1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Làm thế nào để rèn luyện Bản Lĩnh

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi larry145, 18/02/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. lino1

    lino1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2006
    Bài viết:
    463
    Đã được thích:
    0
    Trở lại với vấn đề chung : Bản Lĩnh
    Em đã từng hỏi 1 y trang thế này, ở box này , vào 3 năm trước.
    Nhưng câu trả lời tốt nhất lúc đó chỉ là lời khuyên về việc tăng cường trải nghiệm sống, còn lại là những lời chê bai, đá xoắy ..v..v
    Em quyết định tự tìm câu trả lời, đọc sách dạy đời, tìm hiểu tâm lý học, tự khám phá chính mình, quan sát mọi người... em cũng vỡ dần ra.
    Theo em...
    Bản Lĩnh là....sự kết hợp của Đức... Tự chủ và Lòng....Dũng cảm.
    Để có được 2 thứ này quả thật rất khó.
    Nguyên nhân của khó khăn này phát sinh từ Nhu Cầu ( nói theo cách của bác VoiCon là xuất phát từ Dục Vọng)
    Mà con người có 5 loại Nhu Cầu chính mà chắc các bác đều biết ( an toàn, sinh lý, xã hội, được tôn trọng ,tự thể hiện mình .v.v.v)
    Sợ hãi là kẻ thù của lòng dũng cảm , sợ hãi sinh ra khi có mâu thuẫn giữa nhu cầu và nhận thức về hoàn cảnh để thỏa mãn nhu cầu. Chẳng hạn như sợ ma: ai cũng muốn tồn tại( nhu cầu) nếu đầu óc người nào đó tin rằng có ma , lại đi đêm vào nghĩa trang, mồ mả 1 mình ( nhận thức về hoàn cảnh) thì họ sẽ nảy sinh nỗi sợ hại gặp ma. Vì họ ngĩ ma sẽ làm hại họ.
    Ta thấy ở đây nảy sinh 1 thứ quan trọng , đó chính là niềm tin. Nếu bạn tin rằng không có ma trên đời này, thực sự tin. Thì có đi đêm, mồ mả... bạn sẽ không bao giờ có cảm giác sợ hãi. Điều bạn tin , dù niềm tin đó là phản ảnh đúng sự thật khách quan hay không, sẽ ảnh hưởng đến suy nghĩ, hành động , thói quen ... của bạn. Nếu bạn điếc , bạn ko sợ súng. Dù thực bạn to khỏe, nhưng nếu bạn cho rằng mình yếu đuối, thì bạn sẽ vẫn sợ đánh nhau. Dù bạn giỏi giang, nhưng bạn cho rằng mình kém cỏi, bạn sẽ không dám nghĩ ko dám làm. Ngược lại, bạn vừa yếu vừa dốt mà lại tin rằng mình khỏe mạnh giỏi giang thì ắt sẽ có những hành động dại dột gây nhiều tổn thất.
    Như vậy niềm tin cần phải đặt đúng vị trí, vị trí tốt nhất của niềm tin là sự thật khách quan, càng nhận thức được sự thật, càng có quyết định chính xác.
    Vậy : sợ hãi = nhu cầu >< niềm tin
    Khi tôi tin rằng ngày mai tôi không có cơm ăn thì tôi sẽ ....lo lắng
    Như vậy, để không còn sợ hãi, bạn phải thay đổi niềm tin hoặc thay đổi nhu cầu.Thay đổi niềm tin thì dễ hơn. Ngày trước, tôi rất ngại hát trước đông người( dù tôi hát hay) , tôi tự hỏi mình tại sao, và câu trả lời là do tôi sợ bị chê là hát ko hay, chơi nổi...v.v. .Điều đó làm tổn hại nhu cầu tự trọng của tôi. Sau đó, tôi thay đổi niềm tin, tôi tin rằng mình hát cũng được, mình hát cho mọi người vui thì có ai lại chê cười mình, thế là từ đó tôi không còn ngại nữa.
    Về thay đổi nhu cầu, thường thì ta sẽ thay đổi nhu cầu tức thì , nhu cầu ngắn hạn, còn nhu cầu lâu dài thì hầu như không thay đổi. Bạn có thể nhin ăn vài bữa, nhịn chơi vài bữa nhưng không thể nhịn cả đời. Để không sợ hãi bạn chỉ thay đổi được nhu cầu tức thì. Chẳng hạn bạn chơi cờ, bạn sẽ sợ mất hậu ( nhu cầu tức thì) nhưng nếu bạn mất hậu mà giết được Vua của đối phương thì bạn không sợ chút nào. giết Vua là nhu cầu chiến thắng về toàn cục. Áp dụng trọng cuộc sống là việc bạn chấp nhận rủi do, có thể bỏ xe giữ tướng, làm việc gì cũng phải biết có mặt được mặt mất, phải tính xem mình cần gì và phải hi sinh cái j`! Khi đã chấp nhận rủi ro, bạn có thể tặc lưỡi: ừ ! chết thì thôi , có j` mà phải sợ!
    Bước đầu tiên để thóat khỏi sợ hãi là bạn phải biết chấp nhận rủi ro!
    Bước thứ 2 là phải nhận ra niềm tin của mình thực sự là j`
    Bước 3 là thay đổi niềm tin đó bằng 1 niềm tin khác.
    Cứ thế đã , rồi tớ viết tiếp lần sau ....


  2. voiconlontalonton

    voiconlontalonton Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2003
    Bài viết:
    1.362
    Đã được thích:
    0
    hì hì em đà vốt cho bác lino
    Một điều theo em khá hay là hãy xem cách thức mà các trạng thái tâm lí chi phối chính mình như thế nào, tại sao nó lại có thể chi phối được như vậy? Chẳng hạn tại sao khi mình sợ cái gì đó thì mình lại không dám tiếp xúc với nó? Nhiều điều được cho là đương nhiên, sợ thì phải tránh, nhưng tại sao sợ thì lại tránh, hoặc tại sao đau đớn thì lại khó chịu, đau thì đã sao? Hãy tìm câu trả lời ở đó, nó sẽ giúp mình hiểu rõ hơn quá trình của vô thức, các diễn biến tâm lí xảy ra như thế nào. Đừng cho cái gì là việc đương nhiên
  3. voiconlontalonton

    voiconlontalonton Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2003
    Bài viết:
    1.362
    Đã được thích:
    0
    hì hì em cũng vốt cho bác trua nang nữa
    Những việc đó quả là hay nhưng mà có thể nguy hiểm với người chưa hiểu về nội tâm, họ có thể sẵn sàng giết người và coi đó là dũng cảm. Cho nên trong tôn giáo có giới, tức là những hàng rào cuối cùng không được vượt qua. Chính những sự chao đảo trong tâm lí giúp mình hiểu ra nhiều thứ. Đừng làm gì quá là được, bởi vì làm quá có thể chính là sự yếu đuối trước thói quen và bản năng.
  4. davincitki

    davincitki Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/10/2007
    Bài viết:
    691
    Đã được thích:
    0
    Cái này em không đồng ý lắm,tại sao phải cần thảm hoạ rồi mới rèn luyện,theo em rèn luyện bản lĩnh không phải là lúc trong giông bão mà là lúc trời quang mây tạnh.
  5. lino1

    lino1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2006
    Bài viết:
    463
    Đã được thích:
    0
    Đoàn chuẩn, đọc những bài của bác voicon trong topic này, em thấy vui vui , vì có đây là lần đầu tiên em thấy có người có suy nghĩ khá giống mình.
  6. lino1

    lino1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2006
    Bài viết:
    463
    Đã được thích:
    0
  7. truanang

    truanang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2007
    Bài viết:
    907
    Đã được thích:
    0
    trua nang chỉ cho rằng rèn luyện bản lĩnh là thay thế những thói quen xấu bằng thói quen tốt mà thôi . Thay bằng cách nào là chuyện của mỗi người .
    Thứ 2 là bản lĩnh thường được hiểu là đặt vào nghịch cảnh vẫn ko nản lòng , có 2 khả năng sẽ xảy ra :
    Với nhóm người bất mãn về bản thân , về cuộc đời : tất họ sẽ phải có ý chí để vượt qua nghịch cảnh .
    Với nhóm ngừời luôn tự hào về bản thân mình thì nghịch cảnh sẽ ko còn là nghịch cảnh nữa : đơn giản là cho rằng những cái việc cần giải quyết nằm trong tầm tay của họ .Nên họ sẽ coi nghịch cảnh tựa nhẹ lông hồng vậy . Tất nhiên đãy là trường hợp lý tưởng cho cả 2 trường hợp .
    Cuối cùng là khả năng của mỗi kẻ để vượt qua nghịch cảnh , là tài năng tự rèn luyện cũng như trời phú vậy .

  8. chiaki_co_len06

    chiaki_co_len06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2006
    Bài viết:
    2.219
    Đã được thích:
    0
    Mỗi người hãy rèn luyện bản lĩnh bằng cách tát cho truanang một cái, và chấp nhận mọi phản ứng.
  9. chiaki_co_len06

    chiaki_co_len06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2006
    Bài viết:
    2.219
    Đã được thích:
    0
    Lại nhớ đến câu "Làm tất cả những gì không cấm", không chỉ là hành động hiểu nội tâm, mà thực sự là hành động khôn ngoan. Đã từng đọc đâu đó rằng hành vi cư xử của con người, như nhiều người vẫn tin rằng, là do đạo đức,... nhưng thực ra nó được dựa chủ yếu vào trí tuệ, sự hiểu biết, nhận thức lợi hại cho bản thân họ, lợi hại cho tâm lý của họ. Con người dù sống theo cách nào cũng chỉ xoay quanh trung tâm là bản thân mình, chệch hướng là mất cân bằng.
  10. lino1

    lino1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2006
    Bài viết:
    463
    Đã được thích:
    0
    Ví dụ , những người lính sẵn sàng hi sinh vì tổ quốc
    theo cách nói của bạn thì phải chăng họ hi sinh thực sự là chỉ vì họ.

Chia sẻ trang này