1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lần đầu du lịch Đà Nẵng...

Chủ đề trong 'Đà Nẵng' bởi theBrick, 29/09/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. theBrick

    theBrick Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2003
    Bài viết:
    728
    Đã được thích:
    0


    TÊN GỌI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG QUA CÁC THỜI KỲ


    Từ thế kỷ XV, mảnh đất này đã nằm trong lãnh thổ của quốc gia Đại Việt, thuộc đạo Hóa Châu được lập ra từ thời Trần Anh Tông và đến thời Lê Thánh Tông (từ 1466) thì thuộc địa phận của huyện Điện Bàn, phủ Triệu Phong, thừa tuyên Thuận Hóa. Theo sách ?oÔ Châu cận lục? (của Dương Văn An soạn năm 1533? thì địa danh Đà Nẵng lần đầu tiên xuất hiện khi sách nhắc đến ?omột ngôi đền ở cửa biển Đà Nẵng? thờ một nhân vật từ thời Lê Thánh Tông.
    Địa danh Đà Nẵng có thể được giải thích theo ngôn ngữ Chăm có nghĩa là ?osông lớn? hay ?ocửa sông cái?. Quả thật nằm trên tả ngạn sông Hàn kề bên cửa biển hiểm yếu này, địa danh Đà Nẵng đã được ghi trên các bản đồ vẽ từ thế kỷ XVI trở đi (như ?oAn Nam hình thắng đồ?, ?oAn Nam thông quốc toàn đồ?).
    Còn có một tên khác khá phổ biến về vùng đất này, đặc biệt là trong dân gian, đó là tên gọi gắn liền với con sông Hàn. Trên bản đồ vẽ vào thế kỷ XVII đã thấy ghi địa danh này. Địa danh Cửa Hàn không những được lưu truyền rộng rãi trong dân gian, đồng thời cũng được người Âu Châu nhắc đến rất sớm. Cố đạo Buzomi đến Đàng Trong vào năm 1615 và vào dịp lễ Pâques năm ấy, ông lập một nhà thờ nhỏ tại một nơi được ghi là Kean, địa danh này cũng đã được ghi lại trên tấm bản đồ nổi tiếng của Alexandre de Rhodes vẽ năm 1666, nằm ở vị trí chân đèo Hải Vân. Địa danh Kean bắt nguồn từ cách gọi khá phổ biến đương thời, những nơi tập trung dân cư gọi là Kẻ (kẻ chợ?); Kean có nghĩa là Kẻ Hàn.
    Ngoài ra, còn có một tên gọi dành cho thành phố Đà Nẵng nữa, nó tồn tại suốt trong thời gian là nhượng địa của Pháp, và trở thành địa danh hành chính chính thức trước đó cũng như cho đến nay nhiều người Châu Âu vẫn còn quen gọi, đó là Tourane. Trong các bản đồ, sách vở, ghi chép của người Âu từ thế kỷ XVI, XVII, XVIII? chúng ta đã thấy nhắc đến những địa danh như: Turon, Toron, Taraon, Touan, Touane, Touron và Tourane.
    Còn người Trung Hoa vẫn gọi nơi đây là Hiện Cảng. Chữ Hiện theo hai cách viết chữ Hán hoặc có nghĩa là ?oCảng con hến? hoặc ?oCảng núi nhỏ mà hiểm?; đều có thể giải thích là do hình thù của núi Sơn Trà được nhận thấy ngay từ ngoài khơi cửa biển Đà Nẵng.
    Ngoài ra, nhân dân địa phương vẫn có thói quen gọi vịnh Đà Nẵng là Vũng Thùng:

    Tai nghe súng nổ cái đùng
    Tàu Tây đã lại Vũng Thùng bữa qua.

    Còn các nhà nho nói chữ thì gọi là Trà Úc, Trà Áo, Trà Sơn hay Đồng Long Loan.
    Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Tourane được mang tên Thái Phiên, nhà yêu nước nổi tiếng của đất Quảng Nam lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Duy Tân nổ ra vào năm 1916.
    Hai năm sau, thành Thái Phiên lại được đổi tên thành Đà Nẵng và tên gọi này được giữ cho đến ngày nay.





    Một thế giới mà mọi lỗi lầm đều được tha thứ ...
  2. Bãi biển Non Nước! Có lẽ đây là thắng cảnh mà tôi thích nhất ở Đà Nẵng. Ở Huế chúng tôi, biển cũng rất đẹp, đẹp lắm cơ, nào là Thuận An, Lăng Cô Cảnh Dương... Nhưng có lẽ đối với tôi Non Nước rất ấn tượng, khung cảnh núi non hùng vĩ bên bờ biển thật tuyệt vời. Nó đẹp đến lạ kì nhất là về buổi chiều khi hoàng hôn tràn về.
    To the brick: vài ngày nữa tui sẽ đi Đà Nẵng và tui sẽ cut những ảnh về Hải Vân. Tui sẽ post lên bên Huế.

     
     Này em hỡi! Con đường em theo đó, con đường em đi đó! Đúng sao em? 
  3. Bãi biển Non Nước! Có lẽ đây là thắng cảnh mà tôi thích nhất ở Đà Nẵng. Ở Huế chúng tôi, biển cũng rất đẹp, đẹp lắm cơ, nào là Thuận An, Lăng Cô Cảnh Dương... Nhưng có lẽ đối với tôi Non Nước rất ấn tượng, khung cảnh núi non hùng vĩ bên bờ biển thật tuyệt vời. Nó đẹp đến lạ kì nhất là về buổi chiều khi hoàng hôn tràn về.
    To the brick: vài ngày nữa tui sẽ đi Đà Nẵng và tui sẽ cut những ảnh về Hải Vân. Tui sẽ post lên bên Huế.

     
     Này em hỡi! Con đường em theo đó, con đường em đi đó! Đúng sao em? 
  4. theBrick

    theBrick Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2003
    Bài viết:
    728
    Đã được thích:
    0
    Hải Vân là thế giới của gió và mây. Gió như đàn ngựa giong ruổi dặm trường, mây như từ trên trời tuôn xuống, đầy huyền ảo.

    Đèo Hải Vân một địa chỉ du lịch đẹp cho du khách.
    Nhà thơ Cao Bá Quát một đời chỉ biết lạy hoa mai ?~Nhất sinh đê thủ bái hoa mai?T mà cũng phải sững sờ: ?~Nhất bích ngưng vi giới, Trùng vân nhiễu tác thành?T nghĩa là: Biếc một dãi làm mốc, Mây muôn trùng dựng thành.
    Đèo Hải Vân - Thiên hạ đệ nhất hùng quan
    Trên con đường xuyên Việt ra Bắc vào Nam, đèo Hải Vân luôn là một địa danh đầy ấn tượng. Đây là ngọn đèo cao nhất trong các đèo ở Việt Nam (khoảng 500m so với mực nước biển), đầy hiểm trở và cũng là đỉnh núi cuối cùng của một mạch Trường Sơn đâm ngang ra biển.
    Trong Phủ Biên tạp lục, Lê Quý Đôn từng nhận xét: "Hải Vân dưới sát bờ biển, trên chọc từng mây là giới hạn của hai xứ Thuận Hóa và Quảng Nam". Hơn 6 thế kỷ trước, vùng đất này thuộc về 2 châu Ô, Rí của vương quốc Chămpa, được vua Chămpa là Chế Mân cắt làm sính lễ cầu hôn công chúa Huyền Trân đời Trần. Hiện đèo Hải Vân là ranh giới giữa tỉnh Thừa Thiên - Huế và TP Đà Nẵng.
    Ngay trên đỉnh đèo, dấu vết tiền nhân vẫn còn để lại: những cửa đèo và thành lũy đắp ngang. Cửa trông về phủ Thừa Thiên đề ba chữ ?oHải Vân Quan?, cửa trông xuống Quảng Nam đề câu ?oThiên hạ đệ nhất hùng quan?. Đây là những từ đề tặng của vua Lê Thánh Tôn từ năm 1471, khi nhà vua trên đường Nam tiến, dừng chân ngắm cảnh nơi đèo Hải Vân.
    Thật vậy, từ Nam chí Bắc, không có nơi nào đèo cao chênh vênh, cảnh đẹp lung linh, huyền ảo như Hải Vân. Đường đèo quanh co, khúc khuỷu men theo triền núi, uốn lượn như dải lụa vắt ngang giữa trời mây, ẩn hiện giữa cây rừng, đá núi, thực sự là bức tranh thiên nhiên hoành tráng do kỳ công của tạo hoá và bàn tay của con người tạo ra đến mức hài hoà.
    Nhiều dự án phát triển du lịch trên đèo Hải Vân
    Đến Hải Vân là đến nơi giao thoa giữa hai vùng đất, thỏa mãn tâm lý chiếm lĩnh đỉnh cao, hòa vào âm vọng sử thi của bao dấu chân người xưa đi mở cõi, bồi hồi thương nhớ quá khứ thẳm sâu của khúc ruột miền Trung. Vì vậy mà đèo Hải Vân lâu nay đã là nơi thưởng ngoạn lý tưởng của lữ khách vào Nam, ra Bắc.
    Đến Hải Vân, khách có thể phóng tầm mắt bao quát cả vùng non nước bao la: nhìn về phía Bắc thấy biển Lăng Cô, xa hơn là dãy Bạch Mã đẹp như tên gọi; trông về phương Nam là vịnh Đà Nẵng, TP. Đà Nẵng, bán đảo Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn huyền thoại, Cù Lao Chàm và những bãi cát vàng chạy dài ôm lấy mặt nước biển trong xanh, bao la.
    Sau khi nghỉ ngơi ở đỉnh đèo, du khách đổ đèo có thể xuôi về phía Bắc sẽ gặp làng chài Lăng Cô, được ví là chốn "Bồng lai tiên cảnh". Giám đốc Sở Du lịch Thừa thiên - Huế Võ Phi Hùng cho hay, ngay từ những năm đầu có dự án xây dựng đường hầm này, ngành du lịch địa phương đã chuẩn bị đầy đủ các điều kiện đáp ứng yêu cầu phục vụ khách tham quan, đặc biệt là du lịch leo núi mạo hiểm.
    Nhiều công ty du lịch của các địa phương khác cũng đang tập trung chuẩn bị thêm về nhân sự, vật chất cho điểm du lịch mới - đèo Hải Vân. Chỉ trong năm 2003, Lăng Cô đã được đổ vào hơn 600 tỉ đồng phát triển cơ sở hạ tầng du lịch, đưa vùng đất này sớm hoà nhập vào hàng ngũ những trung tâm du lịch lớn, nhất là du lịch biển - đầm phá với sự đa dạng về tài nguyên.
    Con đường du lịch Lăng Cô chạy qua đầm Lập An thơ mộng dài 15km có vốn đầu tư hơn 100 tỉ đồng đã hoàn thành. Một hệ thống khách sạn 2 - 3 sao đã mở cửa đón du khách. Khá nhiều dự án nước ngoài cũng đang đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để khai thác du lịch tại đây. Chỉ tính riêng mùa hè năm 2003, trung bình mỗi ngày Lăng Cô đón hơn 1.000 lượt du khách.
    Trong khi đó, ở phía nam đèo Hải Vân, Đà Nẵng cũng chớp thời cơ ngay từ những năm dự án hầm đường bộ qua đèo Hải Vân hãy còn trong thời kỳ thai nghén. Thành phố đã đầu tư rất lớn cho cơ sở hạ tầng và hình thành các dự án về phát triển du lịch, nhất là khu du lịch liên hợp Xuân Thiều và tuyến đường ven biển Nguyễn Tất Thành chạy dọc vịnh Đà Nẵng, nối từ trung tâm thành phố đến tận chân đèo Hải Vân.

    Dọc theo tuyến đường ven biển đẹp nhất, nhì cả nước này là hàng loạt dự án phát triển du lịch đang được các nhà đầu tư triển khai. Trong dịp diễn ra Liên hoan Văn hoá du lịch miền biển vào cuối tháng 7 tới, TP. Đà Nẵng cũng sẽ chính thức khai trương tour du lịch Nam Hải Vân, hứa hẹn nhiều đặc sắc. Khu vực này nằm trong cụm du lịch liên hoàn: Lăng Cô - Bạch Mã - Cảnh Dương - Hải Vân - Non Nước, được Tổng cục Du lịch VN xác định là trọng điểm của du lịch miền Trung.

    Đứng trên đỉnh Hải Vân bạn có thể ngắm cảnh đẹp Cù Lao Chàm...
    Chỉ một thời gian ngắn nữa, khi hầm đường bộ chính thức đưa vào hoạt động từ năm 2005, đèo Hải Vân sẽ được quy hoạch phục vụ cho mục đích chính là trở thành điểm tham quan, du lịch trọng điểm trên tuyến Bắc - Nam. Khi ấy, du lịch đèo Hải Vân sẽ càng khởi sắc hơn!
    Kiên quyết xoá nạn bu bám, chèo kéo du khách
    Cũng bởi sự thu hút đối với nhiều du khách ấy mà đèo Hải Vân cũng không nằm ngoài tầm ngắm của các hộ kinh doanh. Lúc đầu chỉ vài hộ dân phường Hoà Hiệp sống dưới chân đèo lên dựng quán bán hàng lưu niệm, nước uống, bán trái cây phục vụ du khách. Dần dà, trên đèo Hải Vân đã có vài chục hộ lên buôn bán, chưa kể đội quân bán hàng rong có lúc lên đến cả trăm người.
    Điều đáng quan ngại là không chỉ tranh giành, chèo kéo khách mua hàng, nhiều người buôn bán tại đây thậm chí còn gian lận, tráo đổi hàng hoá, tiền bạc của khách nước ngoài. Mặc khác, họ vứt rác bừa bãi, quán xá thì tạm bợ, cũ nát, kể cả dựng tạm hố tiểu, hố tiêu làm mất vệ sinh và vẻ mỹ quan ngay tại các vị trí mà du khách chọn để dừng chân ngắm cảnh.
    Tình trạng này đã gây không ít phiền hà và lo ngại cho du khách lẫn các doanh nghiệp du lịch tổ chức tour đưa khách đến tham quan đỉnh đèo Hải Vân. Hàng loạt kiến nghị đã được gửi lên các cơ quan chức năng thành phố, yêu cầu sớm chấn chỉnh để đem lại môi trường du lịch trong lành cho danh thắng này.
    Trước tình hình đó, UBND quận Liên Chiểu (Đà Nẵng) nhiều lần chỉ đạo các ngành hữu quan của địa phương triển khai sắp xếp lại trật tự buôn bán kinh doanh tại đỉnh đèo, giải tán số người buôn bán hàng rong. Đồng thời, ban hành quy chế, quy định để đưa hoạt động kinh doanh trên đỉnh đèo vào nề nếp.
    Tuy nhiên, thời gian gần đây, tình hình kinh doanh dịch vụ tại đỉnh đèo Hải Vân lại tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp. Không thể chấp nhận tệ nạn nêu trên tái phát, gây ảnh hưởng đến môi trường đầu tư tại địa phương, đầu tháng 4/2004, Phó Chủ tịch UBND quận Liên Chiểu Dương Thành Thị đã trực tiếp dẫn đầu đoàn liên ngành tiến hành kiểm tra và đã ban hành nhiều biện pháp kiên quyết để lập lại trật tự kỷ cương trong hoạt động buôn bán tại đỉnh đèo Hải Vân.
    Công an quận Liên Chiểu cũng đã thành lập tổ công tác tuần tra kiểm soát trên đỉnh đèo Hải Vân, có nhiệm vụ thường xuyên chốt tại đỉnh đèo để giải quyết các vấn đề liên quan đến an ninh trật tự xã hội, bảo vệ sự an toàn cho khách du lịch và giữ gìn vệ sinh, mỹ quan môi trường của khu danh thắng Hải Vân.
    Theo Vietnamnet.
  5. theBrick

    theBrick Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2003
    Bài viết:
    728
    Đã được thích:
    0
    Hải Vân là thế giới của gió và mây. Gió như đàn ngựa giong ruổi dặm trường, mây như từ trên trời tuôn xuống, đầy huyền ảo.

    Đèo Hải Vân một địa chỉ du lịch đẹp cho du khách.
    Nhà thơ Cao Bá Quát một đời chỉ biết lạy hoa mai ?~Nhất sinh đê thủ bái hoa mai?T mà cũng phải sững sờ: ?~Nhất bích ngưng vi giới, Trùng vân nhiễu tác thành?T nghĩa là: Biếc một dãi làm mốc, Mây muôn trùng dựng thành.
    Đèo Hải Vân - Thiên hạ đệ nhất hùng quan
    Trên con đường xuyên Việt ra Bắc vào Nam, đèo Hải Vân luôn là một địa danh đầy ấn tượng. Đây là ngọn đèo cao nhất trong các đèo ở Việt Nam (khoảng 500m so với mực nước biển), đầy hiểm trở và cũng là đỉnh núi cuối cùng của một mạch Trường Sơn đâm ngang ra biển.
    Trong Phủ Biên tạp lục, Lê Quý Đôn từng nhận xét: "Hải Vân dưới sát bờ biển, trên chọc từng mây là giới hạn của hai xứ Thuận Hóa và Quảng Nam". Hơn 6 thế kỷ trước, vùng đất này thuộc về 2 châu Ô, Rí của vương quốc Chămpa, được vua Chămpa là Chế Mân cắt làm sính lễ cầu hôn công chúa Huyền Trân đời Trần. Hiện đèo Hải Vân là ranh giới giữa tỉnh Thừa Thiên - Huế và TP Đà Nẵng.
    Ngay trên đỉnh đèo, dấu vết tiền nhân vẫn còn để lại: những cửa đèo và thành lũy đắp ngang. Cửa trông về phủ Thừa Thiên đề ba chữ ?oHải Vân Quan?, cửa trông xuống Quảng Nam đề câu ?oThiên hạ đệ nhất hùng quan?. Đây là những từ đề tặng của vua Lê Thánh Tôn từ năm 1471, khi nhà vua trên đường Nam tiến, dừng chân ngắm cảnh nơi đèo Hải Vân.
    Thật vậy, từ Nam chí Bắc, không có nơi nào đèo cao chênh vênh, cảnh đẹp lung linh, huyền ảo như Hải Vân. Đường đèo quanh co, khúc khuỷu men theo triền núi, uốn lượn như dải lụa vắt ngang giữa trời mây, ẩn hiện giữa cây rừng, đá núi, thực sự là bức tranh thiên nhiên hoành tráng do kỳ công của tạo hoá và bàn tay của con người tạo ra đến mức hài hoà.
    Nhiều dự án phát triển du lịch trên đèo Hải Vân
    Đến Hải Vân là đến nơi giao thoa giữa hai vùng đất, thỏa mãn tâm lý chiếm lĩnh đỉnh cao, hòa vào âm vọng sử thi của bao dấu chân người xưa đi mở cõi, bồi hồi thương nhớ quá khứ thẳm sâu của khúc ruột miền Trung. Vì vậy mà đèo Hải Vân lâu nay đã là nơi thưởng ngoạn lý tưởng của lữ khách vào Nam, ra Bắc.
    Đến Hải Vân, khách có thể phóng tầm mắt bao quát cả vùng non nước bao la: nhìn về phía Bắc thấy biển Lăng Cô, xa hơn là dãy Bạch Mã đẹp như tên gọi; trông về phương Nam là vịnh Đà Nẵng, TP. Đà Nẵng, bán đảo Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn huyền thoại, Cù Lao Chàm và những bãi cát vàng chạy dài ôm lấy mặt nước biển trong xanh, bao la.
    Sau khi nghỉ ngơi ở đỉnh đèo, du khách đổ đèo có thể xuôi về phía Bắc sẽ gặp làng chài Lăng Cô, được ví là chốn "Bồng lai tiên cảnh". Giám đốc Sở Du lịch Thừa thiên - Huế Võ Phi Hùng cho hay, ngay từ những năm đầu có dự án xây dựng đường hầm này, ngành du lịch địa phương đã chuẩn bị đầy đủ các điều kiện đáp ứng yêu cầu phục vụ khách tham quan, đặc biệt là du lịch leo núi mạo hiểm.
    Nhiều công ty du lịch của các địa phương khác cũng đang tập trung chuẩn bị thêm về nhân sự, vật chất cho điểm du lịch mới - đèo Hải Vân. Chỉ trong năm 2003, Lăng Cô đã được đổ vào hơn 600 tỉ đồng phát triển cơ sở hạ tầng du lịch, đưa vùng đất này sớm hoà nhập vào hàng ngũ những trung tâm du lịch lớn, nhất là du lịch biển - đầm phá với sự đa dạng về tài nguyên.
    Con đường du lịch Lăng Cô chạy qua đầm Lập An thơ mộng dài 15km có vốn đầu tư hơn 100 tỉ đồng đã hoàn thành. Một hệ thống khách sạn 2 - 3 sao đã mở cửa đón du khách. Khá nhiều dự án nước ngoài cũng đang đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để khai thác du lịch tại đây. Chỉ tính riêng mùa hè năm 2003, trung bình mỗi ngày Lăng Cô đón hơn 1.000 lượt du khách.
    Trong khi đó, ở phía nam đèo Hải Vân, Đà Nẵng cũng chớp thời cơ ngay từ những năm dự án hầm đường bộ qua đèo Hải Vân hãy còn trong thời kỳ thai nghén. Thành phố đã đầu tư rất lớn cho cơ sở hạ tầng và hình thành các dự án về phát triển du lịch, nhất là khu du lịch liên hợp Xuân Thiều và tuyến đường ven biển Nguyễn Tất Thành chạy dọc vịnh Đà Nẵng, nối từ trung tâm thành phố đến tận chân đèo Hải Vân.

    Dọc theo tuyến đường ven biển đẹp nhất, nhì cả nước này là hàng loạt dự án phát triển du lịch đang được các nhà đầu tư triển khai. Trong dịp diễn ra Liên hoan Văn hoá du lịch miền biển vào cuối tháng 7 tới, TP. Đà Nẵng cũng sẽ chính thức khai trương tour du lịch Nam Hải Vân, hứa hẹn nhiều đặc sắc. Khu vực này nằm trong cụm du lịch liên hoàn: Lăng Cô - Bạch Mã - Cảnh Dương - Hải Vân - Non Nước, được Tổng cục Du lịch VN xác định là trọng điểm của du lịch miền Trung.

    Đứng trên đỉnh Hải Vân bạn có thể ngắm cảnh đẹp Cù Lao Chàm...
    Chỉ một thời gian ngắn nữa, khi hầm đường bộ chính thức đưa vào hoạt động từ năm 2005, đèo Hải Vân sẽ được quy hoạch phục vụ cho mục đích chính là trở thành điểm tham quan, du lịch trọng điểm trên tuyến Bắc - Nam. Khi ấy, du lịch đèo Hải Vân sẽ càng khởi sắc hơn!
    Kiên quyết xoá nạn bu bám, chèo kéo du khách
    Cũng bởi sự thu hút đối với nhiều du khách ấy mà đèo Hải Vân cũng không nằm ngoài tầm ngắm của các hộ kinh doanh. Lúc đầu chỉ vài hộ dân phường Hoà Hiệp sống dưới chân đèo lên dựng quán bán hàng lưu niệm, nước uống, bán trái cây phục vụ du khách. Dần dà, trên đèo Hải Vân đã có vài chục hộ lên buôn bán, chưa kể đội quân bán hàng rong có lúc lên đến cả trăm người.
    Điều đáng quan ngại là không chỉ tranh giành, chèo kéo khách mua hàng, nhiều người buôn bán tại đây thậm chí còn gian lận, tráo đổi hàng hoá, tiền bạc của khách nước ngoài. Mặc khác, họ vứt rác bừa bãi, quán xá thì tạm bợ, cũ nát, kể cả dựng tạm hố tiểu, hố tiêu làm mất vệ sinh và vẻ mỹ quan ngay tại các vị trí mà du khách chọn để dừng chân ngắm cảnh.
    Tình trạng này đã gây không ít phiền hà và lo ngại cho du khách lẫn các doanh nghiệp du lịch tổ chức tour đưa khách đến tham quan đỉnh đèo Hải Vân. Hàng loạt kiến nghị đã được gửi lên các cơ quan chức năng thành phố, yêu cầu sớm chấn chỉnh để đem lại môi trường du lịch trong lành cho danh thắng này.
    Trước tình hình đó, UBND quận Liên Chiểu (Đà Nẵng) nhiều lần chỉ đạo các ngành hữu quan của địa phương triển khai sắp xếp lại trật tự buôn bán kinh doanh tại đỉnh đèo, giải tán số người buôn bán hàng rong. Đồng thời, ban hành quy chế, quy định để đưa hoạt động kinh doanh trên đỉnh đèo vào nề nếp.
    Tuy nhiên, thời gian gần đây, tình hình kinh doanh dịch vụ tại đỉnh đèo Hải Vân lại tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp. Không thể chấp nhận tệ nạn nêu trên tái phát, gây ảnh hưởng đến môi trường đầu tư tại địa phương, đầu tháng 4/2004, Phó Chủ tịch UBND quận Liên Chiểu Dương Thành Thị đã trực tiếp dẫn đầu đoàn liên ngành tiến hành kiểm tra và đã ban hành nhiều biện pháp kiên quyết để lập lại trật tự kỷ cương trong hoạt động buôn bán tại đỉnh đèo Hải Vân.
    Công an quận Liên Chiểu cũng đã thành lập tổ công tác tuần tra kiểm soát trên đỉnh đèo Hải Vân, có nhiệm vụ thường xuyên chốt tại đỉnh đèo để giải quyết các vấn đề liên quan đến an ninh trật tự xã hội, bảo vệ sự an toàn cho khách du lịch và giữ gìn vệ sinh, mỹ quan môi trường của khu danh thắng Hải Vân.
    Theo Vietnamnet.
  6. li2000

    li2000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2003
    Bài viết:
    600
    Đã được thích:
    0
    Thêm một khu du lịch sinh thái tại Nam Hải Vân
    TTO - Ông Nguyễn Trung Dân- Giám đốc Công ty Danatol cho biết, Khu du lịch (KDL) sinh thái Suối Lương - Nam Hải Vân (thuộc phường Hoà Hiệp, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) có tổng vốn đầu tư 14 tỉ đồng đã hoàn thành và đưa vào hoạt động, phục vụ nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng của du khách trong và ngoài nước.
    KDL Suối Lương- Nam Hải Vân rộng 6 ha với nhiều khu tham quan, giải trí, ẩm thực với những công trình kiến trúc độc đáo.
    Ngoài những ngôi nhà sàn được thiết kế theo phong cách truyền thống của các dân tộc thiểu số ở Tây Bắc, Tây Nguyên và vùng tây Trường Sơn, tại khu du lịch này còn có những ngôi nhà rường cổ được đưa về từ Huế và các huyện nông thôn tỉnh Quảng Nam.
    Cũng theo ông Dân, sắp tới Công ty sẽ tiếp tục đầu tư mở rộng các dịch vụ vui chơi, giải trí , đáp ứng đầy đủ nhu cầu của du khách sau khi thông hầm đường bộ xuyên đèo Hải Vân.
    Được biết, Ban điều hành Con đường Di sản Miền Trung đã đưa Khu du lịch Suối Lương- Nam Hải Vân thành một điểm dừng chân trong hành trình.
  7. li2000

    li2000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2003
    Bài viết:
    600
    Đã được thích:
    0
    Thêm một khu du lịch sinh thái tại Nam Hải Vân
    TTO - Ông Nguyễn Trung Dân- Giám đốc Công ty Danatol cho biết, Khu du lịch (KDL) sinh thái Suối Lương - Nam Hải Vân (thuộc phường Hoà Hiệp, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) có tổng vốn đầu tư 14 tỉ đồng đã hoàn thành và đưa vào hoạt động, phục vụ nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng của du khách trong và ngoài nước.
    KDL Suối Lương- Nam Hải Vân rộng 6 ha với nhiều khu tham quan, giải trí, ẩm thực với những công trình kiến trúc độc đáo.
    Ngoài những ngôi nhà sàn được thiết kế theo phong cách truyền thống của các dân tộc thiểu số ở Tây Bắc, Tây Nguyên và vùng tây Trường Sơn, tại khu du lịch này còn có những ngôi nhà rường cổ được đưa về từ Huế và các huyện nông thôn tỉnh Quảng Nam.
    Cũng theo ông Dân, sắp tới Công ty sẽ tiếp tục đầu tư mở rộng các dịch vụ vui chơi, giải trí , đáp ứng đầy đủ nhu cầu của du khách sau khi thông hầm đường bộ xuyên đèo Hải Vân.
    Được biết, Ban điều hành Con đường Di sản Miền Trung đã đưa Khu du lịch Suối Lương- Nam Hải Vân thành một điểm dừng chân trong hành trình.
  8. Egoist

    Egoist Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.345
    Đã được thích:
    1
    Cái quái thai gì thế này? Không biết thằng đần nhà báo nào viết cái tin này nữa.
  9. Egoist

    Egoist Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.345
    Đã được thích:
    1
    Cái quái thai gì thế này? Không biết thằng đần nhà báo nào viết cái tin này nữa.
  10. IceBlood

    IceBlood Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2003
    Bài viết:
    610
    Đã được thích:
    0
    * Xin nhà chú theBrick tí đất để hô hào cái!
    ........​

    Tháng 8 - Tháng Du lịch biển Hội An
    HNM (26/06/04) - UBND tỉnh Quảng Nam đã công bố tổ chức Chương trình "Du lịch hè Hội An" vào tháng 8-2004 với các hoạt động: triển lãm ảnh nghệ thuật, giải đua thuyền, liên hoan ẩm thực, lễ hội đêm phố cổ, biểu diễn văn hoá - văn nghệ, các trò chơi thể thao trên biển...
    Đặc biệt sẽ có 4 tour du lịch mới được Quảng Nam đưa ra trong dịp này là: Tour một ngày làm cư dân phố cổ ( du khách sẽ được ăn ở sinh hoạt và lao động () cùng cư dân phố cổ); tour Hội An qua ống kính du khách với 10 loại hình di tích của Quảng Nam; tour ấn tượng Mỹ Sơn; Phố đêm Hội An.
    Du khách đến Hội An trong tháng du lịch hè sẽ được giảm giá 20% (ít quá!) dịch vụ lưu trú áp dụng cho tất cả các khách sạn, các dịch vụ khác như lữ hành, vận chuyển, vé tham quan... sẽ được khuyến mại tuỳ theo chương trình của mỗi đoàn.
    .........​
    Được IceBlood sửa chữa / chuyển vào 17:12 ngày 09/07/2004

Chia sẻ trang này