1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Làm việc trong các Cty Mỹ!

Chủ đề trong 'Mỹ (United States)' bởi huylong_vn, 11/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. huylong_vn

    huylong_vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/08/2005
    Bài viết:
    167
    Đã được thích:
    0
    Làm việc trong các Cty Mỹ!

    Ai đã từng có kinh nghiệm làm việc trong các cty Mỹ, có kinh nghiệm , bài học gì hãy share cho mọi người cũng biết

    Thansk!

    Hi vọng mọi người ủng hộ topic này.
  2. Savethebestforlast

    Savethebestforlast Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/11/2003
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    Nếu bạn đã từng tiếp xúc với các đối tác da trắng thì cũng ít bờ ngỡ khi apply for hoặc working for một công ty Mỹ bởi bạn ít nhiều cũng biết được chút ít nào đó về phong cách làm việc của họ.
    Một số điểm mình nghĩ là bạn nên lưu ý:
    1) Deadline: Cái này bạn đặc biệt phải lưu ý, bởi vì chỉ cần một đến 2 lần mà không đáp ứng được thì bạn sẽ bị mất điểm rất nhiều. Để tránh tình trạng này bạn phải chắc chắn rằng bạn có thể hoàn thành nó, nếu thời hạn sếp đưa ra bạn thấy không đủ bạ có thể đề nghị thêm thời hạn trước khi nhận nó.
    2) Học cách diễn đạt hoặc giao tiếp: Khi nói một vấn đề gì đó phải nói hết nhẽ không để dây dưa việc này sang việc khác. Không việc gì phải luồn cúi thằng nào hết kể cả thằng tổng giám đốc.
    3) Văn hoá: Đừng bao giờ tò mò tọc mạch vào chuyện riêng tư của họ. Họ làm gì ngoài xã hội gái gú thế nào thì mặc kệ họ, không liên quan giữa đạo đức cá nhân và công việc.
    Tuy nhiên các công ty Mỹ tại Việt Nam làm ăn cực rắn. Chưa bao giờ thấy cái hợp đồng nào với Mỹ mà nó lại thiệt cả, toàn mình thiệt . Dù sao thì mình cũng phải chấp nhận là nó có hàng trăm năm giao dịch ngoại thương chứ việt nam nhà mình mới mon men giao dịch ngoại thương được một trăm năm chứ mấy.
    Vài dòng để bạn tham khảo.
    Have fun
  3. huylong_vn

    huylong_vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/08/2005
    Bài viết:
    167
    Đã được thích:
    0
    nói nhu bạn thì làm việc cho Mỹ cũng khá dễ chịu.
    Nhưng các bạn có thể cho minh biết thêm thông tin về những vấn đề chẳng hạn như: về cơ hội thăng tiến (nếu có năng lực thì có được trọng dụng ko?), Mức độ tăng lương, áp lực công việc, thời gian giải trí ngoài giờ làm việc......
    Người ta nói Nếu thích phiêu lưu mạo hiểm thì làm viếc cho Mỹ, còn nếu thích ổn định thì làm việc cho Nhẫtin các ban cho ý kiến về vấn đề này.
    Tôi xin được trính dẫn 1 lời nhận xét của 1 người đã từng làm cho Cty Nhât:
    Nói chung, bác nào mà có tham vọng lương cao vượt mức, hết giờ làm là về, thăng tiến vùn vụt ở cty Nhật thì đừng hy vọng! Nói thế cho ngắn!
    Tiêu chí oánh giá nhân viên của chúng nó đ. phải là thông minh, nhanh nhẹn, hiệu quả công việc tốt bla bla... mà là : Cần cù đầu tiên (dù có thể hiệu quả cực kỳ kém cũng được, miễn sao gặp việc khó ko nản chí, ngồi trâu bò quyết tâm chiến đấu trong vô vọng đến 10 -11 giờ đêm vã cả mồ hôi là chúng nó rất sướng). Kế đến là trung thành (cái này thì khỏi phải nói, các bác mà chuyển từ 1 cty Nhật sang 1 cty Nhật khác thì gần như chắc chắn chúng nó sẽ gọi điện bằng được cho GM cũ để check xem thằng này đi theo dạng gì, có bàn giao đầy đủ, tư cách tử tế ko hay là chộp giật sai phạm...). Rồi đến lễ phép (gặp phát gập người 1 góc tối thiểu 150 độ và càng thấp càng tốt, sáng đến phải chào, tối về cũng phải chào, chưa kể nhiều lần dạ thưa vô nghĩa khác trong ngày); Nghe lời một cách máy móc (dù là lời trái ngang phi lý, dù là lời cay đắng khôn nguôi ); Hết lòng hầu hạ nịnh bợ (cái này thì dân Việt mình kệ cụ chúng nó, nhưng bác nào chịu khó nhẫn nại tí thì lại được quý . Còn bọn Nhật với nhau thì thực sự sợ cấp trên kinh khủng, búng tay phát là nhớn nhác chạy đến như vịt, hôm nào có thằng sếp to hơn sang thì cả cty náo loạn, phó tổng đi coi toa lét xem sạch chưa thơm chưa, G.Director với G.Manager thằng thì đóng mở cửa xe cho sếp, thằng thì đi dẹp đường xích hầu...); Gọn gàng sạch sẽ (theo cái tiêu chuẩn 5S: Sờ trên Sờ dưới Sờ trái Sờ phải Sờ giữa của chúng nó) cùng nhiều tiêu chí vớ vẩn khác...
    Một đặc điểm nữa bọn Nhật là sống lâu lên lão làng, kể cả thằng dốt nhất cứ phèng phèng đến một độ tuổi nào đó là lên chức y chang như nhau nếu có cùng thời gian cống hiến. Đi gặp đối tác mà cử người trẻ hơn bên nó chừng 10 tuổi là nó đ. thèm tiếp vì coi là ko ngang vai vế. Bác nào có giỏi mấy đi nữa triển vọng mấy đi nữa mà "chẳng may" lại còn trẻ trung thì cũng rất khó được cất nhắc. Nói chung là cực lãng phí và vùi dập nhân tài. Hiếm hoi có ai người Việt xuất chúng lên được chức to trong cty Nhật thì cũng đ. bao giờ được thực sự làm trưởng vì chúng nó sẽ cài cắm ít nhất một thằng Nhật kè kè bên cạnh để giám sát chi phối . Vậy là cũng đ. có toàn quyền trong lĩnh vực của mình!
    Bên cạnh đấy, bọn Nhật ở Việt Nam nó có một cái Hiệp hội DN Nhật phạch gì đấy, trong đó nó phân chia rõ ra DN trong lĩnh vực, sản xuất, dịch vụ, tài chính ngân hàng bảo hiểm ... và có tổ chức giao lưu định kỳ để tìm đối tác quan hệ, thống nhất policies về nhân sự, lương lậu , các mức trần với sàn bla bla...Do vậy việc chênh lệch mức lương cho nhân viên ở các cty Nhật là rất ít, hy vọng tìm kiếm lương cao vượt bậc ở cty Nhật là điều mong manh, gần như ko khả thi.
    Mặt khác bọn Nhật chỉ quen mua sắm buôn bán thuê mướn với đối tác là cty Nhật khác, chẳng hạn logistics là cứ phải Dragon hay Logitem, xây dựng nhà xưởng là Vinata, sửa chữa máy móc lắp đặt điện nước là Vina Kinden or Vina Shiroki, và IT thì 99% mời Fujisu (chứ đếu phải FPT )... dù cho giá cả cực kỳ đắt so với các chỗ khác. Vì thế viễn cảnh rung đùi chén hoa hồng của phòng Kế toán, phòng Hành chính, phòng Mua bán... người Việt là xa vời đi trông thấy
    Nói chung, sau những điều kể trên, làm cty Nhật cũng sẽ được mấy thứ:
    - Học được tính kiên nhẫn và ngồi dai giả vờ làm việc, được tác phong cúi đầu chào rất dẻo, đi lại rất nhanh, tay đánh đều, sáng và chiều được công khai tập thể dục
    - Bọn Nhật ngoài giờ làm thì cởi mở và giải trí tẹt ga, có điều trong lúc vui chơi, nhiều anh Nhật hay lộ ra biểu hiện khá khác thường và đôi khi quá trớn... . Nhất là những chú Nhật làm sản xuất thì bậy bạ lộ liễu và ko ngần ngại...
    - Nếu cty Nhật phá sản thì chúng nó sẽ viết thư giới thiệu tử tế cho nhân viên đến làm các nơi khác (tất nhiên là cũng là Nhật). Tuy nhiên thường anh em Việt Nam phong phanh cty sắp tạch là thu dọn bay mịa hết từ trước rồi, hiếm ai chờ đến lúc nhận thư recommendation
    - Một nét văn hóa đẹp của người Nhật là mỗi lần đi công tác xa về đều có quà gói rất đẹp (mặc dù nhiều khi cái thực chất bên trong lại rất fo`). Và với tinh thần học hỏi lẫn nhau thì thấy, nhân viên Nhật hầu như ko bao giờ bật sếp, hay chia sẻ trong công việc và ít cắn xé nhau hơn nhân viên Việt...
    Các bạn hay góp ý thêm nhé
    Tôi rât muốn tim hiểu về vấn đề nay mong các bạn ủng hộ
    YM huylongmai
  4. aigu

    aigu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2004
    Bài viết:
    386
    Đã được thích:
    1
    Bạn đang hỏi người ta về công ty Mỹ thì lại tuôn ra 1 tràng về công ty Nhật thế!
    Anyway mình vừa ở Nhật 11 tháng và nhất trí với những nhận xét về làm việc với người nhật trong post của bạn!
    Nói chung muốn làm việc độc lập với người Nhật cũng không phải là không được, ít nhất là sau khi làm việc với họ được 4 yr or more!
    Không biết có phải vì tinh thần dân tộc chủ nghĩa cao quá hay không, mà khi mình làm thủ tục immigration ra khỏi nhật mình đã bảo là sẽ không quay lại nữa mà con mụ nhân viên vẫn làm thủ tục sẽ quay lại (embarkation for re-entry), báo hại mình lại phải chạy vào gặp advisor của nó để bắt làm lại. Vì nếu không thì không lấy được pension tax return!
    Được aigu sửa chữa / chuyển vào 02:36 ngày 13/04/2006
  5. Bunny

    Bunny Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/09/2001
    Bài viết:
    1.075
    Đã được thích:
    0
    Eo oi, kinh the nay thi em ko dam lam viec cho bo.n Nhat dau. Cach lam viec chi fu hop voi culture cua bon no'' thoi. Em van thich lam viec cho bon My hon, flexible va empower, chi can hieu wa va ket qua, ko can biet la co sieng hay ko sieng. Noi chung la thoai mai hon se^''p Nhat nhieu
  6. g8ubvn

    g8ubvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2004
    Bài viết:
    683
    Đã được thích:
    1
    Trước nhất muốn làm cho cty Mỹ thì phải được cty nhận vào làm. Các cty vừa và nhỏ chỉ xét qua résume và interview (1 hoặc vài vòng). Tuy nhiên các cty lớn của Mỹ thường tuyển dụng một lúc vài chục nhân viên (nhất là các entry-level positions) để dễ huấn luyện sau khi vào làm có qui trình tuyển dụng cũng qua nhiều cửa ải.
    - Xét résume loại bớt một số (thường dựa trên GPA - GPA dưới 2.5 hầu như chắc chắn bị loại). Vài ngàn hồ sơ còn lại chừng vài trăm.
    - Số còn lại sẽ qua một kỳ thi kiểm tra năng khiếu về công việc sắp làm (như GRE, GMAT, v.v.) như bài test Wolf cho ngành software development - 5 câu hỏi về logical reasoning và problem solving skills làm trong 4 giờ.
    - Chọn chừng 50 người điểm cao nhất vào 2 hay 3 vòng interview để chọn 20 người.
    Các cty Mỹ đánh giá khả năng làm việc, sáng kiến, đóng góp, v.v. của nhân viên rất cao. Thăng thưởng hàng năm không đồng loạt mà dựa trên thành tích cá nhân. Sau một thời gian gọi là probation period (supervisor theo dõi và quan tâm rất chặt), mức lương có thể tăng nhiều. Các năm đầu tiên mức lương có thể tăng nhiều. Nếu mức lương các năm đầu mà chỉ tăng 2% hay 3% (hay 5% đi nữa), nên tìm cty khác mà chuyển. Rất nhiều SV Mỹ, sau năm đầu tiên lương không tăng 10% là tụi nó nhảy tìm cty khác.
    Nếu là nhân viên được đánh giá loại giỏi vào cuối năm, sau 5 năm lương có thể gấp đôi lúc mới vào làm.
    Tuy nhiên các cơ quan của chính phủ liên bang hay tiểu bang không giống như vậy mà chỉ "lâu năm lên lão làng" là nhiều.
  7. XuanS

    XuanS Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/10/2003
    Bài viết:
    466
    Đã được thích:
    1
    Bổ sung thêm vài điểm
    Team work: Phải biết cộng tác làm việc chung trong nhóm, cái gì mình biết thì xin nhận phần đó làm, cái gì không biết thì hỏi đứa nào biết chỉ cho mình để làm. Kết quả công việc là kết quả cuối cùng cũa toàn bộ công việc. Mình làm xong việc cũa mình mà đứa khác chưa xong thì nên khéo léo gợi ý xem vấn đề như thế nào để cùng hoàn thành công việc. Nhưng tránh đừng để cho nó lợi dụng mình làm không công cho nó hay là làm nó có cảm giác là mình cứ chăm chăm rình rập nó.
    Bàn cãi: Trong một buổi họp bàn luận về những vấn đề nào đó với đồng nghiệp, tránh nói thẳng với người khác là " ý kiến anh sai rồi, ý kiến tôi mới đúng" mà nên nói là " ý kiến anh rất hay, nhưng tôi nghĩ là làm thế này hay hơn và anh hãy xem coi nó thế nào ?". Bàn cải nhau xong là xong, đừng nên để bụng, hoặc chờ cơ hội trả thù.
    Gặp mấy tay boss bự đôi khi hắn làm sai, mà cứ to mồm là làm đúng thì khoan đập bàn cãi lại, cứ lẵng lặng về bàn làm việc ngâm cứu lại tất cả mọi việc, chờ hôm sau gặp lại hắn trình bày rõ ràng là "ý của anh thế này, kết quả phải thế này nhưng tôi làm ra kết quả lại thế này , anh nghĩ thế nào ?".
    Trong quá trình làm việc, nếu mình làm lỗi vấn đề nào đó, thì phải tự nhận lỗi đồng thời phải đưa ra hướng giải quyết ngay tức khắc, nếu không thì gọi group meeting, mời những đứa làm chung công việc lại họp bàn cách giải quyết vấn đề. Nếu như phát hiện lỗi do đồng nghiệp làm ra, không nên xài chiêu "makeno", mày làm sai mày chết , tao không biết. Mà hãy tìm cách giải quyết, hay đóng góp ý kiến mình cho nó.
    Giao tiếp khách hàng: Khách hàng là thượng đế, khách hàng có sai đi nữa cũng không nên nhảy xổ vào bảo nó sai mà áp dụng cách đối xử với mấy tay boss bự ở trên. Để tự nó nhận nó sai hay hơn là mình bảo nó sai. Sau khi làm thế thì luôn luôn có cách giải quyết đi kèm, đừng nên chỉ ngón tay mà bảo là đó là việc cũa mày tao không biết. Những điều gì khách hàng yêu cầu quá cao, làm quá khó khăn thì đừng nên nói là " không tôi không làm được". Cách tốt nhất là bảo là " tôi làm được nhưng tôi phải cần cái này, cái này ....." và liệt kê những cái khó khăn đó ra coi nó có giúp được mình gì không ?
    Xích mích với đồng nghiệp: Trong quá trình làm việc đôi khi sẽ có những va chạm, xích mích với đồng nghiệp vì các lý do kỳ thị chủng tộc, ganh ghét .....Không nên lớn tiếng, hay chửi bới lại đối phương mà nên gặp HR hoặc boss trực tiếp cũa mình trình bày vấn đề. Và cũng nên cho HR và boss mình biết , nếu vấn đề không được giải quyết thì lần sau sẽ gặp boss cao hơn cho đến khi mọi chuyện được giải quyết . Sau buổi gặp mặt nên viết một email gửi cho boss mình hay HR vắn tắt lại nội dung cuộc họp, nhớ save lại cái bản gốc, sau này nếu họ bảo là không có gặp mình thì có vật chứng mà nói.

    Hy vọng chừng này có thể giúp huylong_vn
    Được XuanS sửa chữa / chuyển vào 08:28 ngày 13/04/2006

Chia sẻ trang này