1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Làm thế nào để nghe classical music?

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi deathmelody313, 25/10/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. deathmelody313

    deathmelody313 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/06/2003
    Bài viết:
    82
    Đã được thích:
    0
    Làm thế nào để nghe classical music?

    Mọi người bảo là muốn nghe nhạc cổ điển phải biết thưởng thức và biết chủ đề, nội dung của bài hát. Em có vài cái đĩa nhạc CĐ nhưng không biết nghe. Mà đĩa cũng không nói về nội dung. Xin hỏi, vậy chính xác, muốn nghe nhạc cổ điển, nhạc hoà tấu thì phải làm sao? Mong được chỉ giáo.
    Thanks very much


    --------------------------------
    Rít điều thuốc lào..
    Nâng cao sĩ diện..
    Thơm mồm bổ phổi..
    Diệt trùng lao..
  2. Guest

    Guest Guest

    Bạn thân mến
    Nhạc cổ điển,hoà tấu hay nhạc ......đám ma thì......... cũng là nhạc. Nói chung là để nghe. Bạn đừng căng thẳng về chuyện phải am hiểu chủ đề hay phải"biết thưởng thức" nó.

    Bạn hãy bật nó lên đi,nếu bạn thấy hay,thấy rằng không muốn tắt ngay nó đi thì có nghĩa là bạn đã thích nghe rồi đấy.

    Mà thích là được.Đừng nghe người ta doạ dẫm về chủ đề,phát triển chủ đề hay hoà âm hoà thanh làm gì cho .........sốt ruột.

    Cứ nghe đi,bạn đang có đĩa cổ điển nhưng không phải là giao hưởng,concerto hay loại hình ko lời nào?! Chắc bạn đang có 1 CD Opera hay một vở nhạc kịch nào đó?!(vì tôi thấy bạn nhắc tới "bài hát") Nghe đi bạn,nếu thấy hay có nghĩa là bạn biết thưởng thức rồi.

    Nếu bạn có không hiểu nội dung hay chủ đề của nó thì chắc bạn cũng cảm nhận được sắc thái vui buồn của bản nhạc?!

    Hoặc it nhất cũng khoái cái lỗ tai khi tiếp xúc với một làn hơi phong phú và kỹ thuật thanh nhạc điêu luyện của một ca sĩ hàn lâm nào đó trong chiếc CD của ban?! .

    Chắc chắn bạn phải cảm thấy cái gì đó thì mới thấy nó hay hoặc không hay ! Phải không ? Hay ít ra bạn sẽ thấy kinh hoàng khi các những ca sĩ đó hát lên một nốt cực cao hoặc trầm xuống.......... vực sâu một cách ngon lành chứ không nấc nấc như mấy ông đầu đinh và mấy bà váy ngắn chân dài nhưng yếu hơi nhà mình ?!

    Nói túm lại là có nhiều kiểu nghe,nghe vì thích,vì cảm nhận được chút gì trong đó như tôi như bạn cũng là nghe,là thưởng thức.

    Nghe như cái người đã doạ bạn là nghe theo kiểu nghiên cứu,kiểu này dành cho những người sành sỏi về nhạc lý,am hiểu âm nhạc........đại loại là chuyên nghiệp vì tôi&bạn học đại học mất 4-5 năm thì người học về nhạc cổ điển cũng mất từng ấy thời gian hoặc hơn nữa để nghiên cứu về loại hình nghệ thuật cao siêu này.

    Mà chắc gì cái người doạ bạn đã hiểu hết những thứ họ nghe,những chủ đề họ tìm thấy đã đúng.Bạn cứ nghe đi,khi quen tai bạn sẽ phân biệt được cái chính cái phụ đâu là bè này bè khác,đâu là cao trào,đâu là dàn trải.......cũng lằng nhằng đấy nhưng không phải là không tìm hiểu nổi đâu......Vấn đề là có thích nghe và thích tìm hiểu không thôi.

    Mozart, Betthoven, Chopin... viết nhạc để cho con người thưởng thức chứ không phải để đánh đố chúng ta. Ai nhạc cảm tốt sẽ tìm thấy ở các ông nhiều điều hay lẽ đẹp. Nhạc cảm ít thì tìm thấy ít. Ai không "có duyên" với nhạc cổ điển sẽ tự động bỏ đi....

    Tôi mới nghe nói có người phát khùng vì đọc kinh Dịch hay tập võ chứ tuyệt nhiên chưa thấy ai.....tẩu hoả nhập ma vì nghe nhạc cổ điển cả.

    Chúc bạn vui vẻ và và tìm thấy nhiều điều đẹp đẽ với những CD mà bạn đang có trong tay
    Thân ái

    Được langlenoinay sửa chữa / chuyển vào 14:22 ngày 27/10/2003
    Được langlenoinay sửa chữa / chuyển vào 16:49 ngày 27/10/2003
  3. dau_khong_co_toc

    dau_khong_co_toc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/03/2003
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    Có thể so sáng đơn giản giống như bạn đến 1 thành phố lạ. Và để có thể hiểu được đường đi lối lại ở đây thì tốt nhất là thu thập một chút kiến thức về nó và lên xe, với một tấm bản đồ gấp trong balô. Đi khắp nơi có thể, sẵn sàng chấp nhận bị lạc vài lần và thi thoảng giở bản đồ ra xem để định hướng. Còn nếu muốn hiểu về văn hoá của thành phố lạ, bạn chỉ có cách là ở đó trong nhiều năm, sống cuộc sống của bạn và cảm nhận thành phố với những kỷ niệm, những cảm xúc buồn vui của mình.
    Tôi cũng đồng ý là nên có tâm lý thoải mái và tự nhiên, ko câu nệ khi tiếp cận với nhạc cổ điển. Có thể chỉ cần nghe, thích giai điệu của bản nhạc rồi mới tìm hiểu về nó. Hoặc tìm hiểu, đọc trước về nội dung tư tưởng của tác phẩm, cấu trúc cơ bản của nó (theo kiểu "vào đầu được cái gì hay cái đó", chẳng có gì khó với mọi người để có thể hiểu được cấu trúc cơ bản của 1 bản giao hưởng, concerto hay sonata, với tư tưởng và tình cảm của nó) rồi mới nghe nhạc để cảm nhận. Nhưng trong thực tế chắc khó tách bạch được 2 chuyện này, tốt nhất là nên kết hợp cả 2 cách linh hoạt và theo sự mong muốn tự nhiên (có thể gọi là "tò mò") của bản thân.
    Các tác phẩm kiểu có "tiêu đề" thường miêu tả, gợi lên những hình ảnh, câu chuyện với nhân vật... cụ thể theo chủ ý của nhạc sỹ, và giai điệu (với những biến đổi về tâm lý, tình cảm...) thường theo một quy luật riêng, một cấu trúc riêng (theo diễn biến của câu chuyện chẳng hạn) nên thường nếu có kiến thức trước về tác phẩm sẽ giúp nắm bắt bản nhạc nhanh hơn (kể cả nếu chỉ cần nắm bắt giai điệu) (VD như 1 số sáng tác của Richard Strauss là "DonQuixote", "Don Juan", "Till Eulenspigen"...)
    "viết nhạc để cho con người thưởng thức chứ không phải để đánh đố chúng ta." Đúng là ko phải để đánh đố mà là để con người nâng cao thẩm mỹ của mình, vươn tới cái đẹp. Để "thưởng thức" được những sáng tác ko phải để "đánh đố" ấy (với tương đối đầy đủ vẻ đẹp của nó) , thì cũng đòi hỏi người ta phải có quá trình, với sự kiên trì và cố gắng nhất định. Và quá trình đó cũng chính là quá trình nâng cao thẩm mỹ của người nghe. Đó cũng chính là điều làm nên giá trị của nhạc cđ.
    Tôi nghĩ chơi nhạc thì có thể cần đến năng khiếu, đến nhạc cảm và cái duyên. Chứ nghe nhạc cổ điển thì chỉ cần có mong muốn thực sự nghiêm túc, muốn gắn bó với nó là được.
    Mà tôi thấy phát khùng vì nghe nhạc cổ điển thì hoàn toàn có thể. Vì bản thân giai điệu thì hiếm, nhưng vì thông qua những giai điệu đó mà gợi cho người ta những suy nghĩ, trăn trở về cuộc sống, con người và thời đại để đến phát khùng thì ko phải là hiếm.
    "...I got rhythm, I got music, I got my man, who could ask for anything more ? ..."
  4. Cayto9mon

    Cayto9mon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/09/2003
    Bài viết:
    155
    Đã được thích:
    0
    Làm thế nào để nghe nhạc cổ điển à? Chả làm thế nào cả, cứ nghe nhiều thì tự nhiên nhạc nó ngấm vào thôi, với lại cần phải có vốn sống nữa.
  5. Duo_bt

    Duo_bt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/08/2003
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    0
    Mình xin bổ xung thêm về Richard Strauss như sau:
    Richard Strauss với các tác phẩm cho giàn nhạc giao hưởng của ông, phần nhiều được viết dưới dạng "giao hưởng thơ". Giao hưởng thơ là thể loại tác phẩm cho giàn nhạc giao hưởng được viết không có chương, mà các từng phần nhỏ trong tác phẩm được kết nối với nhau bằng nhiều kĩ thuật sáng tác, và được chơi liên tục ( tiếng Ý: attaca ). Các giao hưởng thơ của R.S thường rất dồ sộ, cả về hình thức lẫn nội dung, và một điểm rất quan trọng khi nói về các sáng tác của ông là R.S hay sử dụng văn học, triết lí, vẻ đẹp của thiên nhiên... vào trong các tác phẩm của mình. ( các ví dụ mình sẽ up-date sau vì bây giờ không nhớ ra nổi, bằng tiếng Đức mà :) ).
    Hiện nay, đối với các nhạc sĩ, các tác phẩm của R.S còn được biết đến như là những tác phẩm thuộc nhóm đồ sộ và khó nhất. Thậm chí, tại phần lớn các cuộc thi tuyển vào những dàn nhạc danh tiếng, các nhạc công đều phải trình diễn những trích đoạn từ các tác phẩm của ông.
    Duo_bt[​IMG]
  6. martenzi

    martenzi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/07/2002
    Bài viết:
    806
    Đã được thích:
    0
    hôm trước cái chị Ngọc Anh trên radio nói là Richard Strauss là 1 thành viên của gia đình Strauss nổi tiếng !
    điều này có " trái với các qui tắc toán học " không ?
  7. lavender0707

    lavender0707 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2003
    Bài viết:
    339
    Đã được thích:
    0
    Vài hôm trước đây, lọ mọ lôi hết đống CD mà để mốc meo cả mấy tháng chưa nghe ra . Và vô tình nghe thử mấy classical music CD cậu bạn thân gửi . Không ngờ hay đến thế ( và cũng không ngờ mình không đến nỗi thuộc loại " đàn gảy tai trâu " ) Nhưng chỉ nghe chứ không thể đạt đến độ thưởng thức được. Hix...chỉ thấy hay thôi chứ chả hiểu gì cảnghe lúc thực sự yên tĩnh thì gần như muốn trôi theo...Ave Maria ( Schubert), For Elise ( Beethoven ) , Serenade ( Schubert ), The Swan lake...scene ( Tschaikowsky) , Moonlight Sonata ( Beethoven ), Amaiden''s Prayer ( Peter Nargi), Polonaise ( Oginsky), Humoresque Ges Dur ( Dvorak) , In a Persian Market ( Ketelly )....nhiều quá, không nhớ hết được
    Hôm nay, join ngay vào box Nhạc Cổ Điển để bắt đầu tìm hiểuBạn nào giới thiệu cho tớ thêm vài bài hay hay để tớ download về nghe! Có vẻ " say " thật rồi !


    Falling like a leaf, falling like a start.Finding a belief,falling where u r. Catch me, don''''t let me drop.Love me, don''''t ever stop!
  8. hacmieu

    hacmieu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2003
    Bài viết:
    276
    Đã được thích:
    0
    Các bài bạn nghe đều thuộc dạng dễ nghe cả. :D
    ____________________________________________
    kiếm tìm 1sao
    hị hị
    B=D
  9. Duo_bt

    Duo_bt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/08/2003
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    0
    Bổ xung cho bài phía trên, tức là thông tin về các tác phẩm của R.Strauss ý mà!
    Một số sáng tác nổi tiếng của R.Strauss và hình thức nghệ thuật được sử dụng trong đó:
    -Also Sprach Zarathustra: giao hưởng thơ. Một trong những tác phẩm giao hưởng nổi tiếng nhất của ông, rất hay được trình diễn bởi các dàn nhạc nổi tiếng nhất. Tác phẩm dài khoảng 30 phút. Khá dễ nghe, đặc biệt có phần mở đầu hay được sử dụng trong điện ảnh.
    -Death and Transfiguration: giao hưởng thơ, nội dung gắn liền với triết lí cuộc sống. Tác phẩm rất nổi tiếng, hơi khó nghe cho người mới làm quen với âm nhạc cổ điển. 27 phút.
    -Don Juan: giao hưởng thơ. Kết hợp văn học với âm nhạc. Là một trong những sáng tác nổi tiếng nhất của ông. Phần dành cho Violin trong dàn nhạc đặc biệt khó và thường được sử dụng như bài thi bắt buộc khi thi vào các dàn nhạc nổi tiếng nhất thế giới.
    -Don Quixote: giao hưởng thơ. Một tác phẩm khác được phối hợp giữa văn học với âm nhạc. Tác phẩm này rất đặc biệt ở chỗ, nó là một bản giao hưởng thơ được viết cho dàn nhạc giao hưởng và Cello solo. Một tác phẩm tuyệt vời ( chính mình đã có dịp được chơi trong dàn nhạc:) ). Tiếng đàn Cello trong tác phẩm này được ví như âm thanh của cây đàn Viola trong bản giao hưởng "Harol in Italy" của Berlioz, là những sáng tạo mang tính mới lạ, đột phá trong dòng các sáng tác cho dàn nhạc. khoảng hơn 40 phút.
    -Ein Heldenleben: cũng giao hưởng thơ. Tác phẩm nói về cuộc sống của người anh hùng. Đặc biệt, ở đoạn cuối của tác phẩm, R.Strauss sử dụng chủ đề chính của Don Quixote và một số chủ đề từ các sáng tác khác của mình. Đây là một tác phẩm đáng được chú ý nhất, cùng với Also Sprach Zarathustra là hai tác phẩm mình có thể nói rằng các bạn nên bắt đầu nghe. 45 phút
    -Eine Alpensinfonie: giao hưởng thơ. Là sự phối hợp giữa âm nhạc và thiên nhiên, các cuộc phiêu lưu, mạo hiểm, và các cảm xúc gắn liền với nó. 48 phút.
    Ngoài ra, còn một số các tác phẩm khác như: Bản giao hưởng 5 chương Dosmetica, Metamorphosen cho 21 nhạc cụ dây solo, Concerto cho kèn French Horn và dàn nhạc....
    Nhìn chung, các tác phẩm của ông đều chứa đựng nhiều ẩn ý, nhiều cảm xúc, và rất nhiều điều để khácm phá khi thưởng thức. Âm nhạc của ông không nằm trong số những bản nhạc mà bạn sẽ thích nagy từ lần nghe đầu tiên. Song, như mọi sự vẫn thường xảy ra trong cuộc sống, càng khó phát hiện, càng thú vị. Các bản giao hưởng thơ của ông cũng không nămf ngoài quy luật trên. Riêng đối với mình, R.Strauss là bậc thầy về sử dụng âm thanh của nhạc cụ trong giàn nhạc giao hưởng. Cách phối hợp nhạc cụ, cách chia bè, phối âm, hoà thanh... làm cho âm lượng của dàn nhạc tăng lên gấp bội về chiều sâu. Theo riêng thiển ý của mình, thì chỉ có một vài nguời làm được diều này là Brahms, Tchaikovsky, Bartok, Mahler, Brukner và một vài người khác.
    Về lời khuyên của mình dành cho những bạn muốn làm quen với âm nhạc của R.Strauss. Các bạn nên bắt đầu từ Also Sprach Zarathustra và Ein Heldenleben, với bản concerto cho kèn Horn và dàn nhạc. Sau đó có thể thử nghe các tác phẩm còn lại. Nhớ là, nhạc của ông nên nghe khi tâm hồn yên tĩnh, đầu óc sảng khoái, và nên thưởng thức chứ không nên cố hiểu. Tốt nhất là trước khi đi ngủ. Cả nửa năm trời mình đã được ru ngủ bằng các bản giao hưởng thơ của ông ấy đó! Và ông cũng là một trong các nhạc sĩ mà mình yêu thích nhất. Mong rằng, một ngày gần đây, sẽ có bạn chia sẻ được những cảm xúc trên với mình!:)
    PS: dành cho các bạn ở HN. Đĩa có thể mua được trên hàng Bông, của hàng Trung Lập (nếu nhớ không nhầm).
    Duo_bt[​IMG]
  10. lavender0707

    lavender0707 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2003
    Bài viết:
    339
    Đã được thích:
    0
    hờ, thế hở bác ! Chậc, thông cảm vậy nhá vì em cũng vừa mon men nghe Classical music cách đây chính xác là 5 ngày thôi bác ạ Không chấp !Nghe cảm thấy hay là được , bác ạ

    Falling like a leaf, falling like a start.Finding a belief,falling where u r. Catch me, don''''''''t let me drop.Love me, don''''''''t ever stop! </FONT></FONT>
    Được lavender0707 sửa chữa / chuyển vào 02:06 ngày 16/11/2003

Chia sẻ trang này