sao???!!!
  5. tucurie

    tucurie Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    564
    Đã được thích:
    0
    Em vừa kiếm được ít thông tin về chất độc và Dioxyl này.
    Scr: http://www.tathy.com/thanglong/topic.asp?TOPIC_ID=4097
    A/ đại cương về chất độc hoá học
    1/Lịch sử về chất độc hoá học
    a-Đioxin từ thuốc diệt cỏ trong nông nghiệp
    Bắt đầu từ thế kỷ 19,những nhà khoa học Pháp đã sử dụng một loại hoá chất
    để diệt cỏ thúc đẩy nông nghiệp phát triển.Nhưng hoá chất này có tính rất
    độc hại,vì vậy họ không hề sử dụng rộng rãi.
    Vào những năm 1937-1938, một công ty hoá chất ở Mĩ đã phát hiện ra loại
    hoá chất diệt cỏ rất có hiệu quả,từ đó dẫn tới việc sử dụng rộng rãi thuốc diệt
    cỏ trong các nghề nông nghiệp ,lâm nghiệp và làm vườn trên thế giới. Hai loại
    hoá chất chủ yếu là 2,4D và 2,4,5T đã được sản xuất và sử dụng rộng rãi
    khắp Nam Mĩ, Bắc Mĩ, Tây Âu và Uc.
    Thuốc diệt cỏ và thuốc trừ sâu đóng một vai trò rất quan trọng trong cuộc
    cách mạng xanh trên nhiều nước.
    b-Chiến tranh hoá học , việc sử dụng thuốc diệt cỏ vào mục đích quân sự
    Một điều rất đơn giản là con người cũng như tất cả các loài động vật đều phải
    ăn để sống và hoạt động.Chính vì vậy các nhà quân sự học nói rằng, khi cắt
    nguồn lương thực của đối phương, sự đói khát sẽ làm giảm sức mạnh chiến đấu
    dẫn đến kém hiệu quả và mang lại chiến thắng cho đội quân của họ.Khi thuốc
    diệt cỏ phát triển, khối quân sự Tây Âu ngay lập tức đã nhận thấy rằng họ có
    thể sử dụng loại chất hoá học đầy hiệu quả này vào chiến tranh. Chất Dioxin
    đã được nghiên cứu vào những năm 1940, trong lúc thế chiến thứ 2 đang đi vào
    giai đoạn quyết liệt. Giáo sư Kraus, khoa trưởng khoa sinh vật trường đại học
    Chicago đã vô tình phát hiện ra những loại hormonoes có thể làm ngưng sự
    tăng trưởng của cây cỏ. Ông tìm thấy chất 2.4D rất thích hợp trong việc tiêu
    diệt cây cỏ trong vòng 24 đến 48 h.Ngay sau khi chiến tranh thế giới 2 chấm
    dứt, chất này được đem vào áp dụng tai Hoa Kỳ trong việc khai hoang cỏ dại
    hai bên đường giao thông và xe lửa.Ngoài ra hơn 7000 sản phẩm có thể sử
    dụng trong chiến tranh đã được tạo ra tại cơ sở nghiên cứu Fort Dietrick ở
    MarryLand,và lực lượng không quân Mĩ đã được chuẩn bị để có thể sử dụng
    thuốc diệt cỏ tiêu diệt hàng loạt các cánh đồng rộng lớn của 6 tỉnh Nhật Bản là
    Tokyo,Yokohama,Osaka,Nagoya,Kyoto và Kobe, nhưng do Nhật Bản đầu
    hàng nhanh chóng , kế hoạch này đã không bao giờ được thực hiện.
    Sau đó từ khong năm 1950, các nhà nghiên cứu thuộc Bộ quốc phòng Hoa Kỳ
    đã thành công trong tiến trình diệt cỏ dại nhanh hơn bằng cách trộn hoá chất
    trên với hoá chất 2,4,5T, và hỗn hợp này đã cho ra thế phẩm là Dioxin hay
    TCDD
    2/Dioxins áp dụng ở Việt Nam(1961-1972)
    a/ Mục đích rải thảm:
    -Làm rụng lá cây để bảo vệ những vùng quanh trại căn cứ Mĩ, tránh những cuộc tấn công bất ngờ của quân du kích.
    -Rụng lá cây tại khu vực Mĩ cho rằng đó là nơi tập kết của quân đội Việt Nam
    đi từ ngoài Bắc vào
    -Rụng lá cây hai bên dọc đường giao thông, nhằm mục đích giảm thiểu những đợt tập kích của quân du kích.
    -Rụng lá tại những vùng có doanh trại , kho thóc, kho vũ khí của quân du kích để máy bay trinh sát Mĩ tiện quan sát, theo dõi.
    - Phá hoại mùa màng của quân du kích.
    Chính vi` vậy mà Bộ quốc phòng Mĩ đã thống nhất sử dụng chất diệt cỏ và rụng lá trong chiến tranh Việt Nam trong kế hoạch rải thảm tại chiến trường Đông Nam A''. Có tới 18 cuộc thử nghiệm đã được tiến hành tại Thái Lan cũng như ở các nứớc khác .Chất diệt cỏ được đưa vào Việt Nam vào tháng 7/1961.
    b/Tình hình rải thảm:
    Tháng 11/1961, Tổng thống John. F. Kenedy đã ra quyết định sử dụng chất hoá học diệt cỏ để phá hoại cả mùa màng và di thực vật tự nhiên ở Việt Nam nhằm cắt đứt sự cung cấp lương thực của các lực lượng cộng sản ở Việt Nam và các tuyến đường xâm nhập. Trong vòng 10 năm sau đó nhiều loại chất độc diệt cỏ từ nhiều căn cứ khác nhau đã được rải khắp đất nước kể từ Nam vĩ tuyến 17. Theo các tài liệu tin tức có liên quan của quân đội Mỹ trong hai quyển " Băng rải chất diệt cỏ-Herb tapes( BR) " và " Các dịch vụ băng rải chất diệt cỏ-Service herb tapes(vụ BR) " có các số liệu được coi là chính xác về số lượng và địa điểm các vùng bị rải.
    Ta có các thông số sau:
    Các chất đã rải tại miền Nam Việt Nam- số lần lượng rải(galons)
    Tài liệu Da cam Tím Xanh Trắng Không tên
    BR 3715 --- 641 1787 ----
    10,6 --- 1.2 5,3 ----
    vụ BR 596 87 342 407 949
    0,7 0,003 0,1 0,2 0,6
    Tổng cộng 4311 87 983 2194 949
    11,3 0.003 1,3 5,5 0,6
    Sự phân bố chất độc màu da cam theo các tỉnh
    Tỉnh Phi vụ Số % tổng số chất độc
    Phước Long 404 6
    Thừa Thiên 606 9
    Bình Định 558 6
    Long Khánh 502 5
    Tây Ninh 473 4
    Quảng Nam 373 4
    Biên Hoà 366 3
    Bình Dương 357 3
    Quảng Trị 347 4
    Kon Tum 311 3
    Đây chính là 10 vùng bị rải nặng nhất, hứng chịu 47% tất cả lượng chất độc
    màu da cam được rải. Từ năm 1961 đến năm 1972, Mĩ đã rải 72 triệu lít thuốc
    diệt cỏ, trong đó có 170 kg Dioxin nguyên chất,khoảng 11,6% miền Nam Việt
    Nam bị rải chất độc hoá học,rừng ruộng động vật, cây cối đều hứng chịu những
    đợt rải suốt từ năm 1961 đến năm 1972, trong đó :
    +Vùng rừng bị rải nặng(21,54%) : nơi gần biên giới Việt- Lào, Việt- Campuchia
    nơi tập kết lực lượng quân sự miền Bắc sau khi đi dọc theo đường mòn Hồ
    Chí Minh. Nơi rải nặng nhất là A Sầu, A Lưới( Bình Trị Thiên),tỉnh Tây Ninh,
    tỉnh Sông Bé.
    + Rừng đước, nơi quân miền Bắc có thể đổ bộ bằng tàu vào( đường biển Hồ
    Chí Minh) như rừng Sát, Cà Mau.
    + 40,35% rừng cao su bị rải: Mĩ muốn khai quang các vùng quanh thành phố
    để đề phòng các cuộc tấn công bất ngờ của quân du kích
    + Vùng cây lương thực: bị rải nặng vì Mĩ cho rằng nhân dân trồng cây là để
    cung cấp thức ăn cho quân giải phóng(38%).
    c/ Các loại chất độc hoá học Mĩ sử dụng chiến tranh Việt Nam:
    Các chất độc hoá học này được gọi theo màu của các băng màu nhận dạng sơn trên các thùng phi dung tích 55 galong(208 lít). Gồm có: chất tím, chất xanh lam, chất hồng, chất xanh lá cây, chất da cam 1 và 2, chất trắng, với thành phần chính là 2,4,5-T, 2,4-D,Picloram,Axít cacodylic và Natri cacodylate, ngoài ra còn có một tạp chất ngoài y'' muốn xuất hiện trong quá trình sản xuất là 2,3,7,8-TCDD,thờng gọi là Dioxin,một chất cực độc có khả năng gây ung thư,khuyết tật bẩm sinh, các vấn đề khác liên quan đến môi trường và sức khoẻ con người.
    1/2,4-D axit dichlorophenoxy axetic
    -Tinh khiết, không mùi, màu thay đổi từ trắng tới vàng, tan trong nước và các
    dung môi hưũ cơ
    Độc tính di truyền:có khả năng gây đột biến gen và đột biến NST
    Độc tính sinh sản và phát triển:không phải là tác nhân gây lên quái thai nhưng
    có tác động làm giảm tốc độ sinh sản và tăng khả năng tử vong.
    2,4,5-T axit trichlorophenoxy acetic
    - dạng tinh khiết, không mùi, màu từ trắng đến màu nâu nhạt, tan trong cồn,
    ít tan trong nước.
    -Độc tính: theo các thí nghiêm, chất này có khả năng gây quái thai ở chuột túi
    má, nhưng ở chuột nhắt thì không.
    Axit cacodylic:
    -Sử dụng để phá hoại ruộng lúa, dung dịch có tính ăn mòn nhẹ, màu xanh lam.
    Độc tính di truyền:gây đột biến ở vi khuẩn và các loài có vú
    Độc tính sinh sản và phát triển: cũng ở các nghiên cứu về loài chuột túi má ,
    biểu hiện giảm trọng lượng thai,giảm quá trình tạo xương,tăng tỷ lệ khe hở hàm,
    hàm nhỏ,giảm sn phôi và các di dạng khác, các hậu quả này chỉ xảy ra cũng
    với liều gây độc cho cơ thể mẹ.
    Picloram:-Không gây đột biến ở dạng di truyền
    - Không sinh quái thai, nhưng có sự ra tăng về tỷ lệ tật thừa xương sườn hai bên.
    Dioxin:- Đi vào miền Nam Việt Nam là tạp chất có trong chất da cam, ước tính khoảng
    170kg nguyên chất. Dioxin tồn tại rất lâu trong môi trường, là nguồn chính
    dẫn đến sự phi nhiễm của người thông qua thực phẩm.
    Chất này được sử dụng lần đầu tiên ở Việt Nam vào ngày 13/1/1962 trong
    chiến dịch RANCH HAND phát khởi từ Tân Sơn Nhất với mục tiêu quân sự là
    khai hoang các vùng rừng rậm ở miền Nam Việt Nam, để biến các vùng trên
    không còn là nơi thích hợp cho sự ẩn núp của Viêt Cộng. Chất này được sử
    dụng rộng rãi vào năm 1967-1968 và thực sự chấm dứt vào 30/6/1971.
    -Độc tính di truyền: Hiện tại vẫn chưa có kết luận chính xác
    -Độc tính sinh sản và phát triển:giảm khả năng sinh sản , giảm khả năng duy
    trì thai, gia tăng các bất thường phát triển ở các động vật thí nghiệm như
    thừa xương sườn, khe hở hàm, thận ứ nước, xuất huyết ruột non...
    Anh với em ừ thì cũng lạ
    Bồng bềnh cho tới mai sau
  6. tucurie

    tucurie Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    564
    Đã được thích:
    0
    B/ chất độc màu da cam. hậu quả để lại với thiên nhiên ,môi trường và con người.
    1/ Một số nghiên cứu đã được công bố
    a/ Các nghiên cứu về môi trường
    - Rừng: Trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam, theo điều tra của viện quy hoạch rừng ( Bộ Nông nghiệp và Công nghiêp thưc phẩm) thì tổng diện tích rừng bị rải là 3.104.000 ha rừng chiếm 18,7% diện tích tự nhiên miền Nam Việt Nam.
    Diện tích rừng bị rải ở nam Việt Nam
    Diện tích rải(ha)Trữ lượng gỗ(m3)
    Rừng nội địa2.954.000(95,2%) 60.330.000(72,8%)
    Rừng ngập mặn 150.000(4,8%) 22.500.000(27%)
    Tổng 3.104.00082.830.000
    Nhiều cánh rừng không có dấu hiệu phục hồi,hàng triệu ha rừng bị tàn phá mất cân bằng sinh thái,tổn thất rất lớn về tài nguyên gỗ, tài nguyên động vật rừng, đặc sản rừng.
    - Ðất: Ước tính? có khoảng 2.026.240 ha đất bị rải chất? độc hoá học tại miền Nam Việt Nam, trong đó đất canh tác chiếm 202.000 ha. Nhiễm chất độc hoá học,? chức năng bảo vệ và làm giàu chất dinh dưỡng cho đất bị mất, lũ lụt gây ra xói mòn, rửa trôi lớp đất dinh dưỡng trên bề mặt, làm cho đất trở thành nghèo kiệt, gây khó khăn cho việc phục hồi đất và đất rừng.Trong khi đất bị bào? mòn trên vùng cao thì ngược lại các dòng sông suối ở hạ lưu lại bị lấp dày, cản trở dòng chảy và lại càng làm cho nguy cơ lũ lụt tăng vào? mùa mưa, khô hạn cháy rừng vào mùa khô.
    Ngoài hoá chất diệt cỏ là chất chính, quân đội Hoa Kỳ còn rải xuống các đường mòn trong rừng nhiều thùng chất kích thích, gây ngạt thở và chảy nước mắt để cản trở bước hành? quân của quân đội Việt Nam, đến nay vẫn còn hàng ngàn thùng rải rác trong rừng, tiếp tục cản trở công việc trồng cây gây rừng, làm thuỷ lợi và gây nguy hiểm cho địa phương.
    -Thực phẩm: Từ năm 1973, một nhóm các nhà khoa học nước ngoài đã tiến hành một vài nghiên cứu tôm và cá từ sông Sài Gòn và sông Ðồng Nai, bên bờ biển tại Cần Giờ, kết quả cho thấy kết thúc chiến tranh, vẫn còn nồng độ Ðioxin cao trong nước ngọt và nước biển trong các sản phẩm tại Nam Việt Nam.Ðây chính là con đường lây nhiễm Ðioxin của những người dân không trực tiếp tiếp xúc với chất độc hoá học mà bị lây nhiễm qua đường thức ăn. Từ năm 1986-1990 gần 100 các loại thức ăn đã được phân tích cho thấy từ năm 1973 đến 1986 nồng độ Ðioxin đã giảm đi đáng kể, mặc dầu vẫn cao hơn miền Bắc, tuy nhiên nồng độ Ðioxin chỉ còn tương đương với các nước công nghiệp phát triển, theo được Tổ chức Y tế thế giới(WHO) đánh giá nguồn cung cấp lương thực thực phẩm ở Việt Nam là an toàn.
    Các mẫu đất được xét nghiệm cũng cho thấy nồng độ Ðioxin đang giảm dần, trừ một vài khu căn cứ quân sự của Mỹ thì tại các tỉnh bị rải nặng chất độc hoá học (CÐHH) như Tây Ninh, Sông Bé, Ðồng Nai, Quảng Trị, Thừa Thiên- Huế,tuy vẫn còn nồng độ cao hơn miền Bắc nhưng cũng chỉ tương tự như các nước? công nghiệp phát triển.
    Nồng độ Ðioxin giảm xuống đáng kể có thể là do thời gian trôi qua đã lâu điều kiện thời tiết miền Nam Việt Nam với những trận mưa nhiệt đới, lũ lụt liên tiếp xảy ra hàng năm và những tháng nắng chói chang, địa hình miền Nam với một dãy Trường Sơn chạy dài dọc đất nước, bên cạnh bờ biển Ðông. Các điều kiện trên đã góp phần làm cho Ðioxin phần thì bị phân huỷ, phần thì lại trôi ra biển Ðông, chôn vùi vào dưới các lớp phù sa, không còn tác hại nữa.
    Tuy nhiên, để có thể khắc phục hậu quả CÐHH Mỹ đã rải tại miền Nam Việt Nam , theo các nhà nghiên cứu, vẫn còn phải mất đến cả thế kỉ sau nữa.Hàng loạt các khu rừng trước kia là rừng nguyên sinh, nay vẩn là nhũng khu đồi núi trọc, những cánh rừng quý giá nay chỉ là những bãi rác thải, hàng loạt các động thực vật quý hiếm đã và đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.Biết bao căn hầm chứa CÐHH mà Mỹ định sử dụng trong chiến tranh Việt Nam, chưa kịp sử dụng thì? quân đội Việt Nam giành thắng lợi, những thùng chất độc này nằm lại đâu đó? trên mảnh đất Việt Nam, ắt theo thời gian sẽ " rỉ rả''? ngấm vào mạch nước? nguồn,phân bổ về các giếng nước, đi vào thức ăn thức uống của người dân, hay sự thiếu hiểu biết của người dân, đem ra làm phân bón ruộng ,bẫy chuột như một số trường hợp đáng tiếc đã xảy ra tại một số tỉnh, huyện còn sót lại CÐHH? là một mối đe doạ đối với cuộc sống nhân dân, mặc dù tác hại của chúng chưa bộc lộ hết nhưng về lâu dài, ắt sẽ là mối hoạ không thể lường,chắc chắn không kém nguy hiểm khi ta? so sánh chúng vởi những quả bom ,mìn sát thương còn nằm sâu? đâu đó trên những mảnh đất Việt? Nam.
    2/ Nghiên cứu về con người.
    Ngày nay, không ai trên thế giới nghi ngờ tác hại của Ðioxin với sức khoẻ của con người. Tổ chức Y tế thế giới WHO? đã thừa nhận Ðioxin là một chất gây ung thư cho người. Viện hàn lâm khoa học Mỹ đã thừa nhận nhiều loại bệnh do chất da cam? gây ra, danh sách các loại bệnh thường được bổ xung hai? năm một lần, nhìn chung những tác hại này thường được thể hiện như chứng đau bụng, nôn mửa choáng váng,đi ngoài ra? máu, ngạt thở, tức ngực,mê man bất tỉnh rồi chết, tuy nhiên đó chỉ là triệu chứng tức thời với hơn 2 triệu người bị nhiễm độc, trong đó có khoảng 3500 người là chết
    ngay, còn những người sống sót thì có biểu hiện nhức đầu, mất ngủ,mờ mắt, đẻ con quái thai, dị tật...
    Dưới đây là một số kết quả nghiên cứu tổng kết của một số các nhà khoa học trong các năm qua.
    a-/ Kết quả nghiên cứu tại viên 108
    Từ năm 1988-1990 viện quân y 108 và bộ môn dịch tễ trường đại học Y khoa Hà Nội đã cùng với UB10-80 nghiên cứu tình hình sức khoẻ bệnh tật , sức đề kháng, miễn dịch ở các cựu chiến binh(CCB) Việt Nam hoạt động? ở các vùng bị rải CÐHH? và tai biến sinh sản trong gia đình họ.Ðối tượng nghiên cứu là các CCB? đi miền Nam sống ở vùng bị rải hoặc bị rải trực tiếp, rồi phục viên trở về miền Bắc, nhóm chứng là các CCB hoàn toàn sống ở miền Bắc, kể cả sau khi phục viên. Ðối tượng chọn nghiên cứu gồm 1000 bệnh nhân, trong đó:
    + 523 bệnh nhân đi B đã có mặt tại vùng bị rải? CÐHH từ 1961-1972, thời gian sống ít nhất là 1 năm, từ 35 tuổi trở lên.
    + 477 bệnh nhân nhóm chứng, là quân nhân hoàn toàn ở miền Bắc từ khi sinh ra . Hai nhóm tương đương nhau về cơ số tuổi, tình trạng dinh dưỡng, các yếu tố như uống rượu , hút thuốc..Ðể số liệu sinh đẻ chính xác, cơ cấu tuổi của các người vợ cũng tương đương giữa hai nhóm
    Trong nhóm tiếp xúc CÐHH, chia ra thành 3 loại đối tượng
    + Tiếp xúc nhẹ: sống ở vùng bị rải dưới 5 năm, không bị rải trực tiếp
    +? Tiếp xúc vừa:sống ở vùng bị rải 5-10 năm, bị rải trực tiếp từ 1-2 lần
    + Tiếp xúc nặng:sống ở vùng bị rải 5-10 năm, bị rải trực tiếp hơn 2 lần
    Kết quả nghiên cứu cho thấy:
    Nhóm tiếp xúc co'' nhiều bệnh hơn hẳn nhóm chứng: trong 523 quân nhân? tiếp xúc có 2291loại bệnh, trung bình một người có? 4,38? bệnh. Trong khi đó 477 quân nhân nhóm chứng chí có 4161 loại bệnh, trung bình một người có 3,06 loại bệnh.
    -Tính theo mức độ tiếp xúc nặng nhẹ thì cũng có sự khác biệt? giữa quân nhân tiếp xúc nhẹ với quân nhân tiếp xúc nặng(4,06 bệnh so với 4,9 bệnh)
    -Tính theo từng loại bệnh thì có:
    +Nhóm bệnh thần kinh: ở lô tiếp xúc, 4 bệnh phổ biến hơn so với? chứng là: Hội chứng suy nhược thần kinh, rối loạn tiền đình, liệt dây thần kinh 7 và động kinh, sự khác biệt rõ nhất là sự suy nhược thần kinh ( 70,8%- 64,9%)
    +Nhóm bệnh đường tiêu hoá: cũng nổi lên 4 bệnh phổ biến hơn ở người tiếp xúc CÐHH so với chứng, đó là viêm đại tràng mãn, áp xê gan, xơ gan và sỏi mật
    + Nhóm bệnh tiết niệu sinh dục:Tính gộp cả nhóm tuy cao hơn ở lô tiếp xúc so với chứng, nhưng? không có ý nghĩa thống kê(17,6%-12,6%). Phân tích riêng từng bệnh ở lô tiếp xúc CÐHH? thì tỷ lệ vô sinh, viêm thận mãn, viêm tinh hoàn cao hơn lô chứng(6,74-3,33%;1,12-0,00%;2,25-0,00%). Ðáng lưu ý là vô sinh xuất hiện từ nam giới tiếp xúc CÐHH.
    + Nhóm bệnh đường hô hấp: hai lô ngang nhau,tuy nhiên ở lô tiếp xúc? có nhiều viêm họng mãn, viêm xoang mãn và viêm thanh quản hơn lô chứng, bệnh về đường hô hấp cũng được nêu lên ở các? đơn vị hải quân Mỹ đóng ở các vùng rải CÐHH so với những đơn vị đóng ở vùng khác
    +Nhóm bệnh ung thư: tỷ lệ ung thư các loại có cao hơn ở? nhóm tiếp xúc so với nhóm chứng(14,5%-11,7%), cũng không có ý nghĩa thống kê.? Tuy nhiên nếu phân? tích vào từng loại thì tỷ lệ chênh lệch thấy rõ ở các loại ung thư vòm họng, bệnh bạch hầu cấp và mãn, ung thư trung thất,
    ung thư phổi, ung thu gan và u bàng quang. Sự khác biệt rõ nhất là ung thư vòm họng và bệnh bạch cầu ác tính.
    - Tình hình sinh đẻ ở gia đình có người tiếp xúc CÐHH:ở? nhóm chứng, mỗi người? có 3,8 lần thai so với 3,5 lần ở? nhóm tiếp xúc., trong đó tỷ lệ? sống thai là 93,11% ở nhóm chứng và 89,97% ở nhóm tiếp xúc
    - Tình hình tai biến sinh sản: ta so sánh tỷ lệ sảy thai trước và sau khi đi B của??? các quân nhân ta có ở 87 quân nhân mà vợ đã có thai và sinh đẻ trước khi chồng đi B thì 122 lần tai biến sinh sản thì có 74% sảy ra sau khi đi B và 26% sảy ra trước khi đi B.???
    - Tình hình di tật bẩm sinh: ở nhóm? tiếp xúc cao hơn hẳn lô chứng, 0,76%? trên lần thai và 2,67% trên,đầu người so với 0,16%, 0,63% ở lô chứng .Những dị tật bẩm sinh(DTBS) thường thấy là? sứt môi, hở hàm ếch, thừa thiếu ngón tay,khoèo chân tay,câm điếc bẩm sinh, lác......
    -Tổng kết: kết quả nghiên cứu đã? đưa ra kết quả? tương đối chính xác so với các kết quả của các nhóm nghiên cứu khác , điều này cho thấy rõ? hậu quả? hiện thời và lâu dài của CÐHH lên cơ thể người? .
    Hiện nay, chính sách dành cho các CCB Việt Nam bị ảnh hưởng của chất độc màu da cam vẫn chưa thể coi là thoả đáng, chính những nghiên cứu này? đã và đang góp? phần? mang lại cho nhưng quân nhân hiện? đang? đau đớn với hậu quả chất độc màu da cam quái ác một phần nào chia sẻ, đó là nghĩa vụ và cũng là trách nhiệm đối của chúng ta.
    b/Các kết quả nghiên cứu tại các vùng bị nhiễm CÐHH:
    Ðộ bền của Ðioxin rất cao, chỉ bị phân huỷ khi nhiệt độ lên quá 800độ C , chỉ tan trong mỡ. Ðioxin có khả năng xâm nhập qua da và nhất là qua dây chuyền thực phẩm( trên 95% qua thịt, cá, sữa....)Theo nghiên cứu của tiến sĩ Schecter, trong những xét nghiệm mới của dân cư sống gần hoặc ngay tại nơi bị rải chất độc màu da cam, kể cả đối với những nhóm dân cư không trực tiếp tiếp xúc với hoạt động rải chất độc của Mỹ thì hàm lượng Ðioxin vẫn tăng lên một cách đáng báo động.Những người dân sống tại các khu vực có rải chất độc này đang hàng ngày? sử dụng các thực phẩm trồng cấy trên đất bị nhiễm độc, uống nước đã bị nhiễm độc và ăn thức ăn của động vật đã bị nhiễm Ðioxin.
    - Tại Biên Hoà, nơi có khu căn cứ quân sự trước kia của Mỹ, thì trẻ em ra đời sau chiến tranh và người miền Bắc mới chuyển vào sinh sống từ sau khi thống nhất đất nước đều có lượng Ðioxin trong máu cao gấp 10 lần so với dân cư tương ứng ở thành phố Hà Nội., những phát hiện đã cho thấy họ bị lây nhiễm qua con đường thực phẩm.
    -Tại thung lũng A? Lưới ( Thừa Thiên- Huế),hậu quả của chất độc màu da cam? chưa có xu hướng ngưng giảm, phủ lên mọi gia đình người dân nơi đây là nỗi lo lắng mỗi khi phụ nữ chuẩn bị sinh con, những đợt điều tra dịch tễ học của sở y tế tỉnh Thừa Thiên Huế cho thấy tỷ lệ tai biến sinh sản và DTBS của A? Lưới rất cao, tại những thôn bản gần điểm nóng A? So ( sân bay quân sự cũ của Mỹ) từ ba bốn thế hệ gần đây, nhiều đứa trẻ sinh ra không có mũi , không có môi.... nhiều em ngớ ngẩn, thiểu năng tinh thần.Những đứa trẻ sinh ra đã được thừa hưởng chất độc của bố, mẹ có ở trong máu, trong sữa, khi lớn lên, chúng sẽ lại tiếp tục truyền cho đời con, đời cháu....các nạn nhân của chất độc màu da cam có thể còn kéo dài? đến những năm 40-50 của thế kỉ 21.
    Việt Nam ước tính có khoảng hơn 1 triệu nạn nhân chất độc màu da cam, trong đó có đến hơn 300 nghìn? trẻ em phải chịu ảnh hưởng của chất độc? quái ác này. Tại nhà hộ sinh bệnh viện phụ sản Từ Dũ, nơi chứng kiến nhiều nhất và khủng khiếp nhất về dư âm chất độc màu da cam. Tại đây, các bào thai bị dị tật do ảnh hưởng của chất độc màu da cam đã được ngâm trong các bình có chứa dung dịch tẩy trùng(formalin).Nhưng từ lâu, bệnh viện Từ Dũ không còn đủ kinh phí trang bị các bình và mua các dung dịch tẩy trùng để lưu trữ số tiêu bản ngày càng nhiều, các tiêu bản có hình hài cơ thể dính đôi và ba, trên mặt phát hiện các triệu chứng phát triển ung thư và các loại dị dạng khủng khiếp khác. Bác sĩ Nguyễn Ngọc Phượng, giám đốc bệnh viện cho biết có hơn 2% trẻ sơ sinh bị dị tật và rất ít sống sót, cũng tại đây, tỷ lệ đẻ non lên tới 18%, hơn gấp đôi trung bình? cả nước.
    Anh với em ừ thì cũng lạ
    Bồng bềnh cho tới mai sau
  7. tucurie

    tucurie Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    564
    Đã được thích:
    0
    Hậu quả của chất độc Da cam: http://www.photo.net/photodb/folder?folder_id=233567
    Anh với em ừ thì cũng lạ
    Bồng bềnh cho tới mai sau
  8. tucurie

    tucurie Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    564
    Đã được thích:
    0
    Tiếp này:
    c/ Chất độc màu da cam -trách nhiệm của Mỹ
    Diamond Alkali Co. ở Newark là công ty sản xuất và cung cấp dioxin cho quân đội Hoa kỳ. Ngay sau khi sản xuất ?ođại tra?ø, trên 50 công nhân đã có chỉ dấu về bịnh ngoài da do bác sĩ Brodkin, khoa trưởng về bịnh ngoài da ở đại học New Jersey báo động, nhưng thời bấy giờ việc nầy đã không gây được sự chú ý nào cả. Sau đó ông còn khám phá có một số công nhân của hảng mà gan đã bị ảnh hưởng vì tác động của dioxins. Mãi đến năm 1983, cơ quan EPA 1Hoa kỳ mới bắt đầu cho thử nghiệm các vùng đất chung quanh khu sản xuất và khám phá ra rằng dioxin đã hiện diện trong đất với hàm lượng cao hơn tiêu chuẩn cho phép. Điều nầy khiến cho Thống đốc New Jersey phải ra lệnh di tản dân chúng sống trong phạm vi đường kính 600 thước chung quanh nhà máy.
    Ảnh hưởng Dioxin lên cựu chiến binh Hoa kỳ
    Cho đến hôm nay, sau khi thử nghiệm trên hơn 200.000 cựu chiến binh Hoa kỳ đã từng chiến đấu tại Việt Nam, các triệu chứng do dioxin ảnh hưởng lên con người được ghi nhận như sau: 1- Da và gan bị nhiễm trước tiên; 2- Sau đó các mô mềm như phổi và bao tử có thể có những chỉ dấu ung thư; 3- Lượng dioxin trong của các cựu chiến binh trên vượt quá 50 phần ức/mL
    (10 -12 ) và con cái của họ chiếm tỷ lệ cao về dị dạng ở tay và chân. Tuy nhiên chính phủ Hoa kỳ vẫn chưa chịu công nhận các triệu chứng trên có liên quan đến chất độc màu da cam.
    Mãi đến 1990, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Hoa kỳ mới công bố rằng cựu chiến binh Hoa kỳ đã từng chiến đấu ở Việt Nam có nguy cơ bị bịnh non-Hodgkin lymphoma nhưng vẫn tiếp tục phủ nhận nguy cơ nầy gắn liền với chất độc dioxin. Sau cùng trung tâm nầy tuyên bố chấm dứt các cuộc nghiên cứu về ảnh hưởng của chất độc màu da cam ở Việt Nam.
    Tuy nhiên, chính phủ liên bang Hoa kỳ đã đồng ý bồi thường cho các cựu quân nhân và gia đình vướng phải chứng bịnh trên Gần đây nhất, báo cáo ?o Cựu chiến binh và Chất độc màu da cam, Cập nhật năm 2000? (Veterans and Agent orange, Update 2000) do Hertz-Picciotto, giáo sư đại học North Carolina trình bày có nêu rõ những hệ lụy của các chất diệt cỏ dại ở Việt Nam. Báo cáo cũng đã tái xác nhận các kết quả nghiên cứu liên quan đến việc xâm nhập các thuốc trên vào những mô mềm trên cơ thể con người. Đối với các trẻ sơ sinh, con của các cựu chiến binh đã từng tham dự vào cuộc chiến ở Việt Nam, ảnh hưởng của chất độc trên được ghi nhận vào thời kỳ phát triển của cơ thể trẻ em. Tuy nhiên, báo cáo cũng nhận định là không đủ dữ kiện để đưa ra kết luận chắc chắn về các hệ quả trên.
    Viện Hàn lâm Y học quốc gia Hoa Kỳ công bố các bệnh có đủ bằng chứng (4 bệnh) là do tiếp xúc với chất da cam. Các bệnh có bằng chứng hạn chế (6 bệnh và nhóm bệnh). Ngày 28.5.1996, Tổng thống Bin Clintn đã tuyên bố công nhận tác hại của chất da cam và thừa nhận thêm một số bệnh do chất da cam (ung thư tiền liệt tuyến, rối loạn thần kinh, bệnh gan, thần kinh ngoại vi, gai đôi cột sống). Các cựu chiến binh Mỹ bị bệnh tiểu đường và ung thư tiền liệt tuyến do tiếp xúc chất da cam trong chiến tranh đã thắng kiện tại Toà phúc thẩm bang San Francisco trong việc đòi Chính phủ liên bang phi tr phúc lợi tàn tật. Được biết số tiền phúc lợi tàn tật bổ sung cho các nạn nhân này lên đến 24,5 triệu USD. ởNhư vậy, có thể phân biệt được hậu qu của tiếp xúc HCBVTV kéo dài với tác hại của chất da cam/dioxin. Những người VN tiếp xúc với chất da cam/dioxin còn nhiều và kéo dài hn so với các cựu chiến binh Mỹ. Không chỉ thế, họ còn phi chịu đựng nhiều các yếu tố khác. Bệnh cnh của nạn nhân CĐDC ở VN đa dạng và nặng nề hn nhiều? Mặc dù các nhà khoa học của Việt Nam và nhiều nước khác trên thế giới, kể c Mỹ, Nhật, ý? đã đưa ra rất nhiều bằng chứng nghiên cứu khoa học chứng minh sự liên quan giữa CDC/Dioxin đến con người và môi trường, song Mỹ dường như vẫn "im hi lặng tiếng", thậm chí còn phủ nhận điều này. Cho đến năm 1998, mỹ vẫn cho rằng Việt Nam "chưa làm được gì" trong vấn đề nghiên cứu về CDC/Dioxin vì Mỹ vẫn chưa công nhận một điều gì về nh hưởng của CDC/Dioxin đối với con người và môi trường Việt Nam (trong khi đó, trước làn sóng phn đối mạnh mẽ của những cựu chiến binh Mỹ đã chiến đấu ở miền nam Việt Nam đòi Mỹ phi có trách nhiệm đối với những hậu qu về sức khoẻ của họ do phi tiếp xúc với CDC/Dioxin trong chiến tranh Việt Nam, Mỹ đã phi bỏ ra một số tiền không nhỏ để chữa bệnh và đền bù cho họ). Tuy nhiên, đến năm 2000, phía Mỹ đã có những dấu hiệu thay đổi tích cực về vấn đề này. Trong chuyến sang thăm Việt Nam vào năm này, Tổng thống Mỹ Bin Clintn lúc đó đã nói lời xin lỗi nhân dân Việt Nam và hứa sẽ cùng Việt Nam bắt tay vào việc nghiên cứu, khắc phục nh hưởng của CDC/Dioxin lên c thể con người và môi trường Việt Nam. Tháng 8/2000, cùng với Hội tho Dioxin hàng năm do Tổ chức Y tế thếCuộc chiến tranh do Mỹ gây ra ở Việt Nam là phi lý, sai trái với luật pháp quốc tế. Cần phi nói thẳng vấn đề này, nếu không những cuộc chiến tranh lại tiếp tục diễn ra và những người ngần ngại nói về vấn đề này sẽ lại đến lượt được hưởng hậu qu của cuộc chiến tranh đó. Cựu chiến binh Mỹ Church Searcy ?" thành viên Ban tổ chức hội nghị thẳng thắn nói: ?oSự quay lưng của Mỹ đối với hậu qu chiến tranh đã làm cho nhiều người phẫn nỗ?. Bà Dian Fox ?" nhà nghiên cứu về Việt Nam đã nhận xét: ?oCác sinh viên Mỹ đã sững sờ và ngỡ ngàng khi xem những bộ phim nói về chiến tranh của Mỹ đã gây ra ở Việt Nam. Vì thế phi nói lên sự thật để họ hiểu đúng về quá khứ Sutton và Thomas Corey, Chủ tịch Hội cựu chiến binh Mỹ tham chiến ở Việt Nam cho rằng thật khó nói số tiền bồi thường bao nhiêu mới là tho đáng, nhưng hai Công ty sn xuất hoá chất là Dow Chemical và Mosanto đã bồi thường 184 triệu đôla cho các cựu chiến binh Mỹ vào năm 1984. Nhưng những nhà khoa học Washington cho rằng cần phi có kết luận khoa học về chất da cam/dioxin gây dị tật bẩm sinh và các bệnh khác, và cần thêm nhiều năm để làm sáng tỏ vấn đề này. C quan bo vệ Môi trường và Viện nghiên cứu sức khoẻ môi trường Hoa Kỳ đã nói rằng cần phi xem xét và hồi cứu lại các nghiên cứu khoa học của Việt Nam. 400 ngàn đôla cho nghiên cứu tập trung vào việc xét nghiệm các mẫu đất và bùn. C quan bo vệ môi trường Hoa Kỳ đưa ra một số tư vấn trong lĩnh vực tẩy độc, nhưng không đ động gì đến việc tham gia của Hoa Kỳ vào chưng trình tẩy độc này.
    Các thành viên của Hội cựu chiến binh Mỹ bổ sung rằng nghiên cứu đó là cần thiết để ngăn ngừa sự lan to nhiễm độc của các "điểm nóng" và làm dịu bớt tác hại đối với sức khoẻ những người vốn đã ốm yếu. Corey tin tằng vấn đề bồi thường cho nạn nhân chất độc da cam Việt Nam cần sớm được Chính phủ Hoa Kỳ và hai Công ty sn xuất hoá chất Dow Chemical và Mosanto gii quyết./.
    Ngay từ năm 1950, ở xí nghiệp Boehringer (Hamburg, Đức), một bác sĩ khoa da đã nhận thấy tính độc của dioxin trên thân thể một vài công nhân bị sưng phồng kinh niên. Nhưng tính độc của dioxin bị giữ kín, vì vậy không ai được biết là ngành công nghiệp hoá vẫn tiếp tục sn xuất chất này, chỉ tới năm 1983, thuốc trừ cỏ- rụng lá loại da cam mới bị cấm sn xuất.
    Mặc dầu nhiều công trình nghiên cứu về dịch tễ trong khong hai năm 1993- 1994 đã chứng minh rõ ràng kh năng gây ung thư của dioxin, nhưng trong bn báo cáo năm 1994 của Viện hàn lâm khoa học Pháp vẫn khẳng định rằng ?ohiện nay không có một bằng chứng nào cho phép ta coi dioxin là một hợp chất nguy hiểm cho sức khoẻ của quần chúng?. Nhẹ dạ và/hay thiếu kh năng? Hay tệ hn nữa, thiếu trung thực? Năm 1974 Viện hàn lâm Mỹ (NAS) đã bác bỏ mọi hậu qu tai hại của chất diệt cỏ cho môi trường và con người. Bác sĩ G.Kistiakowsky, phó chủ tịch NAS, cựu cố vấn của tổng thống Eisenhower, là nhân vật duy nhất đã công khai phn đối kết luận này (trong một bài báo đăng trên tờ Washington). Năm 1971, Phòng bo vệ môi trường Mỹ (EPA) công nhận là 10 năm trước đã đánh giá quá thấp mức độ tai hại của dioxin?
    Trên thực tế, tỷ lệ chết vì ung thư phổi, ung thư hệ thống bạch huyết rất cao trong lính thuỷ đánh bộ Mỹ từng tham chiến ở VN. Tháng 5.1984, by công ty sn xuất thuốc diệt cỏ đã phi tr 180 triệu USD bồi thường cho các cựu chiến binh Mỹ bị nhiễm độc.
    Từ 1996, Uỷ ban xét lại hậu qu của chất da cam đối với cựu chiến binh, thuộc Viện Y khoa Mỹ (IoM) đã xác định dioxin là một nguyên nhân gây ra một số bệnh ung thư như sacom mô mềm, lymphôm (ung thư tạo mô bạch huyết), ung thư gan, hệ thống hô hấp?, dù thời gian ẩn của những bệnh này dài hn 20 năm. Và bộ Cựu chiến binh Mỹ (DVA) đã bồi thường cho 3.678 cựu binh, trên tổng số 75.084 hồ s khiếu nại về hậu qu chất da cam. DVA ước tính khong 3.000 con cái của những cựu binh Mỹ đã bị chứng dị tật bẩm sinh spinabifina (nứt cột sống, thoát vị mạng não và đôi khi thoát vị tuỷ sống Theo bác sĩ A.Schecter, chuyên gia y tế tại Trung tâm Y học của đại học quốc gia New York, còn cần nhiều thời gian và tiền bạc để chứng minh quan hệ nhân qu giữa dioxin và những dị tật bẩm sinh spina bifina, biến dạng c quan sinh dục, dị hình bẩm sinh? Vì vậy, năm 1998, EPA đã cấp kinh phí cho Trung tâm Y học của đại học Texas Houston để nghiên cứu về những hậu qu lâu dài của chất dioxin đối với con cái của các cựu chiến binh. Những nghiên cứu đầu tiên tập trung vào những nữ binh (khong 7.500 người), vì nữ giới tích luỹ dioxin trong mô mỡ nhiều hn nam.
    Vừa qua một số cựu chiến binh Mỹ đã gửi thư tới Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ để sám hối về những tội lỗi của bản thân họ nói riêng và của lính Mỹ nói chung trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam cách đây hơn 30 năm và tuyên bố sẵn sàng đứng ra làm nhân chứng cho chưng trình nghiên cứu hậu quả chất độc màu da cam ở Việt Nam.
    (Src: như cũ.)
    Anh với em ừ thì cũng lạ
    Bồng bềnh cho tới mai sau
    Được tucurie sửa chữa / chuyển vào 22:03 ngày 03/05/2004
  9. tucurie

    tucurie Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    564
    Đã được thích:
    0
    Đoạn cuối:
    d/ giải pháp
    Hiện nay đời sống của những nạn nhân bị tác hại của chất độc da cam vô cùng khó khăn. Nhằm huy động các nguồn tài trợ nhân đạo trong và ngoài nước để giúp đỡ các nạn nhân chất độc da cam, tạo điều kiện cho các nạn nhân và gia đình họ giảm bớt khó khăn, bệnh tật hoà nhập vào cộng đồng, Quĩ bảo trợ nạn nhân chất độc da cam (trực thuộc Hội chữ Thập đỏ Việt Nam ) đã được thành lập.Bên cạnh chính sách xã hội của Nhà nước, những người đang chịu đau khổ vì hậu quả chiến tranh đang rất cần những tấm lòng vàng .Trong thời gian vừa qua, còn quá ít, tuy nhiên rất ít tổ chức phi chính phủ quan tâm đến việc này, trong khi hiện nay có đến gần 500 tổ chức phi chính phủ đang có mặt tại Việt Nam với tổng số tiền dành cho các hoạt động tại Việt Nam từ 80-100 triệu USD/ năm, hy vọng trong thời gian tới sẽ có nhiều tổ chức chính phủ và phi chính phủ quan tâm tới và hợp tác , giúp đỡ chúng ta nhiều hơn trong việc khắc phục hậu quả chiến tranh hoá học nặng nề này.
    Mặc dù còn ít nhứng tổ chức phi chính phủ giúp đỡ,nhưng sự giúp đỡ nhiệt tình của hai tổ chức phi chính phủ Làng Hoà Bình quốc tế Oberhausen và trung tâm giao lưu y tế Nhật Bản- Việt Nam quả là to lớn và có ý nghĩa, đã thành lập hai tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam là Làng Hoà Bình Việt Nam trực thuộc hội hữu nghị Việt Nam- CHLB Đức và liên bang các tổ chức hữu nghị Việt Nam,và Trung tâm hợp tác y tế Việt Nam- Nhật Bản, trực thuộc hội hữu nghị Việt Nam- Nhật Bản.
    -Tính từ năm1987-1997 đã xây dựng xong 11 làng Hoà Bình trên 8 tỉnh , thành phố trực thuộc trung ương.
    - Làng Hoà Bình Từ Dũ 1(1987) và 2 năm 1995
    - Làng Hoà Bình Đà Lạt- Lâm Đồng 1&2
    - Làng Hoà Bình Thủ Dầu Một- Bình Dương
    - Làng Hoà Bình tỉnh Tây Ninh
    - Làng Hoà Bình Huế
    - Làng Hoà Bình Đà Nẵng
    - Làng Hoà Bình Thanh Xuân 1 & 2 Hà Nội
    - Làng Hoà Bình Vân Canh- Hà Tây và một trạm y tế cơ sở thuộc Hội CCB Việt Nam, làng ở trong khuôn viên làng Hữu Nghị trực thuộc Hội CCB Việt Nam.Từ các làng Hoà Bình đã căn bản xây dựng một phương thức hướng những bệnh nhân chất độc màu da cam vào cộng đồng, bước đầu dạy văn hoá và dạy nghề, tạo khả năng hội nhập vào cộng đồng.
    - Từ năm 1971-1999 đã xây dựng một hệ thống 113 trạm y tế xã phường cho 53 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cũ ( đến nay là 61 tỉnh thành), khám chữa bệnh và đặc biệt chữa và phục hồi ở mức có thể cho các nạn nhân chất độc màu da cam.
    Ngoài ra còn rất nhiều dự án, nhiều chương trình đã và đang được tiến hành ở nhiều tỉnh thành phố như các dự án về phẫu thuật qua hỗ trợ cá nhân, phẫu thuật qua các dự án,các biện pháp kinh tế, cho các gia đình có con bị khuyết tật vay vốn, hỗ trợ tài chính cho các gia đình có con đang chữa trị, phục hồi chức năng tại các làng Hoà Bình, các biện pháp giáo dục, thay đổi nhận thức và tăng cường nhận thức cho bố mẹ có con bị khuyết tật...
    Mặc dù còn rất khó khăn trong nhiều lĩnh vực nhưng Chính phủ Việt Nam đã có nhiều biện pháp để hỗ trợ, cải thiện sức khỏe cho các nạn nhân bị phi nhiễm chất da cam/dioxin và tiến hành những nghiên cứu khoa học nhằm phục hồi môi trường và các hệ sinh thái bị tác động. Tuy nhiên, hậu quả của chất da cam/dioxin là rất phức tạp và lâu dài, cần có sự hợp tác chung giữa Việt Nam và các nước khác để cùng nghiên cứu khắc phục.Đặc biệt là từ phía Mỹ, kẻ đã gieo rắc chất độc màu da cam đến Việt Nam.
    Trải qua một quá trình lâu dài, thông qua các cấp, các ngành, qua nhiều lần trao đổi giữa Việt Nam và Mỹ về việc khắc phục hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam, đến tháng 7/2001 các nhà khoa học Việt Nam và Mỹ đã thỏa thuận cùng nhau thực hiện 2 dự án nghiên cứu khoa học, trong đó có Dự án phối hợp tổ chức hội nghị khoa học Việt - Mỹ về nghiên cứu hậu quả chất độc da cam/dioxin đối với con người và môi Hội nghị khoa học Việt - Mỹ về ảnh hưởng của chất da cam/dioxin lên sức khỏe con người và môi trường do Bộ Y tế, Bộ KHCN&MT Việt Nam phối hợp với Viện nghiên cứu quốc gia về Sức khỏe và Môi trường Mỹ (NIES) đã đợc tổ chức từ 3 - 6/3/2002 tại Hà Nội với sự tham gia của 400 đại biểu (120 đại biểu quốc tế từ 19 quốc gia). Đây là lần đầu tiên Chính phủ hai nước Việt Nam và Mỹ tổ chức hội nghị khoa học quốc tế về lĩnh vực này. Sau 4 ngày làm việc, 59 báo cáo khoa học quốc tế và 37 báo cáo khoa học của Việt Nam đã đợc trình bày. Nội dung các báo cáo tập trung vào những vấn đề: Tác hại của chất độc da cam/dioxin đối với sức khỏe sinh sản, tác động gây ung thư, tác động đến hệ miễn dịch và các biến đổi sinh hoạt khác của cơ thể con người, các biện pháp can thiệp làm giảm gánh nặng bệnh tật trên con người, hạn chế tái phi nhiễm cộng đồng; Phương pháp đánh giá tác động của chất độc da cam/dioxin trong môi trường và những biện pháp can thiệp làm sạch và phục hồi môi trường.
    Kết quả của các công trình nghiên cứu đợc báo cáo trong Hội nghị đã cho thấy một bức tranh tổng quát những bằng chứng khoa học về mối liên quan giữa chất độc da cam/dioxin đối với sức khỏe con người và môi trường, thực trạng về ảnh hưởng của chất da cam/dioxin lên sức khỏe con người và môi trường Việt Nam. Điều này thúc giục cần phải giải quyết một cách tích cực, triệt để và toàn diện nhằm cải thiện sức khỏe và phục hồi sự trong sạch cho môi trường - Tại Hội nghị, nhiều ý kiến trao đổi, thảo luận yêu cầu tạo điều kiện cho các hoạt động nhân đạo nhằm giúp Việt Nam giải quyết một vấn đề còn tồn tại lâu dài do chiến tranh. Và do còn những hạn chế và những lý do khác, nhiều vấn đề cần phải được tiếp tục nghiên cứu làm sáng tỏ hơn.
    Ngay sau Hội nghị, các nhà khoa học Việt Nam, Mỹ và quốc tế đã làm việc trong 2 tổ tư vấn về sức khỏe con người và môi trường để đóng góp những bước tiếp theo về hợp tác liên chính phủ, xác định những ưu tiên cho các dự án nghiên cứu trong tương lai tại Việt Nam và tài trợ cho những công trình nghiên cứu ở mỗi nước.
    Ngày 10/3/2002, Biên bản thỏa thuận hợp tác nghiên cứu khoa học Việt - Mỹ về hậu quả chất độc da cam/dioxin đối với con người và môi trường đã được ký, phía Việt Nam do TS. Nguyễn Ngọc Sinh, Cục trưởng Cục Môi trường đại diện và phía Mỹ do TS. Anne Sassaman, Trưởng đoàn Mỹ đại diện ). Biên bản này thể hiện sự nỗ lực chung của cả hai bên, đánh dấu một bước tiến mới trong quan hệ hợp tác giữa hai nước liên quan, hướng tới việc khắc phục hậu quả chất độc da cam/dioxin đối với sức khỏe con người và môi trường
    Về phía Việt Nam, từ nhiều năm nay một số tỉnh đã tổ chức các cuộc vận động đóng góp để giúp đỡ các gia đình có người bị nhiễm chất độc hoá học gặp khó khăn, Chính phủ đã có quyết định thành lập quỹ bảo trợ nạn nhân chất độc da cam, giao cho Hội Chữ thập đỏ từ năm 1998. Đặc biệt, ngày 23-2-2000, Chính phủ đã có Quyết định số 26 về một số chế độ đối với người tham gia kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hoá học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam. Mặc dù mức trợ cấp đó không lớn nhưng là nguồn động viên và làm dịu được một phần nỗi đau của họ.
    (Nguồn: vẫn thế.)
    Anh với em ừ thì cũng lạ
    Bồng bềnh cho tới mai sau
  10. fattypanda

    fattypanda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/09/2003
    Bài viết:
    61
    Đã được thích:
    0
    Hic,
    Nếu dioxin mà dễ diệt bằng các phương pháp sinh học như vậy thì chắc chúng đã không thể tồn tại sau hơn 20 năm và còn tiếp tục gây tác hại cho đến ngày nay. Vì Mother Nature vẫn là the most powerful force mà.
    Theo như mình nghĩ thì dioxin tuy bền về mặt sinh học (gần như cái PCB, vì những cái nào có vòng thơm đều có độ độc cao đối với các vi sinh) nhưng do trong công thức hoá học của Dioxin là chứa liên kết C-Cl có độ phân cực cao (do chênh lệch độ âm điện giữa C và Cl khá lớn) nên có thể dùng phương pháp ôxy hoá trong sự có mặt của các xúc tác dị thể, đặc biệt là các xúc tác kim loại có ái lực lớn đối với Clo chẳng hạn như Cu, Ag. Khi đưa các xúc tác này vào hệ phản ứng giữa ôxy và dioxin, các xúc tác do có ái lực lớn đối với Clo sẽ tạo thành trạng thái chuyển tiếp kiểu C......Cl.......Kl. Khi đó liên kết C-Cl sẽ càng bị phân cực mạnh, tạo điều kiện cho phản ứng ôxy hoá xảy ra dễ dàng.
    Nhưng vấn đề chính của Dioxin tại VN là lượng Dioxin trong môi trường quá lớn và phát tán rất rộng, nên dù có phuơng pháp rẻ tiền đến mấy thì khi áp dụng cho hàng nghìn km vuông đất bị nhiễm dioxin thì cũng vẫn đặt ra một chi phí khổng lồ, chưa kể đễn việc xử lý các nguồn nước và chăm sóc các nạn nhân. Do đó, việc cần làm hơn là chứng minh rõ ràng tính độc hại của dioxin cho nhà cầm quyền Mỹ để từ đó buộc họ phải bồi thường cho các nạn nhân và các chi phí khắc phục hậu quả của dioxin. Theo tôi được biết, mặc dù 2 bên VN và Mỹ đã gặp nhau nhiều lần qua nhiều hội thảo với nhiều bài báo khoa học, công trình nghiên cứu về dioxin nhưng cuối cùng người Mỹ vẫn từ chối chấp nhận tác hại của dioxin vì theo họ vẫn chưa đủ căn cứ khoa học. What''s a nonsense.
    Cheers,
    FP.
    They may say:
    Death is worst and Living is best
    But life is hard and people is bad,
    That is why my soul can''t rest
    So all I hope is just to find
    You! The only sweet!
    Được fattypanda sửa chữa / chuyển vào 09:02 ngày 06/01/2004

Chia sẻ trang này