1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Làm thế nào để viết dự án kinh doanh?!!!

Chủ đề trong 'Ý tưởng - Sáng tạo' bởi lionftu, 25/11/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. lionftu

    lionftu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    37
    Đã được thích:
    0
    Làm thế nào để viết dự án kinh doanh?!!!

    Viết dự án kinh doanh dễ hay khó ???
    Hiện nay, các cuộc thi về ý tưởng kinh doanh trong sinh viên được tổ chức rất thường xuyên trên địa bàn cả nước. Trong tháng 9 vừa qua là 2 cuộc thi ?othắp sáng tài năng kinh doanh trẻ 2004? và ?olập dự án khởi nghiệp SVVN 2004?... Đây thực sự là những sân chơi bổ ích cho SVVN khẳng định mình. Tuy nhiên, có một thực trạng chung là phần lớn các dự án của sinh viên tham gia các cuộc thi này đều không đạt được kết quả cao. Vì sao vậy ??? Nguyên nhân chủ yếu là các tác giả chưa biết phải trình bày một dự án kinh doanh ra sao.
    Một dự án kinh doanh chính là sự tổng hợp những kiến thức về kinh tế cũng như những kinh nghiệm thức tế của người viết. Mục đích chính của một dự án kinh doanh là kêu gọi đầu tư, vì vậy nó phải được tổ chức làm sao cho hợp với ?okhẩu vị? của các nhà đầu tư . Nghĩa là nó phải được theo một trình tự logic nhất định, với cách trình bày nội dung rõ ràng, súc tích và có tính thuyết phục cao. Phần lớn các dự án kinh doanh đều yêu cầu những nội dung cơ bản sau;
    Bảng tóm tắt:
    Đóng vai trò quan trọng không kém gì toàn bộ đề án kinh doanh của bạn. Thật vậy vì hầu hết những vị giám khảo chấm các đề án kinh doanh của bạn đều không có thời gian đi qua từng trang viết của đề án. Nếu như bản tóm tắt tốt, người đọc sẽ bị thu hút và có húng thú để đọc tiếp, nhưng nếu bạn làm họ mất hứng ngay từ đầu thì bạn sẽ bị mất điểm đấy! Trong một bản tóm tắt đề án, bạn cần phải trả lời một số câu hỏi sau:
    - Đôi nét về công ty của bạn
    - Loại hình sản phẩm/ dịch vụ bạn dự định cung cấp, và nó có điều gì đặc biệt?
    - Những người điều hành dự án là ai ?
    - Bạn cần bao nhiêu tiền cho dự án, trong giai đoạn nào, và để làm gì?
    Hãy tạo hứng thú cho người đọc bằng cách làm nổi bật cơ hội kinh doanh mà bạn phát hiện, sự độc đáo của sản phẩm và dịch vụ của bạn. Hãy viết một cách khách quan, không nên dùng những từ lạc quan quá đáng, và hãy cố gắng giới hạn độ dài từ 2-3 trang mà thôi.
    Hãy viết bản tóm tắt trước, và nếu bạn làm tốt, bạn sẽ đủ tự tin và hứng thú viết tiếp phần còn lại của đề án kinh doanh.
    Mục lục:
    Có thể lúc đàu mục lục của bạn sẽ như một mớ bòng bong, nhưng hãy liên tục chỉnh sửa để đảm bảo rằng mục lục của bạn đã đã được tổ chức tốt, và số trang vẫn chính xác sau hàng loạt những thay đổi của bạn. Cố gắng làm mục lục ngắn gọn và chuẩ xác. Nếu có thể hãy tham khảo tính năng Insert/Reference/Index and Tables của Microsoft Word.
    Sản phẩm/ dịch vụ
    Ðây là phần cực kỳ quan trọng trong một dự án khởi nghiệp của sinh viên, vì hầu như chúng ta mới chỉ có ý tưởng về sản phẩm /dịch vụ mà thôi. Hãy giành cho phần này một mảnh đất xứng đáng. Bạn phải trả lời tường tận một loạt câu hỏi :Sản phẩm/dịch vụ của bạn là gì ? Nó có tác dụng như thế nào? Nó cai thiện cuộc sống con người ra sao? Điểm khác biệt của nó so với các sản phẩm cùng loại ? Điều gì ngăn cản các đối thủ khác cung cấp các sản phẩm với gia rẻ hơn của bạn? Bạn cần những hỗ trợ gì? Bạn có, hay có thể Pa-tăng (patent) cho sản phẩm không ?.. Hãy đặt mình vào địa vị của nhà đầu tư, và luôn tự hỏi họ cần biết những gì trước khi bỏ ra một lượng vốn lớn cho bạn.
    1. Phân tích thị trường. Trong phần này, hãy chứng tỏ cho nhà đầu tư thấy bạn đã bỏ nhiều công sức để nghiên cứu thị trường cho sẩn phẩm/dịch vụ của bạn. Phân tích thị trường bao gồm những đánh gía về đặc điểm nghành kinh doanh và tóc đọ cũng như xu hướng phát triển của nó, khách hàng tiền năng và tâm lý người tiêu dùng, đối thủ cạnh tranh trực tiế và tiềm năng, rào cản ra nhập và rút khỏi nghành?Bạn nên phân tích kỹ càng và thấu đáo, đồng thời, cuối phần này nên có tóm tắt bằng SWOT để người đọc tiện theo dõi.
    2. Chiến lược marketing.Đi liền sau phần phân tích thị trường là trình bày những chiến lượch cơ bảnmà bạn muốn áp dụng để chiếm lĩnh thị trường. Nói cách khác bạn phải trình bày thật chi tiết những chiến thuật của bạn để thu hút sự chú ý của khách hàng và làm cho họ ưa thích sản phẩm dịch vụ của bạn hơn những đôiư thủ khác. Hãy đưa ra nhiều chiến thuạt khác nhau từ rẻ nhất, đơn giản nhất đến những chiến thuật tốn kém và phức tạp.
    3. Kế hoạc hoạt động.
    Đây là phần bạn phải trình bày rõ ràng những phương án cho dự án của bạn hoạt động bình thường. Địa điểm hoạt động, nhà xưởng, trang thiết bị, dây chuyền công nghệ hay đội ngũ nhân công cần phải được thể hiện tại đây.
    4. Kế hoạch tài chính.
    Một trong những khó khăn của đề án kinh doanh là phải dự đoán khá nhiều tình huống, trong đó kế hoach tài chính là phải được dự đoán nhiều nhất. Đừng mất quá nhiều thời gian cho những con số, vì dự đoán là rất khó chính xác. Tất nhiên bạn vẫn phải có đầy đủ các bản như Báo cáo kế hoạch kinh doanh, Bảng cân đối kế toán, Báo cá lưu chuyển tiền tệ, nhưng tất cả chỉ thể hiện rằng bạn đã suy nghĩ về vấn đề này một cách nghiêm túc mà thôi. Đừng mất vài đêm thức trắng vật lộn với những con số, vì nhà đầu tư sẽ ít để tâm đến những con số dự báo của bạn. (Tuy nhiên bạn cũng nên nhơ hầu hết các dự án khởi nghiệp của sinh viên dều đưa ra nhũng số vốn ban đầu quá lớn-thường là không khả thi).
    6.Đội ngũ lãnh đạo.
    Có thể trong một dự án khởi nghiệp của sinh viên, vấn đề này không được đặt lên hàng đầu. Nội dung này chỉ xuất hiện trong các dự án kinh doanh của một công ty đã tồn tại thực tế.Nhưng bạn có một ý tưởng tốt về đội ngũ lãnh đạo, khả năng thành công của bạn sẽ cao hơn. Hãy thử ngẫm xem: một ý tưởng có vẻ điên rồ nhưng có một đội ngũ điều hành tốt còn hơn là một ý tưởng tốt với đội ngũ lãnh đạo tồi. Bnạ có thể không tin vào một dựn án kinh doanh do Bill Gates đứng đầu không?
    5. Chiến lược rút lui khỏi thị trường.
    Không phải dự án nào cũng có mục này. Chiến lược rút lui là dành cho nhà đầu tu chứ không phải là nhà doanh nghiệp. Đây là một kế hocạch cơ bản để nhà đầu tư có thể rút vốn đầu tư sau vài năm. Sự có mặt của các chiến lược này trong đề án sẽ thể hiện rằng bạn quan tâm tới lợi ích của nhà đầu tư cũng nhưn của mình vậy.
    6. Phụ lục.
    Trong phần này bạn có thể đưa ra những thhông tin cần thiết khác, như bản câu hoỉư điều tra thị trường và kết quả chi tiết, một số hình ảnh hay mẫu thiết kế về mặt hàng bạn định xây dựng?Tôi muốn nhấn mạnh chữ ?ocần thiết?, vì sự tham lam của bạn sẽ gây phản cảm nơi người đọc.
    Đến đây coi như bạn đã hoàn thành xong 90% lượng công việc cho đề àn của mỉnh rồi đấy. Nhưng hãy kiểm tra lại vài điều dưới đây nhe:
    ..... (to be continued)
  2. allhighgod

    allhighgod Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/05/2004
    Bài viết:
    837
    Đã được thích:
    0
    Tôi nghĩ rằng lý thuyết viết dự án này không chỉ áp dụng đưọc cho các bài dự thi mà các bạn cũng có thể áp dụng để viết các dự án, xây dựng và hoạc định các kế hoạch cho riêng mình!
    Nhưng có dự án, có kế hoạch tốt mà không có kỷ luật làm việc thì kế hoạch hay cũng trở thành mộg tưởng mà thôi!
    Chúc các bạn thành công!
  3. lionftu

    lionftu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    37
    Đã được thích:
    0
    Viết dự án kinh doanh dễ hay khó ???
    (tiếp)
    1. Biết mình biết người trăm trận trăm thắng.
    Trước khi bắt tay vào viết đề án, hãy dành vài phút để suy nghĩ xem ai sẽ là người đọc nó. Cách viết đề án cho một vị giám khảo là doanh nhân sẽ khác với một vị giám khảo là một giảng viên đại học.Đông thời trong quá trình viết hãy đặt mình vào vị trí của người đọc, liên tục đặt câu hỏi cho mình về những gì mà mình đã viết.Nếu bạn làm tốt điều này chắc chắn đề án của ban sẽ được đánh giá cao.
    2. Đừng đợi nước đến chân mới nhảy.
    Một đề án kinh doanh không giống như một bài tiểu luận bạn phải viết cho các môn học trên lớp. Nó đòi hỏi sự đầu tư kỹ lưỡng và công phu. Đừng đợi cho tới khi phát động các cuộc thi mới bắt đầu viết, hãy lên kế hoạch chi tiết cho các hoạt động của mình trong một thời gian dài. Đừng bỏ lỡ cơ hội tích cóp tư liệu mọi nơi, mọi lúc. Luôn mang theo một quyển sổ tay nhỏ để ghi những sáng kiến mới cho dự án. Tranh thủ lập dàn ý chi tiết và viết ngay khi có thể. Sự chuẩn bị càng công phu khả năng thành cong của bạn càng cao.
    3. Quân cốt tinh chứ không cốt nhiều.
    mặc dù bạn có thể có nhiều ý tưởgn để trình bày, nhưng hãy ép mình thu gọn đề án lại trong 50 trang. Bỏ qua những phần tán chuyện dông dài, đi thẳng vào vấn đề cính và trình bày rõ ràng, súc tích, bạn sẽ thu được thiện căm của người đọc đấy!
    4. Đừng làm người đọc chán ngấy với cách trình bày của bạn.
    Hãy cho thêm hình hoạ, sơ đồ sống động vào bài viét của bạn, chắc chắn tính thuyết phục của nó sẽ cao hơn rất nhiều so với những trang viết ci chít chữ và số liệu khô khan.
    5. Đứng trên vai những người khổng lồ.
    Hãy tranh thủ học hỏi kinh nghiệm từ những dự án của những người đi trước. Những dự án kinh doanh mẫu được cung cấp miễn phí trên râta nhiều trang web. Các bạn có thể tham khảo các dự án như vậy qua một số trang Web sau: www.Bplans.com; www.2-smal-business.com; www.google.com (Từ khoá ?o? Sample business plan?, ?osample marketing plan?, ?osample financial plan??)
    6. Soát lỗi chính tả.
    Bạn sẽ tạo được thiện cảm lớn nơi ngưòi đọc nếu bạn gửi cho họ một bản đề án trình bày khoa học, chuyên nghiệp và không có lỗi chính tả . Điều đó sẽ thể hiện bạn là người làm việc nghiêm túc và cẩn trọng. Hãy soát kỹ lỗi chính tả đặc biệt là bản tóm tắt trước khi bạn gửi đi.
    Nào, bây giờ thì bạn còn chần chư gì nữa? Ctrl + P và? a lê hấp, ngồi chờ kết quả cuộc thi thôi! Chúc bạn thành công !
    (st)
  4. 4voimamut4

    4voimamut4 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/04/2004
    Bài viết:
    53
    Đã được thích:
    0
    Chào lionftu, mình cảm giác bài này của bạn cũng do TDnsx giao cho bạn có đúng không? Nhưng dù sao thì bài này hay hơn bài trước, và cố gắng lên để cho đến khi nào không ai phát hiện ra là bài của người khác thì bạn thành công rồi đấy!
  5. lionftu

    lionftu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    37
    Đã được thích:
    0
    Ha ha ha... bạn ơi có quan trọng là việc Thuyduongnsx giao cho mình hay không ???
    Với mình điều quan trọng nhất là bạn (và có thể có nhiều bạn khác) đã đọc được bài này rồi .
    Vả lại box mình lập ra chẳng phải là để trao đổi kiến thức, kinh nghiệm, những gì mà mọi người biết hoặc đã đọc được đó sao ??
    Nhưng có lẽ cũng nên nói ai là tác giả của bài này chứ nhỉ:
    Bài này do anh Nguyễn Quang Tiệp cựu chủ tịch CLB Sinh viên nghiên cứu khoa học trường Ngoại Thương viết. Bài này được phổ biến khá rộng rãi trong trường Ngoại Thương......
    ....Được chưa bạn . Dù sao cũng rất cảm ơn bạn đã đọc và trả lời ..

  6. lequocviet1982

    lequocviet1982 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/05/2004
    Bài viết:
    228
    Đã được thích:
    0
    thanks bàn lionftu nhè, bà?i viẮt cù?a bàn hay và? cò ỳ nghìfa... nhưng dù? biẮt là? bà?i cù?a bàn là? bà?i cù?a giào viĂn trươ?ng ngoài thương nhưng... chĂf nè? tự do ngĂn luẶn à?, mì?nh cứ nĂu ỳ kiẮn cù?a mì?nh nhè!
    Càch là?m mẶt dự àn thà?nh càc phĂ?n như trĂn... hay mĂfi mẶt cuẮn sàch lài nĂu mẶt bẮ cùc cù?a mẶt dự àn khàc nhau... cài 6 phĂ?n cài 7 phĂ?n cài 8 phĂ?n cài 9 phĂ?n... nhưng mì?nh cà?m thẮy nò khĂng phù? hợp, 'f̣c biẶt là? nẮu là? với mẶt dự àn khơ?i nghiẶp cù?a sinh viĂn... theo ỳ kiẮn mì?nh thì? bẮ cùc nĂn là? thẮ nà?y nhè
    1/ PhĂ?n giới thiẶu chung:
    ơ? 'Ăy, bàn nĂu lĂn giới thiẶu vĂ? bà?n thĂn, ham muẮn, sơ? thìch cù?a mì?nh dĂfn tới viẶc bàn lựa chòn là?m dự àn nà?y (chf́c là? cài nè? cùfng quan tròng vì? sơ? thìch là? yẮu tẮ quan tròng cù?a kinh donah mà?). Sau 'ò bàn cò thĂ? giới thiẶu sơ lược vĂ? doanh nghiẶp trong tương lài cù?a mì?nh.
    2/ Thì trươ?ng sà?n phĂ?m:
    Ơ? 'Ăy là? nơi bàn cò thẮ nĂu lĂn cài dĂfn chứng cơ sơ? khoa hòc cù?a dự àn. Bàn nghiĂn cứu thì trươ?ng: nhu cĂ?u, cành tranh, xu hướng vẶn 'Ặng mà? bàn dự 'òan... 'f tư? 'ò là?m nĂfi bẶt lỳ do vì? sao bàn chòn dự àn nà?y.
    3/ ChiẮn lược marketing:
    Cò nhiĂ?u càch 'Ă? xĂy dựng chiẮn lược Marketing lf́m. Nhưng theo mì?nh 'ơn già?n và? dĂf 'ược chẮp nhẶn nhẮt là? bàn xĂy dựng trĂn cơ sơ? marketing mix (4P): Tức là? Product (sà?n phĂ?m bàn sèf kinh doanh là? gì?, cơ cẮu sà?n phĂ?m như thẮ nà?o, tình nfng cĂng dùng cù?a nò với khàch hà?ng ra sao...), già (bàn sèf chòn bàn sà?n phĂ?m dìch vù 'ò với già nà?o), phĂn phĂi ( sà?n phĂ?n cù?a bàn sèf 'ược 'ưa 'Ắn với ngươ?i tiĂu dù?ng như thẮ nà?o), hoàt 'Ặng xùc tiẮn (bàn sèf cò nhưfng biẶn phàp chiĂu khàch như thẮ nà?o 'Ă? kìch thìch hoàt 'Ặng kinh doanh cù?a mì?nh)
    4/ KẮ hoàch tà?i chình
    Ơ? 'Ăy, bàn cĂ?n tiĂ?n tẶ hòa toà?n bẶ càc hà?nh 'Ặng tương lai cù?a dự àn 'Ă?n ra con sẮ tiĂ?n cù thĂ? sèf chi cho dự àn ơ? tư?ng nfm mẶt. Khi 'àf biẮt 'ược mì?nh cĂ?n bao nhiĂu tiĂ?n 'Ă? thực hiẶn dự àn, 'iĂ?u tiẮp theo cĂ?n phà?i là?m ròf là? lượng vẮn 'ò bàn sèf huy 'Ặng ơ? 'Ău và? như thẮ nà?o ('ư?ng quĂn phĂ?n nà?y, vì? nò là? phĂ?n quan tròng 'Ă? xem dự àn cù?a bàn cò tình khà? thi khĂng mà?... và? cùfng 'ư?ng ngài nẮu bàn là?m nhưfng dự àn lớn, chì? cĂ?n cò kẮ hoàch huy 'Ặng vẮn 'Ă?y 'ù?, 'ùng và? hợp lỳ thì? dự àn cù?a bàn vĂfn 'ựơc xem là? cò tì?nh khà? thi...). TiẮp theo bàn dự tình thu nhẶp cù?a mì?nh qua tư?ng nfm. Tư? cơ sơ? 'ò bàn cò thĂ? xàc 'ình xem mức lợi ìch mà? dự àn 'em lài cho bàn. NẮu càc dự àn ngf́n hàn, hof̣c càc dự àn cù?a càc bàn sinh viĂn khĂng thuẶc nghà?nh kinh tẮ thì? càch tì?nh phĂ? biẮn là? tì?nh tĂ?ng sẮ tiĂ?n ta thu 'ược trư? 'i sẮ tiĂ?n phà?i bò? ra 'Ă? tì?m ra lợi nhuẶn cù?a cà? dự àn, sau 'ò chia ra 'Ă? xem tỳ? lẶ lợi nhuẶn/vẮn 'Ă?u tư, nẮu chì? sẮ nà?y lớn hơn là? mức làfi suẮt tiĂ?n gư?i tiẮt kiẶm bĂy giơ? thì? dự àn sèf 'ược 'ành già là? cò hiẶu quà? kinh tẮ tẮt. Nhưng nẮu là? dự àn dà?i hơi hơn, hay nẮu bàn muẮn dự àn cù?a mì?nh mang tình chuyĂn nghiẶp hơn thì? bàn nĂn chù ỳ tới cà? chi phì sư? dùng vẮn. Càc chì? tiĂu phĂ? biẮn hiẶn nay cho tiĂu trì nà?y là?: già trì hiẶn tài cù?a dò?ng tiĂ?n (NPV), tỳ? suẮt sinh lơ?i nẶi bẶ (IRR) hay thơ?i gian thu hĂ?i vẮn (nhưng càc chì? tiĂu cuẮi nè? khĂng quan tròng 'Ău, chì? cò tình chẮt bĂ? trợ cho hai tiĂu trì trĂn thui) (hì? hì?... bàn nà?o muẮn tì?m hiĂ?u càch tình cò thĂ? tì?m thẮy nò ơ? bẮt kỳ? cuẮn sàch quà?n trì dự àn nà?o, hay thẶm trì sàch kẮ toàn quà?n trì sèf viẮt hay hơn 'Ắy... cò?n nẮu khĂng PM cho mì?nh, mì?nh sèf reply)
    5/ TĂ? chức thực hiẶn dự àn:
    Ơ? 'Ăy, bàn chi tiẮt hòa càc cĂng viẶc cĂ?n là?m ra... xem trong quà trì?nh thực hiẶn dự àn cĂ?n càc nguĂ?n lực như thẮ nà?o, càc nguĂ?n lực 'ò sèf 'ược phĂn bĂ? và? phẮi hợp thẮ nà?o... nòi chung, chĂf nà?y bàn là?m cà?ng chi tiẮt cà?ng tẮt.
    6/ PhĂ?n kẮt luẶn (hof̣c là? 'Ă? xuẮt kiẮn nghì cùfng thẮ)
    Tức là? bàn cĂ?n tòm tf́t lài lợi ìch và? khò khfn mà? dự àn cù?a bàn vẮp phà?i. Khf?ng 'ình rà?ng nò cò thĂ? khf́c phùc 'ược và? bàn vĂfn rẮt cò hứng thù thực hiẶn nò, NĂu ra mẶt sẮ phương hướng 'Ă? cò thĂ? già?i quyẮt già?i quyẮt ...
    PhĂ?n nè? là? nẮu là?m dự àn lẶp nghiẶp 'i thi thì? nĂn cò, 'ấy là? lơ?i cà?m ơn 'Ắn ban tĂ? chức 'àf tĂ? chức cuẶc thi 'Ă? bàn thẮ nà?y thẮ nò
    Ngoà?i ra cò?n cò mẶt sẮ phĂ?n nưfa thươ?ng 'ược trì?nh bà?y ra riĂng, 'ò là? phĂ?n vĂ? cĂng nghẶ kinh doanh cù?a dự àn, phĂ?n vĂ? càc lợi ìch kinh tẮ cù?a dự àn ( cài nè? mì?nh nghìf là? khĂng cĂ?n nhưng bàn cò thĂ? 'ưa nò và?o phĂ?n kẮt luẶn, nò sèf cò già trì tfng thĂm ỳ nghìfa cù?a dự àn cù?a bàn... vì dù: dự àn cù?a bàn sèf gòp phĂ?n già?i quyẮt nàn Ă nhiĂfm mĂi trươ?ng, hay tào ra viẶc là?m cho mẶt lượng ngươ?i... he he... cĂng nhẶn là? nẮu cò thĂm thì? dự àn sèf thẮy vìf 'ài hơn nhì?u nhì?)
    Thui, xin phèp càc thĂ?y trươ?ng ngòai thương, tui màn phèp thẮ thui, khĂng lài mang tiẮng lào... he he
  7. allhighgod

    allhighgod Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/05/2004
    Bài viết:
    837
    Đã được thích:
    0
    Tôi nghĩ để tránh những vấn đề không hay, chúng ta, nếu có sử dụng các bài viết của ai đó để tham khảo thì nên vui lòng nêu xuất xứ của nó! Đây cũng là sự thể hiện tính nghiêm túc và văn hóa của một diễn đàn mà, phải không?
    Chúc thành công!!!
  8. TDCT

    TDCT Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/05/2001
    Bài viết:
    1.183
    Đã được thích:
    0
    Các bạn có rất nhiều ý kiến thú vị và bổ ích. Tuy nhiên, qua các bài viết trên tôi thấy các nội dung chính của của kế hoạch chưa được chú ý và nhấn mạnh cho lắm, có thể người đọc sẽ hơi khó mường tượng được những phần cơ bản của nó. Theo tôi, hoạt động của một công ty hay một kế hoạch kinh doanh cần quan tâm đến 3 phần chính (tôi gọi là 3M):
    - Marketing.
    - Quản lý (Management).
    - Tài chính (Finance hay còn có thể gọi nôm na là Money).
    3 phần này có sự liên quan chặt chẽ và ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Vd: Kế hoạch Marketing của bạn có chương trình khuyến mãi bán hàng, như vậy bạn cần phải xem xét yếu tố nhân lực phục vụ cho chương trình này trong phần kế hoạch về Quản lý, và khoản ngân sách dành cho nó trong phần kế hoạch về Tài chính.
    Tất nhiên, trong một bản kế hoạch kinh doanh, bạn cần có thêm phần giới thiệu chung về công ty, sản phẩm, cũng như tóm lược các ý chính của 3M. Trong 3 phần chính này, bạn sẽ triển khai cụ thể hơn nội dung của từng phần. Theo tôi, như vậy người đọc sẽ dễ theo dõi và có cái nhìn tổng quát về kế hoạch của bạn.

Chia sẻ trang này