1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Làm thế nào để người ta luôn Yêu quý sự thật, Căm ghét sự dối trá?

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi huymientay, 04/06/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. immortality82

    immortality82 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/02/2006
    Bài viết:
    239
    Đã được thích:
    0
    Rất tiếc tôi chưa hiểu hết nguyên do của tình trạng dối trá nói trên nên cũng không biết có giải pháp nào khả thi hiện nay không. No ideas
  2. immortality82

    immortality82 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/02/2006
    Bài viết:
    239
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi thì dối trá ở đây được hiểu theo nghĩa đen là "hỏi A, nói B => dối trá", thế nhưng đó là nghĩa hẹp và phiến diện nhất. Tôi không biết bạn chủ topic muốn bàn đến sự dối trá gây thiệt hai cho người khác và cho xã hội ( không nói đến tuyệt đối đâu nhé ), hay chỉ là dối trá theo nghĩa đen? Một con thú rình mồi cũng phải tìm mọi cách lừa con mồi thì mới bắt được nó, đó có phải là dối trá không? Có động cơ mang tính ý thức nào trong đầu con thú đó không hay đơn giản chỉ là bản năng kiếm mồi, bản năng sinh tồn?
    Nếu có thể bàn thẳng vào các vấn đề thực tế hơi nhạy cảm một chút thì sẽ có ý nghĩa hơn.
  3. huymientay

    huymientay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/05/2007
    Bài viết:
    77
    Đã được thích:
    0
    Đạo đức xuống cấp có phải là nguyên do của sự dối trá trở nên phổ biến?
    Làm sao để mọi người ý thức được tác hại của sự dối trá (đạo đức xuống cấp) và lợi ích của việc biết yêu quý sự thật đối với mỗi chúng ta và cũng là đối với toàn xã hội?
    Hậu quả của việc ?obình thường hoá? sự dối trá (đạo đức xuống cấp) là gì?
    ·         Quay cóp trong phòng thi.
    ·         Copy luận án của người khác để làm đề tài tốt nghiệp cho mình.
    ·         Mua bán bằng cấp.
    ·         Báo cáo ?oláo? (là nguyên do của sự kém phát triển về khoa học, quản lý, xã hội?)
    ·         Bỏ hoá chất độc hại vào trong thực phẩm.
    ·         Tham nhũng, ăn xén của công.
    ·         Đánh mất lòng tin trong các mối quan hệ làm ăn, bạn bè, gia đình?
    Như vậy tại sao chúng ta phải ?odung túng? sự dối trá?
    Lương tâm không bắt chúng ta phải nói dối. Chúng ta có thể nói thật hoặc không nói chứ không nên nói dối.
    Vd:
    Một người bạn thân vừa mới có một mái tóc mới mà cô ta rất hài lòng, cô ta hỏi tôi trông nó có đẹp không?
    Riêng tôi thì thấy thật là xấu. Vậy tôi phải trả lời với cô ta thế nào?
    1.      Xấu quá
    2.      Ừ đẹp lắm
    3.      Tôi sẽ tìm trong mái tóc mới đó có một điểm nhỏ nào đẹp không để trả lời cho cô ấy hài lòng mà tôi không phải nói dối.
    [​IMG]
  4. hoanghavio

    hoanghavio Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/06/2007
    Bài viết:
    85
    Đã được thích:
    0
    nói chung là chẳng có cách nào.
    Chỉ có cách làm cho bản thân mình luôn căm ghét sự dối trá và rồi những người xung quanh mình cũng sẽ dần nhận ra sự thật mang lại cho họ những điều thanh thản..Đấy là hy vọng thế..
    Còn thì đó là do bản chất Người trong mỗi cá nhân..Khó lòng mà " làm thế nào" được
  5. ImBigMan

    ImBigMan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2007
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    0
    Vấn đề Sự thật và Dối trá, tôi nghĩ có thể chia ra làm hai khía cạnh để phân tích. Một là từ góc độ Tâm lý học và hai là từ góc độ Xã hội học. Liên quan đến vấn đề này từ hai góc độ trên có nguyên nhân chung nhau, nhưng cũng có cái khác nhau. Ví dụ, ở góc độ Tâm lý học, nói dối liên quan đến một cơ chế rất tự nhiên của con người "sự tự bảo vệ khi lòng tự trọng có nguy cơ bị tổn thương", nhưng ở góc độ Xã hội học nó liên quan đến một khía cạnh khác - một trong những vấn đề như bạn Huymientay đã đề cập, vấn đề Đạo đức trong xã hội. Với tôi, tôi quan tâm nhiều hơn đến khía cạnh này và tôi cũng đồng ý với cách đặt vấn đề của bạn Huy.
    Một thực tế hiện nay trong xã hội chúng ta, mà ai cũng có thể dễ dàng nhận thấy, đó là sự dối trá đang lên ngôi. Trong bất cứ lĩnh vực nào, địa hạt nào, ta cũng thể thấy ngay, lấy ngay được ví dụ. Sự dối trá đó tồn tại một cách hiển nhiên và càng ngày càng có nguy cơ phát triển. Một điều tôi cảm thấy lo lắng và đáng ngại hơn cả, đó là tâm lý, thái độ của chúng ta đối với vấn đề này, điều đó nó quyết định đến xu hướng phát triển của một vấn nạn đe dọa sự văn minh của xã hội chúng ta. Có một sự thật là: nhiều người biết sự dối trá đó, biết nó xấu như thế nào, biết tác hại của nó ra sao, nhưng vẫn chấp nhận nó, hoặc không chấp nhận thì cũng không lên án, mặc kệ nó, hoặc còn cho rằng nếu mình không chấp nhận thì cũng coi như mình tự đẩy mình ra khỏi cuộc chơi, xã hội này. Hiện tượng này được gọi là gì thì chắc các bạn đã biết.
    Vậy thì nguyên nhân gốc gác của những hiện tượng phổ biến này trong xã hội chúng ta hiện nay là gì? Bắt đầu từ đâu, từ bao giờ? Ở trong lĩnh vực nào là phổ biến nhất, trong tầng lớp- giai tầng xã hội nào là nghiêm trọng? Tại sao?
    Có chỉ ra nguyên nhân thì ta mới khắc phục được. Biện pháp thì tôi tin là có, còn viện thực hiện biện pháp đó là cả một câu chuỵện khác, với rất nhiều chuyện để bàn.
    cheers
  6. ImBigMan

    ImBigMan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2007
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    0
    Có lẽ để làm rõ hơn về hiện thực mà tôi đã đề cập trong bài trước, tôi xin dẫn ra đây một bài viết của tác giả Lương Xuân Hà đăng trên Diễn đàn Tia sáng (http://www.tiasang.com.vn/news?id=1724) ngày 04/07/2007 có tiêu đề "Niềm tin và nhu cầu sống với cái thật":
    Có mấy trường hợp liên quan đến đạo văn khiến cho tôi phải suy nghĩ.
    Trường hợp thứ nhất là một nhà nghiên cứu nghệ thuật. Ông là người có năng lực chuyên môn. Và năng lực đó được giới nghiên cứu công nhận. Ông cũng là người có nhiều đóng góp đối với sự phát triển của khoa học. Điều đó cũng đã được khẳng định. Thế nhưng trong hơn một công trình nghiên cứu của mình, ông vẫn đạo văn. Và điều đáng tiếc là hiện tượng này tiếp tục tái diễn ngay cả khi hành vi của ông đã bị phát giác.
    Trường hợp thứ hai là một vị chức sắc của một Viện nghiên cứu văn hóa nghệ thuật. Chỉ trong một thời gian ngắn gần đây, người ta đã phát giác ra rằng trong nhiều công trình nghiên cứu, ông có đạo và đạo một cách có hệ thống.
    Trường hợp thứ ba liên quan đến lĩnh vực đào tạo. Một sinh viên viết khóa luận tốt nghiệp của mình bằng cách sử dụng lại cấu trúc luận điểm của một khóa luận khác được thực hiện trước đó vài năm, thay đổi hệ thống dẫn chứng và thay tên gọi của một số khái niệm. Điều đáng chú ý là cả hai khóa luận này đều được hướng dẫn bởi cùng một giảng viên và giảng viên này vẫn chấp nhận cho khóa luận viết sau được đem trình trước hội đồng. Ở một khóa luận khác, sinh viên sử dụng lại toàn bộ hệ thống luận điểm, giả thuyết khoa học và cách lí giải trong một bài viết của giáo viên hướng dẫn chỉ thay thế và mở rộng thêm hệ thống dẫn chứng. Hiện tượng này là rất phổ biến trong những chuyên ngành nghiên cứu nghệ thuật và giáo viên hướng dẫn thường là các chức sắc tại các phân khoa, bộ môn.
    Những trường hợp liên quan đến đạo văn nói trên đặt ra một số vấn đề.
    Trước hết, đâu là động cơ của hành vi đạo văn?
    Vì thiếu trí tuệ và thừa tham vọng. Đây là cách lí giải đơn giản nhất. Nó đúng với trường hợp thứ hai. Dẫu không đủ năng lực, người ta vẫn đạo văn để được thăng tiến và trong cái vòng luẩn quẩn của nó, vị trí công tác đảm bảo sự an toàn cho hành vi đạo văn và điều đó hình thành nên một vòng luẩn quẩn: đạo văn để thăng tiến và sau khi thăng tiến lại tiếp tục đạo văn để thăng tiến hơn nữa. Tuy vậy, nó lại chưa chắc đã đúng với trường hợp thứ nhất. Nhà nghiên cứu nọ đạo văn khi có thừa năng lực và nếu bỏ đi tất cả những phần "cầm nhầm", công trình của ông vẫn có giá trị. Vậy, phải chăng ở đây câu trả lời khó có thể quy về phạm trù đạo đức mà thuộc về phạm trù bệnh lí. Điều này có thể có người không tán thành nhưng chắc chắn đứng về mặt bệnh lí học, lôgích này là hoàn toàn có thể. Ngay cả với trường hợp cuối cùng thì những sinh viên nói trên chưa chắc đã ý thức được đầy đủ về hành vi của mình như những nhà nghiên cứu đã trưởng thành và họ đạo văn chưa chắc là vì tham vọng, mà đôi khi, đơn giản chỉ là để "xong một việc" để "có cái mà đưa ra bảo vệ" và cuối cùng lấy một tấm bằng.
    Những phân tích nói trên cho thấy sự không đơn giản về động cơ của hành vi đạo văn. Dẫu đạo văn là một cái gì "xưa như trái đất" và sẽ còn tồn tại "như trái đất" nhưng cũng không thể không đặt ra vấn đề về việc ngăn chặn hành vi này. Cổ nhân nói: "Dân không ở yên trong chỗ nhân nghĩa không phải là lỗi ở họ. Vì thiên hạ không có một nền đại chính". Có người hỏi Khổng Tử về trị nước và luật hình, ông trả lời đại ý đối với kẻ có tội ông cũng dùng luật hình như những ông quan khác, cái khác của ông là làm thế nào để dân không phạm tội. Nhân trị là thế. Trong trường hợp đạo văn, không thể chỉ quy trách nhiệm cho một cá nhân. Ở đây, có cái lỗi của một hệ thống bao gồm mấy khâu:
    - Khâu kiểm soát đánh giá. Khi khâu này có vấn đề hoặc bị thao túng, hoặc vận hành lệch lạc, chuyện đạo văn là đương nhiên.
    - Tính mục đích của sự vận hành của hệ thống. Khi một hệ thống nghiên cứu mà tính mục đích không rõ ràng, hệ chuẩn mực đánh giá mơ hồ, khi đó, việc đạo văn cũng là đương nhiên. Khi đó, nghiên cứu chỉ là cái cớ, là hình thức, "lệ bộ" để đạt được một mục đích khác ngoài khoa học, và thế thì, "tội gì không đạo".
    - Khả năng tự ý thức của hệ thống. Khi nào khả năng đó yếu, khi đó có "đạo".
    - Cấu trúc của hệ thống. Khi những cá nhân có trách nhiệm dẫn dắt sự vận hành của hệ thống hoặc cũng "đạo", hoặc chấp nhận cho hành vi "đạo", khi đó, không cần nói cũng biết hệ quả ra sao. Khi một giáo viên hướng dẫn không nghiên cứu khoa học, không có những tìm tòi về đối tượng và phương pháp nghiên cứu khi đó anh ta khó có thể tìm ra những đề tài mới để sinh viên thực hiện và tất yếu sẽ là...
    Chỉ ra cội rễ, âu cũng là một cách trị căn bệnh đã làm tổn thương một thứ vô hình nhưng lại quyết định ý nghĩa của tất cả những thứ hữu hình khác niềm tin vào những giá trị thật, khả năng và nhu cầu sống với cái thật.
    Lương Xuân Hà
  7. huymientay

    huymientay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/05/2007
    Bài viết:
    77
    Đã được thích:
    0
    Theo bác thì như thế nào? Bác vui lòng cho mọi người biết ý kiến của bác đi.
    Thks
  8. ImBigMan

    ImBigMan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2007
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    0
    Tôi nghĩ chúng ta nên cùng thảo luận, mỗi người ở một góc độ khác nhau sẽ có những phát hiện đa chiều để nhìn vấn đề được rõ hơn, bản thân tôi cũng suy nghĩ và tự đặt câu hỏi để tìm câu trả lời, tuy nhiên câu trả lời vẫn còn ở phía trước. Tôi muốn chúng ta cùng active tìm câu trả lời đó, hay có thể đặt ra các câu hỏi khác cho vấn đề này để cùng tìm.
    Tôi cho rằng, một trong những gốc gác của vấn đề "Dối trá" nằm ở phương diện "Giáo dục". Con người là sản phẩm của "tạo hóa" (nghĩa trong nháy nháy), môi trường và giáo dục. Trong đó, những gì ta có thể tác động trong một giai đoạn lịch sử nhất định đối với xã hội con người chỉ có thể là môi trường và giáo dục. Như vậy, những gì là sản phẩm của xã hội chúng ta ngày hôm nay phần lớn là kết quả của sự giáo dục (mối trường giáo dục -> môi trường sống) của giai đoạn trước và bản thân hiện tại. Đây là một nhân thức có lẽ được phần đông đồng ý, nó thể hiện sự phát triển logíc của xã hội loài người (nếu ai không đống ý thfi cùng tranh luận).
    Nhìn vào thực tế, ta thấy con trẻ đến trường được học kiến thức, học làm người, trải qua 12 năm trong nhà trường ở cái giai đoạn tinh khôi nhất của đời người, thì những gì được trải qua ở trong nhà trường đó được in đậm - không thể xóa được và là hành trang của con người đó, nó sẽ là cơ sở cho những hành vi, cư xử và hoạt động của con người sau này. Tất nhiên, ngoài nhà trường còn có gia đình, xã hội, nhưng thực sự nhà trường đã là một gia đình lớn và là một xã hội thu nhỏ rồi, những gì diễn ra ở đó là hết sức quan trọng trong việc hình thành tính và nhân cách. Cái xã hội thu nhỏ trong nhà trường nó còn có một đặc tính nữa là nó có tính thể chế mạnh, có thể dễ dàng tạo ra những luật, khung để duy trì và thực hiện một mục đích chung. Tôi thấy rằng nhà trường ở ta đang rất yếu trong việc hình thành nhân cách tôt cho những con người có điều kiện được qua trường lớp từ bé đến lớn. Ở trường đã diễn ra tất cả những thói hư, tật xấu dẫn đến sự dối trá trong hành vi con người sau khi đã trưởng thành. Từ những sự dối trá nhỏ nhất đến lớn nhất đang diễn ra ở nhà trường, tình trạng coi cóp bài, sính thành tích, trò dối thầy, thầy dối trò, trò lừa trò, thầy phản thầy, đến tham nhũng, tiêu cực,... thì thử hỏi những sản phẩm của những nhà trường đấy sẽ như thế nào. Chúng ta trách những hành vi dối trá đã gây hậu quả là chỉ nhìn thấy cây, chưa nhìn thấy rừng, thực ra nó là kết quả của cả một quá trình từ trước. Tôi đã học 12 năm phổ thông ở VN, 5 năm ở đại học, nhưng thực tình là không tự cảm thấy xấu hổ lắm khi có những lần mình coi cóp bài, ngó phao làm sẵn, mà thậm chí lên đại học rồi, những môn xã hội học, nhiều chữ quá, làm phao thành phong trào trong lớp. Từ những hành động nhỏ, đến những sự việc lớn, nó cứ dần dần thành hệ thống và một thói quen bị nhiễm lúc nào không biết, dẫn đến có lúc mình dối trá mà không biết đấy là dối trá. Thế thì bảo sao những chuyện như đạo văn, ăn cắp kiến thức, ăn cắp trí tuệ ... của người khác trong giới trí thức là không thường tình mà khó hiểu. Giới trí thức - giới tinh túy nhất của xã hội mà còn như thế thì các giới khác sẽ như thế nào, không có gì ngạc nhiên.
    Khi sang Đức học, ngồi trong trường đại học, đến giờ thi, tự ngẫm nếu có bất cứ một hành động không trung thực nào thì cảm thấy xấu hổ vô cùng (như mình không phải là sinh viên), vì ở đó họ đã tạo lập được môi trường như vậy, còn về luật, tất nhiên vi phạm thì cái giá phải trả là rất thích đáng đối với bản thân cũng như đối với dân tộc mà mình là một thành viên. Những con người mà nhà trường của họ đào tạo ra, từ trong nhà trường họ đã tôn trọng sự trung thực như vậy, và coi dối trá là sự sỉ nhục thfi ắt sau khi ra đời họ sẽ hành động theo những gì mà cho là đúng mà họ đã được hình thành trong nhà trường thôi.
    Tôi tạm xin bàn một khía cạnh như vậy - khía cạnh giáo dục, nhà trường. Theo tôi còn nhiều khia cạnh khác nữa, mời các bạn khác cùng tham gia.
    Vậy thì chúng ta phải làm gì? Theo tôi lành mạnh hóa nhận thức xã hội và nhu cầu xã hội là một điều cốt yếu cho xã hội ấy vận hành. Nhưng nhận thức và nhu cầu xã hội theo chiều hướng lành mạnh không tự nhiên mà hình thành được, bởi vì xã hội vốn là đa chiều, hỗn loạn, nhiều xu hướng trong đó những xu hướng có tính trước mắt lại rất dễ có ảnh hưởng và tác động. Với xã hội có độ tinh hoa, nền học vấn chưa cao thì lại càng dễ bị những nhu cầu trước mắt lôi kéo, quyến rũ.
    Trước hết, chúng ta phải có luật nghiêm, thể chế nghiêm với những hình thức dối trá. Nghiêm ở đây có nghĩa cả trong thực hiện, luật ở đây cần có khung vững chắc và khả thi. Đây là vai trò của chính quyền, tổ chức, đoàn thể.
    Thứ hai, báo chí có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc đấu tranh, định hướng và lành mạnh hóa xã hội, có vai trò giám sát chéo với các tổ chức, đoàn thể.
    Tiếp nữa, nhà trường là hạt nhân trong mọi cấp. Nếu có những nhóm thanh thiếu niên ưu tú, nhận thức được sâu sắc và có khả năng làm gương để phát động phong trào nói không với dối trá thì càng tốt.
    Giới trí thức, cần làm trong sạch và đả phá không khoan nhượng tất cả những trò dối trá trong khoa học, học thuật, ..... Giới trí thức mà không làm được điều này thì nền học thuật nước nhà mãi mãi thấp kém. Vì làm khoa học đòi hỏi sự trung thực cao độ, cái tâm trong sáng. Một đất nước, không có khoa học và nền học thuật phát triển thì chỉ mãi mãi làm nô lệ thôi. Kinh tế ngày hôm nay có thể lên, ngày mai có thể xuống, Soros chỉ cần giật cho vài cú là chao đảo, nghiêng ngả. Tập đoàn Merill Lynch mới có dự thảo báo cáo của ba chuyên gia tư vấn mà thị trường chứng khoán VN đã down. Chỉ có nền học thuật chân chính và phát triển và những con người có kiến thức, trí tuệ mới tồn tại mãi với đất nước và dân tộc , cái đó mới là cái gốc để làm nên sự phát triển của đất nước trong đó có kinh tế.
    Viết đến đây, thấy rằng có lẽ chủ đề này phát triển đến chỗ không hợp với box Tâm lý học này rồi. Xin lượng thứ.
  9. huymientay

    huymientay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/05/2007
    Bài viết:
    77
    Đã được thích:
    0
    Mặc dù nó vượt ra khỏi phạm vi của box Tâm Lý nhưng Huy nghĩ nó rất đáng được suy ngẫm.
    Bài viết của bác rất hay  [​IMG] , Huy có vài thắc mắc muốn hỏi thêm bác:
    Thứ 1:
    Ở Đức người ta có tham lam không? Nếu có thì họ thể hiện như thế nào? Tham lam có đồng hành với lừa gạt và chụp giựt không?
    Thứ 2:
    Theo bác thì vấn đề giáo dục nhân cách cho HS trong trường học ở Đức có tốt không? Chúng ta có thể vận dụng được không?
    Bác có biết gì về giáo dục nhân cách cho HS ở Mỹ không? Theo những gì Huy biết thì ở Mỹ tình trạng đạo đức xuống cấp (bạo lực, ma túy, li dị, quan hệ ******** vị thành niên?) là do giáo dục nhân cách trong trường học có vấn đề, có đúng không?
    Thứ 3:
    Ở VN, có những quan niệm cho rằng gia đình (cha mẹ) phải có trách nhiệm dạy dỗ con cái nên người còn trường học là chỉ để học văn hóa thôi. Nhà trường không thể giáo dục nhân cách tốt cho HS nếu như gia đình HS đó là những người không đàng hoàng.
    Huy cho rằng quan niệm như vậy thì xã hội sẽ chẳng tiến nhanh được vì nó hoàn toàn tùy thuộc vào ý thức của mỗi gia đình, rất tùy hứng, và đặc biệt khó khăn trong thời đại thực dụng, vật chất cám dỗ ngày nay.
    Gia đình ngày nay, đa phần các bậc cha mẹ không có đủ điều kiện để gd nhân cách cho trẻ (bản thân cha mẹ cũng chưa tốt lắm, không biết cách dạy con, không có thời gian?). Như vậy liệu nhà trường có thể gánh vác được trọng trách này không?
    Thks
  10. ImBigMan

    ImBigMan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2007
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    0

Chia sẻ trang này