1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Làm thương mại điện tử ở VN có khả thi kô?

Chủ đề trong 'Ý tưởng - Sáng tạo' bởi xayenloc, 28/05/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. anti_tank

    anti_tank Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2003
    Bài viết:
    80
    Đã được thích:
    0
    Ừ, kiếm tiền không phải là đánh bạc. Cần phải có đầy đủ thông tin và suy luận logic. Riêng, thương mại điện tử là sản phẩm của thời dot com, đến nay như Codep nói: còn gặp rất nhiều khó khăn về cơ cấu chi phí. Amazon có được hiện đại hoá về công nghệ quản lý kho bãi cũng như giao hàng rất tân tiến, thế nhưng vẫn chưa được là bao.
    Riêng cái này, tớ thấy nên tham khảo qua cách thức dự trữ hàng hoá, quản lý kho bãi, quản lý giao hàng của Amazon xem sao. Còn có một thứ mà Amazon đúc kết ra khi thực hiên buôn bán online, đó là "the long tail" - lý thuyết này cậu có thể tham khảo qua ở đây:
    http://en.wikipedia.org/wiki/The_Long_Tail
  2. xayenloc

    xayenloc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2004
    Bài viết:
    185
    Đã được thích:
    0
    The Long Tail nói rất đầy đủ về thuyết kinh doanh online của Chris Anderson, rất hay, cảm ơn bạn!
    Mình rút ra một số nguyên tắc cho TMĐT ở VN thế này:
    1. "Mạng" quan trọng hơn công ty
    "Mạng" tập hợp những nhóm người khác nhau, nhưng có chung lợi ích lại với nhau mà không bị giới hạn bởi thời gian và địa điểm. Trong thị trường mạng, người mua và người bán không cần tốn nhiều tiền và thời gian, nhưng vẫn có thể tìm thấy đối tác và thực hiện hoạt động kinh doanh của mình. Như thế, tác dụng của mạng thông tin điện tử là rất phong phú và đa dạng.
    Về các khâu như đặt hàng, giao hàng, kí kết hợp đồng. v.v... mạng có thể giúp cho doanh nghiệp và các bạn hàng phối hợp chặt chẽ với nhau, cùng làm việc như là những bộ phận của một công ty. Đây chính là khái niệm "doanh nghiệp ảo". Thông qua mạng, nhà cung cấp ở cách xa hàng ngàn km vẫn có thể theo dõi những khách hàng đến doanh nghiệp mình đặt hàng, và sẵn sàng chuyển sản phẩm đến người mưa ngay trong ngày. Đây chính là phương thức "sản xuất bằng nguồn lực bên ngoài" điển hình, tức là dùng mạng để liên hệ và điều tiết nguồn lực bên ngoài doanh nghiệp để sản xuất. Các doanh nghiệp trên mạng cũng không cần xây dựng nhà xưởng và kho tàng mới mà vẫn có thể mở rộng sản xuất nhiều lần, hơn nữa còn rút ngắn rất nhiều thời gian giới thiệu sản phẩm ra thị trường.
    2. Lực đẩy quan trọng hơn lực kéo
    Lực đẩy và lực kéo tác dụng vào doanh nghiệp ở đây chính là công nghệ và nhu cầu. Công nghệ -đóng vai trò lực đẩy -đang dần trở thành yếu tố chính cho sự phát triển của doanh nghiệp. Tác dụng chính mà công nghệ mới tạo ra là xác định chức năng ngành nghề của doanh nghiệp. Trong thời đại kinh tế mạng, với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kĩ thuật, nhà kinh doanh phải hiểu sâu lĩnh vực hoạt động và chuyên môn của mình trong ý nghĩa anh cung cấp hàng hoá, dịch vụ gì cho xã hội.
    Chỉ có ứng dụng công nghệ hiện đại vào sản phẩm, đổi mới sản phẩm một cách thực sự thì doanh nghiệp mới có được bước đột phá trên thị trường.
    3. Tạo dựng quan trọng hơn nâng cao
    Tạo dựng ở đây nghĩa là sáng tạo, phát hiện, tìm tòi ra cái mới. Một doanh nghiệp nếu có thể đưa ra được một sản phẩm hoàn toàn mới, chưa từng có trên thị trường, doanh nghiệp đó chắc chắn sẽ gây được sự chú ý của các bạn hàng, khách hàng. Khi đó, thị trường sẽ do doanh nghiệp tạo ra và nắm quyền điều khiển. Còn nếu như doanh nghiệp chỉ cải tiến và nâng cao sản phẩm cũ, không tự tạo được cho riêng mình một mặt hàng nào cả, doanh nghiệp đã đi vào ngõ cụt. Đây chính là một nguyên tắc cơ bản của thời đại kinh tế mạng :cơ hội chỉ có được khi tự bản thân mình tạo ra nó, nắm bắt được nó và không thể chờ người khác đem cơ hội đến cho mình.
    4. Thời gian quan trọng hơn không gian
    Khoảng cách trên thế giới quả là nhỏ bé khi bạn đang ở trên mạng. Khi bạn cần liên lạc với một ai, bạn chỉ cần "click" chuột vào địa chỉ của người đó, lập tức khoảng cách địa lí không còn ý nghĩa gì nữa. Vấn đề mà bạn quan tâm nhất ở đây chính là tốc độ truyền đưa và tốc độ cập nhật thông tin, chứ không phải là vị trí không gian của đối tác. Mạng đã làm cho con người thay đổi phương thức tư duy, lấy tốc độ tư duy làm mục tiêu, tạo ra được những thành tựu phi thường.
    5. Cùng nhau chiến thắng quan trọng hơn cạnh tranh
    Quan niệm cũ cho rằng trong kinh tế, cạnh tranh liên quan đến sự sống còn của doanh nghiệp. Với các doanh nghiệp có cùng thị trường mục tiêu, thì sau một thời gian hoạt động sẽ có doanh nghiệp chiếm lĩnh được thị trường, có doanh nghiệp bị thị trường đào thải. Nhưng trong nền kinh tế thông tin, một quan điểm đã được sự ủng hộ về mặt lí luận: tăng cường trao đổi thông tin có thể làm cho hiệu suất thông tin trong toàn hệ thống tăng lên, giảm bớt mức độ hỗn loạn của hệ thống cạnh tranh. Như vậy, hai bên sẽ cùng có lợi. Theo quan điểm này, các doanh nghiệp có thể cùng cạnh tranh, nâng cao chất lượng sản phẩm của mình; đồng thời bắt tay cùng chia xẻ thị trường.
    6. Miễn phí quan trọng hơn lợi nhuận
    Theo quan niệm cũ, lợi nhuận của doanh nghiệp phụ thuộc vào qui mô sản xuất. Qui mô sản xuất càng lớn lợi nhuận càng lớn. Nhưng trong nền kinh tế thông tin, sự tăng trưởng lại diễn biến theo cách khác. Đó là do vốn cố định (ban đầu) của việc sản xuất sản phẩm thông tin khá cao nhưng vốn tái tạo (có thể thay đổi ) lại rất thấp. Vì thế, qui mô sản xuất sản phẩm thông tin không có giới hạn: bạn càng sản xuất nhiều thì giá thành bình quân càng hạ. Đó là lí do tại sao miễn phí trở thành một biện pháp vô cùng quan trọng để mở rộng sản xuất, chiếm lĩnh thị trường tương lai.
    7. Nhãn hiệu quan trọng hơn sản phẩm
    Dựa vào mạng thông tin, nhà sản xuất có thể quảng cáo, giới thiệu trực tiếp sản phẩm của mình cho khách hàng, đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ, giảm chi phí bán hàng, mở rộng thị trường. Do đó, sử dụng mạng có thể tìm kiếm được thị trường mới, tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh. Sự hiện hữu của sản phẩm ở đây không còn mang ý nghĩa cao như trước nữa bởi người tiêu dùng sẽ tìm kiếm thông tin về sản phẩm thông qua phương tiện truyền thông, qua quá trình tiếp thị của doanh nghiêp, dựa vào uy tín của doanh nghiệp trên thị trường
    Do tác dụng liên kết của mạng, nhãn hiệu và thương hiệu có thể được người tiêu thụ biết đến theo cấp số nhân, trong một khoảng thời rất ngắn. Như thế, nhãn mác đã trở thành một sức mạnh kinh doanh mới rất độc đáo trong thời đại kinh tế mạng. Đó là lí do tại sao rất nhiều doanh nghiệp có nhãn mác nổi tiếng đã sẵn sàng bỏ tiền ra mua lại nhãn hiệu của những doanh nghiệp sản xuất sản phẩm cùng loại, nhằm bóp chết đối thủ cạnh tranh
    Cùng với sự tiến bộ củacông nghệ thông tin và sự phát triển không ngừng của kinh tế mạng, cách mạng thông tin không chỉ tăng nhanh tốc độ phát triển của bản thân ngành thông tin, mà còn làm tăng nhanh sự phát triển và hiện đại hoá các yếu tố kinh tế khác như lưu thông hàng hoá, lưu thông tiền vốn. v.v...Sự phát triển với tốc độ cao của mạng sẽ đặt nền móng và thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của TMĐT.
    Thế kỉ 21, con người không còn sử dụng nhiều năng lượng và nguồn tài nguyên vật chất như trước đây nữa, mà chuyển sang sử dụng nguồn tài nguyên "bít" vô cùng dồi dào dựa vào những con số "0" và "1". Do vậy TMĐT sẽ là cỗ máy lớn nhất, phức tạp nhất và có sức vận hành nền kinh tế toàn cầu./.
    (Tài liệu có tham khảo của VNPT)
    Được xayenloc sửa chữa / chuyển vào 14:01 ngày 29/05/2007
  3. xayenloc

    xayenloc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2004
    Bài viết:
    185
    Đã được thích:
    0
    The Long Tail nói rất đầy đủ về thuyết kinh doanh online của Chris Anderson, rất hay, cảm ơn bạn!
    Mình rút ra một số nguyên tắc cho TMĐT ở VN thế này:
    1. "Mạng" quan trọng hơn công ty
    "Mạng" tập hợp những nhóm người khác nhau, nhưng có chung lợi ích lại với nhau mà không bị giới hạn bởi thời gian và địa điểm. Trong thị trường mạng, người mua và người bán không cần tốn nhiều tiền và thời gian, nhưng vẫn có thể tìm thấy đối tác và thực hiện hoạt động kinh doanh của mình. Như thế, tác dụng của mạng thông tin điện tử là rất phong phú và đa dạng.
    Về các khâu như đặt hàng, giao hàng, kí kết hợp đồng. v.v... mạng có thể giúp cho doanh nghiệp và các bạn hàng phối hợp chặt chẽ với nhau, cùng làm việc như là những bộ phận của một công ty. Đây chính là khái niệm "doanh nghiệp ảo". Thông qua mạng, nhà cung cấp ở cách xa hàng ngàn km vẫn có thể theo dõi những khách hàng đến doanh nghiệp mình đặt hàng, và sẵn sàng chuyển sản phẩm đến người mưa ngay trong ngày. Đây chính là phương thức "sản xuất bằng nguồn lực bên ngoài" điển hình, tức là dùng mạng để liên hệ và điều tiết nguồn lực bên ngoài doanh nghiệp để sản xuất. Các doanh nghiệp trên mạng cũng không cần xây dựng nhà xưởng và kho tàng mới mà vẫn có thể mở rộng sản xuất nhiều lần, hơn nữa còn rút ngắn rất nhiều thời gian giới thiệu sản phẩm ra thị trường.
    2. Lực đẩy quan trọng hơn lực kéo
    Lực đẩy và lực kéo tác dụng vào doanh nghiệp ở đây chính là công nghệ và nhu cầu. Công nghệ -đóng vai trò lực đẩy -đang dần trở thành yếu tố chính cho sự phát triển của doanh nghiệp. Tác dụng chính mà công nghệ mới tạo ra là xác định chức năng ngành nghề của doanh nghiệp. Trong thời đại kinh tế mạng, với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kĩ thuật, nhà kinh doanh phải hiểu sâu lĩnh vực hoạt động và chuyên môn của mình trong ý nghĩa anh cung cấp hàng hoá, dịch vụ gì cho xã hội.
    Chỉ có ứng dụng công nghệ hiện đại vào sản phẩm, đổi mới sản phẩm một cách thực sự thì doanh nghiệp mới có được bước đột phá trên thị trường.
    3. Tạo dựng quan trọng hơn nâng cao
    Tạo dựng ở đây nghĩa là sáng tạo, phát hiện, tìm tòi ra cái mới. Một doanh nghiệp nếu có thể đưa ra được một sản phẩm hoàn toàn mới, chưa từng có trên thị trường, doanh nghiệp đó chắc chắn sẽ gây được sự chú ý của các bạn hàng, khách hàng. Khi đó, thị trường sẽ do doanh nghiệp tạo ra và nắm quyền điều khiển. Còn nếu như doanh nghiệp chỉ cải tiến và nâng cao sản phẩm cũ, không tự tạo được cho riêng mình một mặt hàng nào cả, doanh nghiệp đã đi vào ngõ cụt. Đây chính là một nguyên tắc cơ bản của thời đại kinh tế mạng :cơ hội chỉ có được khi tự bản thân mình tạo ra nó, nắm bắt được nó và không thể chờ người khác đem cơ hội đến cho mình.
    4. Thời gian quan trọng hơn không gian
    Khoảng cách trên thế giới quả là nhỏ bé khi bạn đang ở trên mạng. Khi bạn cần liên lạc với một ai, bạn chỉ cần "click" chuột vào địa chỉ của người đó, lập tức khoảng cách địa lí không còn ý nghĩa gì nữa. Vấn đề mà bạn quan tâm nhất ở đây chính là tốc độ truyền đưa và tốc độ cập nhật thông tin, chứ không phải là vị trí không gian của đối tác. Mạng đã làm cho con người thay đổi phương thức tư duy, lấy tốc độ tư duy làm mục tiêu, tạo ra được những thành tựu phi thường.
    5. Cùng nhau chiến thắng quan trọng hơn cạnh tranh
    Quan niệm cũ cho rằng trong kinh tế, cạnh tranh liên quan đến sự sống còn của doanh nghiệp. Với các doanh nghiệp có cùng thị trường mục tiêu, thì sau một thời gian hoạt động sẽ có doanh nghiệp chiếm lĩnh được thị trường, có doanh nghiệp bị thị trường đào thải. Nhưng trong nền kinh tế thông tin, một quan điểm đã được sự ủng hộ về mặt lí luận: tăng cường trao đổi thông tin có thể làm cho hiệu suất thông tin trong toàn hệ thống tăng lên, giảm bớt mức độ hỗn loạn của hệ thống cạnh tranh. Như vậy, hai bên sẽ cùng có lợi. Theo quan điểm này, các doanh nghiệp có thể cùng cạnh tranh, nâng cao chất lượng sản phẩm của mình; đồng thời bắt tay cùng chia xẻ thị trường.
    6. Miễn phí quan trọng hơn lợi nhuận
    Theo quan niệm cũ, lợi nhuận của doanh nghiệp phụ thuộc vào qui mô sản xuất. Qui mô sản xuất càng lớn lợi nhuận càng lớn. Nhưng trong nền kinh tế thông tin, sự tăng trưởng lại diễn biến theo cách khác. Đó là do vốn cố định (ban đầu) của việc sản xuất sản phẩm thông tin khá cao nhưng vốn tái tạo (có thể thay đổi ) lại rất thấp. Vì thế, qui mô sản xuất sản phẩm thông tin không có giới hạn: bạn càng sản xuất nhiều thì giá thành bình quân càng hạ. Đó là lí do tại sao miễn phí trở thành một biện pháp vô cùng quan trọng để mở rộng sản xuất, chiếm lĩnh thị trường tương lai.
    7. Nhãn hiệu quan trọng hơn sản phẩm
    Dựa vào mạng thông tin, nhà sản xuất có thể quảng cáo, giới thiệu trực tiếp sản phẩm của mình cho khách hàng, đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ, giảm chi phí bán hàng, mở rộng thị trường. Do đó, sử dụng mạng có thể tìm kiếm được thị trường mới, tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh. Sự hiện hữu của sản phẩm ở đây không còn mang ý nghĩa cao như trước nữa bởi người tiêu dùng sẽ tìm kiếm thông tin về sản phẩm thông qua phương tiện truyền thông, qua quá trình tiếp thị của doanh nghiêp, dựa vào uy tín của doanh nghiệp trên thị trường
    Do tác dụng liên kết của mạng, nhãn hiệu và thương hiệu có thể được người tiêu thụ biết đến theo cấp số nhân, trong một khoảng thời rất ngắn. Như thế, nhãn mác đã trở thành một sức mạnh kinh doanh mới rất độc đáo trong thời đại kinh tế mạng. Đó là lí do tại sao rất nhiều doanh nghiệp có nhãn mác nổi tiếng đã sẵn sàng bỏ tiền ra mua lại nhãn hiệu của những doanh nghiệp sản xuất sản phẩm cùng loại, nhằm bóp chết đối thủ cạnh tranh
    Cùng với sự tiến bộ củacông nghệ thông tin và sự phát triển không ngừng của kinh tế mạng, cách mạng thông tin không chỉ tăng nhanh tốc độ phát triển của bản thân ngành thông tin, mà còn làm tăng nhanh sự phát triển và hiện đại hoá các yếu tố kinh tế khác như lưu thông hàng hoá, lưu thông tiền vốn. v.v...Sự phát triển với tốc độ cao của mạng sẽ đặt nền móng và thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của TMĐT.
    Thế kỉ 21, con người không còn sử dụng nhiều năng lượng và nguồn tài nguyên vật chất như trước đây nữa, mà chuyển sang sử dụng nguồn tài nguyên "bít" vô cùng dồi dào dựa vào những con số "0" và "1". Do vậy TMĐT sẽ là cỗ máy lớn nhất, phức tạp nhất và có sức vận hành nền kinh tế toàn cầu./.
    (Tài liệu có tham khảo của VNPT)
    Được xayenloc sửa chữa / chuyển vào 14:01 ngày 29/05/2007
  4. dawn_of_life

    dawn_of_life Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/04/2007
    Bài viết:
    681
    Đã được thích:
    0
    Mình thấy ở vn cũng có vài cty kinh doanh kiểu này, mấy tuần trước mình có đọc trên tuổi trẻ thấy có bài viết về nó, tên cty là gì không nhớ nửa, nhưng luc 1đầu cũng là bán qua mạng, sau vì ế quá anh ta chuyển qua bán hàng bình thường, khi tên tuổi đã lên cao thì lại mở thêm dịch vụ bán qua mạng, tức là song song 2 loại hình dịch vụ. Bạn nên tìm hiểu những cty ở vn xem sao, chứ Amazon hay ebay thì nó khác mình lắm.
    Bạn muốn làm thì mướn một công ty khảo sát thử xem thị trường vn thế nào, mình nghĩ là khó nếu bán theo kiểu siêu thị ảo, lý do thì nhiều và ai cũng biết. những nước khác thành công là do có thị trường lớn, sức mua trong dân rất cao, và chi nhánh có khắp các quốc gia lân cận. Còn vn thì chắc chỉ có SG và HN là chính, thị phần không lớn lắm. Cơ sở hạ tầng mạng và thói quen mua sắm cũng là một vấn đề.
    Nhưng dù sao cũng nên thử vì đã có vài cty kinh doanh kiểu đó và vẫn còn "sống". Nhưng dịch vụ của họ thấy chán lắm, lèo tèo vài món hàng, chả đáng để bỏ công mua sắm, lại không rõ có an toàn không, mua phải hàng dỏm thì chả biết làm sao mà kiện. Bạn mà làm thì phải làm sao cho người ta tin vào chất lượng sp nhé, thời nay nhìn tận mắt còn lầm nửa là nhìn ảo
  5. dawn_of_life

    dawn_of_life Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/04/2007
    Bài viết:
    681
    Đã được thích:
    0
    Mình thấy ở vn cũng có vài cty kinh doanh kiểu này, mấy tuần trước mình có đọc trên tuổi trẻ thấy có bài viết về nó, tên cty là gì không nhớ nửa, nhưng luc 1đầu cũng là bán qua mạng, sau vì ế quá anh ta chuyển qua bán hàng bình thường, khi tên tuổi đã lên cao thì lại mở thêm dịch vụ bán qua mạng, tức là song song 2 loại hình dịch vụ. Bạn nên tìm hiểu những cty ở vn xem sao, chứ Amazon hay ebay thì nó khác mình lắm.
    Bạn muốn làm thì mướn một công ty khảo sát thử xem thị trường vn thế nào, mình nghĩ là khó nếu bán theo kiểu siêu thị ảo, lý do thì nhiều và ai cũng biết. những nước khác thành công là do có thị trường lớn, sức mua trong dân rất cao, và chi nhánh có khắp các quốc gia lân cận. Còn vn thì chắc chỉ có SG và HN là chính, thị phần không lớn lắm. Cơ sở hạ tầng mạng và thói quen mua sắm cũng là một vấn đề.
    Nhưng dù sao cũng nên thử vì đã có vài cty kinh doanh kiểu đó và vẫn còn "sống". Nhưng dịch vụ của họ thấy chán lắm, lèo tèo vài món hàng, chả đáng để bỏ công mua sắm, lại không rõ có an toàn không, mua phải hàng dỏm thì chả biết làm sao mà kiện. Bạn mà làm thì phải làm sao cho người ta tin vào chất lượng sp nhé, thời nay nhìn tận mắt còn lầm nửa là nhìn ảo
  6. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Trong kinh doanh, làm nghề gì mà tỷ số thu nhập so với vốn
    mà bằng lãi cho vay, thì nghề đó hoà vốn . Nếu tỷ số đó thấp
    hơn thì lỗ vốn . Nếu tỷ số đó càng cao hơn thì càng lãi.
    Kinh doanh không phải là một thí nghiệm xem kết quả là lỗ
    hay lãi, mà là một quyết định mạo hiểm trong niềm mơ ước
    có lãi. Tôi không đắn đo bao nhiêu yếu tố như các bạn đã làm,
    mà chỉ cần nhìn vào chuyện Cre*** card, Cheque, và Bank
    Account đã có ngay kết luận làm việc này ở VN bây giờ ắt lỗ to.
    Bàn các chuyện khác cũng hay, để học hỏi thêm. Người ta một
    khi say mê cái gì, dù biết lỗ, cũng không một chốc bỏ giấc mơ
    của mình, tuy không bắt tay thử liều mà bỏ vốn làm thật. Cứ
    chuẩn bị từ bây giờ, vài chục năm sau khi có dịp thì mới làm.
  7. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Trong kinh doanh, làm nghề gì mà tỷ số thu nhập so với vốn
    mà bằng lãi cho vay, thì nghề đó hoà vốn . Nếu tỷ số đó thấp
    hơn thì lỗ vốn . Nếu tỷ số đó càng cao hơn thì càng lãi.
    Kinh doanh không phải là một thí nghiệm xem kết quả là lỗ
    hay lãi, mà là một quyết định mạo hiểm trong niềm mơ ước
    có lãi. Tôi không đắn đo bao nhiêu yếu tố như các bạn đã làm,
    mà chỉ cần nhìn vào chuyện Cre*** card, Cheque, và Bank
    Account đã có ngay kết luận làm việc này ở VN bây giờ ắt lỗ to.
    Bàn các chuyện khác cũng hay, để học hỏi thêm. Người ta một
    khi say mê cái gì, dù biết lỗ, cũng không một chốc bỏ giấc mơ
    của mình, tuy không bắt tay thử liều mà bỏ vốn làm thật. Cứ
    chuẩn bị từ bây giờ, vài chục năm sau khi có dịp thì mới làm.
  8. Miary

    Miary Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2006
    Bài viết:
    216
    Đã được thích:
    0
    Đồng ý với bác Codep.
    Em cũng đã nghĩ tới thương mại điện tử và thử tìm hiểu rồi.
    Xét về lý thuyết thì giải pháp thương mại điện tử là hoàn hảo.
    Nhưng thực tế Việt Nam hiện nay thì như bắc thang lên trời. Em xin tạm đưa ra một số nguyên nhân thế này thôi (đã tham khảo ở nhiều người):
    1. Về vị trí người kinh doanh: phải liên hệ với ngân hàng hoặc các công ty cung ứng dịch vụ.
    - Chi phí cho một cổng thanh toán điện tử ở vào mức xấp xỉ 75.000$, chưa kể chi phí trung gian.
    - Khi xây dựng website để kinh doanh cần phải đầu tư rất nhiều tiền cho hệ thống an ning mạng để bảo đảm an toàn cho các accounts của khách hàng (cái này ở nước ngoài làm còn khó, Việt Nam mình chưa biết có thành công hay không).
    - Ngân hàng sẽ không hợp tác nếu ý tưởng kinh doanh không đạt lợi nhuận cao.
    ~> Rất nhiều đại gia muốn đưa thanh toán điện tử vào hệ thống cung cấp rồi, nhưng họ chưa làm được. Bác có biết khó đến mức nào không?
    2. Về phía khách hàng: dân mình chưa có thói quen sử dụng CC, thế nên thanh toán điện tử vẫn chỉ là bài toán cần được giải ở thì tương lai mà thôi.
  9. Miary

    Miary Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2006
    Bài viết:
    216
    Đã được thích:
    0
    Đồng ý với bác Codep.
    Em cũng đã nghĩ tới thương mại điện tử và thử tìm hiểu rồi.
    Xét về lý thuyết thì giải pháp thương mại điện tử là hoàn hảo.
    Nhưng thực tế Việt Nam hiện nay thì như bắc thang lên trời. Em xin tạm đưa ra một số nguyên nhân thế này thôi (đã tham khảo ở nhiều người):
    1. Về vị trí người kinh doanh: phải liên hệ với ngân hàng hoặc các công ty cung ứng dịch vụ.
    - Chi phí cho một cổng thanh toán điện tử ở vào mức xấp xỉ 75.000$, chưa kể chi phí trung gian.
    - Khi xây dựng website để kinh doanh cần phải đầu tư rất nhiều tiền cho hệ thống an ning mạng để bảo đảm an toàn cho các accounts của khách hàng (cái này ở nước ngoài làm còn khó, Việt Nam mình chưa biết có thành công hay không).
    - Ngân hàng sẽ không hợp tác nếu ý tưởng kinh doanh không đạt lợi nhuận cao.
    ~> Rất nhiều đại gia muốn đưa thanh toán điện tử vào hệ thống cung cấp rồi, nhưng họ chưa làm được. Bác có biết khó đến mức nào không?
    2. Về phía khách hàng: dân mình chưa có thói quen sử dụng CC, thế nên thanh toán điện tử vẫn chỉ là bài toán cần được giải ở thì tương lai mà thôi.
  10. xayenloc

    xayenloc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2004
    Bài viết:
    185
    Đã được thích:
    0
    Tương lai cho TMĐT xin nói là tiềm năng, vấn đề là xây dựng một kế hoạch hoàn chỉnh cho nhiều năm, về các vấn đề trở ngại như thói quen người tiêu dùng, ngân hàng, địa lý, thị phần...sẽ được giải quyết một khi cộng đồng những người làm TMĐT có chung một quyết tâm.

Chia sẻ trang này