1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lần đầu du lịch Đà Nẵng...

Chủ đề trong 'Đà Nẵng' bởi theBrick, 29/09/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. theBrick

    theBrick Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2003
    Bài viết:
    728
    Đã được thích:
    0
    NGŨ HÀNH SƠN​
    (Hòn Non Nước)​
    Cách thành phố Ðà Nẵng khoảng 8 km về phía đông nam. Ðây là một cụm gồm 5 ngọn núi đá hoa cương nằm kề với biển. Vì núi ở đây sát với biển, nên nhân dân thường gọi là hòn Non Nước (nghĩa là núi và nước).
    Ðầu thế kỷ thứ 19, vua Gia Long đi qua đã đặt tên cho cụm núi này là Ngũ Hành Sơn và đặt tên cho từng ngọn núi là Kim Sơn, Mộc Sơn, Thuỷ Sơn, Hoả Sơn và Thổ Sơn. Ngọn núi lớn nhất và đẹp nhất là Thuỷ Sơn.


    Thay đổi vì sẽ đổi thay...
    Được theBrick sửa chữa / chuyển vào 12:53 ngày 29/09/2003
  2. theBrick

    theBrick Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2003
    Bài viết:
    728
    Đã được thích:
    0
    Thêm một chút thông tin về Nam Hải Vân:
    1. Tên gọi: Khu rừng bảo vệ cảnh quan Nam Hải Vân

    2. Vị trí địa lý: Khu rừng bảo vệ cảnh quan thiên nhiên Nam Hải Vân nằm ở các huyện Hoà Vang và Liên Chiểu, có ganh giới phía tây giáp Vườn Quốc Gia Bạch Mã, phía đông là Biển Đông, phía bắc là khu văn hoá lịch sử Bắc Hải của tỉnh Thừa Thiên- Huế

    3. Quyết định thành lập: Quyết Định số 194/CT ngày 09/08/1996 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng

    4. Toạ độ địa lý:
    - Vĩ độ : 16010'' vĩ độ Bắc
    - Kinh độ: 108005'' kinh độ Đông

    5. Quy mô diện tích: 10.850 ha trong đó 3.550 ha đất có rừng

    6. Vùng đệm:

    7. Mục tiêu, nhiệm vụ: Khu đề xuất văn hoá lịch sử Nam Hải Vân nằm gần với Thành Phố Đà Nẵng. Mật độ dân số của các khu vực xung quan cao, nhiều người dân địa phương tham gia khai thác củi, song mây, nhựa thông và mật ong trong khu vực này. Chăn thả đại gia súc bừa bãi trong khu bảo tồn cũng ảnh hưởng tới quá trình tái sinh tự nhiên của rừng.

    8. Cơ quan / cấp quản lý: Uỷ Ban Nhân Dân Thành Phố Đà Nẵng

    9. Ban quản lý: Ban quản lý khu cảnh quan Nam Hải Vân

    10. Hoạt động du lịch: Đèo Hải Vân là một thắng cảnh thiên nhiên nổi tiếng trong cả nước, nhiều du khách đi lại giữa Huế và Đà Nẵng trên quốc lộ 1 đã dừng chân ở đỉnh đèo Hải Vân để chiêm ngưỡng toàn cảnh của vùng

    11. Các giá trị đa dạng sinh học: Thảm thực vật tự nhiên của Nam Hải Vân là rừng thường xanh đất thấp phân bố ở độ cao dưới 1000 mét và rừng thường xanh núi thấp phân bố ở độ cao trên 1000 mét

    12. Các dự án có liên quan:

    13. Dân số trong vùng:

    Thay đổi vì sẽ đổi thay...
  3. theBrick

    theBrick Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2003
    Bài viết:
    728
    Đã được thích:
    0
    Thêm một chút thông tin về Nam Hải Vân:
    1. Tên gọi: Khu rừng bảo vệ cảnh quan Nam Hải Vân

    2. Vị trí địa lý: Khu rừng bảo vệ cảnh quan thiên nhiên Nam Hải Vân nằm ở các huyện Hoà Vang và Liên Chiểu, có ganh giới phía tây giáp Vườn Quốc Gia Bạch Mã, phía đông là Biển Đông, phía bắc là khu văn hoá lịch sử Bắc Hải của tỉnh Thừa Thiên- Huế

    3. Quyết định thành lập: Quyết Định số 194/CT ngày 09/08/1996 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng

    4. Toạ độ địa lý:
    - Vĩ độ : 16010'' vĩ độ Bắc
    - Kinh độ: 108005'' kinh độ Đông

    5. Quy mô diện tích: 10.850 ha trong đó 3.550 ha đất có rừng

    6. Vùng đệm:

    7. Mục tiêu, nhiệm vụ: Khu đề xuất văn hoá lịch sử Nam Hải Vân nằm gần với Thành Phố Đà Nẵng. Mật độ dân số của các khu vực xung quan cao, nhiều người dân địa phương tham gia khai thác củi, song mây, nhựa thông và mật ong trong khu vực này. Chăn thả đại gia súc bừa bãi trong khu bảo tồn cũng ảnh hưởng tới quá trình tái sinh tự nhiên của rừng.

    8. Cơ quan / cấp quản lý: Uỷ Ban Nhân Dân Thành Phố Đà Nẵng

    9. Ban quản lý: Ban quản lý khu cảnh quan Nam Hải Vân

    10. Hoạt động du lịch: Đèo Hải Vân là một thắng cảnh thiên nhiên nổi tiếng trong cả nước, nhiều du khách đi lại giữa Huế và Đà Nẵng trên quốc lộ 1 đã dừng chân ở đỉnh đèo Hải Vân để chiêm ngưỡng toàn cảnh của vùng

    11. Các giá trị đa dạng sinh học: Thảm thực vật tự nhiên của Nam Hải Vân là rừng thường xanh đất thấp phân bố ở độ cao dưới 1000 mét và rừng thường xanh núi thấp phân bố ở độ cao trên 1000 mét

    12. Các dự án có liên quan:

    13. Dân số trong vùng:

    Thay đổi vì sẽ đổi thay...
  4. theBrick

    theBrick Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2003
    Bài viết:
    728
    Đã được thích:
    0
    ẨM THỰC XỨ QUẢNG​
    1. Bánh bèo Quảng Nam:
    Bánh bèo Quảng Nam không mỏng như bánh bèo Huế và Sài Gòn - mà khá dày, cắn vào phải sừng sực mới...chịu .Chén dùng hấp bánh bèo là chén đất miệng trẹt. Bánh chín, bột nở, mặt bánh trắng như cơm dừa, vươn gần sát vành miệng chén. Phần trủng bên trên chén bánh dùng để đổ kín một lớp nhưn tôm khô giả nhỏ, xào với lá hành hay hẹ. Chỉ vậy thôi.
    Ăn bánh bèo, không dùng đũa muổng thông thường mà bằng....siêu đao. Đó là thanh tre cật già, dài khoảng 10cm , vót giống hệt thanh siêu đao. Quán bánh bèo nào cũng đặt sẵn trên bàn một ống đựng toàn loại siêu lợi hại ấy. Khách dùng thanh siêu rạch chén bánh một chữ thập, tách thành bốn miếng. Nếu ăn nhỏ nhẻ kiểu quí chị qúi cô thì xin mời xéo đường siêu thêm một chữ X nữa để có tám miếng bánh nhỏ hơn. Chiêu thức kế tiếp là dùng mép siêu kê sát bên trong vành chén, xoáy một vòng tròn giáp mí để các miếng bánh không còn dính chén.. Khách xử dụng mũi nhọn của siêu để cắm từng miếng bánh mà ăn. Chỉ chan thêm nước mắm nếu độ nhưn không vừa miệng. Xin miễn chấm, nhưng muốn cũng không ai cản trở, chỉ ngại thêm động tác thừa này sẽ làm cho lớp nhưn trên miếng bánh tuột cả vào chén nước mắm, mất vui !
    Bánh bèo được làm và bán rộ nhất là vào hai vụ gặt tháng ba, tháng tám âm lịch. Vào thời điểm này, ngoài số quán cố định, trong xóm còn những quán mở theo thời vụ, dựng tạm bợ nơi ngã ba đường thôn hay những bìa xóm, cạnh cánh đồng đang gặt.. Trước khi xuống ruộng hay trên đường gánh luá bó về nhà, bà con thường ghé vào quán xơi bánh bèo và uống bát nước chè tươi. Sẵn tiền thì trả ngay, thiếu thì...hãy đợi đấy ! Vài ngày sau, chủ quán sẽ cầm chính chiếc chén hấp bánh, đến từng nhà khách, thu nợ múa siêu bằng luá . Cứ mỗi chén bánh được trả bằng một chén lúa tươi vun ngọn. Đơn giản và....thoáng như vậy - nên có lắm chàng trai ăn khoẻ, nợ bánh bèo cứ "hãy đợi đấy" đến mút mùa gặt mới thanh toán một lần, vẫn không mất khả năng chi trả.
    2. Bánh tráng cuốn thịt heo:
    Quảng Nam - Đà Nẵng không chỉ có những danh lam thắng cảnh nổi tiếng, mà còn lưu luyến du khách bởi món bánh tráng cuốn thịt heo.
    Món ăn dân dã này làm rất đơn giản. Nguyên liệu gồm có: thịt heo(loại mông sấn) luộc chín, mì ướt (bánh cuốn tráng dày lên khoảng 3,4 lần) và bánh tráng mỏng (bánh đa nem) cùng với chuối xanh, khế thái lát. Thái thịt phải thật khéo, thật mỏng, dài khoảng gang tay, nạc ở giữa, hai đầu của miếng thịt là mỡ lại có cả bì. Thịt được cuốn cùng bánh tráng với mì ướt, khế, chuối xanh, rồi chấm mắm nêm. Món mắm đặc biệt được pha chế theo bí quyết riêng của người dân Đà Nẵng. Khi cuốn xong bạn được thưởng thức món bánh tráng thật mềm, có vị ngọt của thịt, vị chát của chuối, vị chua của khế và hương vị đậm đà không thể quên của mắm nêm. Món ăn kèm theo còn có bánh đa vừng nướng thơm lừng, ăn vừa béo, vừa bùi...
    Một trong những người có công khôi phục món ăn này ở Đà Nẵng, sau một thời gian dài bị lãng quên là gia đình ông Mậu. Khoảng mười năm trở lại đây, khắp thành phố Đà Nẵng mọc lên rất nhiều quán bánh tráng cuốn thịt heo. Nhưng thực khách sành ăn thường kéo nhau đến Khuê Trung, một phường nhỏ , cách thành phố 6 km. Chủ quán khoe: "Có ngày quán của tôi không làm kịp vì khách ăn tới cả trăm người". Thú vị nhất là các vị khách nước ngoài, lúc đầu họ còn ngần ngại món mắm nêm, nhưng sau đó thì "mê" dần và sành ăn chả kém gì dân bản địa. Dưới những tán lá xanh rợp mát trong vườn, bên những người thân, bạn bè, khách quý từ xa đến ai cũng thích thưởng thức bánh tráng cuốn thịt heo, ngon, rẻ, đậm đà hương vị miền trung.
    3. Cá chuồn và mít non xứ Quảng:
    Ngoài món mì Quảng nổi tiếng, xứ Quảng còn có một món an độc đáo mà có lẽ không người Quảng nào lại không ưa thích: đó là cá chuồn và mít non. Khi nhìn vào mâm cơm xuất hiện đia cá chuồn là biết mùa hè đang tới. Vào mùa này, các chợ xứ Quảng tràn ngập cá chuồn. Cá chuồn có thể ăn tươi hay phơi khô, vừa ngon, vừa rẻ. Hình dáng cá thuôn dài, lưng xanh, bụng trắng và dễ nhận nhất là nó có cặp cánh dài tới đuôi. Cá chuồn xanh tươi trên lưng có sọc vàng nhỏ xòe cánh, trong có những hình rẻ quạt vàng rực, loại này nhỏ nhưng thơm và béo hơn cá chuồn cổ.
    Món canh chua cá chuồn không thua gì cá bông lau nấu chua miền nam. Nhưng ngon nhất vẫn là món cá chuồn chiên. Sau khi làm sạch, xẻ dài cá theo sống lưng, dần xương sống cho mềm, gấp cá lại. Hành, tỏi, ớt, nghệ giã nhỏ trộn chung với nước mắm ngon quết đều vào bụng cá. Gấp đôi, chiên vàng, mùi thơm của nó lan tỏa khắp nơi. Nhưng dộc dáo vẫn là món cá chuồn kho mít non, chả thế mà người dân Quảng dặn dò nhau:
    Ai lên nhắn nẩu trên nguồn
    Mít non đem xuống cá chuồn đem lên

    Cá chỉ cần chiên qua xếp vào nồi, mít non xắt mỏng dể lên trên, cho nước ngập, đun kỹ, nêm gia vị cho vừa. Khi mít nhừ, nước cạn, cho chút mỡ vào đun sôi ta được nồi cá chuồn kho ngon tuyệt vời.
    Mít non cung là món ăn đặc biệt của xứ Quảng. Mít non có thể nấu canh, kho cá hay làm món nhậu. Vì thế mít non ở dây khá dắt. Mít non ngon phải không bị sâu, ít hột, nếu có chỉ là những hột còn non.
    Gỏi mít là món mọi người đều ưa chuộng, không thua gì bún riêu của miền bắc. Mít mua về bỏ lõi, bỏ gai, luộc chín tới, vớt ra cho nguội. Xắt mỏng dể ráo nước. Nếu muốn an giòn ta có thể trộn thêm với du dủ xanh bào nhuyễn... Dầu xa-lát phi tỏi, hành cho thơm, dậu phộng rang giã nhỏ, rau thơm, ớt, đường, thêm chút mắm ngon. Tất cả trộn chung với mít và du dủ, an cùng với bún, rưới mắm nêm trộn đều, hoặc nước mắm tỏi, ớt thì ngon không tả xiết. Gỏi mít còn ăn với bánh tráng ướt chấm nước tương. Dầu phi hành cho thơm rồi cho vào một chén nước lạnh, nửa chén nước mắm ngon, đun sôi, quấy hai muỗng cà-phê bột nang đổ vào, bột chín bắc xuống. Ðậu phộng rang vàng giã nhỏ, tỏi, ớt, đường bằm nhỏ đổ vô nồi bột năng là ta được món nước sốt để chấm ngon lành.
    Cá chuồn và mít non không mầu mè sang trọng, mà mộc mạc dân dã như tâm hồn người dân xứ Quảng. Nếu du khách có dịp, thưởng thức một lần thôi là nhớ mãi.
    4. Bánh tổ Quảng Nam:
    "Bánh tét, bánh tổ, bánh nổ, bánh in" là những loại bánh truyền thống lâu đời của người dân đất Quảng vào ngày Tết âm lịch hằng năm.
    Bánh tổ, cái tên thoạt nghe vừa dung dị, vừa gợi lên chút gì của quá khứ, được làm từ hai nguồn nguyên liệu chính là đường và bột nếp. Đường ở đây là đường bát, đặc sản của Quảng Nam, thứ đường chỉ to bằng cái bát (chén) ăn cơm, khá cứng, có mầu từ nâu đà đến đen sẫm. Nếp cũng là loại nếp hạng nhất, rất dẻo và thơm. Để thêm phần hương vị, người dân đất Quảng lại dùng thêm mè và nước gừng.
    Cách làm: nấu đường bát ra nước và lọc kỹ, loại bỏ các tạp chất. Nếp được xay nhuyễn hoặc giã thật mịn như bột. Tiếp đến, trộn hai thứ này với liều lượng nhất định. Khi trộn, phải trộn thật đều và pha thêm chút nước gừng. Lá chuối được chọn lựa cẩn thận, cắt ra lót chung quanh rọ (đan bằng tre giống như cái rọ dùng buộc mõm trâu, bò). Nồi nấu bánh khá to, có chiều cao vừa phải, không cao quá, bánh sẽ lâu chín. Trong nồi, người ta đặt một tấm vỉ tre ở giữa, có chu vi bằng chu vi nồi. Phía dưới, đổ nước lưng chừng, cách tâm vỉ độ 5cm. Rót hỗn hợp đường nếp vào rọ. Lớp lá chuối sẽ giữ hỗn hợp này khỏi chảy ra ngoài. Mỗi lần nấu, tùy theo diện tích nồi, người ta đặt ít hay nhiều bánh tổ sống lên trên vỉ. Đậy chặt nắp, họ nhóm lửa, đun sôi sùng sục. Bánh chín là nhờ ở sức nóng của hơi nước trong nồi. Thời gian đun khá lâu. Lúc vừa vớt ra, họ nhanh chóng rắc một lượt mè đã rang chín, bóc sạch vỏ lên trên mặt còn rất nóng của bánh tổ. Mè sẽ dính chặt vào, khá đều đặn. Công đoạn cuối cùng là đem bánh phơi ra ngoài nắng độ hai hôm đến khi nào bánh cứng mới thôi. Điều quyết định là kinh nghiệm của người nấu. Bánh cứng hay nhão quá đều hỏng. Tuyệt nhất là bánh vừa phải, mềm mại, thơm ngon. Đây là cả một "bí quyết" không dễ gì nghe qua là thông thạo.
    Bánh tổ nấu xong, để chừng mười ngày mới "thấm", mới tăng độ thơm ngon. Về ăn, có ba cách: ăn "sống", nướng hay chiên. Trong đó, người ta chuộng nhất là xắt lát chiên. Khi chiên, lát bánh sẽ phồng lên, đen láng, tỏa ra mùi thơm ngào ngạt, chưa ăn đã thấy thèm. Bánh tổ chiên kèm theo bánh tráng nướng là kiểu ăn được nhiều người ưa thích. Cứ "kẹp" bánh tổ chiên vào giữa hai miếng bánh tráng mà thưởng thức cái ngọt thanh của đường, mùi thơm đặc biệt của nếp, beo béo của dầu, cay cay của gừng... quả thật đã tạo thành một hương vị đậm đà, tinh tế không thể nào quên. Nếu muốn nếm thử bánh tổ nướng trên than hồng, ta cũng xắt lát rồi đem nướng. Gặp nóng, lát bánh sẽ phồng rộp lên, uốn cong lại trông thật hấp dẫn. Còn bánh tổ ăn "sống" nghĩa là xắt ra ăn ngay cũng ngon nhưng rõ ràng không thú vị bằng bánh tổ nướng hay bánh tổ chiên.
    Thay đổi vì sẽ đổi thay...
  5. theBrick

    theBrick Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2003
    Bài viết:
    728
    Đã được thích:
    0
    ẨM THỰC XỨ QUẢNG​
    1. Bánh bèo Quảng Nam:
    Bánh bèo Quảng Nam không mỏng như bánh bèo Huế và Sài Gòn - mà khá dày, cắn vào phải sừng sực mới...chịu .Chén dùng hấp bánh bèo là chén đất miệng trẹt. Bánh chín, bột nở, mặt bánh trắng như cơm dừa, vươn gần sát vành miệng chén. Phần trủng bên trên chén bánh dùng để đổ kín một lớp nhưn tôm khô giả nhỏ, xào với lá hành hay hẹ. Chỉ vậy thôi.
    Ăn bánh bèo, không dùng đũa muổng thông thường mà bằng....siêu đao. Đó là thanh tre cật già, dài khoảng 10cm , vót giống hệt thanh siêu đao. Quán bánh bèo nào cũng đặt sẵn trên bàn một ống đựng toàn loại siêu lợi hại ấy. Khách dùng thanh siêu rạch chén bánh một chữ thập, tách thành bốn miếng. Nếu ăn nhỏ nhẻ kiểu quí chị qúi cô thì xin mời xéo đường siêu thêm một chữ X nữa để có tám miếng bánh nhỏ hơn. Chiêu thức kế tiếp là dùng mép siêu kê sát bên trong vành chén, xoáy một vòng tròn giáp mí để các miếng bánh không còn dính chén.. Khách xử dụng mũi nhọn của siêu để cắm từng miếng bánh mà ăn. Chỉ chan thêm nước mắm nếu độ nhưn không vừa miệng. Xin miễn chấm, nhưng muốn cũng không ai cản trở, chỉ ngại thêm động tác thừa này sẽ làm cho lớp nhưn trên miếng bánh tuột cả vào chén nước mắm, mất vui !
    Bánh bèo được làm và bán rộ nhất là vào hai vụ gặt tháng ba, tháng tám âm lịch. Vào thời điểm này, ngoài số quán cố định, trong xóm còn những quán mở theo thời vụ, dựng tạm bợ nơi ngã ba đường thôn hay những bìa xóm, cạnh cánh đồng đang gặt.. Trước khi xuống ruộng hay trên đường gánh luá bó về nhà, bà con thường ghé vào quán xơi bánh bèo và uống bát nước chè tươi. Sẵn tiền thì trả ngay, thiếu thì...hãy đợi đấy ! Vài ngày sau, chủ quán sẽ cầm chính chiếc chén hấp bánh, đến từng nhà khách, thu nợ múa siêu bằng luá . Cứ mỗi chén bánh được trả bằng một chén lúa tươi vun ngọn. Đơn giản và....thoáng như vậy - nên có lắm chàng trai ăn khoẻ, nợ bánh bèo cứ "hãy đợi đấy" đến mút mùa gặt mới thanh toán một lần, vẫn không mất khả năng chi trả.
    2. Bánh tráng cuốn thịt heo:
    Quảng Nam - Đà Nẵng không chỉ có những danh lam thắng cảnh nổi tiếng, mà còn lưu luyến du khách bởi món bánh tráng cuốn thịt heo.
    Món ăn dân dã này làm rất đơn giản. Nguyên liệu gồm có: thịt heo(loại mông sấn) luộc chín, mì ướt (bánh cuốn tráng dày lên khoảng 3,4 lần) và bánh tráng mỏng (bánh đa nem) cùng với chuối xanh, khế thái lát. Thái thịt phải thật khéo, thật mỏng, dài khoảng gang tay, nạc ở giữa, hai đầu của miếng thịt là mỡ lại có cả bì. Thịt được cuốn cùng bánh tráng với mì ướt, khế, chuối xanh, rồi chấm mắm nêm. Món mắm đặc biệt được pha chế theo bí quyết riêng của người dân Đà Nẵng. Khi cuốn xong bạn được thưởng thức món bánh tráng thật mềm, có vị ngọt của thịt, vị chát của chuối, vị chua của khế và hương vị đậm đà không thể quên của mắm nêm. Món ăn kèm theo còn có bánh đa vừng nướng thơm lừng, ăn vừa béo, vừa bùi...
    Một trong những người có công khôi phục món ăn này ở Đà Nẵng, sau một thời gian dài bị lãng quên là gia đình ông Mậu. Khoảng mười năm trở lại đây, khắp thành phố Đà Nẵng mọc lên rất nhiều quán bánh tráng cuốn thịt heo. Nhưng thực khách sành ăn thường kéo nhau đến Khuê Trung, một phường nhỏ , cách thành phố 6 km. Chủ quán khoe: "Có ngày quán của tôi không làm kịp vì khách ăn tới cả trăm người". Thú vị nhất là các vị khách nước ngoài, lúc đầu họ còn ngần ngại món mắm nêm, nhưng sau đó thì "mê" dần và sành ăn chả kém gì dân bản địa. Dưới những tán lá xanh rợp mát trong vườn, bên những người thân, bạn bè, khách quý từ xa đến ai cũng thích thưởng thức bánh tráng cuốn thịt heo, ngon, rẻ, đậm đà hương vị miền trung.
    3. Cá chuồn và mít non xứ Quảng:
    Ngoài món mì Quảng nổi tiếng, xứ Quảng còn có một món an độc đáo mà có lẽ không người Quảng nào lại không ưa thích: đó là cá chuồn và mít non. Khi nhìn vào mâm cơm xuất hiện đia cá chuồn là biết mùa hè đang tới. Vào mùa này, các chợ xứ Quảng tràn ngập cá chuồn. Cá chuồn có thể ăn tươi hay phơi khô, vừa ngon, vừa rẻ. Hình dáng cá thuôn dài, lưng xanh, bụng trắng và dễ nhận nhất là nó có cặp cánh dài tới đuôi. Cá chuồn xanh tươi trên lưng có sọc vàng nhỏ xòe cánh, trong có những hình rẻ quạt vàng rực, loại này nhỏ nhưng thơm và béo hơn cá chuồn cổ.
    Món canh chua cá chuồn không thua gì cá bông lau nấu chua miền nam. Nhưng ngon nhất vẫn là món cá chuồn chiên. Sau khi làm sạch, xẻ dài cá theo sống lưng, dần xương sống cho mềm, gấp cá lại. Hành, tỏi, ớt, nghệ giã nhỏ trộn chung với nước mắm ngon quết đều vào bụng cá. Gấp đôi, chiên vàng, mùi thơm của nó lan tỏa khắp nơi. Nhưng dộc dáo vẫn là món cá chuồn kho mít non, chả thế mà người dân Quảng dặn dò nhau:
    Ai lên nhắn nẩu trên nguồn
    Mít non đem xuống cá chuồn đem lên

    Cá chỉ cần chiên qua xếp vào nồi, mít non xắt mỏng dể lên trên, cho nước ngập, đun kỹ, nêm gia vị cho vừa. Khi mít nhừ, nước cạn, cho chút mỡ vào đun sôi ta được nồi cá chuồn kho ngon tuyệt vời.
    Mít non cung là món ăn đặc biệt của xứ Quảng. Mít non có thể nấu canh, kho cá hay làm món nhậu. Vì thế mít non ở dây khá dắt. Mít non ngon phải không bị sâu, ít hột, nếu có chỉ là những hột còn non.
    Gỏi mít là món mọi người đều ưa chuộng, không thua gì bún riêu của miền bắc. Mít mua về bỏ lõi, bỏ gai, luộc chín tới, vớt ra cho nguội. Xắt mỏng dể ráo nước. Nếu muốn an giòn ta có thể trộn thêm với du dủ xanh bào nhuyễn... Dầu xa-lát phi tỏi, hành cho thơm, dậu phộng rang giã nhỏ, rau thơm, ớt, đường, thêm chút mắm ngon. Tất cả trộn chung với mít và du dủ, an cùng với bún, rưới mắm nêm trộn đều, hoặc nước mắm tỏi, ớt thì ngon không tả xiết. Gỏi mít còn ăn với bánh tráng ướt chấm nước tương. Dầu phi hành cho thơm rồi cho vào một chén nước lạnh, nửa chén nước mắm ngon, đun sôi, quấy hai muỗng cà-phê bột nang đổ vào, bột chín bắc xuống. Ðậu phộng rang vàng giã nhỏ, tỏi, ớt, đường bằm nhỏ đổ vô nồi bột năng là ta được món nước sốt để chấm ngon lành.
    Cá chuồn và mít non không mầu mè sang trọng, mà mộc mạc dân dã như tâm hồn người dân xứ Quảng. Nếu du khách có dịp, thưởng thức một lần thôi là nhớ mãi.
    4. Bánh tổ Quảng Nam:
    "Bánh tét, bánh tổ, bánh nổ, bánh in" là những loại bánh truyền thống lâu đời của người dân đất Quảng vào ngày Tết âm lịch hằng năm.
    Bánh tổ, cái tên thoạt nghe vừa dung dị, vừa gợi lên chút gì của quá khứ, được làm từ hai nguồn nguyên liệu chính là đường và bột nếp. Đường ở đây là đường bát, đặc sản của Quảng Nam, thứ đường chỉ to bằng cái bát (chén) ăn cơm, khá cứng, có mầu từ nâu đà đến đen sẫm. Nếp cũng là loại nếp hạng nhất, rất dẻo và thơm. Để thêm phần hương vị, người dân đất Quảng lại dùng thêm mè và nước gừng.
    Cách làm: nấu đường bát ra nước và lọc kỹ, loại bỏ các tạp chất. Nếp được xay nhuyễn hoặc giã thật mịn như bột. Tiếp đến, trộn hai thứ này với liều lượng nhất định. Khi trộn, phải trộn thật đều và pha thêm chút nước gừng. Lá chuối được chọn lựa cẩn thận, cắt ra lót chung quanh rọ (đan bằng tre giống như cái rọ dùng buộc mõm trâu, bò). Nồi nấu bánh khá to, có chiều cao vừa phải, không cao quá, bánh sẽ lâu chín. Trong nồi, người ta đặt một tấm vỉ tre ở giữa, có chu vi bằng chu vi nồi. Phía dưới, đổ nước lưng chừng, cách tâm vỉ độ 5cm. Rót hỗn hợp đường nếp vào rọ. Lớp lá chuối sẽ giữ hỗn hợp này khỏi chảy ra ngoài. Mỗi lần nấu, tùy theo diện tích nồi, người ta đặt ít hay nhiều bánh tổ sống lên trên vỉ. Đậy chặt nắp, họ nhóm lửa, đun sôi sùng sục. Bánh chín là nhờ ở sức nóng của hơi nước trong nồi. Thời gian đun khá lâu. Lúc vừa vớt ra, họ nhanh chóng rắc một lượt mè đã rang chín, bóc sạch vỏ lên trên mặt còn rất nóng của bánh tổ. Mè sẽ dính chặt vào, khá đều đặn. Công đoạn cuối cùng là đem bánh phơi ra ngoài nắng độ hai hôm đến khi nào bánh cứng mới thôi. Điều quyết định là kinh nghiệm của người nấu. Bánh cứng hay nhão quá đều hỏng. Tuyệt nhất là bánh vừa phải, mềm mại, thơm ngon. Đây là cả một "bí quyết" không dễ gì nghe qua là thông thạo.
    Bánh tổ nấu xong, để chừng mười ngày mới "thấm", mới tăng độ thơm ngon. Về ăn, có ba cách: ăn "sống", nướng hay chiên. Trong đó, người ta chuộng nhất là xắt lát chiên. Khi chiên, lát bánh sẽ phồng lên, đen láng, tỏa ra mùi thơm ngào ngạt, chưa ăn đã thấy thèm. Bánh tổ chiên kèm theo bánh tráng nướng là kiểu ăn được nhiều người ưa thích. Cứ "kẹp" bánh tổ chiên vào giữa hai miếng bánh tráng mà thưởng thức cái ngọt thanh của đường, mùi thơm đặc biệt của nếp, beo béo của dầu, cay cay của gừng... quả thật đã tạo thành một hương vị đậm đà, tinh tế không thể nào quên. Nếu muốn nếm thử bánh tổ nướng trên than hồng, ta cũng xắt lát rồi đem nướng. Gặp nóng, lát bánh sẽ phồng rộp lên, uốn cong lại trông thật hấp dẫn. Còn bánh tổ ăn "sống" nghĩa là xắt ra ăn ngay cũng ngon nhưng rõ ràng không thú vị bằng bánh tổ nướng hay bánh tổ chiên.
    Thay đổi vì sẽ đổi thay...
  6. theBrick

    theBrick Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2003
    Bài viết:
    728
    Đã được thích:
    0
    5. Cao lầu Hội An:
    Nói đến các món ăn ở phố cổ Hội An không thể bỏ qua món Cao lầu. Cao lầu từ lâu đã được nhắc đến như món ăn tiêu biểu góp phần làm nên cái hồn ẩm thực của phố Hội.
    "Món ăn đặc sản Hội An lầu ông Cảnh, Tam Bành bánh xèo"
    Nhiều nơi vẫn thắc mắc tại sao lại gọi tên món ăn là cao lầu. Có phải trước đây món ăn này thường được bày bán trong những quán ăn có lầu hay không? Nó có quan hệ thế nào với hiệu cao lâu ở 36 phố phường Hà Nội? Ngoài đó, người ta gọi các tiệm ăn sang trọng của những chú Hoa kiều là cao lâu. Nhà thơ cũng là nhà ăn chơi nổi tiếng của đất Nam Ðịnh Trần Tế Xương đã từng tự thú: "Nghiện trà, nghiện rợu, nghiện cả cao lâu...". Và nó có dính líu gì với thú cao lâu gắn với việc vui chơi đàn hát của các ca nhi thuở trước? Vì chữ lầu trong cao lầu còn có thể đọc là lâu. Là nơi gặp gỡ của dân tứ xứ từ trong nước cho đến nước ngoài, từ Kẻ Chợ cho chí Ðồng Nai, Gia Ðịnh, ai dám chắc rằng trước đây thú cao lâu đã không có mặt ở Hội An. Chẳng rõ như thế nào, chứ nhà thơ tài hoa Cao Bá Quát cũng đã từng tham gia vào một buổi chơi đàn hát tại phố Hội An và nơi đây ông đã gặp lại một ngời quen cũ vốn là ca nhi ở Ðàng Ngoài... Dù thế nào thì cao lầu cũng vẫn là món ăn riêng có của Hội An. Nó bao chứa nhiều vấn đề lịch sử - văn hoá hết sức thú vị.
    Ðể có được tên gọi và vị trí như ngày nay chắc hẳn nhiều thế hệ cư dân địa phương đã bỏ nhiều công sức để mày mò gia công, chế biến. Hoa kiều ở Hội An không công nhận đây là món ăn của họ, người Minh Hương cũng vậy. Còn một số nhà nghiên cứu Nhật Bản cho rằng cao lầu có nét giống món mì ở vùng Icé (Ice udon). Họ đã nhiệt tình, sốt sắng mang đến Hội An món này để chúng tôi dùng thử. Tuy vậy so với cao lầu thì hương vị và cách chế biến của món mì Nhật này khác. Tìm hoài trong ký ức dân gian, may mắn chúng tôi gặp được từ "Mì gỗ". Thì ra trước đây cao lầu còn gọi là "Mì gỗ". Lý thú làm sao! Tên gọi này đã chỉ rõ nguồn gốc mì của cao lầu. Ðiểm khác với mì Quảng là nó được làm ra để phục vụ nhu cầu ẩm thực của dân cư ở khu vực phố thị. Do vậy ở các vùng quê cao lầu hầu như vắng bóng. Có thể nói cao lầu là loại mì khô, mì phố. Sợi mì cao lâu phải ráo và được trộn nước tro để khử chua, do vậy có thể giữ được lâu mà không sợ mất chất. Thịt xíu, tép mỡ cũng là những đồ ăn dễ bảo quản, không sợ hôi, thiu nếu để qua đêm. Ðây là cách xử lý hết sức linh hoạt nhằm kéo dài thời gian sử dụng của sợi mì và nước nhân mì. Ðồng thời, cao lầu lại là món ăn khô, béo, vừa dễ bưng dọn, mang vẻ sang trong, phù hợp với thói quen ẩm thực sinh hoạt của tầng lớp thị dân.
    Sợi cao lầu được chế biến công phu. Người ta ngâm gạo vào nớc tro đợc lọc kỹ, sau đó xay thành nớc bột. Dùng vải bòng nhiều lần để bột khô, dẻo. Cán bột thành miếng vừa cỡ, sau đó xắt thành con mì, đem hấp nhiều lần và phơi khô để làm sợi mì cao lầu. Nói tuy đơn giản nhưng thực hiện rất công phu, đòi hỏi phải có kinh nghiệm. Nghe đâu trước đây phải dùng loại tro nấu từ Cù Lao Chàm ngâm gạo thì mới tạo được độ giòn, dẻo khô đặc trưng của sợi cao lầu. Vì tro củi Cù Lao Chàm chứa nhiều chất muối chăng? Nước xay gạo phải là nước giếng Bá Lễ, một giếng nước rất nổi tiếng về độ không phèn, nước mát lạnh.Cao lầu không cần nước lèo, nước nhưn, thay vào là thịt xíu, nước xíu, tép mỡ. Tép mỡ cũng là một nguyên liệu phụ khác lạ, trước làm bằng da heo chiên giòn, nay thay bằng bột làm sợi cao lầu. Ðể bớt béo người ta dùng kèm với giá trụng, rau sống. Khi bán, người ta lấy vợt trụng (nhúng vào nước sôi) giá, trụng mì. Ðổ giá ra bát (tô), xé mì lên trên. Sắp thêm mấy lát thịt xíu hay thịt ba chỉ tuỳ khách ăn. Ðổ tép mỡ, cho thêm một muỗng mỡ heo rán sẵn ở lò bên. Như vậy chúng ta đã có được tô cao lầu thơm phức, nhiều hương vị. Rau sống dùng cho cao lầu phải là loại rau thân nhỏ, vị đậm, nhiều mùi thơm của Trà Quế. Sợi Cao lầu không được mềm mà phải giòn, khi nhai có cảm giác sựt sựt. Loại heo dùng thịt để xíu là giống heo cỏ, thịt săn, thơm, mỏng da, nhiều nạc. Nước thịt xíu do vậy, vừa có vị ngọt thơm của thịt, vừa có hương vị riêng được chế biến từ một số gia vị như nước đường, xì dầu, mắm, bột thơm... Trước đây, tại Hội An có các quán cao lầu ông Cảnh, Năm Cơ rất nổi tiếng. Những khách ở xa khi đến Hội An đều tranh thủ ghé lại các địa chỉ này để thưởng thức cho được món cao lầu phố Hội.
    "Hội An có Hạ-uy-đi, chùa Cầu, Âm (Ông) Bổn, cao lầu Năm Cơ"​
    (Ca dao)
    Ngày nay, với tiếng thơm sẵn có, cao lầu Hội An đã làm những cuộc viễn du đến các vùng đất xa lại ở Pháp, Anh, úc, gần hơn là Sài Gòn, Quảng Ngãi, Ðà Nẵng. Thế những ở những nơi này, người ăn dường như thấy thiếu vắng một hương vị, một cảm giác nào đó. Phải chăng khẩu vị của họ đã thay đổi? Hay là cao lầu đã được cải biến so với ngày xa. Hoặc do tách khỏi môi trường gốc, nơi đã từng một thời nổi tiếng nên cao lầu mới giảm đi hương vị... Dù thế nào, chúng ta hãy giữ đừng để mất đi món cao lầu, tên gọi cao lầu trong tâm tưởng mọi ngời. Ðùng làm biến chất món cao lầu để các thế hệ mai sau vẫn còn cảm nhận được cái ý vị, cái tính tuý của món ăn này.
    6. Bánh khô mè Cẩm Lệ:
    Như bao loại bánh truyền thống - bánh khô, bánh tổ, bánh tét, bánh đa... - khô mè được chế biến từ nguyên liệu của bột gạo - nếp, mè, đường. Ở Quảng Nam, cùng với xôi ngọt, khô mè là chút quà được mua về trong những dịp giỗ chạp, lễ Tết ngày trước.
    Có hai loại bánh: khô nổ và khô mè. Chất liệu nền giống nhau: bột gạo nếp, chỉ khác chiếc áo bên ngoài, khô nổ được áo với bột nếp, khô mè phủ quanh là mè, gần giống mè xững Huế. Thực ra khô mè chỉ là bước cải tiến của khô nổ, nhờ thế mới có thể vượt đèo Hải Vân để ra bắc, rời dốc Sỏi để vào nam.
    Theo những lão nông đất Quảng, hình thức đầu tiên của loại bánh khô là những hạt lúa, nếp rang, được giã lớn, trộn với đường, xúc ăn bằng lá mít. Ăn như vậy mà ăn vội ăn vàng, hoặc vừa ăn vừa nói chuyện, thường dễ bị sặc..., nên người ta bèn cải tiến bằng cách rây bột vào khuôn với những ô vuông, tương tự bánh in, bên dưới khuôn lót lớp vải thô. Chưng cách thủy khuôn trên lò đã đun sôi khoảng năm phút. Từ nấu chuyển sang nướng, bằng cách tận dụng than của lò nấu, từ nướng lửa lớn sang lửa vừa, rồi nhỏ lửa để giữ cho bánh giòn và xốp. Từ các công đoạn nấu - nướng này mà bánh khô được gọi là "bánh bảy lửa".
    Giai đoạn hai của quy trình sẽ là rang mè, thắng nước đường trên lò than nóng, áo nước đường cho bánh, tẩm mè chung quanh để lát bánh có độ dảo và vị bùi.
    Thành công của bánh khô mè Cẩm Lệ có công của một phụ nữ chân quê: bà Liễu, ở đầu cầu Cẩm Lệ, Khuê Trung, Đà Nẵng. Bà Liễu tên thật là Huỳnh Thị Diểu. Bà sinh ra trong một gia đình làm khô mè bên đầu cầu Cẩm Lệ, không bằng lòng với những thành công ban đầu, bà cố gắng cải tiến hình thức bao bì để nâng cao thế mạnh sản phẩm, một mặt hàng hoàn toàn mang tính thủ công. Đến nay, thương hiệu đã đăng ký, bà tích cực quảng bá mặt hàng vào nam ra bắc. Bên đầu cầu Cẩm Lệ đang thi công, nối Cẩm Lệ với Hòa Phước là cơ sở sản xuất của bà. Cùng với năm điểm vệ tinh, toàn bộ nhân công chỉ vỏn vẹn 20 người.
    Năm ngoái, ăn Tết muộn ở Huế, tôi được thưởng thức bánh bó mứt bằng những thứ mứt sẵn có: mứt gừng, kim quất, chanh cam, bí... Bánh nhiều mầu, đủ vị, ăn lát bánh như nếm đủ cả ý vị của ngũ hành.
    Năm nay, tôi vượt Hải Vân vào những ngày giáp Tết, đến đất Quảng Nam. Mưa phùn bay lất phất, uống bát chè xanh, cắn miếng khô mè giòn tan, nghe thấy thoang thoảng đâu đây cái hồn hậu, chân chất của đất và người Quảng Nam.
    7. Chè lục tàu xá:
    Cùng với xí mà, lường phảnh, tàu xá cũng là món ăn đã theo chân các Hoa kiều và người Minh Hương du nhập vào thương cảng Hội An từ những thế kỷ trước. Nhưng đến nay cái nguồn gốc xa xa của nó ít ai còn nhớ. Người ta cho biết rằng Tàu xá là món ăn mang đậm vị Hội An.
    Tàu xá là tên gọi theo tiếng Quảng Ðông (Trung Quốc), nhưng truy nguyên gốc tên gọi đầy đủ của nó là "lục tàu xá" (lục đậu sa) nghĩa là đậu xanh nát nhuyễn.
    Nguyên liệu để nấu tàu xá là đậu xanh, bột báng, trần bì (vỏ quýt khô) và đường cát. Cách nấu "lục tàu xá" thật là đơn giản. Ðậu xanh tróc vỏ, nấu thật nhừ (nát), bột báng được luộc sơ để bớt đi chất nhớt rồi cho vào nấu cùng với đậu xanh. Khi đậu xanh, bột báng đã chín thì đổ đường cát vào khuấy đều cho đường khỏi bị sít (đường bám vào thành nồi và cháy khét). Trần bì được rửa sạch bằng nước sôi rồi cho vào sau chót. Tiếp tục nấu chừng vài phút thì chín. Tàu xá chín có dạng đặc, màu ngả vàng (màu của đậu xanh), điểm lên những hạt màu trắng li ti (bột báng) cộng thêm mấy lát trần bì trông thật lạ mắt.
    Trần bì có "vai trò rất quan trọng" trong nồi tàu xá, bới nếu thiếu nó thì tàu xá chẳng khác gì các loại chè đậu xanh hay chè bột báng thông thường. Lục tàu xá có mùi thơm lạ, khi chính miệng nếm thử mới cảm hết được hương vị độc đáo của nó. Cái ngọt của đường cát, vị béo của đậu xanh cộng với vị the của trần bì, ăn vào khói khẩu lạ thường.
    Tàu xá không chỉ là món ăn ngon mà còn có tác dụng như một "bài thuốc bổ", bởi bản thân các nhiên liệu dùng để nấu Tàu xá đều có mang vị thuốc. Ðậu xanh: tính mát, giải độc, giải nhiệt, cảm sốt và có tác dụng trừ ô cấu (trừ chất bẩn trong cơ thể); trần bì: có vị đắng the, giúp tiêu thực, thanh đờm, thanh phế quản. Ðó chính là nét độc đáo của món ăn này.
    Chính vì lục tàu xá là một món ăn vừa ngon, vừa bổ, vừa có hơng vị độc đáo riêng, mà nó đã thành món ăn quen thuộc, ưa thích của phần đông cư dân phố Hội và đông đảo những khách vãn lai.
    Thay đổi vì sẽ đổi thay...
  7. theBrick

    theBrick Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2003
    Bài viết:
    728
    Đã được thích:
    0
    5. Cao lầu Hội An:
    Nói đến các món ăn ở phố cổ Hội An không thể bỏ qua món Cao lầu. Cao lầu từ lâu đã được nhắc đến như món ăn tiêu biểu góp phần làm nên cái hồn ẩm thực của phố Hội.
    "Món ăn đặc sản Hội An lầu ông Cảnh, Tam Bành bánh xèo"
    Nhiều nơi vẫn thắc mắc tại sao lại gọi tên món ăn là cao lầu. Có phải trước đây món ăn này thường được bày bán trong những quán ăn có lầu hay không? Nó có quan hệ thế nào với hiệu cao lâu ở 36 phố phường Hà Nội? Ngoài đó, người ta gọi các tiệm ăn sang trọng của những chú Hoa kiều là cao lâu. Nhà thơ cũng là nhà ăn chơi nổi tiếng của đất Nam Ðịnh Trần Tế Xương đã từng tự thú: "Nghiện trà, nghiện rợu, nghiện cả cao lâu...". Và nó có dính líu gì với thú cao lâu gắn với việc vui chơi đàn hát của các ca nhi thuở trước? Vì chữ lầu trong cao lầu còn có thể đọc là lâu. Là nơi gặp gỡ của dân tứ xứ từ trong nước cho đến nước ngoài, từ Kẻ Chợ cho chí Ðồng Nai, Gia Ðịnh, ai dám chắc rằng trước đây thú cao lâu đã không có mặt ở Hội An. Chẳng rõ như thế nào, chứ nhà thơ tài hoa Cao Bá Quát cũng đã từng tham gia vào một buổi chơi đàn hát tại phố Hội An và nơi đây ông đã gặp lại một ngời quen cũ vốn là ca nhi ở Ðàng Ngoài... Dù thế nào thì cao lầu cũng vẫn là món ăn riêng có của Hội An. Nó bao chứa nhiều vấn đề lịch sử - văn hoá hết sức thú vị.
    Ðể có được tên gọi và vị trí như ngày nay chắc hẳn nhiều thế hệ cư dân địa phương đã bỏ nhiều công sức để mày mò gia công, chế biến. Hoa kiều ở Hội An không công nhận đây là món ăn của họ, người Minh Hương cũng vậy. Còn một số nhà nghiên cứu Nhật Bản cho rằng cao lầu có nét giống món mì ở vùng Icé (Ice udon). Họ đã nhiệt tình, sốt sắng mang đến Hội An món này để chúng tôi dùng thử. Tuy vậy so với cao lầu thì hương vị và cách chế biến của món mì Nhật này khác. Tìm hoài trong ký ức dân gian, may mắn chúng tôi gặp được từ "Mì gỗ". Thì ra trước đây cao lầu còn gọi là "Mì gỗ". Lý thú làm sao! Tên gọi này đã chỉ rõ nguồn gốc mì của cao lầu. Ðiểm khác với mì Quảng là nó được làm ra để phục vụ nhu cầu ẩm thực của dân cư ở khu vực phố thị. Do vậy ở các vùng quê cao lầu hầu như vắng bóng. Có thể nói cao lầu là loại mì khô, mì phố. Sợi mì cao lâu phải ráo và được trộn nước tro để khử chua, do vậy có thể giữ được lâu mà không sợ mất chất. Thịt xíu, tép mỡ cũng là những đồ ăn dễ bảo quản, không sợ hôi, thiu nếu để qua đêm. Ðây là cách xử lý hết sức linh hoạt nhằm kéo dài thời gian sử dụng của sợi mì và nước nhân mì. Ðồng thời, cao lầu lại là món ăn khô, béo, vừa dễ bưng dọn, mang vẻ sang trong, phù hợp với thói quen ẩm thực sinh hoạt của tầng lớp thị dân.
    Sợi cao lầu được chế biến công phu. Người ta ngâm gạo vào nớc tro đợc lọc kỹ, sau đó xay thành nớc bột. Dùng vải bòng nhiều lần để bột khô, dẻo. Cán bột thành miếng vừa cỡ, sau đó xắt thành con mì, đem hấp nhiều lần và phơi khô để làm sợi mì cao lầu. Nói tuy đơn giản nhưng thực hiện rất công phu, đòi hỏi phải có kinh nghiệm. Nghe đâu trước đây phải dùng loại tro nấu từ Cù Lao Chàm ngâm gạo thì mới tạo được độ giòn, dẻo khô đặc trưng của sợi cao lầu. Vì tro củi Cù Lao Chàm chứa nhiều chất muối chăng? Nước xay gạo phải là nước giếng Bá Lễ, một giếng nước rất nổi tiếng về độ không phèn, nước mát lạnh.Cao lầu không cần nước lèo, nước nhưn, thay vào là thịt xíu, nước xíu, tép mỡ. Tép mỡ cũng là một nguyên liệu phụ khác lạ, trước làm bằng da heo chiên giòn, nay thay bằng bột làm sợi cao lầu. Ðể bớt béo người ta dùng kèm với giá trụng, rau sống. Khi bán, người ta lấy vợt trụng (nhúng vào nước sôi) giá, trụng mì. Ðổ giá ra bát (tô), xé mì lên trên. Sắp thêm mấy lát thịt xíu hay thịt ba chỉ tuỳ khách ăn. Ðổ tép mỡ, cho thêm một muỗng mỡ heo rán sẵn ở lò bên. Như vậy chúng ta đã có được tô cao lầu thơm phức, nhiều hương vị. Rau sống dùng cho cao lầu phải là loại rau thân nhỏ, vị đậm, nhiều mùi thơm của Trà Quế. Sợi Cao lầu không được mềm mà phải giòn, khi nhai có cảm giác sựt sựt. Loại heo dùng thịt để xíu là giống heo cỏ, thịt săn, thơm, mỏng da, nhiều nạc. Nước thịt xíu do vậy, vừa có vị ngọt thơm của thịt, vừa có hương vị riêng được chế biến từ một số gia vị như nước đường, xì dầu, mắm, bột thơm... Trước đây, tại Hội An có các quán cao lầu ông Cảnh, Năm Cơ rất nổi tiếng. Những khách ở xa khi đến Hội An đều tranh thủ ghé lại các địa chỉ này để thưởng thức cho được món cao lầu phố Hội.
    "Hội An có Hạ-uy-đi, chùa Cầu, Âm (Ông) Bổn, cao lầu Năm Cơ"​
    (Ca dao)
    Ngày nay, với tiếng thơm sẵn có, cao lầu Hội An đã làm những cuộc viễn du đến các vùng đất xa lại ở Pháp, Anh, úc, gần hơn là Sài Gòn, Quảng Ngãi, Ðà Nẵng. Thế những ở những nơi này, người ăn dường như thấy thiếu vắng một hương vị, một cảm giác nào đó. Phải chăng khẩu vị của họ đã thay đổi? Hay là cao lầu đã được cải biến so với ngày xa. Hoặc do tách khỏi môi trường gốc, nơi đã từng một thời nổi tiếng nên cao lầu mới giảm đi hương vị... Dù thế nào, chúng ta hãy giữ đừng để mất đi món cao lầu, tên gọi cao lầu trong tâm tưởng mọi ngời. Ðùng làm biến chất món cao lầu để các thế hệ mai sau vẫn còn cảm nhận được cái ý vị, cái tính tuý của món ăn này.
    6. Bánh khô mè Cẩm Lệ:
    Như bao loại bánh truyền thống - bánh khô, bánh tổ, bánh tét, bánh đa... - khô mè được chế biến từ nguyên liệu của bột gạo - nếp, mè, đường. Ở Quảng Nam, cùng với xôi ngọt, khô mè là chút quà được mua về trong những dịp giỗ chạp, lễ Tết ngày trước.
    Có hai loại bánh: khô nổ và khô mè. Chất liệu nền giống nhau: bột gạo nếp, chỉ khác chiếc áo bên ngoài, khô nổ được áo với bột nếp, khô mè phủ quanh là mè, gần giống mè xững Huế. Thực ra khô mè chỉ là bước cải tiến của khô nổ, nhờ thế mới có thể vượt đèo Hải Vân để ra bắc, rời dốc Sỏi để vào nam.
    Theo những lão nông đất Quảng, hình thức đầu tiên của loại bánh khô là những hạt lúa, nếp rang, được giã lớn, trộn với đường, xúc ăn bằng lá mít. Ăn như vậy mà ăn vội ăn vàng, hoặc vừa ăn vừa nói chuyện, thường dễ bị sặc..., nên người ta bèn cải tiến bằng cách rây bột vào khuôn với những ô vuông, tương tự bánh in, bên dưới khuôn lót lớp vải thô. Chưng cách thủy khuôn trên lò đã đun sôi khoảng năm phút. Từ nấu chuyển sang nướng, bằng cách tận dụng than của lò nấu, từ nướng lửa lớn sang lửa vừa, rồi nhỏ lửa để giữ cho bánh giòn và xốp. Từ các công đoạn nấu - nướng này mà bánh khô được gọi là "bánh bảy lửa".
    Giai đoạn hai của quy trình sẽ là rang mè, thắng nước đường trên lò than nóng, áo nước đường cho bánh, tẩm mè chung quanh để lát bánh có độ dảo và vị bùi.
    Thành công của bánh khô mè Cẩm Lệ có công của một phụ nữ chân quê: bà Liễu, ở đầu cầu Cẩm Lệ, Khuê Trung, Đà Nẵng. Bà Liễu tên thật là Huỳnh Thị Diểu. Bà sinh ra trong một gia đình làm khô mè bên đầu cầu Cẩm Lệ, không bằng lòng với những thành công ban đầu, bà cố gắng cải tiến hình thức bao bì để nâng cao thế mạnh sản phẩm, một mặt hàng hoàn toàn mang tính thủ công. Đến nay, thương hiệu đã đăng ký, bà tích cực quảng bá mặt hàng vào nam ra bắc. Bên đầu cầu Cẩm Lệ đang thi công, nối Cẩm Lệ với Hòa Phước là cơ sở sản xuất của bà. Cùng với năm điểm vệ tinh, toàn bộ nhân công chỉ vỏn vẹn 20 người.
    Năm ngoái, ăn Tết muộn ở Huế, tôi được thưởng thức bánh bó mứt bằng những thứ mứt sẵn có: mứt gừng, kim quất, chanh cam, bí... Bánh nhiều mầu, đủ vị, ăn lát bánh như nếm đủ cả ý vị của ngũ hành.
    Năm nay, tôi vượt Hải Vân vào những ngày giáp Tết, đến đất Quảng Nam. Mưa phùn bay lất phất, uống bát chè xanh, cắn miếng khô mè giòn tan, nghe thấy thoang thoảng đâu đây cái hồn hậu, chân chất của đất và người Quảng Nam.
    7. Chè lục tàu xá:
    Cùng với xí mà, lường phảnh, tàu xá cũng là món ăn đã theo chân các Hoa kiều và người Minh Hương du nhập vào thương cảng Hội An từ những thế kỷ trước. Nhưng đến nay cái nguồn gốc xa xa của nó ít ai còn nhớ. Người ta cho biết rằng Tàu xá là món ăn mang đậm vị Hội An.
    Tàu xá là tên gọi theo tiếng Quảng Ðông (Trung Quốc), nhưng truy nguyên gốc tên gọi đầy đủ của nó là "lục tàu xá" (lục đậu sa) nghĩa là đậu xanh nát nhuyễn.
    Nguyên liệu để nấu tàu xá là đậu xanh, bột báng, trần bì (vỏ quýt khô) và đường cát. Cách nấu "lục tàu xá" thật là đơn giản. Ðậu xanh tróc vỏ, nấu thật nhừ (nát), bột báng được luộc sơ để bớt đi chất nhớt rồi cho vào nấu cùng với đậu xanh. Khi đậu xanh, bột báng đã chín thì đổ đường cát vào khuấy đều cho đường khỏi bị sít (đường bám vào thành nồi và cháy khét). Trần bì được rửa sạch bằng nước sôi rồi cho vào sau chót. Tiếp tục nấu chừng vài phút thì chín. Tàu xá chín có dạng đặc, màu ngả vàng (màu của đậu xanh), điểm lên những hạt màu trắng li ti (bột báng) cộng thêm mấy lát trần bì trông thật lạ mắt.
    Trần bì có "vai trò rất quan trọng" trong nồi tàu xá, bới nếu thiếu nó thì tàu xá chẳng khác gì các loại chè đậu xanh hay chè bột báng thông thường. Lục tàu xá có mùi thơm lạ, khi chính miệng nếm thử mới cảm hết được hương vị độc đáo của nó. Cái ngọt của đường cát, vị béo của đậu xanh cộng với vị the của trần bì, ăn vào khói khẩu lạ thường.
    Tàu xá không chỉ là món ăn ngon mà còn có tác dụng như một "bài thuốc bổ", bởi bản thân các nhiên liệu dùng để nấu Tàu xá đều có mang vị thuốc. Ðậu xanh: tính mát, giải độc, giải nhiệt, cảm sốt và có tác dụng trừ ô cấu (trừ chất bẩn trong cơ thể); trần bì: có vị đắng the, giúp tiêu thực, thanh đờm, thanh phế quản. Ðó chính là nét độc đáo của món ăn này.
    Chính vì lục tàu xá là một món ăn vừa ngon, vừa bổ, vừa có hơng vị độc đáo riêng, mà nó đã thành món ăn quen thuộc, ưa thích của phần đông cư dân phố Hội và đông đảo những khách vãn lai.
    Thay đổi vì sẽ đổi thay...
  8. theBrick

    theBrick Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2003
    Bài viết:
    728
    Đã được thích:
    0
    8. Lòong bong Quảng Nam:
    Mọc nhiều ở trong rừng Đại Lộc, Quảng Nam, loòng boong là một đặc sản của xứ Quảng. Mùa thu hoạch loòng boong vào các tháng 5-6-7 âm lịch. Đã thành lệ, mùa này người vùng cao Đại Lộc vào rừng, ai phát hiện được cây loòng boong nào thì là của người đó. Loòng boong có vị chua, thơm, ngọt lạ lùng.
    Các bạn đã bao giờ thưởng thức hương vị trái loòng boong đất Quảng chưa? Nếu chưa, xin mời bạn làm một chuyến tham quan du lịch đến thăm Quảng Nam - vào dịp cuối hè sang thu - là mùa của trái loòng boong. Huyện vùng cao Đại Lộc là nơi sản xuất loại trái loòng boong nổi tiếng.
    Trái loòng boong là một đặc sản của xứ Quảng. Nhiều người khẳng định rằng, chỉ ở Quảng Nam mới có trái loòng boong nổi tiếng.
    Vào năm 1805, đích thân vua Gia Long hạ lệnh vào tháng 9 hằng năm, phải tiến quả nam trân (loòng boong). Đến triều Minh Mạng, quy định mỗi mùa trái chín, Quảng Nam phải cống sáu giỏ...
    Thuở xưa, những vùng rừng núi có loòng boong đều thuộc sự quản lý của triều đình và đã trở thành những khu cấm địa.
    Triều đình nhà Nguyễn lúc bấy giờ đã có quy chế riêng đối với các khu rừng loòng boong. Mỗi khu vực đều có viên quan trông coi và có quyền huy động dân đinh địa phương ngày đêm thay phiên nhau canh giữ. Đến mùa trái chín, viên quan chọn lựa các chùm trái chín ngọt thơm ngon và đẹp nhất tiến về kinh để nhà vua thưởng thức.
    Ở Quảng Nam - Đà Nẵng, trái loòng boong tập trung nhiều tại thượng nguồn sông Vu Gia, một nhánh của sông Thu Bồn. Nhưng ngon và nhiều phải kể đến vùng Đại Lộc:
    Quế Sơn cau, mít mấy tầng
    Thương loòng boong Đại Lộc, nhớ rượu cần Trà Mi ​
    Không hiểu do chất đất hay khí hậu mà nói tới trái loòng boong, người Quảng đều cho rằng chỉ ở Đại Lộc mới có trái ngon. Hằng năm, vào khoảng các tháng 5-6-7 âm lịch là mùa thu hoạch loòng boong. Và dường như thành cái lệ từ bao đời ở miền cao, hễ ai đi rừng phát hiện được cây loòng boong nào thì thuộc quyền sở hữu của người đó.
    Trong việc chọn mua trái ngon, người sành ăn chê loại lớn trái. Loại ngon trái vừa không lớn mà cũng không nhỏ, chỉ to bằng ngón tay cái, da mầu vàng nhạt, núm cuống căng tròn. Khi bóc lớp vỏ ngoài, bên trong lộ ra năm múi dính chặt lấy nhau mầu trắng trong, mọng nước, thơm lừng. Và lúc cắn vào một múi, cảm thấy một dòng nước ngọt lịm ngấm dần xuống tận cổ.
    Trái loòng boong có nhiều tên gọi khác nhau như bòn bon, phụng quân, nam trân, dâu da...
    Tương truyền rằng: Chúa Định Vương bị tướng Trịnh là Hoàng Ngũ Phúc đánh chiếm Phú Xuân vào tháng giêng năm ất Dậu, đã bỏ chạy vào đất Quảng Nam rồi đặt con là Hoàng Tôn Vương làm thế tử, xưng là Đông Cung để trấn giữ đất Quảng Nam. Sau khi bị quân Tây Sơn đánh bại phải lánh vào rừng. Giữa lúc đói mệt thì gặp được rừng cây loòng boong, bèn hái lấy trái, dùng móng tay bấm thử trước khi ăn. Thấy trái thơm ngọt lạ lùng và nhờ đó đã cứu được cơn đói, chúa bèn đặt tên cho trái là "nam trân", có nghĩa là món ăn quý ở phương nam. Mãi cho đến ngày nay, trái loòng boong vẫn còn mang dấu bấm móng tay rất rõ ràng...
    Ngày nay, du khách đến thăm đất Quảng vẫn thường được nghe nhắc đến trái loòng boong trong câu hát hò tâm tình, ý nhị:
    Trái loòng boong trong tròn ngoài méo
    Trái thầu dầu trong héo ngoài tươi
    Em thương anh ít nói, ít cười
    Ôm duyên ngồi đợi chín mười con trăng! ​
    9. Bắp nấu Hội An:
    Sau tết âm lịch hàng năm là mùa bắp. Quảng Nam có nhiều địa phương trồng bắp. Nhưng ngon nhất, nổi tiếng nhất vẫn là bắp được trồng ở Cẩm Nam, Hội An. Bắp nấu Hội An dẻo, thơm và ngọt đến tận chân răng từ lâu thu hút nhiều thực khách đủ mọi lứa tuổi...
    Vào những ngày đầu tháng ba, người dân Đà Nẵng lại có dịp thưởng thức hương vị thơm ngon của những trái bắp nấu Hội An đầu mùa. Bắp còn nguyên trái, chưa lột vỏ, đã nấu chín, chất đầy trong hai chiếc giỏ to buộc hai bên gác ba-ga sau xe đạp, được những người bán bắp nấu dạo đèo đi từ Hội An lúc hai, ba giờ sáng và có mặt ở Đà Nẵng khi người dân thành phố chuẩn bị bữa ăn điểm tâm để kịp giờ đến nơi làm việc.
    Thật ra, bắp nấu Hội An không chỉ được bán tại Đà Nẵng mà còn xuất hiện tại nhiều nơi khác như Vĩnh Điện, Hòa Vang... phục vụ yêu cầu "ăn chơi" của mọi tầng lớp nhân dân. Nói "ăn chơi" cũng không ngoa chút nào bởi mấy ai ăn bắp trừ bữa cơ chứ? Cùng lắm, người ta ăn sáng coi như một dịp thay đổi khẩu vị sau những tháng dài quanh đi, quẩn lại những món ăn quen thuộc, cũ mèm được bày bán đầy dẫy dọc các đường phố như bún bò, bún giò, phở, xôi đậu, bánh mì... Trong những khách hàng mê bắp nấu, trẻ em bao giờ cũng chiếm ngôi đầu bảng.
    Bán bắp nấu dạo là nghề khá vất vả. Một anh trạc 38 tuổi, nước da đen cháy, đứng bán trên đường Ông ích Khiêm cho biết: những người hành nghề như anh kiếm được những đồng tiền lời không phải chuyện dễ. Họ thức dậy nửa đêm để kịp đến lò lấy bắp. Có thể gọi đây là nghề theo mùa, thường chỉ kéo dài độ hai tháng. Khi bắp hết cũng là lúc họ chuyển qua nghề khác. Tuy bây giờ mới bước vào mùa nhưng trước Tết vẫn có bắp nấu Hội An, dù số lượng không nhiều và giá có nhỉnh hơn. Lấy đủ bắp rồi, họ phải còng lưng trên chiếc xe đạp cà tàng, đạp hàng chục cây số đường trường, tỏa đi các nơi giữa lúc trời se lạnh và mọi người đang say trong giấc điệp. Xem thế, đủ biết nghề bán bắp nấu dạo thật không đơn giản chút nào!
    Một chị trạc ba tư, ba lăm tuổi có khuôn mặt lam lũ chân quê đứng bán trên đường Núi Thành thổ lộ với tôi rằng, như nhiều chị em khác cùng cảnh ngộ, chị phải buôn bán lặt vặt ở chợ kiếm tiền trang trải chi phí trong nhà. Mùa bắp nào chị cũng đi. Thu nhập có nhỉnh hơn, mỗi ngày chị bán chừng 200 bắp. Trừ tiền ăn trưa, tiền xe đò về Hội An, số còn lại chẳng nhằm nhò gì. Tuy nhiên, dù ít cũng khá hơn so với buôn bán lặt vặt ở chợ nên em ráng mà đi. Không đỡ cháo cũng đỡ hồ, biết làm sao bây giờ. Mình ông xã em làm thì chết, quanh năm cứ thiếu trước hụt sau, chịu sao nổi". Chị nói thêm, giọng phân trần. Tôi hiểu. Hoàn cảnh của chị cũng là hoàn cảnh của nhiều người lao động nghèo Và, rõ ràng, trong thời buổi hiện nay, kiếm được những đồng tiền lời chân chính, thấm đẫm mồ hôi, công sức như chị, như những người bán bắp nấu dạo khác thật đáng quý, đáng trân trọng biết nhường nào!
    10. Nước mắm Nam Ô:
    Khác với những vùng làm nước mắm khác ở Việt Nam, làng đánh cá Nam Ô, Ðà Nẵng chỉ chế biến nước mắm từ cá cơm than. Muối cá từ khoảng tháng ba âm lịch bằng thứ muối Cà Ná hạt to để đã vài năm, gần Tết Nguyên đán thì dùng được. Nước mắm Nam Ô có mầu đỏ sậm, tỏa mùi thơm đầy hấp dẫn.
    Nam Ô là làng đánh cá nhỏ bé, nằm ngay trên quốc lộ số 1, Ðà Nẵng, làng có loại nước nắm ngon nổi tiếng. Loại cá làm nước mắm Nam Ô ngon nhất là cá cơm than đánh bắt vào tháng ba. Nước mắm Nam Ô ngon một phần là nhờ chọn thứ muối Cà Ná hạt to để lâu vài ba năm. Muối mang về đổ trên nền xi-măng sạch, khô ráo, để từ năm đến bảy ngày cho chảy hết chất nước đắng, sau đó cho vào chum, vại cất vài năm tr­ớc khi đem làm.
    Cá cơm than được lựa chọn kỹ là loại cá tươi, không to quá hoặc nhỏ quá. Khi muối, không cần rửa lại, vì trước khi lên bờ, cá đã được rửa bằng nước biển. Nếu rửa bằng nước ngọt sẽ làm cá mất ngon, để lâu sẽ bị thối. Những thùng, chum, vại muối phải làm bằng gỗ bằng lăng hoặc gỗ mít, mới đúng cách. Khi trộn cá chú ý, sao cho cá thấm muối thật đều, không bị nát, xếp từ từ từng lượt vào chum vại, đựng cá muối. Phía trên cùng đặt một lần vỉ đan bằng tre, hoặc mo cau khô gài lại. Ðậy nắp thật kín, đưa vào phòng tối, khô ráo, sạch sẽ, kín gió, giữ nhiệt độ vừa phải, khoảng sáu, bảy tháng trộn cá muối lại. Khi nào lớp vỉ chèn xuất hiện lớp men mầu trắng thì tháo vỉ, vớt lớp men ấy ra. Cá muối vào tháng ba, gần Tết âm lịch bắt đầu lọc mắm, nhẹ tay lấy vỉ chèn ra, trộn đều mắm và dùng vải mịn để lọc mắm. Nước mắm chảy từ từ, có mầu đỏ sậm như mầu cánh gián, mùi thơm tỏa ra đầy hấp dẫn.
    Nhiều làng lân cận Nam Ô cũng chế biến loại nước mắm này, nhưng không thành công. Theo những gia đình có truyền thống chế nước mắm Nam Ô thì việc chế biến phải có bí quyết và đòi hỏi công phu, chỉ sơ ý là nước mắm mất ngon. Từ xa xưa, nước mắm Nam Ô đã rất nổi danh. Ngày Tết, ngày lễ, người dân trong cũng như ngoài tỉnh ai cũng muốn có chai nước mắm Nam Ô.
    11. Tương ớt Hội An:
    Bất cứ một món ăn nào cũng không thể thiếu phân gia vị, mà tương ớt là một trong những gia vị không thể thiếu được trong những món ăn ngon.
    Tương ớt Hội An tuy chỉ là một loại tương cay thông thường nhưng hương vị, chất lượng khó có nơi nào bì kịp. Nguyên liệu để làm tương ớt chủ yếu là mua từ các vùng nông thôn đưa lên bán. Quả ớt để làm tương yêu cầu phải chín đỏ, tơi. Cách làm tương cũng không kém phần phức tạp. ớt tơi đem luộc rồi xay nhuyễn trộn với cà chua vừa đủ, khử dầu cho vào chảo đun sôi. Lại cho thêm các thứ mè rang, tỏi... trộn đều cho thấm, tiếp tục xào cho ráo nước để thành tương ớt. Khi tương đã nguội được cho vào lọ. Trên mặt lọ tương đổ một lớp dầu khử chín để giữ được lâu và tránh mốc. Một lọ tương ớt đạt yêu cầu là phải có màu đỏ đẹp, có vị cay mà không gắt và mùi thơm dịu.
    Tương ớt Hội An không chỉ sản xuất ra để phục vụ cho các nhà hàng, khách sạn hay các quán ăn trong nội tỉnh mà còn được bán đi khắp nơi trên đất nước như thành phố Saigon, Nha Trang, Quảng Ngãi, Huế...Hầu như chưa bao giờ nghe sự phàn nàn của khách về chất lượng, hương vị của tương ớt Hội An.
    Tại Hội An trước đây có tiệm tương ớt Triều Phát rất nổi tiếng. Hiện nay, tương ớt được nhiều nhà sản xuất và bày bán, chất lượng tuy không bằng trước những vẫn được nhiều người, nhiều địa phương ưa chuộng.
    Ngày nay, du khách phương xa đến tham quan phố cổ, ngoài việc mua sắm các loại bánh trái hay hàng lưu niệm để tìm quà cho họ còn tìm mua cho được tương ớt Hội An để dung trong gia đình và làm quà biếu. Không phải tự dưng người ta lại làm như vậy mà chắc chắn rằng họ thấy được cái "danh bất hư truyền" của tương ớt Hội An.
    12. Tương ớt Triều Phát:
    Tương ớt Triều Phát được sản xuất tại ngôi nhà cổ trên 200 năm tuổi (nhà số 41 Nguyễn Thái Học, thị xã Hội An). Chủ hiệu và cũng là người tự tay làm ra sản phẩm tương ớt Triều Phát hiện nay, chị Trần Thể Vân cho biết, chị là người kế thừa đời thứ năm của dòng họ mình - chủ hiệu buôn Triều Phát nổi tiếng ở Hội An trước đây. Chị Vân không biết chính xác tương ớt Triều Phát xuất hiện trên thị trường từ bao giờ, nhưng phải trên 150 năm, khi Hội An còn là một thương cảng sầm uất, cùng với những hiệu buôn nổi tiếng như Hoàng Hiệp, Chấn Nam Thành, Trường Lan... Tương ớt chỉ là một trong những sản phẩm đặc trưng của phố Hội bấy giờ mà Triều Phát làm ra và bán cho người trong nước và nước ngoài như thuốc bắc, sa tế, thổ sản phố Hội, gạo nếp... Sau ngày giải phóng, Triều Phát ở lại Hội An và từ lúc này chỉ còn làm tương ớt.
    Mọi người thích tương ớt Triều Phát bởi vị cay (nhưng không gắt) thơm (rất dịu) không lẫn vào đâu được. Giá tương ớt Triều Phát luôn đắt hơn các loại tương ớt khác ở Hội An nhưng lại được nhiều người mua.
    Chính sự nổi tiếng của mình mà hơn 10 năm qua Triều Phát đã phải khổ sở, lao đao vì các loại tương ớt làm nhái, làm giả, được tung ra thị trường dưới một nhãn hiệu chung chung là "Tương ớt Quảng Nam". Chị Vân kể, làm tương ớt là một nghề gia truyền. Muốn làm ngon thì phải có những bí quyết riêng. Đầu tiên, phải mua ớt đúng mùa. Ở Quảng Nam, mỗi năm chỉ có một mùa ớt, từ tháng 3 đến tháng 6 âm lịch, trong khi cao điểm mùa làm tương ớt là tháng cuối năm. Vào mùa ớt, chị phải lặn lội lên tận vùng Gò Nổi (Điện Bàn) và huyện Đại Lộc để mua ớt tươi về muối, vì chỉ ớt ở những nơi này mới làm ra tương ớt ngon. Ở Hội An, không phải ai làm tương ớt cũng biết muối cho ớt tươi vẫn còn tươi trong 4-5 tháng. Đó là một bí quyết và là ưu thế của Triều Phát.
    Vì tương ớt Triều Phát bị hàng nhái cạnh tranh gắt quá nên mới đây chị phải mở cửa căn nhà cổ của mình cho du khách thuê trọ khi ở lại Hội An. Khi hợp đồng với doanh nghiệp để cho khách ở trọ, bảng hiệu "Tương ớt Triều Phát" treo trước cửa nhà bao năm nay phải dỡ xuống đem vào để ngay cửa ra vào, có phần khiêm tốn, nhường chỗ cho bảng hiệu "lữ quán..." sang trọng và to đẹp. Ở Hội An hiện nay có không ít người làm theo cách như chị để giữ lấy nghề truyền thống của đô thị cổ.
    Chị Vân nhấn mạnh: "Ngày xưa Triều Phát là một trong mười hiệu buôn giàu có và nổi tiếng nhất Hội An, tương ớt chỉ là một mặt hàng gia vị, lời lãi không nhiều nhưng cả bốn đời qua đều gìn giữ, tôi thấy được tâm huyết về sản phẩm truyền thống của dòng họ. Vì vậy, không thể nào bỏ được".
    Cái đạo lý của người Hội An, của người làm nghề truyền thống phố Hội trong thời buổi kinh tế thị trường là ở đây - sự kế tục truyền thống ngành nghề không ngưng nghỉ qua bao đời do ông bà để lại. Có phải điều này đã góp phần quyết định tạo nên một Hội An di sản văn hóa như hiện nay?
    Riêng tương ớt Triều Phát, chị Vân khoe còn được làm ngay bên California (Mỹ), do chính cha mẹ và bà nội của chị mang nghề sang. Hiện nay gia đình, dòng họ của chị bên đó vẫn thường xuyên làm tương ớt Triều Phát để phục vụ nhu cầu ẩm thực của mình và những người hàng xóm xa quê. "Có nhiều người ở Hà Nội, Sài Gòn, Huế... đến 25-26 năm sau mới trở lại Hội An nhưng vẫn nhớ và đến đây mua tương ớt Triều Phát. Người Việt ở nước ngoài về lại Hội An không bao giờ quên được tương ớt Triều Phát. Họ mua cho họ và mua cho những người bên đó không về Việt Nam được", chị Vân nói về sản phẩm của mình.
    Triều Phát bây giờ do một tay chị quán xuyến, chủ cũng chị mà thợ cũng chị. Chồng thường xuyên xa nhà vì công việc. Hai con gái, một cô đi làm ngay tại thị xã, một đang học ở Sài Gòn. Những lúc con gái lớn rỗi, chị truyền nghề lại cho cháu. Điều chị lo nhất bây giờ là sợ nghề tương ớt của dòng họ bị thất truyền. "Con gái cũng tâm huyết lắm, nhưng sợ mai mốt nó có chồng...". Nhưng chị rất vui khi kết thúc câu chuyện: "Vừa rồi có mấy cô cậu sinh viên ở ngoài Hà Nội vào ở cả tuần lễ để học cách làm tương ớt và tìm hiểu thương hiệu Triều Phát. Nghe đâu các cháu đi thực tế để làm luận án tốt nghiệp về ẩm thực Hội An...".
    Thay đổi vì sẽ đổi thay...
  9. theBrick

    theBrick Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2003
    Bài viết:
    728
    Đã được thích:
    0
    8. Lòong bong Quảng Nam:
    Mọc nhiều ở trong rừng Đại Lộc, Quảng Nam, loòng boong là một đặc sản của xứ Quảng. Mùa thu hoạch loòng boong vào các tháng 5-6-7 âm lịch. Đã thành lệ, mùa này người vùng cao Đại Lộc vào rừng, ai phát hiện được cây loòng boong nào thì là của người đó. Loòng boong có vị chua, thơm, ngọt lạ lùng.
    Các bạn đã bao giờ thưởng thức hương vị trái loòng boong đất Quảng chưa? Nếu chưa, xin mời bạn làm một chuyến tham quan du lịch đến thăm Quảng Nam - vào dịp cuối hè sang thu - là mùa của trái loòng boong. Huyện vùng cao Đại Lộc là nơi sản xuất loại trái loòng boong nổi tiếng.
    Trái loòng boong là một đặc sản của xứ Quảng. Nhiều người khẳng định rằng, chỉ ở Quảng Nam mới có trái loòng boong nổi tiếng.
    Vào năm 1805, đích thân vua Gia Long hạ lệnh vào tháng 9 hằng năm, phải tiến quả nam trân (loòng boong). Đến triều Minh Mạng, quy định mỗi mùa trái chín, Quảng Nam phải cống sáu giỏ...
    Thuở xưa, những vùng rừng núi có loòng boong đều thuộc sự quản lý của triều đình và đã trở thành những khu cấm địa.
    Triều đình nhà Nguyễn lúc bấy giờ đã có quy chế riêng đối với các khu rừng loòng boong. Mỗi khu vực đều có viên quan trông coi và có quyền huy động dân đinh địa phương ngày đêm thay phiên nhau canh giữ. Đến mùa trái chín, viên quan chọn lựa các chùm trái chín ngọt thơm ngon và đẹp nhất tiến về kinh để nhà vua thưởng thức.
    Ở Quảng Nam - Đà Nẵng, trái loòng boong tập trung nhiều tại thượng nguồn sông Vu Gia, một nhánh của sông Thu Bồn. Nhưng ngon và nhiều phải kể đến vùng Đại Lộc:
    Quế Sơn cau, mít mấy tầng
    Thương loòng boong Đại Lộc, nhớ rượu cần Trà Mi ​
    Không hiểu do chất đất hay khí hậu mà nói tới trái loòng boong, người Quảng đều cho rằng chỉ ở Đại Lộc mới có trái ngon. Hằng năm, vào khoảng các tháng 5-6-7 âm lịch là mùa thu hoạch loòng boong. Và dường như thành cái lệ từ bao đời ở miền cao, hễ ai đi rừng phát hiện được cây loòng boong nào thì thuộc quyền sở hữu của người đó.
    Trong việc chọn mua trái ngon, người sành ăn chê loại lớn trái. Loại ngon trái vừa không lớn mà cũng không nhỏ, chỉ to bằng ngón tay cái, da mầu vàng nhạt, núm cuống căng tròn. Khi bóc lớp vỏ ngoài, bên trong lộ ra năm múi dính chặt lấy nhau mầu trắng trong, mọng nước, thơm lừng. Và lúc cắn vào một múi, cảm thấy một dòng nước ngọt lịm ngấm dần xuống tận cổ.
    Trái loòng boong có nhiều tên gọi khác nhau như bòn bon, phụng quân, nam trân, dâu da...
    Tương truyền rằng: Chúa Định Vương bị tướng Trịnh là Hoàng Ngũ Phúc đánh chiếm Phú Xuân vào tháng giêng năm ất Dậu, đã bỏ chạy vào đất Quảng Nam rồi đặt con là Hoàng Tôn Vương làm thế tử, xưng là Đông Cung để trấn giữ đất Quảng Nam. Sau khi bị quân Tây Sơn đánh bại phải lánh vào rừng. Giữa lúc đói mệt thì gặp được rừng cây loòng boong, bèn hái lấy trái, dùng móng tay bấm thử trước khi ăn. Thấy trái thơm ngọt lạ lùng và nhờ đó đã cứu được cơn đói, chúa bèn đặt tên cho trái là "nam trân", có nghĩa là món ăn quý ở phương nam. Mãi cho đến ngày nay, trái loòng boong vẫn còn mang dấu bấm móng tay rất rõ ràng...
    Ngày nay, du khách đến thăm đất Quảng vẫn thường được nghe nhắc đến trái loòng boong trong câu hát hò tâm tình, ý nhị:
    Trái loòng boong trong tròn ngoài méo
    Trái thầu dầu trong héo ngoài tươi
    Em thương anh ít nói, ít cười
    Ôm duyên ngồi đợi chín mười con trăng! ​
    9. Bắp nấu Hội An:
    Sau tết âm lịch hàng năm là mùa bắp. Quảng Nam có nhiều địa phương trồng bắp. Nhưng ngon nhất, nổi tiếng nhất vẫn là bắp được trồng ở Cẩm Nam, Hội An. Bắp nấu Hội An dẻo, thơm và ngọt đến tận chân răng từ lâu thu hút nhiều thực khách đủ mọi lứa tuổi...
    Vào những ngày đầu tháng ba, người dân Đà Nẵng lại có dịp thưởng thức hương vị thơm ngon của những trái bắp nấu Hội An đầu mùa. Bắp còn nguyên trái, chưa lột vỏ, đã nấu chín, chất đầy trong hai chiếc giỏ to buộc hai bên gác ba-ga sau xe đạp, được những người bán bắp nấu dạo đèo đi từ Hội An lúc hai, ba giờ sáng và có mặt ở Đà Nẵng khi người dân thành phố chuẩn bị bữa ăn điểm tâm để kịp giờ đến nơi làm việc.
    Thật ra, bắp nấu Hội An không chỉ được bán tại Đà Nẵng mà còn xuất hiện tại nhiều nơi khác như Vĩnh Điện, Hòa Vang... phục vụ yêu cầu "ăn chơi" của mọi tầng lớp nhân dân. Nói "ăn chơi" cũng không ngoa chút nào bởi mấy ai ăn bắp trừ bữa cơ chứ? Cùng lắm, người ta ăn sáng coi như một dịp thay đổi khẩu vị sau những tháng dài quanh đi, quẩn lại những món ăn quen thuộc, cũ mèm được bày bán đầy dẫy dọc các đường phố như bún bò, bún giò, phở, xôi đậu, bánh mì... Trong những khách hàng mê bắp nấu, trẻ em bao giờ cũng chiếm ngôi đầu bảng.
    Bán bắp nấu dạo là nghề khá vất vả. Một anh trạc 38 tuổi, nước da đen cháy, đứng bán trên đường Ông ích Khiêm cho biết: những người hành nghề như anh kiếm được những đồng tiền lời không phải chuyện dễ. Họ thức dậy nửa đêm để kịp đến lò lấy bắp. Có thể gọi đây là nghề theo mùa, thường chỉ kéo dài độ hai tháng. Khi bắp hết cũng là lúc họ chuyển qua nghề khác. Tuy bây giờ mới bước vào mùa nhưng trước Tết vẫn có bắp nấu Hội An, dù số lượng không nhiều và giá có nhỉnh hơn. Lấy đủ bắp rồi, họ phải còng lưng trên chiếc xe đạp cà tàng, đạp hàng chục cây số đường trường, tỏa đi các nơi giữa lúc trời se lạnh và mọi người đang say trong giấc điệp. Xem thế, đủ biết nghề bán bắp nấu dạo thật không đơn giản chút nào!
    Một chị trạc ba tư, ba lăm tuổi có khuôn mặt lam lũ chân quê đứng bán trên đường Núi Thành thổ lộ với tôi rằng, như nhiều chị em khác cùng cảnh ngộ, chị phải buôn bán lặt vặt ở chợ kiếm tiền trang trải chi phí trong nhà. Mùa bắp nào chị cũng đi. Thu nhập có nhỉnh hơn, mỗi ngày chị bán chừng 200 bắp. Trừ tiền ăn trưa, tiền xe đò về Hội An, số còn lại chẳng nhằm nhò gì. Tuy nhiên, dù ít cũng khá hơn so với buôn bán lặt vặt ở chợ nên em ráng mà đi. Không đỡ cháo cũng đỡ hồ, biết làm sao bây giờ. Mình ông xã em làm thì chết, quanh năm cứ thiếu trước hụt sau, chịu sao nổi". Chị nói thêm, giọng phân trần. Tôi hiểu. Hoàn cảnh của chị cũng là hoàn cảnh của nhiều người lao động nghèo Và, rõ ràng, trong thời buổi hiện nay, kiếm được những đồng tiền lời chân chính, thấm đẫm mồ hôi, công sức như chị, như những người bán bắp nấu dạo khác thật đáng quý, đáng trân trọng biết nhường nào!
    10. Nước mắm Nam Ô:
    Khác với những vùng làm nước mắm khác ở Việt Nam, làng đánh cá Nam Ô, Ðà Nẵng chỉ chế biến nước mắm từ cá cơm than. Muối cá từ khoảng tháng ba âm lịch bằng thứ muối Cà Ná hạt to để đã vài năm, gần Tết Nguyên đán thì dùng được. Nước mắm Nam Ô có mầu đỏ sậm, tỏa mùi thơm đầy hấp dẫn.
    Nam Ô là làng đánh cá nhỏ bé, nằm ngay trên quốc lộ số 1, Ðà Nẵng, làng có loại nước nắm ngon nổi tiếng. Loại cá làm nước mắm Nam Ô ngon nhất là cá cơm than đánh bắt vào tháng ba. Nước mắm Nam Ô ngon một phần là nhờ chọn thứ muối Cà Ná hạt to để lâu vài ba năm. Muối mang về đổ trên nền xi-măng sạch, khô ráo, để từ năm đến bảy ngày cho chảy hết chất nước đắng, sau đó cho vào chum, vại cất vài năm tr­ớc khi đem làm.
    Cá cơm than được lựa chọn kỹ là loại cá tươi, không to quá hoặc nhỏ quá. Khi muối, không cần rửa lại, vì trước khi lên bờ, cá đã được rửa bằng nước biển. Nếu rửa bằng nước ngọt sẽ làm cá mất ngon, để lâu sẽ bị thối. Những thùng, chum, vại muối phải làm bằng gỗ bằng lăng hoặc gỗ mít, mới đúng cách. Khi trộn cá chú ý, sao cho cá thấm muối thật đều, không bị nát, xếp từ từ từng lượt vào chum vại, đựng cá muối. Phía trên cùng đặt một lần vỉ đan bằng tre, hoặc mo cau khô gài lại. Ðậy nắp thật kín, đưa vào phòng tối, khô ráo, sạch sẽ, kín gió, giữ nhiệt độ vừa phải, khoảng sáu, bảy tháng trộn cá muối lại. Khi nào lớp vỉ chèn xuất hiện lớp men mầu trắng thì tháo vỉ, vớt lớp men ấy ra. Cá muối vào tháng ba, gần Tết âm lịch bắt đầu lọc mắm, nhẹ tay lấy vỉ chèn ra, trộn đều mắm và dùng vải mịn để lọc mắm. Nước mắm chảy từ từ, có mầu đỏ sậm như mầu cánh gián, mùi thơm tỏa ra đầy hấp dẫn.
    Nhiều làng lân cận Nam Ô cũng chế biến loại nước mắm này, nhưng không thành công. Theo những gia đình có truyền thống chế nước mắm Nam Ô thì việc chế biến phải có bí quyết và đòi hỏi công phu, chỉ sơ ý là nước mắm mất ngon. Từ xa xưa, nước mắm Nam Ô đã rất nổi danh. Ngày Tết, ngày lễ, người dân trong cũng như ngoài tỉnh ai cũng muốn có chai nước mắm Nam Ô.
    11. Tương ớt Hội An:
    Bất cứ một món ăn nào cũng không thể thiếu phân gia vị, mà tương ớt là một trong những gia vị không thể thiếu được trong những món ăn ngon.
    Tương ớt Hội An tuy chỉ là một loại tương cay thông thường nhưng hương vị, chất lượng khó có nơi nào bì kịp. Nguyên liệu để làm tương ớt chủ yếu là mua từ các vùng nông thôn đưa lên bán. Quả ớt để làm tương yêu cầu phải chín đỏ, tơi. Cách làm tương cũng không kém phần phức tạp. ớt tơi đem luộc rồi xay nhuyễn trộn với cà chua vừa đủ, khử dầu cho vào chảo đun sôi. Lại cho thêm các thứ mè rang, tỏi... trộn đều cho thấm, tiếp tục xào cho ráo nước để thành tương ớt. Khi tương đã nguội được cho vào lọ. Trên mặt lọ tương đổ một lớp dầu khử chín để giữ được lâu và tránh mốc. Một lọ tương ớt đạt yêu cầu là phải có màu đỏ đẹp, có vị cay mà không gắt và mùi thơm dịu.
    Tương ớt Hội An không chỉ sản xuất ra để phục vụ cho các nhà hàng, khách sạn hay các quán ăn trong nội tỉnh mà còn được bán đi khắp nơi trên đất nước như thành phố Saigon, Nha Trang, Quảng Ngãi, Huế...Hầu như chưa bao giờ nghe sự phàn nàn của khách về chất lượng, hương vị của tương ớt Hội An.
    Tại Hội An trước đây có tiệm tương ớt Triều Phát rất nổi tiếng. Hiện nay, tương ớt được nhiều nhà sản xuất và bày bán, chất lượng tuy không bằng trước những vẫn được nhiều người, nhiều địa phương ưa chuộng.
    Ngày nay, du khách phương xa đến tham quan phố cổ, ngoài việc mua sắm các loại bánh trái hay hàng lưu niệm để tìm quà cho họ còn tìm mua cho được tương ớt Hội An để dung trong gia đình và làm quà biếu. Không phải tự dưng người ta lại làm như vậy mà chắc chắn rằng họ thấy được cái "danh bất hư truyền" của tương ớt Hội An.
    12. Tương ớt Triều Phát:
    Tương ớt Triều Phát được sản xuất tại ngôi nhà cổ trên 200 năm tuổi (nhà số 41 Nguyễn Thái Học, thị xã Hội An). Chủ hiệu và cũng là người tự tay làm ra sản phẩm tương ớt Triều Phát hiện nay, chị Trần Thể Vân cho biết, chị là người kế thừa đời thứ năm của dòng họ mình - chủ hiệu buôn Triều Phát nổi tiếng ở Hội An trước đây. Chị Vân không biết chính xác tương ớt Triều Phát xuất hiện trên thị trường từ bao giờ, nhưng phải trên 150 năm, khi Hội An còn là một thương cảng sầm uất, cùng với những hiệu buôn nổi tiếng như Hoàng Hiệp, Chấn Nam Thành, Trường Lan... Tương ớt chỉ là một trong những sản phẩm đặc trưng của phố Hội bấy giờ mà Triều Phát làm ra và bán cho người trong nước và nước ngoài như thuốc bắc, sa tế, thổ sản phố Hội, gạo nếp... Sau ngày giải phóng, Triều Phát ở lại Hội An và từ lúc này chỉ còn làm tương ớt.
    Mọi người thích tương ớt Triều Phát bởi vị cay (nhưng không gắt) thơm (rất dịu) không lẫn vào đâu được. Giá tương ớt Triều Phát luôn đắt hơn các loại tương ớt khác ở Hội An nhưng lại được nhiều người mua.
    Chính sự nổi tiếng của mình mà hơn 10 năm qua Triều Phát đã phải khổ sở, lao đao vì các loại tương ớt làm nhái, làm giả, được tung ra thị trường dưới một nhãn hiệu chung chung là "Tương ớt Quảng Nam". Chị Vân kể, làm tương ớt là một nghề gia truyền. Muốn làm ngon thì phải có những bí quyết riêng. Đầu tiên, phải mua ớt đúng mùa. Ở Quảng Nam, mỗi năm chỉ có một mùa ớt, từ tháng 3 đến tháng 6 âm lịch, trong khi cao điểm mùa làm tương ớt là tháng cuối năm. Vào mùa ớt, chị phải lặn lội lên tận vùng Gò Nổi (Điện Bàn) và huyện Đại Lộc để mua ớt tươi về muối, vì chỉ ớt ở những nơi này mới làm ra tương ớt ngon. Ở Hội An, không phải ai làm tương ớt cũng biết muối cho ớt tươi vẫn còn tươi trong 4-5 tháng. Đó là một bí quyết và là ưu thế của Triều Phát.
    Vì tương ớt Triều Phát bị hàng nhái cạnh tranh gắt quá nên mới đây chị phải mở cửa căn nhà cổ của mình cho du khách thuê trọ khi ở lại Hội An. Khi hợp đồng với doanh nghiệp để cho khách ở trọ, bảng hiệu "Tương ớt Triều Phát" treo trước cửa nhà bao năm nay phải dỡ xuống đem vào để ngay cửa ra vào, có phần khiêm tốn, nhường chỗ cho bảng hiệu "lữ quán..." sang trọng và to đẹp. Ở Hội An hiện nay có không ít người làm theo cách như chị để giữ lấy nghề truyền thống của đô thị cổ.
    Chị Vân nhấn mạnh: "Ngày xưa Triều Phát là một trong mười hiệu buôn giàu có và nổi tiếng nhất Hội An, tương ớt chỉ là một mặt hàng gia vị, lời lãi không nhiều nhưng cả bốn đời qua đều gìn giữ, tôi thấy được tâm huyết về sản phẩm truyền thống của dòng họ. Vì vậy, không thể nào bỏ được".
    Cái đạo lý của người Hội An, của người làm nghề truyền thống phố Hội trong thời buổi kinh tế thị trường là ở đây - sự kế tục truyền thống ngành nghề không ngưng nghỉ qua bao đời do ông bà để lại. Có phải điều này đã góp phần quyết định tạo nên một Hội An di sản văn hóa như hiện nay?
    Riêng tương ớt Triều Phát, chị Vân khoe còn được làm ngay bên California (Mỹ), do chính cha mẹ và bà nội của chị mang nghề sang. Hiện nay gia đình, dòng họ của chị bên đó vẫn thường xuyên làm tương ớt Triều Phát để phục vụ nhu cầu ẩm thực của mình và những người hàng xóm xa quê. "Có nhiều người ở Hà Nội, Sài Gòn, Huế... đến 25-26 năm sau mới trở lại Hội An nhưng vẫn nhớ và đến đây mua tương ớt Triều Phát. Người Việt ở nước ngoài về lại Hội An không bao giờ quên được tương ớt Triều Phát. Họ mua cho họ và mua cho những người bên đó không về Việt Nam được", chị Vân nói về sản phẩm của mình.
    Triều Phát bây giờ do một tay chị quán xuyến, chủ cũng chị mà thợ cũng chị. Chồng thường xuyên xa nhà vì công việc. Hai con gái, một cô đi làm ngay tại thị xã, một đang học ở Sài Gòn. Những lúc con gái lớn rỗi, chị truyền nghề lại cho cháu. Điều chị lo nhất bây giờ là sợ nghề tương ớt của dòng họ bị thất truyền. "Con gái cũng tâm huyết lắm, nhưng sợ mai mốt nó có chồng...". Nhưng chị rất vui khi kết thúc câu chuyện: "Vừa rồi có mấy cô cậu sinh viên ở ngoài Hà Nội vào ở cả tuần lễ để học cách làm tương ớt và tìm hiểu thương hiệu Triều Phát. Nghe đâu các cháu đi thực tế để làm luận án tốt nghiệp về ẩm thực Hội An...".
    Thay đổi vì sẽ đổi thay...
  10. theBrick

    theBrick Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2003
    Bài viết:
    728
    Đã được thích:
    0
    Món ngon Quảng Nam​
    Một trong những món ăn ở Quảng Nam mà ít địa phương nào có, đó là món khoai lang chà khô. Xứ Quảng nổi tiếng với nghề trồng khoai, coi khoai như một báu vật của trời dành cho vùng quê nghèo "chó ăn đá, gà ăn cát". Không phải ngẫu nhiên mà từ năm 1545, Bắc quân Đô đốc Bùi Tá Hán khi giữ chức trấn thủ Quảng Nam đã khuyên dân nên trồng khoai và lúc nấu cơm ăn nên "ghế" (độn) thêm khoai. Khoai ngon nhất xứ Quảng là khoai trồng ở vùng đất nào? Làng Quế Mỹ (huyện Quế Sơn) có câu: "Nhất gái Quế An, nhì khoai lang Quế Mỹ".
    Sau khi thu hoạch xong, người dân lựa riêng những củ lớn để xắt phơi khô, còn số củ vừa hoặc nhỏ thì để riêng ra làm khoai chà. Cách làm đơn giản, đem khoai nấu cho vừa chín tới, nếu chín quá thì khó chà, giã rồi bỏ vào trong cối tiếp tục giã nhỏ. Sau đó, xúc ra rổ sảo (loại rổ lớn) chà xát, bóp nhỏ, lấy phần dưới rổ rải ra nong phơi khô vài nắng, rồi lại tiếp tục giã.
    Với cách làm thủ công này, ta có được hai loại khoai chà: loại nhỏ hạt và loại lớn hạt. Khoai chà loại nhỏ được ăn bằng cách cạo đường bát vào hoặc trộn đường cát và dùng lá mít xúc ăn. Bấy giờ, vị ngọt, bùi, dẻo của khoai và đường quyện vào nhau như cặp vần sáu, tám trong thể thơ lục bát. Vừa ăn vừa nghe những câu lục bát vọng lên:
    Trăng rằm đã tỏ lại tròn
    Khoai lang đất cát đã ngon lại bùi

    Còn loại lớn hạt, lúc muốn ăn thì phải "sú" thêm nước sôi đặng khoai mềm, dễ ăn. Khoai nở ra thơm nức mũi và sắc mầu lại thanh nhã lạ lùng. Người Quảng Nam thích món ăn này, vì nó có tác dụng "kiên cường" là... chống đói một cách "bền bỉ". Sáng đi cày, "chơi" một bát khoai chà thì cam đoan đến giờ ngọ bụng vẫn còn no. Từ lúc lớn lên tôi đã nghe mẹ dạy: "Bỏ khoai lang mang lấy nợ" hoặc "Nhất đậu phụng rang, nhì khoai lang bùi". Món ăn này bất luận giàu nghèo cũng đều ưa chuộng.
    Mà đã nói đến món khoai chà thì không thể bỏ qua một đặc sản chế biến từ trái của một loại cây mà người Quảng Nam có câu đố: "Mẹ không gai không góc, đẻ con có góc có gai" là cây gì ? Khoan trả lời, cứ để đó "hạ hồi phân giải" . Cũng giống như khoai lang, với người xứ Quảng thì cây mít được "tận dụng" tất tần tật ! Trái mít ăn chín thì ngon đã đành rồi, còn hột mít lại được phơi khô để dành ăn dần; mỗi lần nấu cơm thay vì "ghế" khoai lang thì ta lại "độn" hột mít, bấy giờ hạt cơm "cõng" lấy hột mít ăn nghe thơm, bùi lạ lùng:
    Ai về đất Quảng làm dâu
    Ăn cơm ghế mít, hát câu ân tình

    Nếu bạn về xứ Quảng, gặp lúc dùng cơm như thế mà nghe trẻ em nói: "Hít vào hít ra, hít một", đố hột gì thì bạn ắt hiểu là... hột mít!
    Còn xơ mít bỏ đi chăng ? Đừng có dại. Xơ mít đem kho với cá thì ngon tuyệt vời. Nhưng mít trộn mới thực sự là món ăn độc đáo từ mít. Vật dụng để chế biến dứt khoát phải là trái mít non, không bị sâu hay eo thắt cằn cỗi thì mới có vị ngon, thơm. Trái mít non còn tươi được cắt bỏ phần vỏ gai và cùi, rồi cắt từng miếng nhỏ; rửa sạch mủ đặng bỏ vào nồi luộc mềm, đừng quên cho thêm một ít muối. Luộc xong, vớt ra xắt thành từng lát mỏng rồi đem trộn với muối, tiêu, mắm, ớt, tỏi, dầu mỡ phi hành, đậu phụng rang, rau thơm: Đơn giản vậy, nhưng nếm thử xem. Ngon tuyệt! Nhưng "ngon càng thêm ngon" nếu bạn cho vào một ít tôm luộc cũng xắt mỏng và ít thịt heo luộc.
    Cũng không thể thiếu cái bánh tráng nướng. Đúng thế, đem bánh tráng xúc với mít trộn là một cách ăn điệu nghệ. Sực nhớ đến hai câu ca dao hay quá, xin ghi lại kẻo quên:
    Tay cầm bánh tráng mỏng nương nương.
    Miệng kêu tay ngoắt, bớ người thương uống nước nhiều​
    Với món mít trộn dân dã này nếu nhân vật Martin Yan - người khởi xướng chương trình ẩm thực Yan Can Cook rất nổi tiếng trên thế giới, từng được Trường Đại học Johnson & Wales phong tặng bằng Tiến sĩ danh dự về nghệ thuật ẩm thực, Viện Nghệ thuật Colorado phong tặng Tiến sĩ danh dự về nhân văn - biết được cách chế biến thì chắc chắn ông ta sẽ vô cùng ngưỡng mộ.
    Thay đổi vì sẽ đổi thay...

Chia sẻ trang này