1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

LÀM THẾ NÀO ĐỂ SỐNG SÓT KHI MÁY BAY RƠI ?

Chủ đề trong 'Du lịch' bởi Le_Viet_Ha_new, 24/09/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. noandyes

    noandyes Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2005
    Bài viết:
    99
    Đã được thích:
    0
    Giả nhời giúp em Linh thử cái
    Chắc ý cô Linh Evil là như thế này : lấy ngón trỏ tay phải đan chéo với ngón giữa tay trái
    Được noandyes sửa chữa / chuyển vào 10:45 ngày 28/12/2005
  2. Le_Viet_Ha_new

    Le_Viet_Ha_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/01/2002
    Bài viết:
    888
    Đã được thích:
    0
    THOÁT HIỂM HÀNG KHÔNG ( TT)
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  3. AceMan

    AceMan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/12/2002
    Bài viết:
    272
    Đã được thích:
    0
    Máy bay càng cao thì càng xác xuất đi toi sẽ từ 90% tiến đến 99,9%. .
    Sống sót ư, trừ phi bạn đang ngồi gần cửa thoát hiểm và phải... "có cánh". ặc, ặc !
    Đùa tí thôi, hàng không là phương tiện giao thông an toàn nhất thế giới. Tuy nhiên, trade off là khi tai nạn xảy ra thì xác xuất sống sót lại thấp nhất.
  4. Le_Viet_Ha_new

    Le_Viet_Ha_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/01/2002
    Bài viết:
    888
    Đã được thích:
    0
    THOÁT HIỂM HÀNG KHÔNG ( Tiếp theo và hết )
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Được le viet ha sửa chữa / chuyển vào 21:13 ngày 30/12/2005
  5. mhtn

    mhtn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2004
    Bài viết:
    2.494
    Đã được thích:
    0
    Không biết anh phanxipăng này có phải là phanxipăng hay viết phóng sự trên hoa học trò ngày xưa?
  6. hiepsi1975

    hiepsi1975 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    735
    Đã được thích:
    0
    Cái này tây nó gọi là "finger crossed", hành động khi ta cầu mong điều tốt lành sẽ đến
    Khi mình phải hứa hẹn gì đó mà không muốn thực hiện thì đưa tay ra sau và crossed finger v.v.
    Ở VN trẻ con làm động tác này bị coi là tục tĩu
    http://www.pitchforkmedia.com/record-reviews/images/a/architecture-in-helsinki/fingers-crossed.gif
    Đối với tù nhân chiến tranh Mỹ (POW) thì động tác đó để mật báo cho "hậu phương" biết hành động của mình bị bắt buộc
    http://www.snopes.com/photos/military/crossed.asp
  7. Le_Viet_Ha_new

    Le_Viet_Ha_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/01/2002
    Bài viết:
    888
    Đã được thích:
    0
    http://www.nld.com.vn/tintuc/phap-luat/150828.asp
    Những chuyện về an ninh, an toàn hàng không
    13-05-2006 01:17:30 GMT +7
    Kiểm tra an ninh tại sân bay Nội Bài
    Vietnam Airlines được đánh giá là hãng hàng không an toàn nhất khu vực, nhưng không phải không có sự cố. Có thể bạn chưa biết những sự cố này...
    "Thưa quý ông và quý bà. Tôi rất lấy làm tiếc thông báo rằng sẽ có sự can thiệp đối với chuyến bay này. Chúng tôi nhận được một thông báo rằng một vật nổ có thể được đặt trên tàu bay. Vì lý do an toàn cho hành khách, chúng tôi sẽ kiểm tra toàn bộ máy bay. Thay vì cất cánh, chúng tôi sẽ đưa máy bay ra một khu vực thích hợp. Tiếp viên sẽ hướng dẫn quý khách rời khỏi máy bay và đưa quý khách đến nơi an toàn?. Lần đầu tiên trong lịch sử gần 60 năm phát triển ngành hàng không VN, một chuyến bay nội địa phải áp dụng tình trạng khẩn cấp trong quy trình xử lý đe dọa đặt bom do Tổ chức Hàng không dân dụng thế giới (ICAO) ban hành.
    Mất tiền tỉ vì một câu nói đùa!
    Trước khi ra lệnh cho tiếp viên trưởng Ngô Mai Hạnh thông báo tình trạng khẩn cấp trên hệ thống phát thanh, cơ trưởng người Nga Vladimir Barilov đã liên lạc với an ninh sân bay thông báo về việc hai hành khách nói: ?oTrong hành lý của tôi có cài bom?. Chuyến bay mang số hiệu VN.740 TPHCM ?" Hà Nội dự định xuất phát lúc 18 giờ ngày 7-5 dừng bánh trên đường băng. Cửa mở, 5 nhân viên an ninh lập tức áp giải hai kẻ đe dọa đánh bom là Nguyễn Xuân Hoàng và Bạch Trường Sơn rời khỏi máy bay. 232 hành khách còn lại được thông báo tình trạng khẩn cấp qua hệ thống phát thanh và được giải toả khỏi máy bay sau ít phút.
    Chiếc Boeing 777 được kéo về bãi đậu an toàn số 20 sân bay Tân Sơn Nhất để lực lượng công binh rà phá bom mìn. 22 giờ 40 phút cùng ngày, chiếc máy bay này được lệnh bay đi Kansai (Nhật Bản) sau khi đủ cơ sở đánh giá đe dọa trên là giả. Hai kẻ ngông cuồng ?olỡ miệng nói đùa? cũng được gia đình bảo lãnh về nhà lúc 3 giờ sáng 8-5, sau khi công an xuất nhập cảnh cửa khẩu và lực lượng chống khủng bố hoàn tất các thủ tục cần thiết. Vụ việc này khiến Vietnam Airline (VNA) mất khoảng 100.000 USD. Một cái giá đắt hơn, Việt Nam bị đặt vào tình trạng có hiện tượng đánh bom trên máy bay!
    Theo quy định của ICAO, ?obất cứ thông tin nào, bất cứ từ nguồn nào về đe dọa đánh bom máy bay hay phương tiện đều được đánh giá là có đe dọa đánh bom thực sự. Các bước đánh giá và xử lý phải được thực hiện theo đúng quy trình một cách nhanh nhất. Hình thức đe dọa đánh bom có thể qua thư tín, điện thoại, qua cuộc đàm thoại hoặc hành khách trực tiếp đe dọa?. Trong thực tế, VNA đã phải đối mặt với rất nhiều tình huống khẩn cấp.
    Cách đây 4 năm, một chuyến bay của VNA đến Hồng Kông đã phải báo động khẩn vì nhận được cú điện thoại của kẻ lạ mặt ?oMáy bay của các ông đã bị cài bom?. Tình trạng khẩn cấp được áp dụng theo đúng quy trình chống đánh bom của ICAO. Trong thời điểm lúc đó, hàng không thế giới điêu đứng vì dịch SARS, một chuyến bay của VNA đến Quảng Châu đã phải đối phó với nguy cơ khủng bố sinh học vì phát hiện có kẻ rắc chất bột trắng ở phòng vệ sinh máy bay. Hai vụ việc này đều được báo cho cơ quan an ninh nước sở tại xử lý và có kết luận là hành động thông báo giả và gây rối.
    101 tình huống nghẹt thở
    14 giờ 30 ngày 29-10-2004, sân bay Nội Bài báo động khẩn cấp. ?oTôi vừa đi họp về thì nhận được tin báo 830 gặp sự cố. Tôi lên ngay Nội Bài thì thấy đã triển khai cứu nạn rồi?. Trưởng Ban An toàn an ninh VNA Trần Tiến Dũng (cơ trưởng máy bay Forker) nhớ lại. Cơ trưởng chuyến bay 830 chở 140 hành khách đang trên đường từ Bangkok về Hà Nội thông báo với Trung tâm Quản lý bay miền Bắc: Máy bay không hạ được càng, đề nghị giúp đỡ. Đội khẩn nguy cứu nạn sân bay được đặt vào tình trạng báo động cao nhất (cấp 9).
    Lực lượng cứu hoả, y tế của địa phương nhận được đề nghị hỗ trợ cứu nạn. Mặt đất yêu cầu phi công thao tác hạ càng bằng cả ba phương án dự phòng (tự động, cơ học, dùng áp suất) nhưng phi công khẳng định đèn báo càng vẫn không sáng. Ban chỉ huy quyết định cho hạ cánh bằng... bụng máy bay, đồng nghĩa với nguy cơ cháy nổ rất cao. Phi công được lệnh xả bớt xăng trên không phận Hà Tây. Bọt chống cháy được rải thành nệm dày hàng chục cm trên 300 m đường băng nhằm giảm ma sát khi máy bay tiếp đất. Khi chiếc A321 chuẩn bị trườn xuống, đài chỉ huy phát hiện càng máy bay đã bung ra.
    Đối chiếu với thông tin sân bay Bangkok thông báo cho cơ trưởng chuyến bay rằng một mảnh lốp cao su bằng đòn gánh đã văng ra, rơi xuống đường băng trong lúc cất cánh, ban chỉ huy quyết định cho hạ cánh bằng càng với chiếc lốp không hoàn chỉnh.
    Hành khách chỉ được thông báo về tình trạng khẩn nguy ngay trước khi hạ cánh. Đội xe cứu hỏa, cứu thương xếp hai hàng dọc đường băng hú còi inh ỏi, lao vun vút theo chiếc máy bay vừa tiếp đất. Chạy hết đà, máy bay dừng lại, xe cứu hoả ào ào phun nước và bọt chống cháy. ?oLúc đầu chúng tôi xác định 100% có thương vong nhưng cuối cùng chỉ có vài hành khách bị xây xát trong lúc chen nhau thoát khỏi máy bay. Vài người bị sốc phải nằm chăm sóc tại trung tâm y tế. Thực ra càng máy bay không hỏng. Mảnh cao su ở lốp văng ra đập vào công tắc đèn báo gắn ở càng nên phi công đã không thể có tín hiệu đèn thông báo nó vẫn hoạt động?- ông Dũng kể.
    Một lần khác, cả trưởng và phó Ban An toàn an ninh VNA phải đích thân sang Thái Lan thuê kích kéo máy bay về đường băng. Đó là chiếc A320 mang số hiệu chuyến bay VN.829 từ Hà Nội đi Siem Riep ngày 5-5-2005. Mưa to gió lớn, sân bay Siem Riep chỉ cho hạ cánh một đầu về phía Ăng Co. Đường băng trơn ướt, lại gặp gió xuôi nên tàu bay bị đẩy trượt ra khỏi đường băng. Kíp lái hôm đó do cơ trưởng Trần Đại Thắng chỉ huy vẫn làm chủ được tình hình, tắt động cơ ngay nên máy bay chỉ bị trượt ra khỏi đường băng khoảng 100 m, không bị gãy càng. Hành khách vẫn an toàn tuyệt đối, chỉ mất công ngồi thêm vài phút trên xe chở ra nhà ga.
    Tất cả các sự cố nói trên đều được lưu trữ hồ sơ và báo cáo lên ICAO.
    VNA là hãng hàng không an toàn nhất khu vực
    Với mức tốc độ tăng trưởng hằng năm gấp hai lần tốc độ tăng trưởng GDP (14-15%), mỗi năm VNA thực hiện gần 50.000 chuyến bay. Chín năm liên tục giữ vững an toàn bay (tính đến năm 2005), VNA được đánh giá là hãng hàng không an toàn nhất khu vực, ngay cả đội máy bay nhỏ cũng đạt tỉ lệ an toàn cao. VNA có thể được cấp chứng chỉ IOSA ngay trong năm nay, sau khi tổ chức AQS (Aviation Quality Service) của Hiệp hội Hàng không quốc tế (IATA) hoàn tất kiểm tra đánh giá toàn diện về các tiêu chuẩn an toàn. Đây là giấy thông hành để VNA liên minh với các hãng hàng không lớn trên thế giới.
    Năm 1997, VNA ?othuê khô? (chỉ thuê máy bay, không thuê phi công) 10 máy bay A320 và 3 máy bay B767, đánh dấu bước phát triển của quá trình tiếp nhận và làm chủ kỹ thuật, công nghệ hàng không hiện đại của thế giới. Trước đó, đội tàu bay của VNA chủ yếu là TU và ATR 72. Hệ số an toàn ngày càng được nâng cao: năm 2004 thực hiện hơn 124.000 giờ bay, xảy ra 9 sự cố uy hiếp an toàn. Năm 2005 hơn 125.000 giờ bay chỉ xảy ra 4 sự cố cùng cấp.
    Sẽ có cảnh vệ hàng không trên máy bay của VNA
    Để đáp ứng các tiêu chuẩn an ninh khi bay đến Mỹ, VNA sẽ buộc phải bố trí hai cảnh vệ có trang bị vũ khí trên mỗi chuyến bay đến quốc gia này. Đây là quy định chung của chính phủ Mỹ đối với tất cả các hãng hàng không có đường bay đến Mỹ kể từ sau sự kiện 11-9. Chính phủ Mỹ cho phép nhân viên an ninh hàng không được bắn bỏ kẻ tình nghi nếu máy bay có dấu hiệu bị đặt bom. Ngoài ra còn có một số yêu cầu ngặt nghèo khác về an ninh: Trên máy bay phải được lắp đặt hệ thống kiểm soát, thay cửa có khóa chốt an toàn để chống cướp buồng lái...
    Ngoài bay chuyên cơ, từ trước đến nay trên máy bay của các hãng hàng không VN không bao giờ có vũ khí và hiếm khi có lực lượng an ninh. Chỉ trong các trường hợp khách dùng giấy tờ giả bị từ chối nhập cảnh ở sân bay đến, VNA buộc phải bố trí nhân viên an ninh áp tải khách về. Mỗi năm có khoảng 450 trường hợp như thế.
    . Theo một quan chức VNA, vấn đề ?ođau đầu? nhất trong bảo đảm an toàn, an ninh mà họ phải đối phó lại xuất phát từ... ý thức của hành khách. Chỉ một người vứt lại đôi găng tay trên ghế ngồi, chuyến bay phải hoãn lại để kiểm tra tổng thể máy bay và chờ kết quả xét nghiệm đôi găng tay! Có lẽ VNA là hãng hàng không giữ kỷ lục về... mất áo phao. Hiếm có chuyến bay nào không bị mất vài ba chiếc. ?oHọ không ý thức được sự cần thiết phải trang bị áo phao trên máy bay. Trước khi đón khách lên máy bay, thiếu cái nào chúng tôi phải bổ sung ngay cái đó. Nếu không có áo dự phòng dưới sân bay, chúng tôi buộc phải cắt lại số hành khách tương ứng và thuyết phục họ thông cảm?- quan chức này nói.
    Tô Hà
    Được le viet ha sửa chữa / chuyển vào 11:34 ngày 14/05/2006
  8. worldcup2006

    worldcup2006 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/04/2006
    Bài viết:
    772
    Đã được thích:
    0

    Hôm rồi em đọc báo thấy Bạch Trường Sơn hay Nguyễn Xuân Hoàng gì đó còn la chộ lên ông ta là CON RỂ MỘT VỊ LÃNH ĐẠO . Không hiểu hắn làm con rể bác nào mà mạnh thía nhỉ , 3 h sáng là được bảo lãnh rồi . Thời buổi làm con ông cháu cha sướng thía , luật pháp sờ đếch nổi , mai mốt em phải kiếm một con bé nào xâu xấu cũng được , lấy làm vợ , miễn sao nó là con gái cụ lớn lãnh đạo ...sau này đi du lịch , đi chơi ...có bề gì thì cũng ấm phải không các bác ?
  9. love_travel

    love_travel Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2006
    Bài viết:
    731
    Đã được thích:
    0
    cám ơn thông tin của bạn
    theo mình khi máy bay cất cánh và hạ cánh là làm mình lo nhất
    ở châu á sân bay mà mình cho là nguy hiểm nhất là sân bay của hồng không vì mìnhcó mấy video quay mấy cảnh máy bay chao đảo lung lay lúc hạ cánh phần lớn là tại hồng kông
    mình nhớ năm 2003 đi máy bay của vietnam ải thì đu7ọc thông báo là máy bay có sự cố đề nghị quý khách xuốngm áy bay để nhân viên kiểm tra
    cò nlần mình đi trung uqốc do bị bão máy bay nó lắc như là ổ gà vậy
    ai trên máy bay cũng sợ xanh mặt
    nhưng nói đúng là đi máy bay là phương tiện an toàn nhất thế giới
  10. Le_Viet_Ha_new

    Le_Viet_Ha_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/01/2002
    Bài viết:
    888
    Đã được thích:
    0
    Người sống sót trong vụ máy bay rơi này là một nhà báo, vị trí ngồi của ông có thể xem như là một minh họa thực tế cho phần lý thuyết khô khan của bài ở trang đầu topic này ( chú ý những chữ đỏ )
    --------------@@@------------
    Báo Người Lao Động & VNE
    http://www.nld.com.vn/tintuc/the-gioi/182293.asp
    Diễn biến vụ cháy máy bay qua lời nhân chứng
    08-03-2007 16:06:20 GMT +7
    Chiếc máy bay trượt khỏi đường băng và lao xuống một ruộng lúa rồi bốc cháy. Ảnh: AP.
    Nhà báo Italy Alessandro Bertellotti của đài Rai có mặt trên chiếc máy bay chở khách Indonesia bị cháy tại Yogyakarta. Dưới đây là lời kể của ông về những gì xảy ra trên chuyến bay tử thần.
    "Tôi may mắn là một trong những người sống sót và thoát thân chỉ với một chút máu chảy trên mặt. Tôi ngồi ở phía cuối máy bay, phía bên tay trái. Chuyến bay diễn ra tốt đẹp cho đến khi nó hạ cánh.
    Chúng tôi nhận thấy có cái gì đó không ổn khi máy bay bắt đầu tiếp cận đường băng mà không hề giảm tốc độ. Ngay khi tiếp đất, máy bay bật nảy lên một chút và vẫn tiếp tục lao nhanh mà không có dấu hiệu giảm tốc. Đến lúc đó thì tất cả mọi người đều biết rằng có trục trặc.
    Chiếc máy bay tiếp tục lao đi ngay cả khi chúng tôi đã đến cuối đường băng. Đột nhiên xung quanh tối đen và mọi thứ bay tứ tung, còn mọi người thì bắt đầu gào thét. Tôi nhớ rằng lúc đó mình vẫn còn bình tĩnh và chỉ nghĩ đến việc tìm cách thoát ra ngoài.
    Một đám cháy bắt đầu bùng lên ở ba hay bốn hàng ghế phía trước tôi, phía bên tay phải của máy bay. Mọi người vẫn gào thét hoảng loạn. Một phụ nữ phía sau đã đẩy mạnh vào tôi và la lên "đi, đi, đi".
    May mắn là tôi ngồi ngay gần cửa thoát hiểm nên tôi liền nhảy ra ngoài máy bay cùng với rất nhiều người khác. Chúng tôi rơi xuống một bãi cỏ và bùn. Ngay sau đó là một tiếng nổ lớn vang lên. Sau tiếng nổ thứ hai thì tôi không còn nhìn thấy thêm người nhảy ra ngoài máy bay nữa.
    Cảnh sát và xe cứu thương tới nơi chỉ trong vòng vài phút và họ bắt đầu chăm sóc cho những người bị thương. Còn những người không bị sao như chúng tôi thì được nhanh chóng đưa ra khỏi hiện trường.
    Tôi có mặt tại Indonesia dự hội nghị của UNESCO bàn về vấn đề tái thiết khu vực bị tàn phá trong trận động đất trên đảo Java năm ngoái. Lúc đó tôi không kịp cầm theo máy ảnh hay bất cứ thứ gì của mình, tôi không hề nghĩ đến điều gì khác ngoài việc thoát ra khỏi đó. Tất cả những gì tôi có thể nói vào lúc này là không biết làm sao tôi lại may mắn đến vậy".
    Chiếc Boeing 737-400 của hãng hàng không quốc gia Indonesia Garuda chở theo 140 hành khách và phi hành đoàn cất cánh từ thủ đô Jakarta. Máy bay này lâm nạn khi đáp xuống sân bay Adisucipto ở thành phố Yogyakarta, cùng nằm trên đảo Java. Hãng Garuda và cảnh sát Indonesia xác nhận, có 118 người đã thoát chết trong vụ tai nạn.

Chia sẻ trang này