1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Làm thế nào để rèn luyện Bản Lĩnh

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi larry145, 18/02/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. truecolors

    truecolors Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/04/2006
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
    Ở trên mình có nói rằng khi chưa có giải pháp có sẵn thì bộ não sẽ "nội suy" để tự tìm ra giải pháp. Bộ não sẽ dựa trên có các tình huống và giải pháp sẵn có khác để suy luận và đưa ra giải pháp cho tình huống mới. Bộ cơ sở dữ liệu "tình huống - giải pháp" sẵn có càng nhiều và càng gần giống với tình huống mới thì giải pháp được nội suy sẽ có độ chính xác càng cao. Thực tế cho thấy những người có kinh nghiệm thì sẽ xử lý các tình huống bất ngờ tốt hơn do họ có bộ cơ sở dữ liệu tốt hơn. Tuy nhiên cũng có những người được trời phú cho bộ não xuất chúng có thuật toán nội suy tốt hơn nên vẫn có khả năng đưa ra giải pháp tốt dù họ chưa nhiều kinh nghiệm.
    Như vậy chúng có thể cải tiến khả năng xử lý của mình bằng cách tăng cường bộ cơ sở dữ liệu hoặc bằng cách nâng cấp bộ xử lý trung tâm.
    Mình chọn cách thứ 1. Còn bạn, bạn chọn cách nào?
  2. dinhlehung

    dinhlehung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Bài viết:
    1.471
    Đã được thích:
    0
    Tốt nhất "BỘ LÃO" nên "LỘI SUY" như sau:
    AI CŨNG CÓ THỂ THẤT BẠI LẦN THỨ NHẤT-NHƯNG...ĐỪNG ĐỂ ĐIỀU ĐÓ XẢY RA LẦN THỨ 2!

    "LỘI SUY" như thế là BẢN LĨNH!
  3. voiconlontalonton

    voiconlontalonton Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2003
    Bài viết:
    1.362
    Đã được thích:
    0
    Em viết linh tinh thôi, gặp cao thủ họ biết ngay sai chỗ nào, chỗ nào không thể làm được. Dám công nhận con người thật cũng nhiều mức độ lắm, đôi khi chỉ là tưởng dám công nhận con người thật của mình mà thôi. Nếu thật sự dám công nhận con người thật của mình thì biểu hiện là sống khá hài lòng, nếu thấy chưa hài lòng, tức là vẫn có chỗ chưa công nhận con người của chính mình
    Bác nhút nhát chẳng hạn, vì bác sợ một cái gì đó. Em có kinh nghiệm thế này, có lần em sợ người thân, tại vì người đó cho em vay tiền. Lúc đầu em không biết là mình sợ, chỉ biết là mình cư xử hơi bất thường, cố ý tránh mặt, thấy hơi khó chịu khi gặp người đó. Nhiều lần như vậy, em nhận ra là em sợ hãi quá mức, vì em cho là người thân thì có gì phải sợ, nên em không biết. Khi nhận ra mình sợ và biết lí do, nhưng em vẫn không hết sợ dù cố gắng. Phải đến khi em thấy rằng sợ như vậy rất mệt, mà chẳng ra sao cả, em quyết định sẽ không sợ nữa, muốn ra sao thì ra, lúc đó, em không còn sợ nữa. Em nghĩ có thể cần những yếu tố sau
    Thứ nhất là cần nhận biết nỗi sợ, mất bình tĩnh, mất tự chủ,.. Càng nhận biết rõ càng tốt. VD mình nhận biết rõ nhiều lần mình gặp một người, tình huốn mình sợ, đã tìm cách khắc phục mà không được, như vậy là nhận biết khá rõ, nhưng chưa hoàn toàn. Nếu thực sự biết thì nó sẽ chấm dứt ngay.
    Thứ hai là nhận thức sự vô ích của nỗi sợ, mất bình tĩnh,.. VD như sợ chẳng để làm gì, chẳng giúp ích gì, nếu sự việc xảy ra thì nó vẫn xảy ra. Mình chỉ có thể cố gắng hết sức chứ không thể quyết định tất cả, kết quả còn phụ thuộc các yếu tố bên ngoài. Nếu cho nó có ích thì sẽ không bỏ được. Vd cho rằng ngại gặp việc thế này là bình thường, đương nhiên sẽ ngại
    Thứ ba là nhận thức sự nguy hiểm, độc hại, đau khổ của nỗi sợ, mất bình tĩnh,.. Không chỉ vô ích, sự sợ hãi còn là khó chịu, đau khổ. Càng nhìn rõ mặt nguy hiểm, càng dễ bỏ nó. Nếu thấy một con dao sắc, chẳng ai nắm vào cả. Bỏ ở đây em chỉ nói là bỏ trạng thái đó, chứ không phải mình bỏ công việc dẫn đến trạng thái đó.
    Thứ tư là nhận thức sự tự chủ, tức là sự không đau khổ, bình thường, thoải mái. Cái này cũng quan trọng. Sự tự chủ là một trạng thái thoải mái hoàn toàn. Có lúc chúng ta cố gắng nín nhịn một chút, tuy hơi khó chịu, hơi lo lắng, nhưng chúng ta cho đó là bình thường. Hoặc cho rằng cuộc sống mình vẫn rất tốt đâu có vấn đề gì đâu, mọi thứ vẫn ổn. Đó chưa phải là bình thường, nếu vẫn còn sợ hãi, khó chịu ở mức độ nhẹ
    Thứ năm, sau khi nhận thức về vấn đề, hiểu rõ sự vô ích, sự nguy hiểm, hiểu rõ đâu là cái cần đạt đến, cần cái này nữa, là một quyết định. Quyết định sẽ không sợ hãi, kiên quyết không chấp nhận sợ hãi dù nhỏ nhất ngay khi nó bắt đầu để sống thoải mái. Quyết định rất quan trọng, nhiều khi mình nhận biết khá rõ vấn đề, nhưng mình vẫn luẩn quẩn trong cái vòng chi phối của nó, vì mình đã không dũng cảm ra một quyết định. Khi đã thấy rõ sự nguy hiểm, và biết đâu là trạng thái cần thoát ra, quyết định sẽ có tác dụng
    Sau khi vượt qua sự sợ hãi nhiều lần, khi nhìn lại, em thấy khi mình đang sợ, mình đã sai khi cho rằng mình hiểu rõ nỗi sợ nhưng không làm chủ được. Chính vì không hiểu rõ nên mới bị sợ hãi chi phối. Hoặc mình có thể tìm đủ lí do để không sợ, vd tự nghĩ việc này cũng bình thường, chẳng có gì,.. đó chỉ là tự lừa dối bản thân mà thôi. Khi nhìn một sợi dây thành con rắn, dù chúng ta có tụng 1000 lần, đây là một sợi dây, thì chúng ta vẫn thấy đó là một con rắn và vẫn sợ hãi như thường. Suy nghĩ như vậy có rất ít tác dụng, bởi vì nó chỉ diễn ra và áp đặt được trên bề mặt ý thức, còn trong vô thức vẫn còn nguyên. Cái mà em tưởng là hiểu, chỉ là hiểu trên ý thức, còn em không hiểu những gì diễn ra đằng sau
    Khi đã hiểu rõ sợ hãi, mất bình tĩnh, biểu hiện của nó là phải làm chủ được. Mọi người không thoát được sự sợ hãi, mất bình tĩnh, bởi vì vẫn thấy nó có ích ở một khía cạnh nào đó. Nếu cho rằng sợ vẫn có phần đúng đắn và có ích, tức là chưa thấy sự vô ích, vô nghĩa của nó. Đôi lúc có thể thấy nó vừa có ích vừa có hại, nếu thấy nó có hại nhưng thấy có ích nhiều hơn, cũng không chấm dứt nó được. Lỗi này chắc chắn là áp dụng tiêu chuẩn kép, bởi vì theo một tiêu chuẩn nhất định, một trạng thái chỉ có thể có hại hoặc vô hại. Tất nhiên thấy có ích không phải là trên ý thức, mà là vô ý thức, vẫn lựa chọn nó, chấp nhận nó. Mình có thể nói, mình không chấp nhận nó, nhưng đó là ý thức, cái quan trọng là xem vô thức nói gì kìa, đừng dùng ý thức để bào chữa. Hãy xem kĩ xem, tại sao đã chấp nhận, và kiên quyết không chấp nhận sợ hãi, mất bình tĩnh hay bất kì trạng thái nào không mong muốn nữa, dù là nhỏ nhất, dù với bất kì hoàn cảnh nào. Cứ để sợ hãi tự bào chữa cho nó, nhưng không chấp nhận lí do nào cả, vì không bao giờ có lí do chính đáng để biện minh cho sợ hãi. Chẳng ai muốn uống thuốc độc dù là rất ít. Không bao giờ chấp nhận, đừng cố gắng chịu đựng, mà hãy kiên quyết loại bỏ nó.
  4. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Box này càng ngày càng có tình người rồi đấy...
  5. dinhlehung

    dinhlehung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Bài viết:
    1.471
    Đã được thích:
    0
    Để cho BOX có TÌNH NGƯỜI HƠN!
    Đồng thời để RÈN LUYỆN BẢN LĨNH!....HÃY: ra nhập...HỘI 7 TÌNH! ZÔ-ZÔ-ZÔ....

    Trả lời câu hỏi: Làm thế nào để rèn luyện bản lĩnh???
    Trả lời: Ra nhập hội ...7 TÌNH!
    .....
  6. dinhlehung

    dinhlehung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Bài viết:
    1.471
    Đã được thích:
    0
    Điều TỐI QUAN TRỌNG trong rèn luyện BẢN LĨNH là....Phải biết DÙNG-PHÁT HUY BẢN LĨNH ĐÚNG LÚC ĐÚNG CHỖ!
    Tránh THẤT THOÁT và LẠM PHÁT...BẢN LĨNH!
    Bài học....ĐAU ĐỚN! Mất người IU!

    VÌ....SƯ quá! LẠI có cơ hội RÈN LUYỆN BẢN LĨNH!
    CẢM ƠN NGƯỜI IU,ĐÃ CHO ANH CƠ HỘI...BẢN LĨNH!
    Cứ thế này chẳng mấy thành TÀI!
  7. p3t3rpan

    p3t3rpan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/04/2007
    Bài viết:
    504
    Đã được thích:
    0
    Ko từng trải mà đòi có được Bản Lĩnh,xem ra nan giải đấy
  8. dinhlehung

    dinhlehung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Bài viết:
    1.471
    Đã được thích:
    0
    VẦNG!
  9. Hienscarlett

    Hienscarlett Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/06/2002
    Bài viết:
    866
    Đã được thích:
    0
    nhưng lại có vấn đề thế này này
    hồi xưa mình chẳng biết sợ hãi cái gì cả, cũng chẳng hề bị mất bình tĩnh gì hết, có chăng chỉ thỉnh thoảng có chuyện làm mình bối rối chút, rồi lại lấy lại thăng bằng được ngay.
    nhưng rồi đến một lúc, thấy mình trơ ra như hòn đá, thì bỗng nhiên lại thấy...sợ
    và từ đó, thỉnh thoảng lại bị sợ hãi, hoặc mất bình tĩnh một cách rất buồn cười, mà nhất là những lúc đói
  10. dinhlehung

    dinhlehung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Bài viết:
    1.471
    Đã được thích:
    0
    BẢN....nhỏ!...sợ...LĨNH...không được...nhìu!

Chia sẻ trang này