1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Làm thế nào để rèn luyện Bản Lĩnh

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi larry145, 18/02/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. muabongmay2207

    muabongmay2207 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/10/2006
    Bài viết:
    515
    Đã được thích:
    0
    một bài viết quá tuyệt vời
    dường như voicon luôn có thể giải thích mọi vấn đề thông qua cái nhìn dục vọng ham muốn.......nghiệp, nhân quả , những điều xâu xa nhất trong một vấn đề.

    đặc biết một trong những yếu tố lớn nhất để rèn luyện bản lĩnh là khắc phục sự lười nhác, ì ạch lạch bạch.
    nhằm sử dụng time hiệu quả hơn
    thực hiện những ý muốn chủ đích của mình............
    thêm nữa là việc quản lý bản thân trước những tình huống tâm lý
    mình thích câu :Khi dùng ý chí phấn đấu, đó là một cách thức rất trâu bò
    _________
    đọc bài của ấy mình liên tưởng đến mấy ý
    Bản lĩnh cũng có nhiều loại : bản lĩnh chịu đòn, chịu đựng. bản lĩnh ngôn từ. bản lĩnh về kĩ năng. bản lĩnh nội tâm, hay bản lĩnh đọc vị người khác.
    bản lĩnh thống lĩnh. bản lĩnh lì lợm, bản lĩnh dung hòa ......
    hay thậm chí cả " bản lĩnh chẳng có bản lĩnh gì",hoặc bản lĩnh làm con rối
    ....
    trong số đó có những bản lĩnh đối lập kiêng kị nhau . khó dứng chung nhau.
    được xây dựng trên nền tảng cơ sở và căn cơ từng ng không giống nhau
    ....................................ý này có vẻ hơi lớn, mới chỉ mơ mơ hồ hồ. có lẽ ko khép vòng đc. (đành để rành
    vậy)
  2. chiaki_co_len06

    chiaki_co_len06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2006
    Bài viết:
    2.219
    Đã được thích:
    0
    Một bài viết hay. Nhưng cái câu gần cuối kia hình như chiaki đã đọc ở đâu đó rồi.
  3. chiaki_co_len06

    chiaki_co_len06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2006
    Bài viết:
    2.219
    Đã được thích:
    0
    Thêm một chút xíu nữa, bản thân việc từ bỏ cái lười cố hữu đã là một hành động bản lĩnh, rèn luyện một điều gì đó nghĩa là lặp lại nó cho thành thói quen. Khi người ta từ bỏ một thói quen, họ sẽ rơi vào một thói quen khác.
    (.... có ai bảo chỗ này nghe quen quen không nhỉ, chiaki đọc lung tung nên cũng chịu ảnh hưởng lung tung... )
  4. voiconlontalonton

    voiconlontalonton Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2003
    Bài viết:
    1.362
    Đã được thích:
    0
    Hehe, tiên sinh chiaki đừng có nói càn, em nói bỏ thói lười chứ không nói tạo thêm một thói quen mới
    Theo như em hiểu, cái bản lĩnh bác larry muốn nói đến là khả năng tự chủ như ý mình muốn. Tại sao lại phải tự chủ như mình muốn, bởi vì có cái không như ý mình. Có thể mấy cách sau để thoát khỏi trạng thái không tự chủ
    Thứ nhất, không biết đến các trạng thái, cảm giác không như ý. VD một người rất đau chân, khi xem một bộ phim hay, nghe nói chuyện vui, nghe nhạc hay,.. có thể quên đi cảm giác đau. Trong lúc đó, người đó hoàn toàn không cảm thấy đau, tuy nhiên khi hết phim, nhạc, truyện, cảm giác đau lại xuất hiện và thường người ta không thể làm nó biến mất. Nó giống kiểu dùng các chất kích thích vì làm người ta mất cảm giác khó chịu.
    Có thể tập luyện để có khả năng tự chủ hơn. Nguyên nhân ở đây là vì không để ý đến các cảm giác, trạng thái không như mong muốn. Vậy cần luyện tập khả năng để ý, nói cách khác là khả năng tập trung. Có thể tập trung vào một cái gì đó, vd chỉ nhìn vào một điểm, chỉ nghe một âm thanh mà nhất định không để ý đến những cái khác. Như vậy khi có cảm giác, trạng thái không mong muốn, có thể tự điều khiển sự để ý của mình ra hướng khác. Cũng có thể áp dụng khi mình cần làm việc mà môi trường không như ý, vd đọc sách khi xung quanh ồn ào,.. Khi luyện sự tập trung thì sự tự chủ sẽ tăng lên, muốn gì làm nấy mà không bị quấy rối bởi ngoại cảnh.
    Hoặc cách khác là không chạy theo những cảm giác và trạng thái không mong muốn. Thực ra những cảm giác, trạng thái mà người thường nhận được thường không chính xác, mà bị chính bản thân bóp méo. VD có một người nhìn thấy một sợi dây thừng, họ tưởng tượng thành một con rắn. Nhiều cảm giác, trạng thái mà chúng ta cảm nhận thường do chúng ta tưởng tượng ra và kích thích làm cho nó mạnh lên. Cách thức này là không tin tưởng vào các cảm giác nữa.
    Chẳng hạn vd, nếu trời rét, gặp một chậu nước nóng bốc hơi, cho tay vào cảm thấy bỏng rát và dù cố gắng cũng rất khó để có thể chịu đựng được cảm giác đó. Tuy nhiên nếu có thể dùng nhiệt kế, hoặc cho một ít nước vào miệng, bỗng thấy nước này thực ra không nóng, chỉ ấm một chút. Bây giờ hoàn toàn có thể cho tay vào và chịu đựng cảm giác nóng bỏng mà ban đầu không thể chịu được, bởi vì không còn tin cái cảm giác đó là thật nữa. Khi đụng vào đồ điện thấy tê tay tưởng hở điện, không dám chạm vào, tuy nhiên khi thấy ổ cắm trống trơn, biết ngay đó chỉ là cảm giác thường, và khi đó việc chịu đựng cảm giác rất dễ dàng. Tương tự như vậy, rất nhiều trường hợp mọi người thường tưởng tượng ra nỗi đau, sợ hãi, khó chịu của mình. VD cảm giác hơi vắng vẻ một mình, tưởng đó là cảm giác cô đơn buồn bã, vì tưởng vậy nên nó thành thật.
    Khi gặp chuyện không vừa ý, gặp người khó chịu, cảm thấy thật mệt mỏi, buồn ngủ, chán nản. Tuy nhiên khi người hoặc sự việc khó chịu vừa đi, lại tỉnh táo trở lại, vui như tết, mệt mỏi chán nản đi đâu mất. Vậy sự mệt mỏi thật ra chỉ là ảo tưởng. Khi tự đối chiếu và so sánh các cảm giác, lần sau gặp lại có thể bỏ ngoài tai cảm giác đó. Khi cảm giác mệt mỏi, chán nản, thất vọng,.. xuất hiện, vẫn có thể sống và làm việc bình thường, bởi vì không tin rằng nó là thật. Nó chỉ làm đúng việc của nó, là báo cáo, xong là thôi.
    Cảm giác thường chỉ có một phần nhỏ nào đó là thật, còn lại bị xây dựng thêm. Giống như khi nhìn thấy một người từ đằng xa có thể tưởng đó là bạn mình. Có thể áo giống, vóc dáng giống, và phần còn lại bị tưởng tượng thêm cho ra hình ảnh bạn mình. Khi nhìn sợi dây, dài loằng ngoằng rất giống con rắn, tưởng là con rắn. Gặp một cảm giác thế nào đó [cần phải qua thực tế], tưởng rằng cảm giác đó là mệt mỏi, thế là thành mệt mỏi thật. Tưởng là sợ hãi, thế là thành sợ hãi thật.
    Nguyên tắc là cần phải nhìn sâu vào cảm giác và trạng thái để thấy rõ bản chất của nó. Khi nhìn kĩ vào con rắn, sẽ thấy rằng nó chỉ là một sợi dây và sự sợ hãi biến mất. Khi nhìn kĩ vào cảm giác mệt mỏi, thấy nó không phải mệt thật, nó chỉ là cảm giác như vậy [cần sự quan sát thật] thì lại cứ làm việc bình thường. Nhìn vào cảm giác đói, trong khi biết rằng mình vừa ăn xong, đó chỉ là đòi hỏi của thói quen, có thể mặc kệ nó đi.. Và nó cũng dần biến mất
    Tuy nhiên, thường mọi người khi đang sợ hãi, mất bình tĩnh sẽ không dám nhìn thẳng vào cảm giác, mà sẽ hành xử theo bản năng. Đó là việc bình thường và cần đợi lúc bình tĩnh trở lại, hãy hồi tưởng lại những sự việc đó. Có nhiều sự việc làm người ta không dám đối diện, không dám nhớ lại dù nó chỉ là quá khứ đã qua, bởi vì nó rất thật. Cảm giác sợ hãi, khó chịu, mất bình tĩnh,.. khi hồi tưởng đều là cảm giác thật, và đối diện với nó theo cách nhớ lại sẽ dễ dàng hơn. Khi hồi tưởng lại một cách bình tĩnh, hãy xem kĩ lại các cảm giác đó, hãy kích thích cho sự sợ hãi, đau đớn, khó chịu thật mạnh lên để nhìn cho rõ. Hãy xem nguyên nhân thực sự của nó là gì và đối diện với nó.
    Đối diện với kí ức không hề đơn giản, tuy nhiên nó không phải thật, vì biết nó không phải thật, hãy đối diện với nó. Một thói quen khác là mọi người hay dùng suy nghĩ để tìm câu trả lời, tuy nhiên suy nghĩ cũng thường là lừa đảo thôi. Bạn có thể tự hỏi bạn yêu ai, nhưng suy nghĩ sẽ trả lời sai. Đừng nghe lời suy nghĩ, hãy cảm nhận kí ức, cứ cảm nhận, cảm nhận cho đến khi bạn tự biết là cái gì đã xảy ra. Nếu vẫn không biết cái gì thật sự đã xảy ra, cứ hồi tưởng và cảm nhận, đừng trả lời bằng suy nghĩ.
    Hãy cảm nhận theo cách mà người ta thường nói là, hãy lắng nghe lời trái tim. Lắng nghe trái tim thích gì, chứ không phải suy nghĩ thích gì. Chỉ có trái tim mới biết chính xác, bởi vì trái tim là con người thật. Suy nghĩ, đó chỉ là cái vỏ bọc của thói quen, môi trường tạo ra. Nói cách khác là hãy thành thật với chính mình, kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình. Theo em, bản lĩnh là dám đối diện với chính mình, kẻ thù lớn. Khi chiến thắng kẻ thù, những thói quen, sẽ có sự tự chủ khi sợ hãi, đau đớn, lười biếng. Sự tự chủ bằng cách thích thì nghe theo nó, thích lười thì lười, mà không thích nghe theo nó, thì lười kệ lười, cứ làm việc. Khi đó sẽ ít bị cảm giác chi phối.
  5. voiconlontalonton

    voiconlontalonton Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2003
    Bài viết:
    1.362
    Đã được thích:
    0
    Thật sự khi nhìn sâu vào những cảm giác, sẽ bớt tin tưởng nó đi. Nó chỉ là những cái xuất hiện do nguyên nhân, và sẽ có tự chủ. Những cảm giác mà mình cho là thật thực ra không thật như vậy. Khi mình bực, nghe người khác nói có thể cho là chửi đểu mình, khi mình lạnh, đụng vào vật hơi nóng thấy nóng rát. Khi mình mệt mỏi, đi dưới trời nắng thấy nắng gay gắt. Khi mình vui, lại thấy đó là nắng ấm dễ chịu. Cùng một cảm giác, khi thay đổi cách nhìn nhận sẽ thấy cảm giác khác đi. Khi trời lạnh, có thể thấy ngại làm việc, nhưng cũng trời lạnh đó, khi trời mới sang thu, lại thấy một cảm giác se lạnh rất thú vị. Ngay khi thay đổi cách nhìn, cảm giác sẽ thay đổi. Một cảm giác sợ hãi, có thể mất tự chủ. Nhưng một người lâu ngày không có cảm giác sợ hãi, có thể thấy thích thú. Hoặc cảm giác sợ hãi khi xem phim kinh dị lại rất hấp dẫn. Một cảm giác đau, nếu tin rằng nó nguy hiểm, sẽ kêu gào không thể chịu đựng được. Nhưng khi tin rằng nó là cần thiết và sẽ được đền bù xứng đáng, cảm giác đau có thể bị nghiện.
    Ở đây cần phải thấy được, cảm giác thật chỉ có một phần nhỏ, còn lại bị tô vẽ lên. Hãy thường xuyên hồi tưởng và xem xét lại các tình huống mình đã gặp, nhất là các tình huống khó chịu, mất tự chủ,.. và tránh trả lời một cách máy móc, trả lời chỉ để cho qua chuyện. Hãy trả lời thành thật. Như khi lựa chọn giữa hai cảm giác nào thích hơn, ta sẽ so sánh trên hai cảm giác đó và cảm nhận nó rất kĩ rồi sẽ biết là thích cảm giác nào hơn mà không cần phải suy nghĩ nhiều. Cũng vậy, hãy cảm nhận kí ức một cách sâu sắc, không tránh né. Nếu đã sợ hãy biết là đã sợ, nếu đã mất bình tĩnh, hãy biết là đã mất bình tĩnh.. Sau khi biết là sợ, là mất bình tĩnh, hãy nhìn sâu hơn nữa, xem cái gì xuất hiện trước nó. Nói ra thì mất thiêng, nhưng không phải tự nhiên sợ hãi và mất tự chủ xuất hiện, trước nó còn có hàng loạt các cảm giác khác xảy ra. Càng nhìn kĩ sẽ càng thấy rõ.
    Bản lĩnh là dám công nhận con người thật của mình. Càng nhìn sâu vào, sẽ càng biết rõ tại sao nó xuất hiện
    Được voiconlontalonton sửa chữa / chuyển vào 20:35 ngày 26/02/2008
  6. chiaki_co_len06

    chiaki_co_len06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2006
    Bài viết:
    2.219
    Đã được thích:
    0
    Chiaki đâu có nói càn. Có lẽ chiaki đã nhớ ra câu "gieo hành động gặt thói quen... " ở đâu rồi ( cái cuốn sách này quảng cáo rùm beng mà chiaki chưa được đọc ). Còn những gì mà voicon phân tích chính là trí tuệ cảm xúc phải không nhỉ? Hiểu cảm xúc, phân tích đúng sai để cảm xúc không lấn át và dẫn dắt những hành động hấp tấp và sai lầm. Chiaki chỉ biết vậy thôi, có gì sai mong bỏ quá cho.
  7. muabongmay2207

    muabongmay2207 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/10/2006
    Bài viết:
    515
    Đã được thích:
    0
    hơi suy nghĩ của bác thật đáng kinh ngạc
  8. giangmj

    giangmj Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/10/2007
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    Tôi thấy lười thì chả có gì là đúng hay sai cả, nó là bản chất của con người, việc nó phải thế. Nhìn vào mặt tích cực thì tính lười chính là động lực để làm cho thế giới phát minh ra bao nhiêu là thứ tiện ích, chẳng hạn tại sao bạn ko đi bộ lại đi xe, tại sao ko dùng quạt tay lại dùng quạt máy, tại sao xyz nữa ^^. Thế nên cũng ko nên khó tính với nguời lười làm gì, có thể họ là một thiên tài đấy.
    to larry145: vừa luời vừa muốn đọc sách thì có thể vào www.giangmj.com của tôi để "nghe sách", tôi làm việc chăm chỉ để phục vụ những người lười đấy kaka.
  9. truanang

    truanang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2007
    Bài viết:
    907
    Đã được thích:
    0
    Câu đấy trong quyển 7 thói quen của người thành đạt .
  10. truanang

    truanang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2007
    Bài viết:
    907
    Đã được thích:
    0
    Cách suy nghĩ của voi con vừa giống với lập trình cảm xúc (trong 1 quyển sách mình đã đọc ) , lại vừa giống thiền , vừa giống tâm lý học trị liệu . Quả là 1 sự sưu tầm công phu .

Chia sẻ trang này