1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lần đầu du lịch Đà Nẵng...

Chủ đề trong 'Đà Nẵng' bởi theBrick, 29/09/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. theBrick

    theBrick Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2003
    Bài viết:
    728
    Đã được thích:
    0
    TỔNG QUAN VĂN HỌC DÂN GIAN QUẢNG NAM ĐÀ NẴNG​
    1 - Văn học dân gian Quảng Nam - Đà Nẵng là một nền văn học trẻ, mới ra đời chừng sáu trăm năm nay, tính từ thế kỷ XV - đời nhà Hồ, khi lãnh thổ Amaravati của Chăm-pa đã thuộc về quyền lực nhà nước Đại Việt. Nhưng văn học dân gian Quảng Nam - Đà Nẵng không bắt đầu từ số không tay trắng. Chuyển cư vào lập nghiệp nơi đất Quảng xa xăm, mỗi lưu dân Quảng Nam đều mang trong mình chút lưng vốn văn học dân gian cả dân tộc, bởi họ xa rời nguyên quán gốc rễ nhưng không hề đoạn tuyệt với quá khứ cội nguồn, không hề xem quá khứ là dĩ vãng. Với họ, đây là giang sơn Đại Việt vừa thành quê hương mới, đồng thời là xứ Amaravati từng thuộc sở hữu một lân bang - dẫu sao cũng đất khách quê người. Tình cảnh ấy càng làm cho họ ngày đêm khôn nguôi nỗi nhớ về quê cha đất tổ.
    Và có lẽ câu hát đầu tiên của người xa xứ vẫn là câu hát ngày xưa bên dòng sông Mã, sông Hồng: "Đêm qua ra đứng bờ ao - Trông cá cá lặn trông sao sao mờ - Buồn trông con nhện giăng tơ - Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai...", "Trên trời có đám mây xanh - Ở giữa mây trắng chung quanh mây vàng - Ước gì anh lấy được nàng - Để anh mua gạch Bát Tràng về xây - Xây dọc rồi lại xây ngang - Xây hồ bán nguyệt cho nàng chao chân", "Núi cao chi lắm núi ơi - Che bóng mặt trời khuất mặt người thương", hay "Trèo lên cây bưởi hái hoa - Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân - Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc - Em có chồng anh tiếc lắm thay - Ba đồng một mớ trầu cay - Sao anh chẳng hỏi những ngày còn không - Bây giờ em đã có chồng - Như chim vào ***g như cá cắn câu - Cá cắn câu biết đâu mà gỡ - Chim vào ***g biết thuở nào ra"... Rồi khi vật lộn với gian nan để khẩn đất lập làng khai sơn phá thạch, những tiên dân Quảng Nam lại kể cho nhau nghe truyền thuyết Sơn Tinh - Thuỷ Tinh, câu chuyện cổ tích về Mai An Tiêm trên hoang đảo, hoặc thiên tình sử của những Tiên Dung - Chử Đồng Tử, Mỵ Châu - Trọng Thuỷ, Giáng Hương - Từ Thức, Mỵ Nương - Trương Chi...
    Và chắc rằng họ vẫn cứ hát, cứ kể bằng chất giọng đàng ngoài quen thuộc - chứ chưa phải chất giọng đặc sệt Quảng Nam sau này. Dần dà để phù hợp hơn với cảnh ngộ mới, họ có nhu cầu thay lời đổi chữ, thêm mắm dặm muối vào câu hát, câu chuyện, câu nói hôm qua, và đến một ngày kia, cuộc sống vừa bám-trụ-giữ-đất vừa quảng-nam-mở-cõi có quá nhiều điều khiến họ phải suy ngẫm sâu xa, phải tìm cách bộc lộ giãi bày, đòi hỏi họ phải tự mình sáng tác những câu chuyện, câu hát, câu nói của chính hôm nay. Đó là con đường hình thành và phát triển của văn học dân gian Quảng Nam - Đà Nẵng suốt sáu thế kỷ qua.
    2 - Về sáu trăm năm hình thành và phát triển của văn học dân gian Quảng Nam - Đà Nẵng, đã có nhiều người để tâm sưu tầm, nghiên cứu. Chỉ tính riêng một phần tư thế kỷ vừa qua, có thể kể đến Lâm Quang Thự với công trình Đất Quảng trong thơ ca do Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Thanh Hoá xuất bản năm 1976; Nguyễn Văn Bổn với tiểu luận Đất nước và con người Quảng Nam - Đà Nẵng qua văn học nghệ thuật dân gian, Tôn Thất Bình với bài viết Hát bả trạo tại Quảng Nam, Trần Hoàng với bài viết Suy nghĩ về thơ ca dân gian của hai cuộc kháng chiến chống đế quốc Pháp và Mỹ ở Quảng Nam - Đà Nẵng; hay tiểu luận Truyện cổ của một vùng đất mới của nhóm Nguyễn Văn Bổn, Trần Hoàng, Võ Văn Thắng và bài viết Thủ Thiệm : tiếng cười dân gian độc đáo của đất Quảng của nhóm Nguyễn Văn Bổn, Tôn Thất Bình, Trương Giảng - tất cả đều được in trong công trình Văn nghệ dân gian Quảng Nam - Đà Nẵng do Sở Văn hoá - thông tin Quảng Nam - Đà Nẵng chủ trì sưu tầm biên soạn (tập I xuất bản năm 1983, tập II xuất bản năm 1985). Có thể kể đến Huỳnh Ngọc Trảng và Vu Gia với phần biên khảo về văn học dân gian huyện Đại Lộc trong Địa chí Đại Lộc (NXB. Đà Nẵng - 1992). Rồi Thạch Phương trong tiểu luận Ca dao của một vùng đất (Ca dao Nam Trung Bộ - NXB. Khoa học xã hội - 1994) cũng chủ yếu bàn về ca dao và những thể loại có liên quan đến thơ ca dân gian của Quảng Nam - Đà Nẵng. Ngoài ra còn không ít lời bình về từng tác phẩm văn học dân gian đất Quảng đã được đăng rải rác trên báo chí.
    3- Ý thức về cội nguồn Đại Việt thể hiện rất rõ trong truyền thuyết Ngũ Hành Sơn. Mô-típ rồng đẻ ra trứng, trứng nở thành một nàng tiên xinh đẹp rõ ràng là có quan hệ với mô-típ mẹ Âu Cơ sinh một bọc trăm trứng, trứng nở thành trăm con trong truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên. Và trên vùng đất chưa hề có bóng dáng con người, hình ảnh ông lão ngư dân bị đắm thuyền từ phương Bắc trôi dạt tới được thần Kim Quy dạy cách bảo vệ quả trứng rồng cho đến ngày khai nở đã nói lên gốc gác Thanh - Nghệ của những lưu dân đất Quảng. Rồi cảnh thần Kim Quy tháo móng chân trao cho ông lão cũng gợi nhớ cảnh Rùa Vàng từng tháo móng chân trao cho vua Thục làm lẫy nỏ trong truyền thuyết An Dương Vương ngày nào. Như vậy với truyền thuyết Ngũ Hành Sơn, người Quảng đã biết dựa vào cha ông để sáng tạo cho riêng mình một truyện cổ dân gian rất quen mà rất lạ. Ở đây ông lão ngư dân là lạ, mà vỏ trứng rồng lớn mãi, lớn mãi thành năm ngọn núi Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ kia cũng là lạ. Những cái lạ ấy là đóng góp riêng của người Quảng vào văn học nước nhà.
    Càng ý thức về cội nguồn Đại Việt, người Quảng xưa càng ý thức rõ hơn tình cảnh đất khách quê người. Họ hiểu rằng để có thể sinh tồn nơi đầu sóng ngọn gió này, họ vừa phải dám dũng cảm đương đầu - thậm chí dám mạo hiểm dấn thân, lại vừa phải biết điều tế nhị trong quá trình giao lưu hội nhập với cư dân bản địa. Tục cúng đất - hay là cúng tá thổ độc đáo, mỗi năm một lần, lễ vật dâng cúng gồm toàn các món ăn đặc trưng Chiêm Thành, thể hiện cách ứng xử khôn ngoan nhạy cảm của người Quảng xưa. Qua việc làm đậm đà màu sắc tâm linh thành kính và thấm đẫm chất chính trị, tiên dân Quảng Nam như muốn bày tỏ cùng cộng đồng người Chăm rằng do chẳng đặng đừng mà phải đứng chân lâu dài trên lãnh thổ Amaravati, đồng thời khiêm nhường tự nhận chỉ là người tá thổ - mượn đất, nghĩa là vẫn không hề quên đây là đất Chăm-pa. Mặt khác qua truyện cổ dân gian, họ tìm cách lý giải thêm sự có mặt của mình.
    Nhiều thần thoại, truyền thuyết dân gian Quảng Nam - Đà Nẵng khẳng định công lao khai sơn phá thạch của người Quảng xưa ở những vùng đất vốn còn rất đỗi hoang sơ. Thần thoại Sự tích núi Thạch Bồ kể về một vị thần thân hình cao lớn lạ thường - và hẳn là có gốc gác thần linh Đại Việt - nhổ tre vặn thừng đan sọt, lấy cả cây tre làm đòn gánh, gánh đất đắp sông xây núi. Thần thoại Sự tích Lò Thung cũng kể chuyện một ông khổng lồ gánh đất đắp sông, đánh nhau với rái cá, chẳng may té ngã, hai tảng đá lớn ở hai đầu gánh văng ra xa, làm thành hai quả núi, một chân ông chống vào vách đá khiến nơi này lún sâu thành hang, còn chân kia ông giẫm mạnh lên bờ đá ven sông, in dấu bàn chân ngoại cỡ vào mặt đá.
    Đáng chú ý nhất trong chủ đề khai phá giang sơn là truyền thuyết Sự tích đất Gò Nổi kể về một lưu dân xứ Quảng tên Lê Văn Đạo. Ông Lê Văn Đạo vào Thăng Hoa làm nghề chài lưới, có lần đánh cá trên sông Thu Bồn thì trời nổi cơn giông, sóng gió đẩy thuyền ông càng lúc càng xa bờ. Giữa cơn khốn khó, ông bỗng thấy một đốm sáng hiện ra trước mũi thuyền. Và trong khi cố sức chèo thuyền theo đốm sáng kia, nhờ tia chớp ông nhận ra đó chính là con chim màu đỏ như huyết đang bay dẫn đường đưa ông đến một nơi đất đai tươi tốt chưa hề có ai sinh sống. Khi chuyển gia đình tới đây định cư khẩn đất lập làng, thấy dãi đất này bốn bên sông nước bao bọc, ông Lê Văn Đạo bèn đặt tên là Gò Nổi.
    Ở Đại Quang huyện Đại Lộc, dân gian còn lưu truyền Sự tích Gò Đùi kể chuyện một nàng công chúa mải mê ngoạn cảnh nên lạc lối vào sâu trong vùng gò Đùi - ngày ấy vẫn đương còn là khu rừng hoang vắng đầy thú dữ - và chẳng may bị cọp vồ. Khi đoàn quân của vua cha đến cứu nàng thì đã quá muộn: công chúa bị cọp ăn thịt, chỉ còn trơ lại khúc đùi, bên cạnh có con bò rừng nằm canh giữ, và dường như nếu không có con bò trọng nghĩa, hẳn là công chúa hoàn toàn mất xác. Thương tiếc con gái, nhà vua cho tạc bức tượng có hình khúc đùi người- di thể của công chúa - và con bò rừng kia để thờ cúng. Thật ra, bức tượng tạc khúc đùi người cạnh con bò rừng này là một mảnh vỡ của tấm phù điêu bằng đá chạm nổi phần đùi thần Xi-va bên con bò thiêng - vật cưỡi quen thuộc của thần. Rõ ràng qua truyện cổ dân gian, đôi khi người Quảng xưa cố tình Việt hoá thần tích Chăm-pa nhằm suy nguyên một sự vật, hiện tượng nào đó theo nhãn quan riêng của dân tộc mình. Đấy cũng là cách khẳng định công lao phá thạch khai sơn của người Quảng ở những vùng "tá thổ" hoang vu.
    Đúng như các tác giả tiểu luận Truyện cổ của một vùng đất mới dẫn trên đã nhận xét, "thần thoại, truyền thuyết vùng đất Quảng ít có yếu tố thần kỳ, hoang đường, mà trái lại mang nhiều nét hiện thực", và ở trường hợp truyện cổ tích Quảng Nam - Đà Nẵng, "tính chất hiện thực, một lần nữa, cũng giống ở trường hợp các thần thoại, truyền thuyết, đã lấn át hẳn tính chất hoang đường, kỳ ảo". Tuy nhiên, đọc kỹ truyện cổ dân gian Quảng Nam - Đà Nẵng, vẫn có thể bắt gặp một vài chi tiết thần kỳ thấm đẫm chất thơ thuần phác. Chẳng hạn chi tiết tấm da ngựa si tình bất thần quấn chặt lấy cô tiểu thư xinh đẹp bay bổng lên ngọn cây cao trong Sự tích con tằm có thể sánh ngang với những chi tiết nghệ thuật đặc sắc nhất của truyện cổ dân gian Việt Nam.
    4 - Người Quảng thích biện luận, "Quảng Nam hay cãi", hay cãi đến mức đã sáng tác cả một câu chuyện về ông Vua Cãi, vì thế truyện cười dân gian Quảng Nam - Đà Nẵng thường xuất hiện những chàng trai được vợ nhờ giỏi biện luận, chẳng hạn chàng trai trong truyện Giỏ đựng chày. Truyện này kể về một người được xem là bậc thầy trong nghề đan lát, luôn tự hào rằng cái gì ông ta cũng đan được, rằng ai đan cái gì ông ta cũng biết được, tuyên bố sẵn lòng gả con gái cho người nào đan cái mà ông ta không biết, và cuối cùng đành phải thực hiện lời hứa vì ông chịu thua không thể đoán ra cái có hình thù gần giống như cái rọ nhưng hai đầu bằng nhau còn ở giữa lại hẹp là... cái giỏ đựng chày. Khi nghe ông cật vấn: "Giã gạo xong thì đem chày dựng vào xó nhà, cần gì đựng trong giỏ?", chàng trai đan giỏ đựng chày đã biện luận: "Chuyện ấy không thành vấn đề, con chỉ biết ông không đan được cái này, và quan trọng hơn, con đan xong mà ông vẫn chưa biết là cái gì".
    Một số truyện cười dân gian Quảng Nam - Đà Nẵng còn có nhân vật ông mai - người môi giới cho các cuộc hôn nhân. "Cửa em cao hàng rào em chắn - Buồng the em đóng chín mười tầng - Con ong chui không lọt biểu con **** đừng lao xao - Biểu chàng về sắm lễ cho cao - Cậy ông mai cho giỏi mới bước chân vào ngõ em". Cái giỏi của ông mai ở đây không gì khác là giỏi biện luận. Thác lời vào nhân vật ông mai, người Quảng từng trổ tài biện luận: nào là tôi sẽ làm mai cho ông một chàng rể giỏi giang, chỉ có điều là cậu ta con người không được ngay thẳng; nào là tôi sẽ làm mai cho bà một cô dâu hiền thục, chỉ có điều cô ấy mồm miệng không được chỉn chu. Tới khi cưới hỏi xong xuôi, hai họ rõ ra là chàng rể thì gù lưng - chứ không phải tính nết so đo như nhà gái nhầm tưởng, cô dâu thì môi sứt - chứ không phải ăn nói vụng về như nhà trai hình dung, ông mai liền biện luận rằng mình đã báo trước con người chàng rể không được ngay thẳng, mồm miệng cô dâu không được chỉn chu rồi, song hai bên gia đình vẫn đồng lòng chấp nhận đấy thôi...
    Đặc biệt yếu tố gây cười bắt nguồn từ sự biện luận của nhân vật trung tâm khá phổ biến ở nhiều truyện cười Thủ Thiệm. Có lần Thủ Thiệm bị quan huyện sai lính lệ bắt giam: "Lệ đâu! Đưa thằng này xuống buồng giam, giam đầu nó lại ! ". Thế là Thủ Thiệm chỉ đứng ở cửa buồng giam đưa đầu vào thôi, lấy lý quan huyện chỉ bảo giam đầu chứ không bảo giam đít, buộc lòng quan huyện phải tha Thủ Thiệm cho yên chuyện. Hoặc một hôm Thủ Thiệm mời cơm ông thông gia nhưng chỉ dọn toàn mắm nục. Chờ khách ngồi vào mâm, Thủ Thiệm vồn vã thưa: "Không mấy khi anh sang chơi mà nhà lại không có gì, chỉ có cá nục, anh vui lòng dùng tạm ! ". Nghe ông thông gia thẳng thắn nhận xét: "Mắm nục chứ làm chi có cá nục ! ", Thủ Thiệm liền giải thích: "Thì trước lúc thành mắm, nó cũng từng là cá nục đó chứ!". Nào ngờ ông thông gia là tay giỏi biện luận không kém, chờ dịp Thủ Thiệm sang chơi nhà mình để trả đũa: đến bữa cơm chỉ dọn một bát gốc tre chặt nhỏ mời Thủ Thiệm và bảo đấy là món măng luộc. Khi Thủ Thiệm phàn nàn: "Gốc tre chứ làm chi có măng!", ông thông gia bèn giở ngay luận điệu của Thủ Thiệm hôm nào: "Thì trước lúc thành gốc tre, chẳng phải nó đã là măng hay sao ?".
    Thay đổi vì sẽ đổi thay...
  2. theBrick

    theBrick Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2003
    Bài viết:
    728
    Đã được thích:
    0
    5- Truyện cổ chưa phải là mặt mạnh nhất của văn học dân gian Quảng Nam - Đà Nẵng. Xem ra người Quảng có nhiều đóng góp hơn trên lĩnh vực thơ ca, trước hết là ở ca dao - dân ca. Ca dao - dân ca Quảng Nam - Đà Nẵng cũng mang đậm dấu ấn tâm lý của những người mới xa quê, buổi đầu mọi thứ đều thấy lạ. "Tới đây sông nước lạ lùng - Con chim kêu phải sợ con cá vùng phải kiêng", hoặc "Tới đây lạ cảnh lạ quê - Anh em cũng lạ bốn bề người dưng - Người thương không thấy người thương - Quanh đi quẩn lại nhớ cố hương thêm sầu".
    Nghĩa là buổi đầu mọi thứ đều gợi nhớ, gợi thương. Nhớ thương đến mức không thể chỉ bộc bạch chung chung như khi còn ở quê nhà, kiểu lý chiều chiều: "Chiều chiều ra ngõ ngó mong - Ngõ thì thấy ngõ người không thấy người", "Chiều chiều ra đứng ngõ sau - Thấy cây khế ngọt mà đau đớn lòng", "Chiều chiều ra ngắm sông sâu - Thấy dòng nước chảy dạ đau từng hồi"... Cũng là lý chiều chiều nhưng giờ đây thương nhớ phải được giãi bày cụ thể hơn, khắc sâu hơn cái khoảng không nghìn trùng cách trở giữa hai phương trời: "Chiều chiều mây phủ Sơn Chà - Lòng ta nhớ bạn nước mắt và lộn cơm - Vẫy vùng như cá trong nơm - Sớm mai Nam ta trông bạn buổi chiều Nồm bạn trông ta".
    Có điều cuộc sống đương thời luôn đặt ra cho tiên dân xứ Quảng nhiều câu hỏi lớn, chẳng hạn cam chịu nhớ thương mà chấp nhận ở lại với cái-lạ-nay-chưa-kịp-định-hình, hay tìm sự bằng an để giũ bỏ quay về với cái-quen-xưa-bao-đời-vẫn-vậy. Và câu trả lời của người Quảng là:"Ngó lên Hòn Kẽm Đá Dừng - Thương cha nhớ mẹ quá chừng bậu ơi - Thương cha nhớ mẹ thời về - Nhược bằng thương kiểng nhớ quê thời đừng". Không phải đừng về mà đừng quay về, đừng hồi hương, bởi giờ đây đã có thêm một quê hương !
    Chính nhờ sống trong thế giới những cái-lạ-nay-chưa-kịp-định-hình, người Quảng xưa có nhu cầu và điều kiện đổi mới cách nhìn, cách nghĩ. Câu ca dân gian: "Đất Quảng Nam chưa mưa đà thấm - Rượu hồng đào chưa nhấm đà say" cực tả sự khát khao cái mới, nhạy cảm với cái mới của người Quảng. "Ra đi mẹ có dặn dò - Sông sâu chớ lội đò đầy đừng qua", kinh nghiệm sống khôn ngoan ấy giờ đây cơ hồ không còn thích hợp nữa. Cuộc sống giờ đây đòi hỏi con người phải biết tư duy kiểu khác: "Sông sâu không lội thì trưa - Đò đầy không xuống ai đưa một mình"...
    Và nhờ biết tư duy kiểu khác mà thái độ ứng xử với cái lạ ở người Quảng lúc này không giống khi vừa mới đến: "Tay ta cầm cần câu trúc ống câu trắc lưỡi câu thau - Muốn câu con cá biển chứ cá bàu thiếu chi", hay "Lên non tìm con chim lạ - Ở dưới phố phường chim chạ thiếu chi". Từ chỗ sợ cái lạ - "con chim kêu phải sợ con cá vùng phải kiêng" - tới chỗ chủ động đi tìm cái lạ, đó là cả một bước tiến dài trong tư duy người Quảng xưa.
    Không hiểu sao chủ thể trữ tình trong ca dao - dân ca Quảng Nam - Đà Nẵng nói về tình yêu lứa đôi đa phần là phụ nữ. Có lẽ trên tình trường họ hứng chịu khổ đau nhiều hơn nam giới, do vậy mà nhu cầu bộc lộ giãi bày bằng tiếng hát lời ca ở họ cũng lớn hơn chăng. Quả là khi yêu, người phụ nữ phải đối mặt với bao nhiêu bất trắc: "Thương chàng thiếp phải đi đêm - Té xuống bờ ruộng đất mềm không đau - Không đau ơi hỡi không đau - Té xuống năm trước năm sau chưa lành", hoặc "Ba với ba là sáu - Sáu với bảy mười ba - Bạn nói với ta không thiệt không thà - Như cây đủng đỉnh trên già dưới non - Khi xưa bạn nói với ta chưa vợ chưa con - Bây giờ ai đứng đầu non đó bạn tề - Bạn nói với ta bạn chưa có hiền thê - Bây chừ hiền thê mô đứng đó bạn trả lại lời thề cho ta", hoặc "Một nong tằm là năm nong kén - Một nong kén là chín nén tơ - Bạn phỉnh ta chín đợi mười chờ - Lênh đênh quán sấm dật dờ quán sen"...
    Cả khi hai người cùng chung cảnh ngộ, thì phụ nữ thường cũng thiệt thòi hơn: "Thiếp thương chàng đừng cho ai biết - Chàng thương thiếp đừng lộ tiếng ai hay - Miệng thế gian nhiều kẻ thày lay - Cực chàng chín rưỡi khổ thiếp đây mười phần", hay "Anh buồn có chốn thở than - Em buồn như ngọn nhang tàn thắp khuya"... Thế nhưng vượt lên tất cả, người phụ nữ đất Quảng vẫn thể hiện rõ bản lĩnh của mình trong tình yêu: "Thiếp không thương chàng thì ra chỗ dở - Cho nên thiếp phải thương đỡ vài ngày - Thiếp có chồng rồi thiên hạ đều hay - Sợ nước lui về đông hải càng ngày càng xa", "Liệu bề thương được thì thương - Đừng trao gánh nặng giữa đường cho em", "Xa xôi chi đó mà lầm - Phải hương hương bén phải trầm trầm thơm"...
    Cũng không ai khác ngoài họ đã chủ động dung hoà kiểu hôn nhân theo sắp đặt với kiểu hôn nhân có tình yêu - một mô hình hôn nhân đến nay và trong nhiều thập niên tới xem ra vẫn còn phù hợp. Hôn nhân theo sắp đặt là kiểu hôn nhân mà cô dâu và chú rể thường do cha mẹ hay người thân trong gia đình đôi bên lựa chọn (thậm chí cả hai chỉ được biết mặt nhau trong ngày cưới) với mục đích tìm cho cô dâu chú rể người bạn đời môn đương hộ đối. Còn hôn nhân có tình yêu bắt nguồn từ tình yêu của những chàng trai, cô gái tự đến với nhau, đặt khả năng tương thích và những cảm nhận về nhau lên hàng chính yếu. Đương nhiên người phụ nữ đất Quảng không đồng tình với kiểu hôn nhân sắp đặt: "Đôi ta tuổi lứa đang vừa - Trách cho cha mẹ kén lừa nơi mô", cũng không muốn bị làng xóm cười chê rằng: "Gái đâu gái hỗn gái hào - Trai chưa vô làm rể gái đã vào làm dâu". Họ tự đến với nhau, yêu nhau và cùng nhau thề non hẹn biển, sau đó tranh thủ sự đồng thuận của hai bên gia đình: "Trai mười bảy gặp gái mười ba - Trai anh hăm sáu gái em đà hăm hai - Lời nguyền với bạn không sai - Bữa mô có rảnh cậy ông mai đến nhà", "Con gà trống tía cái lông cũng tía - Ngọn khoai lang giâm ngọn mía cũng giâm - Thương nhau không dễ thương thầm - Thương thời rượu cỗ trầu mâm đến nhà - Em còn thừa lệnh mẹ cha - Còn có cô chú bác chứ không phải mình ta với chàng"..
    Ngôn ngữ ca dao - dân ca đất Quảng nói chung thô mộc song không phải không có những nét đặc sắc. Khi cần "chữ nghĩa", người Quảng cũng rất chi là "chữ nghĩa", chẳng hạn như trong lời ca bài Lý Thương nhau: "Thương nhau trường đoạn đoạn trường - Luỵ lưu lưu luỵ dạ dường kim châm". Một câu lục bát mười bốn chữ mà đa phần là từ Hán-Việt, trong đó đáng chú ý là cách đảo từ "trường đoạn" thành "đoạn trường", "luỵ lưu" thành "lưu luỵ" nhằm khai thác sức mạnh biểu cảm của những từ đồng âm dị nghĩa. Có thể dẫn chứng thêm nhiều trường hợp chơi chữ tương tự, như câu "Anh từ trong Quảng ra thi - Leo lên đèo ải chữ chi mập mờ", hoặc câu "Chiều chiều lại nhớ chiều chiều - Nhớ người quân tử khăn điều vắt vai - áo vắt vai quần hai ống ướt - Chữ nghĩa chi chàng mà lấn lướt vô thi - Tiền năm quan ngủ quán mất đi - Trai nam nhơn mô đối đặng - Gái nữ nhi xin kết nguyền"...
    Hay câu "Con gái La Qua - Qua đường qua chọc - Qua biểu em rằng - Đừng có la qua". Cái tên "La Qua" vốn chỉ là một địa danh trong câu "Dù xa cửa ngõ cũng xa - Dù gần Bến Điện, La Qua cũng gần", đến đây bỗng trở thành ngữ động từ "la qua" - tức "mắng anh" (vì anh đã trêu chọc em). Ngay chữ "qua" cũng rất đa nghĩa: vừa là thành tố của địa danh La Qua, vừa là anh (qua chọc, qua bảo, la qua), lại vừa là bước sang (qua đường). Rõ ràng nghệ thuật chơi chữ của người Quảng trong câu ca dân gian này khá là độc đáo.
    Hình thức tách từ được người Quảng dùng khá thuần thục trong ca dao - dân ca: "Nhìn xem nam bắc tây đông - Thấy thiên thấy hạ mà không thấy chàng - Về nhà đứng thở ngồi than - Cơm ta ăn không đặng nhớ đến nghĩa chàng đó chàng ơi", hay "Xa làm chi mà xa quanh xa quất - Xa làm chi mà xa tức xa tối xa vội xa vàng - Không cho thiếp thở chàng than đôi lời". Đến chữ nghĩa cũng chia rời, xa cách, huống chi đôi lứa đang yêu! Sở trường nói lái thường được tận dụng: "Một chữ anh cũng thi - Hai chữ anh cũng thi - May thời đậu trạng dẫu rớt đi cũng ông nghè hồi". Ông "nghè hồi" ở đây không phải là ông tiến sĩ vinh quy (nghè: tiến sĩ; hồi: trở về), mà là ông "ngồi hè" - vì đã thi hỏng tức vẫn còn là anh học trò nghèo kiết xác, không ngồi ngoài hè thì ngồi vào đâu được!
    Tuy đất Quảng không phải là chiếc nôi của nghệ thuật tuồng, song người Quảng rất thích tuồng, bởi tuồng truyền thống có nhiều đặc trưng nghệ thuật khá phù hợp với chất chính trị mạnh mẽ quyết liệt của dân Quảng: tích tuồng nào cũng xoay quanh những cuộc tranh giành quyền lực chính trị, đầy ắp những thoán đoạt, phản loạn, mưu mô, xung đột giữa chốn triều đình và bao giờ cũng có ít nhất một vai anh hùng nghĩa hiệp; đạo cụ trên sân khấu tuồng chủ yếu là gươm đao, côn kiếm; giọng hát tuồng cơ hồ lúc nào cũng quyết liệt thét gào. Chính vì người Quảng nhạy cảm với chính trị như thế cho nên bên cạnh những câu ca dao - dân ca có nội dung chính trị hẳn hoi, chẳng hạn câu ca dao "Ai lên chín ngã sông Con - Hỏi thăm ông Hường Hiệu có còn hay không", hay câu hát "Đứng bên ni Hàn ngó qua bên tê Hà Thân nước xanh như tàu lá - Đứng bên tê Hà Thân ngó về Hàn phố xá nghênh ngang - Kể từ ngày Tây lại đất Hàn - Đào sông Câu Nhí bòn vàng Bông Miêu - Dặn lòng ai dỗ đừng xiêu - ở nuôi phụ mẫu sớm chiều có nhau" (hai chữ "nghênh ngang" đã công khai bày tỏ thái độ chính trị của nhân dân Đà Nẵng đang phải chung sống với kẻ thù), còn khá phổ biến trong thơ ca dân gian Quảng Nam - Đà Nẵng hiện tượng chính trị hoá ca dao - dân ca trữ tình.
    Câu ca dao trữ tình quen thuộc "Trời mưa ướt bụi ướt bờ - Ướt cây ướt lá ai ngờ ướt em" được người Quảng chính trị hoá trở thành những câu trữ tình - chính trị: "Trời mưa ướt ngõ ướt đàng - Ướt em em chịu ướt Vệ quốc đoàn em thương", "Trời mưa ướt bụi mía mưng - Ướt em em chịu ướt anh dân quân em buồn", "Trời mưa ướt lá trầu vàng - Mưa ơi đừng ướt anh Vệ quốc đoàn nghe mưa"... Và có lẽ trong ca dao - dân ca Việt Nam, hiếm có câu ca dân gian nào có nhiều dị bản như là câu: "Đất Quảng Nam chưa mưa đà thấm - Rượu hồng đào chưa nhấm đà say...". Có thể ban đầu đây là một khúc hát trữ tình, với hai dòng sau được thay đổi cho phù hợp với cảnh ngộ riêng của từng chủ thể: "Đất Quảng Nam chưa mưa đà thấm - Rượu hồng đào chưa nhấm đà say - Em thương anh cha mẹ không hay - Như ngọn đèn giữa gió biết xoay phương nào", "Đất Quảng Nam chưa mưa đà thấm - Rượu hồng đào chưa nhấm đà say - Kể từ ngày đó đã xa đây - Sầu đêm quên ngủ sầu ngày quên ăn", "Đất Quảng Nam chưa mưa đà thấm - Rượu hồng đào chưa nhấm đà say - Lòng ta như chén rượu đầy - Lời thề nhớ chén rượu này bạn ơi". Đáng chú ý nhất là các dị bản: "Đất Quảng Nam chưa mưa đà thấm - Rượu hồng đào chưa nhấm đà say - Thương nhau chưa đặng mấy ngày - Đã mang câu ơn trọng nghĩa dày bạn ơi", "Đất Quảng Nam chưa mưa đà thấm - Rượu hồng đào chưa nhấm đà say - Hai đứa ta ơn trọng nghĩa dày - Chưa nên câu duyên nợ đã mấy trăm ngày nhớ thương", "Đất Quảng Nam chưa mưa đà thấm - Rượu hồng đào chưa nhấm đà say - Bạn về nằm nghĩ gác tay - Coi ai ơn trọng nghĩa dày cho bằng em", "Đất Quảng Nam chưa mưa đà thấm - Rượu hồng đào chưa nhấm đà say - Bạn về đừng ngủ gác tay - Nơi mô ơn trọng nghĩa dày bạn theo"...
    Xuyên suốt các dị bản này là tính khẳng định của sự lựa chọn, trước hết là lựa chọn trong tình yêu. Khi cô gái Quảng dám tự chọn lựa hạnh phúc "thương anh cha mẹ không hay" thì dẫu có "nghi binh" sánh mình với "ngọn đèn giữa gió biết xoay phương nào", thực chất cô cũng đã khẳng định cái hướng mà đời cô nhằm đến. Tính khẳng định của sự lựa chọn càng hai năm rõ mười hơn ở những cách nói: "kể từ ngày đó đã xa đây - sầu đêm quên ngủ sầu ngày quên ăn", hay "lòng ta như chén rượu đầy - lời thề nhớ chén rượu này bạn ơi", hay "thương nhau chưa đặng mấy ngày - đã mang câu ơn trọng nghĩa dày bạn ơi", rồi "hai đứa ta ơn trọng nghĩa dày - chưa nên câu duyên nợ đã mấy trăm ngày nhớ thương". Song có lẽ tính khẳng định của sự lựa chọn đạt đến đỉnh điểm khi chủ thể trữ tình - dường như vẫn chính là cô gái Quảng - tự đặt bản thân trong quan hệ với người thứ ba: "ai", "nơi mô", từ đó mở ra cho người mình yêu khả năng lựa chọn:"coi ai ơn trọng nghĩa dày cho bằng em", "nơi mô ơn trọng nghĩa dày bạn theo".
    Vì thế ngoài các dị bản trực tiếp được chính trị hoá như "Đất Quảng Nam chưa mưa đà thấm - Rượu hồng đào chưa nhấm đà say - Anh hùng thước lụa trao tay - Nước non một gánh vơi đầy ai hay" có liên quan đến cái chết của cụ Hoàng Diệu, hoặc "Đất Quảng Nam chưa mưa đà thấm - Rượu hồng đào chưa nhấm đà say - Tình non nghĩa nước bao ngày - Con trăng cõi Bắc đã đầy nhớ thương" ra đời vào thời gian đất nước bị chia cắt sau Hiệp định Genève 1954, thì với tính khẳng định của sự lựa chọn vừa nêu, các dị bản "Đất Quảng Nam chưa mưa đà thấm - Rượu hồng đào chưa nhấm đà say - Bạn về nằm nghĩ gác tay - Coi ai ơn trọng nghĩa dày cho bằng em", "Đất Quảng Nam chưa mưa đà thấm - Rượu hồng đào chưa nhấm đà say - Bạn về đừng ngủ gác tay - Nơi mô ơn trọng nghĩa dày bạn theo", thậm chí "Đất Quảng Nam chưa mưa đà thấm - Rượu hồng đào chưa nhấm đà say - Lòng ta như chén rượu đầy - Lời thề nhớ chén rượu này bạn ơi" cũng rất dễ dàng được chính trị hoá để trong những cảnh ngộ không thể nói thẳng được điều cần nói, người Quảng vẫn có thể kín đáo vận động chính trị đồng thời gián tiếp tự bộc lộ sự lựa chọn chính trị của mình.
    Còn có thể kể thêm những câu ca dao - dân ca tưởng chỉ để nói về sự thuỷ chung chờ đợi của đôi lứa xa nhau có khả năng được chính trị hoá như bài Lý Đò ngang: "Ngó lại quê mình - Bởi em chèo thuyền - Trên sông cái - Em ngó lại quê mình - Chim trên cành còn đủ cặp huống chi mình lẻ đôi - Vì đâu đây với đó đã hai nơi - Chiếc đò ngang bằng chiếc đũa không lời nhắn đưa - Cây đa bến cũ đò xưa - Người thương có nghĩa nắng mưa ta vẫn chờ", hay câu hò khoan: "Sớm mai chàng hoá con chim trống đứng dựa bìa núi - Chiều lại thiếp hoá con chim mái đứng dựa bìa rừng - Nỉ non ba tiếng cho có chừng - Dầu xa muôn dặm biểu bạn đừng có xa"...
    6 - Câu đố Quảng thường đậm đà màu sắc chính trị. Câu "Năm ông ngồi lại một bàn - Ông lo việc nước ông toan việc nhà - Bốn ông chịu tuổi lên ba - Còn một ông già chịu tuổi lên hai" vừa miêu tả năm ngón tay trên một bàn tay vừa thể hiện ý thức gánh vác - nói theo cách nói của các tác giả Đại Nam nhất thống chí là tinh thần"sốt sắng việc công" - của dân Quảng. Các câu đố về cây ngô: "Ba tháng cuốn cờ bồng con đỏ - Một phen cởi giáp cứu dân đen" hay về cái máng nước: "Trên vì nước dưới vì nhà - Lòng người ai rõ cho ta hỡi lòng" cũng mang ý nghĩa tương tự. Đương nhiên câu đố Quảng còn thể hiện rõ đặc tính ưa nói lái của người Quảng: "Hít vào, hít ra, hít một" - hít một là hột mít, "Cà vô, cà ra, cà nhột" - cà nhột là cột nhà, "Cúng trên núi, cúng mê, cúng mải" - cúng mải là cái mủng, "Cú trong nhà cú ra, cú hãi" - cú hãi là cái hũ, hoặc "May không chút nữa thì lầm - Cau dày không bẻ bẻ nhầm cau ranh" - cau ranh là canh rau...
    Thay đổi vì sẽ đổi thay...
  3. theBrick

    theBrick Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2003
    Bài viết:
    728
    Đã được thích:
    0
    5- Truyện cổ chưa phải là mặt mạnh nhất của văn học dân gian Quảng Nam - Đà Nẵng. Xem ra người Quảng có nhiều đóng góp hơn trên lĩnh vực thơ ca, trước hết là ở ca dao - dân ca. Ca dao - dân ca Quảng Nam - Đà Nẵng cũng mang đậm dấu ấn tâm lý của những người mới xa quê, buổi đầu mọi thứ đều thấy lạ. "Tới đây sông nước lạ lùng - Con chim kêu phải sợ con cá vùng phải kiêng", hoặc "Tới đây lạ cảnh lạ quê - Anh em cũng lạ bốn bề người dưng - Người thương không thấy người thương - Quanh đi quẩn lại nhớ cố hương thêm sầu".
    Nghĩa là buổi đầu mọi thứ đều gợi nhớ, gợi thương. Nhớ thương đến mức không thể chỉ bộc bạch chung chung như khi còn ở quê nhà, kiểu lý chiều chiều: "Chiều chiều ra ngõ ngó mong - Ngõ thì thấy ngõ người không thấy người", "Chiều chiều ra đứng ngõ sau - Thấy cây khế ngọt mà đau đớn lòng", "Chiều chiều ra ngắm sông sâu - Thấy dòng nước chảy dạ đau từng hồi"... Cũng là lý chiều chiều nhưng giờ đây thương nhớ phải được giãi bày cụ thể hơn, khắc sâu hơn cái khoảng không nghìn trùng cách trở giữa hai phương trời: "Chiều chiều mây phủ Sơn Chà - Lòng ta nhớ bạn nước mắt và lộn cơm - Vẫy vùng như cá trong nơm - Sớm mai Nam ta trông bạn buổi chiều Nồm bạn trông ta".
    Có điều cuộc sống đương thời luôn đặt ra cho tiên dân xứ Quảng nhiều câu hỏi lớn, chẳng hạn cam chịu nhớ thương mà chấp nhận ở lại với cái-lạ-nay-chưa-kịp-định-hình, hay tìm sự bằng an để giũ bỏ quay về với cái-quen-xưa-bao-đời-vẫn-vậy. Và câu trả lời của người Quảng là:"Ngó lên Hòn Kẽm Đá Dừng - Thương cha nhớ mẹ quá chừng bậu ơi - Thương cha nhớ mẹ thời về - Nhược bằng thương kiểng nhớ quê thời đừng". Không phải đừng về mà đừng quay về, đừng hồi hương, bởi giờ đây đã có thêm một quê hương !
    Chính nhờ sống trong thế giới những cái-lạ-nay-chưa-kịp-định-hình, người Quảng xưa có nhu cầu và điều kiện đổi mới cách nhìn, cách nghĩ. Câu ca dân gian: "Đất Quảng Nam chưa mưa đà thấm - Rượu hồng đào chưa nhấm đà say" cực tả sự khát khao cái mới, nhạy cảm với cái mới của người Quảng. "Ra đi mẹ có dặn dò - Sông sâu chớ lội đò đầy đừng qua", kinh nghiệm sống khôn ngoan ấy giờ đây cơ hồ không còn thích hợp nữa. Cuộc sống giờ đây đòi hỏi con người phải biết tư duy kiểu khác: "Sông sâu không lội thì trưa - Đò đầy không xuống ai đưa một mình"...
    Và nhờ biết tư duy kiểu khác mà thái độ ứng xử với cái lạ ở người Quảng lúc này không giống khi vừa mới đến: "Tay ta cầm cần câu trúc ống câu trắc lưỡi câu thau - Muốn câu con cá biển chứ cá bàu thiếu chi", hay "Lên non tìm con chim lạ - Ở dưới phố phường chim chạ thiếu chi". Từ chỗ sợ cái lạ - "con chim kêu phải sợ con cá vùng phải kiêng" - tới chỗ chủ động đi tìm cái lạ, đó là cả một bước tiến dài trong tư duy người Quảng xưa.
    Không hiểu sao chủ thể trữ tình trong ca dao - dân ca Quảng Nam - Đà Nẵng nói về tình yêu lứa đôi đa phần là phụ nữ. Có lẽ trên tình trường họ hứng chịu khổ đau nhiều hơn nam giới, do vậy mà nhu cầu bộc lộ giãi bày bằng tiếng hát lời ca ở họ cũng lớn hơn chăng. Quả là khi yêu, người phụ nữ phải đối mặt với bao nhiêu bất trắc: "Thương chàng thiếp phải đi đêm - Té xuống bờ ruộng đất mềm không đau - Không đau ơi hỡi không đau - Té xuống năm trước năm sau chưa lành", hoặc "Ba với ba là sáu - Sáu với bảy mười ba - Bạn nói với ta không thiệt không thà - Như cây đủng đỉnh trên già dưới non - Khi xưa bạn nói với ta chưa vợ chưa con - Bây giờ ai đứng đầu non đó bạn tề - Bạn nói với ta bạn chưa có hiền thê - Bây chừ hiền thê mô đứng đó bạn trả lại lời thề cho ta", hoặc "Một nong tằm là năm nong kén - Một nong kén là chín nén tơ - Bạn phỉnh ta chín đợi mười chờ - Lênh đênh quán sấm dật dờ quán sen"...
    Cả khi hai người cùng chung cảnh ngộ, thì phụ nữ thường cũng thiệt thòi hơn: "Thiếp thương chàng đừng cho ai biết - Chàng thương thiếp đừng lộ tiếng ai hay - Miệng thế gian nhiều kẻ thày lay - Cực chàng chín rưỡi khổ thiếp đây mười phần", hay "Anh buồn có chốn thở than - Em buồn như ngọn nhang tàn thắp khuya"... Thế nhưng vượt lên tất cả, người phụ nữ đất Quảng vẫn thể hiện rõ bản lĩnh của mình trong tình yêu: "Thiếp không thương chàng thì ra chỗ dở - Cho nên thiếp phải thương đỡ vài ngày - Thiếp có chồng rồi thiên hạ đều hay - Sợ nước lui về đông hải càng ngày càng xa", "Liệu bề thương được thì thương - Đừng trao gánh nặng giữa đường cho em", "Xa xôi chi đó mà lầm - Phải hương hương bén phải trầm trầm thơm"...
    Cũng không ai khác ngoài họ đã chủ động dung hoà kiểu hôn nhân theo sắp đặt với kiểu hôn nhân có tình yêu - một mô hình hôn nhân đến nay và trong nhiều thập niên tới xem ra vẫn còn phù hợp. Hôn nhân theo sắp đặt là kiểu hôn nhân mà cô dâu và chú rể thường do cha mẹ hay người thân trong gia đình đôi bên lựa chọn (thậm chí cả hai chỉ được biết mặt nhau trong ngày cưới) với mục đích tìm cho cô dâu chú rể người bạn đời môn đương hộ đối. Còn hôn nhân có tình yêu bắt nguồn từ tình yêu của những chàng trai, cô gái tự đến với nhau, đặt khả năng tương thích và những cảm nhận về nhau lên hàng chính yếu. Đương nhiên người phụ nữ đất Quảng không đồng tình với kiểu hôn nhân sắp đặt: "Đôi ta tuổi lứa đang vừa - Trách cho cha mẹ kén lừa nơi mô", cũng không muốn bị làng xóm cười chê rằng: "Gái đâu gái hỗn gái hào - Trai chưa vô làm rể gái đã vào làm dâu". Họ tự đến với nhau, yêu nhau và cùng nhau thề non hẹn biển, sau đó tranh thủ sự đồng thuận của hai bên gia đình: "Trai mười bảy gặp gái mười ba - Trai anh hăm sáu gái em đà hăm hai - Lời nguyền với bạn không sai - Bữa mô có rảnh cậy ông mai đến nhà", "Con gà trống tía cái lông cũng tía - Ngọn khoai lang giâm ngọn mía cũng giâm - Thương nhau không dễ thương thầm - Thương thời rượu cỗ trầu mâm đến nhà - Em còn thừa lệnh mẹ cha - Còn có cô chú bác chứ không phải mình ta với chàng"..
    Ngôn ngữ ca dao - dân ca đất Quảng nói chung thô mộc song không phải không có những nét đặc sắc. Khi cần "chữ nghĩa", người Quảng cũng rất chi là "chữ nghĩa", chẳng hạn như trong lời ca bài Lý Thương nhau: "Thương nhau trường đoạn đoạn trường - Luỵ lưu lưu luỵ dạ dường kim châm". Một câu lục bát mười bốn chữ mà đa phần là từ Hán-Việt, trong đó đáng chú ý là cách đảo từ "trường đoạn" thành "đoạn trường", "luỵ lưu" thành "lưu luỵ" nhằm khai thác sức mạnh biểu cảm của những từ đồng âm dị nghĩa. Có thể dẫn chứng thêm nhiều trường hợp chơi chữ tương tự, như câu "Anh từ trong Quảng ra thi - Leo lên đèo ải chữ chi mập mờ", hoặc câu "Chiều chiều lại nhớ chiều chiều - Nhớ người quân tử khăn điều vắt vai - áo vắt vai quần hai ống ướt - Chữ nghĩa chi chàng mà lấn lướt vô thi - Tiền năm quan ngủ quán mất đi - Trai nam nhơn mô đối đặng - Gái nữ nhi xin kết nguyền"...
    Hay câu "Con gái La Qua - Qua đường qua chọc - Qua biểu em rằng - Đừng có la qua". Cái tên "La Qua" vốn chỉ là một địa danh trong câu "Dù xa cửa ngõ cũng xa - Dù gần Bến Điện, La Qua cũng gần", đến đây bỗng trở thành ngữ động từ "la qua" - tức "mắng anh" (vì anh đã trêu chọc em). Ngay chữ "qua" cũng rất đa nghĩa: vừa là thành tố của địa danh La Qua, vừa là anh (qua chọc, qua bảo, la qua), lại vừa là bước sang (qua đường). Rõ ràng nghệ thuật chơi chữ của người Quảng trong câu ca dân gian này khá là độc đáo.
    Hình thức tách từ được người Quảng dùng khá thuần thục trong ca dao - dân ca: "Nhìn xem nam bắc tây đông - Thấy thiên thấy hạ mà không thấy chàng - Về nhà đứng thở ngồi than - Cơm ta ăn không đặng nhớ đến nghĩa chàng đó chàng ơi", hay "Xa làm chi mà xa quanh xa quất - Xa làm chi mà xa tức xa tối xa vội xa vàng - Không cho thiếp thở chàng than đôi lời". Đến chữ nghĩa cũng chia rời, xa cách, huống chi đôi lứa đang yêu! Sở trường nói lái thường được tận dụng: "Một chữ anh cũng thi - Hai chữ anh cũng thi - May thời đậu trạng dẫu rớt đi cũng ông nghè hồi". Ông "nghè hồi" ở đây không phải là ông tiến sĩ vinh quy (nghè: tiến sĩ; hồi: trở về), mà là ông "ngồi hè" - vì đã thi hỏng tức vẫn còn là anh học trò nghèo kiết xác, không ngồi ngoài hè thì ngồi vào đâu được!
    Tuy đất Quảng không phải là chiếc nôi của nghệ thuật tuồng, song người Quảng rất thích tuồng, bởi tuồng truyền thống có nhiều đặc trưng nghệ thuật khá phù hợp với chất chính trị mạnh mẽ quyết liệt của dân Quảng: tích tuồng nào cũng xoay quanh những cuộc tranh giành quyền lực chính trị, đầy ắp những thoán đoạt, phản loạn, mưu mô, xung đột giữa chốn triều đình và bao giờ cũng có ít nhất một vai anh hùng nghĩa hiệp; đạo cụ trên sân khấu tuồng chủ yếu là gươm đao, côn kiếm; giọng hát tuồng cơ hồ lúc nào cũng quyết liệt thét gào. Chính vì người Quảng nhạy cảm với chính trị như thế cho nên bên cạnh những câu ca dao - dân ca có nội dung chính trị hẳn hoi, chẳng hạn câu ca dao "Ai lên chín ngã sông Con - Hỏi thăm ông Hường Hiệu có còn hay không", hay câu hát "Đứng bên ni Hàn ngó qua bên tê Hà Thân nước xanh như tàu lá - Đứng bên tê Hà Thân ngó về Hàn phố xá nghênh ngang - Kể từ ngày Tây lại đất Hàn - Đào sông Câu Nhí bòn vàng Bông Miêu - Dặn lòng ai dỗ đừng xiêu - ở nuôi phụ mẫu sớm chiều có nhau" (hai chữ "nghênh ngang" đã công khai bày tỏ thái độ chính trị của nhân dân Đà Nẵng đang phải chung sống với kẻ thù), còn khá phổ biến trong thơ ca dân gian Quảng Nam - Đà Nẵng hiện tượng chính trị hoá ca dao - dân ca trữ tình.
    Câu ca dao trữ tình quen thuộc "Trời mưa ướt bụi ướt bờ - Ướt cây ướt lá ai ngờ ướt em" được người Quảng chính trị hoá trở thành những câu trữ tình - chính trị: "Trời mưa ướt ngõ ướt đàng - Ướt em em chịu ướt Vệ quốc đoàn em thương", "Trời mưa ướt bụi mía mưng - Ướt em em chịu ướt anh dân quân em buồn", "Trời mưa ướt lá trầu vàng - Mưa ơi đừng ướt anh Vệ quốc đoàn nghe mưa"... Và có lẽ trong ca dao - dân ca Việt Nam, hiếm có câu ca dân gian nào có nhiều dị bản như là câu: "Đất Quảng Nam chưa mưa đà thấm - Rượu hồng đào chưa nhấm đà say...". Có thể ban đầu đây là một khúc hát trữ tình, với hai dòng sau được thay đổi cho phù hợp với cảnh ngộ riêng của từng chủ thể: "Đất Quảng Nam chưa mưa đà thấm - Rượu hồng đào chưa nhấm đà say - Em thương anh cha mẹ không hay - Như ngọn đèn giữa gió biết xoay phương nào", "Đất Quảng Nam chưa mưa đà thấm - Rượu hồng đào chưa nhấm đà say - Kể từ ngày đó đã xa đây - Sầu đêm quên ngủ sầu ngày quên ăn", "Đất Quảng Nam chưa mưa đà thấm - Rượu hồng đào chưa nhấm đà say - Lòng ta như chén rượu đầy - Lời thề nhớ chén rượu này bạn ơi". Đáng chú ý nhất là các dị bản: "Đất Quảng Nam chưa mưa đà thấm - Rượu hồng đào chưa nhấm đà say - Thương nhau chưa đặng mấy ngày - Đã mang câu ơn trọng nghĩa dày bạn ơi", "Đất Quảng Nam chưa mưa đà thấm - Rượu hồng đào chưa nhấm đà say - Hai đứa ta ơn trọng nghĩa dày - Chưa nên câu duyên nợ đã mấy trăm ngày nhớ thương", "Đất Quảng Nam chưa mưa đà thấm - Rượu hồng đào chưa nhấm đà say - Bạn về nằm nghĩ gác tay - Coi ai ơn trọng nghĩa dày cho bằng em", "Đất Quảng Nam chưa mưa đà thấm - Rượu hồng đào chưa nhấm đà say - Bạn về đừng ngủ gác tay - Nơi mô ơn trọng nghĩa dày bạn theo"...
    Xuyên suốt các dị bản này là tính khẳng định của sự lựa chọn, trước hết là lựa chọn trong tình yêu. Khi cô gái Quảng dám tự chọn lựa hạnh phúc "thương anh cha mẹ không hay" thì dẫu có "nghi binh" sánh mình với "ngọn đèn giữa gió biết xoay phương nào", thực chất cô cũng đã khẳng định cái hướng mà đời cô nhằm đến. Tính khẳng định của sự lựa chọn càng hai năm rõ mười hơn ở những cách nói: "kể từ ngày đó đã xa đây - sầu đêm quên ngủ sầu ngày quên ăn", hay "lòng ta như chén rượu đầy - lời thề nhớ chén rượu này bạn ơi", hay "thương nhau chưa đặng mấy ngày - đã mang câu ơn trọng nghĩa dày bạn ơi", rồi "hai đứa ta ơn trọng nghĩa dày - chưa nên câu duyên nợ đã mấy trăm ngày nhớ thương". Song có lẽ tính khẳng định của sự lựa chọn đạt đến đỉnh điểm khi chủ thể trữ tình - dường như vẫn chính là cô gái Quảng - tự đặt bản thân trong quan hệ với người thứ ba: "ai", "nơi mô", từ đó mở ra cho người mình yêu khả năng lựa chọn:"coi ai ơn trọng nghĩa dày cho bằng em", "nơi mô ơn trọng nghĩa dày bạn theo".
    Vì thế ngoài các dị bản trực tiếp được chính trị hoá như "Đất Quảng Nam chưa mưa đà thấm - Rượu hồng đào chưa nhấm đà say - Anh hùng thước lụa trao tay - Nước non một gánh vơi đầy ai hay" có liên quan đến cái chết của cụ Hoàng Diệu, hoặc "Đất Quảng Nam chưa mưa đà thấm - Rượu hồng đào chưa nhấm đà say - Tình non nghĩa nước bao ngày - Con trăng cõi Bắc đã đầy nhớ thương" ra đời vào thời gian đất nước bị chia cắt sau Hiệp định Genève 1954, thì với tính khẳng định của sự lựa chọn vừa nêu, các dị bản "Đất Quảng Nam chưa mưa đà thấm - Rượu hồng đào chưa nhấm đà say - Bạn về nằm nghĩ gác tay - Coi ai ơn trọng nghĩa dày cho bằng em", "Đất Quảng Nam chưa mưa đà thấm - Rượu hồng đào chưa nhấm đà say - Bạn về đừng ngủ gác tay - Nơi mô ơn trọng nghĩa dày bạn theo", thậm chí "Đất Quảng Nam chưa mưa đà thấm - Rượu hồng đào chưa nhấm đà say - Lòng ta như chén rượu đầy - Lời thề nhớ chén rượu này bạn ơi" cũng rất dễ dàng được chính trị hoá để trong những cảnh ngộ không thể nói thẳng được điều cần nói, người Quảng vẫn có thể kín đáo vận động chính trị đồng thời gián tiếp tự bộc lộ sự lựa chọn chính trị của mình.
    Còn có thể kể thêm những câu ca dao - dân ca tưởng chỉ để nói về sự thuỷ chung chờ đợi của đôi lứa xa nhau có khả năng được chính trị hoá như bài Lý Đò ngang: "Ngó lại quê mình - Bởi em chèo thuyền - Trên sông cái - Em ngó lại quê mình - Chim trên cành còn đủ cặp huống chi mình lẻ đôi - Vì đâu đây với đó đã hai nơi - Chiếc đò ngang bằng chiếc đũa không lời nhắn đưa - Cây đa bến cũ đò xưa - Người thương có nghĩa nắng mưa ta vẫn chờ", hay câu hò khoan: "Sớm mai chàng hoá con chim trống đứng dựa bìa núi - Chiều lại thiếp hoá con chim mái đứng dựa bìa rừng - Nỉ non ba tiếng cho có chừng - Dầu xa muôn dặm biểu bạn đừng có xa"...
    6 - Câu đố Quảng thường đậm đà màu sắc chính trị. Câu "Năm ông ngồi lại một bàn - Ông lo việc nước ông toan việc nhà - Bốn ông chịu tuổi lên ba - Còn một ông già chịu tuổi lên hai" vừa miêu tả năm ngón tay trên một bàn tay vừa thể hiện ý thức gánh vác - nói theo cách nói của các tác giả Đại Nam nhất thống chí là tinh thần"sốt sắng việc công" - của dân Quảng. Các câu đố về cây ngô: "Ba tháng cuốn cờ bồng con đỏ - Một phen cởi giáp cứu dân đen" hay về cái máng nước: "Trên vì nước dưới vì nhà - Lòng người ai rõ cho ta hỡi lòng" cũng mang ý nghĩa tương tự. Đương nhiên câu đố Quảng còn thể hiện rõ đặc tính ưa nói lái của người Quảng: "Hít vào, hít ra, hít một" - hít một là hột mít, "Cà vô, cà ra, cà nhột" - cà nhột là cột nhà, "Cúng trên núi, cúng mê, cúng mải" - cúng mải là cái mủng, "Cú trong nhà cú ra, cú hãi" - cú hãi là cái hũ, hoặc "May không chút nữa thì lầm - Cau dày không bẻ bẻ nhầm cau ranh" - cau ranh là canh rau...
    Thay đổi vì sẽ đổi thay...
  4. theBrick

    theBrick Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2003
    Bài viết:
    728
    Đã được thích:
    0
    7 - Vè Quảng chủ yếu cũng là vè chính trị, được người Quảng sử dụng làm vũ khí đắc lực để tuyên truyền cách mạng. Mỗi bài vè Quảng thường gắn với một biến cố chính trị hoặc với một nhiệm vụ chính trị nhất định. Vè Khâm sai - còn gọi là vè Sai đạo - ghi lại sự kiện Nguyễn Thân đem quân triều đình vào đàn áp Nghĩa hội Quảng Nam năm 1886: "Lẳng lặng mà nghe - Cái vè Sai đạo...". Cuộc biểu tình kháng thuế cự sưu - hay theo cách gọi của Phan Châu Trinh là Trung Kỳ dân biến - bắt đầu từ huyện Đại Lộc tỉnh Quảng Nam vào ngày 11 tháng 3 năm 1908 và sau đó nhanh chóng lan rộng khắp các tỉnh miền Trung. Với sự kiện 11 tháng 3, lần đầu tiên Quảng Nam trở thành nơi khởi phát một hình thức đấu tranh chính trị chưa từng có ở nước ta, một cuộc biểu dương lực lượng chính trị hùng hậu của nhân dân - xin nhấn mạnh là của nhân dân - một vùng đất nửa thế kỷ trước từng gánh vác sứ mệnh đánh thắng trận đầu, cầm chân giặc Pháp. Bài vè Xin xâu chống thuế: "Lẳng lặng mà nghe - Cái vè xin thuế..." đã phản ánh sinh động diễn biến và hào khí của sự kiện chính trị này. Hay như bài vè Tổng tuyển cử ra đời nhằm cổ động cho các ứng viên do ********* giới thiệu trong cuộc bầu cử Quốc hội khoá đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà năm 1946: "Tống, Bôi, Hiến, Nhĩ, Diêu, Thao, Huệ - Viện, Xuyến, Sạ, Bằng, Thự cử tri"...
    8 - Người Quảng thường xuyên phải đối diện với một thiên nhiên cực kỳ khắc nghiệt, nhất là vào khoảng tháng bảy gió nam thổi ròng hàng tuần lễ, đất cát khô rang, nông thôn cơ cực, dân cày đói vàng con mắt. Điều đó giải thích vì sao ngoài việc khái quát những kinh nghiệm nghề nông, tục ngữ Quảng Nam - Đà Nẵng còn hay nhắc đến cái ăn - đúng hơn là hay cảnh giác với cái ăn: "ăn không lo của kho cũng hết", "Ngày làm tháng ăn - Tháng làm năm ăn", "Ăn như tằm ăn lên", "Quần lãnh áo lương ăn lường gạo chợ", "Thấy họ ăn khoai mài vác mai chạy quấy", "Ăn bánh đúc đục mặt", "Ăn bữa giỗ lỗ bữa cày", "Ăn xưa chừa nay", "Liệu cơm gắp mắm", "Ăn ít no lâu ăn nhiều tức bụng", "Đời cha ăn mặn đời con khát nước", "Miếng ăn là miếng tồi tàn - Mất ăn một miếng lộn gan lên đầu", "Ăn một miếng tiếng một đời", "Ham ăn thì lú ham ngủ thì mê"... Rõ ràng những câu nói dân gian vừa nêu chứng tỏ người Quảng sợ mất nhân phẩm hơn là sợ thiếu miếng ăn !
    Thật khó lòng tách bạch trong tâm hồn người Quảng bây giờ đâu là phần lưng vốn văn học dân gian cả dân tộc ông cha xưa mang theo làm hành trang trên đường nam tiến và đâu là phần văn học dân gian bản địa mới được phóng tác hoặc sáng tác tại chỗ qua sáu trăm năm. Có điều người Quảng hôm nay có thể tự hào rằng mỗi câu hát, câu chuyện, câu nói dân gian mới được phóng tác, sáng tác suốt sáu thế kỷ vừa bám-trụ-giữ-đất vừa quảng-nam-mở-cõi đều in đậm dấu vân tay của tổ tiên mình, và đó chính là cách các thế hệ người Quảng đóng góp vào kho tàng văn học dân gian chung của đất nước.
    Thạc sĩ BÙI VĂN TIẾNG
    (theo tạp chí NGUỒN SÁNG DÂN GIAN số 1, ra tháng 11-2001)
    Thay đổi vì sẽ đổi thay...
  5. theBrick

    theBrick Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2003
    Bài viết:
    728
    Đã được thích:
    0
    7 - Vè Quảng chủ yếu cũng là vè chính trị, được người Quảng sử dụng làm vũ khí đắc lực để tuyên truyền cách mạng. Mỗi bài vè Quảng thường gắn với một biến cố chính trị hoặc với một nhiệm vụ chính trị nhất định. Vè Khâm sai - còn gọi là vè Sai đạo - ghi lại sự kiện Nguyễn Thân đem quân triều đình vào đàn áp Nghĩa hội Quảng Nam năm 1886: "Lẳng lặng mà nghe - Cái vè Sai đạo...". Cuộc biểu tình kháng thuế cự sưu - hay theo cách gọi của Phan Châu Trinh là Trung Kỳ dân biến - bắt đầu từ huyện Đại Lộc tỉnh Quảng Nam vào ngày 11 tháng 3 năm 1908 và sau đó nhanh chóng lan rộng khắp các tỉnh miền Trung. Với sự kiện 11 tháng 3, lần đầu tiên Quảng Nam trở thành nơi khởi phát một hình thức đấu tranh chính trị chưa từng có ở nước ta, một cuộc biểu dương lực lượng chính trị hùng hậu của nhân dân - xin nhấn mạnh là của nhân dân - một vùng đất nửa thế kỷ trước từng gánh vác sứ mệnh đánh thắng trận đầu, cầm chân giặc Pháp. Bài vè Xin xâu chống thuế: "Lẳng lặng mà nghe - Cái vè xin thuế..." đã phản ánh sinh động diễn biến và hào khí của sự kiện chính trị này. Hay như bài vè Tổng tuyển cử ra đời nhằm cổ động cho các ứng viên do ********* giới thiệu trong cuộc bầu cử Quốc hội khoá đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà năm 1946: "Tống, Bôi, Hiến, Nhĩ, Diêu, Thao, Huệ - Viện, Xuyến, Sạ, Bằng, Thự cử tri"...
    8 - Người Quảng thường xuyên phải đối diện với một thiên nhiên cực kỳ khắc nghiệt, nhất là vào khoảng tháng bảy gió nam thổi ròng hàng tuần lễ, đất cát khô rang, nông thôn cơ cực, dân cày đói vàng con mắt. Điều đó giải thích vì sao ngoài việc khái quát những kinh nghiệm nghề nông, tục ngữ Quảng Nam - Đà Nẵng còn hay nhắc đến cái ăn - đúng hơn là hay cảnh giác với cái ăn: "ăn không lo của kho cũng hết", "Ngày làm tháng ăn - Tháng làm năm ăn", "Ăn như tằm ăn lên", "Quần lãnh áo lương ăn lường gạo chợ", "Thấy họ ăn khoai mài vác mai chạy quấy", "Ăn bánh đúc đục mặt", "Ăn bữa giỗ lỗ bữa cày", "Ăn xưa chừa nay", "Liệu cơm gắp mắm", "Ăn ít no lâu ăn nhiều tức bụng", "Đời cha ăn mặn đời con khát nước", "Miếng ăn là miếng tồi tàn - Mất ăn một miếng lộn gan lên đầu", "Ăn một miếng tiếng một đời", "Ham ăn thì lú ham ngủ thì mê"... Rõ ràng những câu nói dân gian vừa nêu chứng tỏ người Quảng sợ mất nhân phẩm hơn là sợ thiếu miếng ăn !
    Thật khó lòng tách bạch trong tâm hồn người Quảng bây giờ đâu là phần lưng vốn văn học dân gian cả dân tộc ông cha xưa mang theo làm hành trang trên đường nam tiến và đâu là phần văn học dân gian bản địa mới được phóng tác hoặc sáng tác tại chỗ qua sáu trăm năm. Có điều người Quảng hôm nay có thể tự hào rằng mỗi câu hát, câu chuyện, câu nói dân gian mới được phóng tác, sáng tác suốt sáu thế kỷ vừa bám-trụ-giữ-đất vừa quảng-nam-mở-cõi đều in đậm dấu vân tay của tổ tiên mình, và đó chính là cách các thế hệ người Quảng đóng góp vào kho tàng văn học dân gian chung của đất nước.
    Thạc sĩ BÙI VĂN TIẾNG
    (theo tạp chí NGUỒN SÁNG DÂN GIAN số 1, ra tháng 11-2001)
    Thay đổi vì sẽ đổi thay...
  6. dn

    dn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/05/2003
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0
    doc cai trang nay tu nhien ... cai bung no doi bieu tinh........doi bung quaaaaaa di kiem cai gi an do cai da
    DNTY
  7. dn

    dn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/05/2003
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0
    doc cai trang nay tu nhien ... cai bung no doi bieu tinh........doi bung quaaaaaa di kiem cai gi an do cai da
    DNTY
  8. theBrick

    theBrick Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2003
    Bài viết:
    728
    Đã được thích:
    0
    Hòn Kẽm Đá Dừng​
    Ðến với hòn Kẽm Ðá Dừng, nơi thắt lại lần cuối cùng của thượng nguồn Thu Bồn (Quảng Nam), nhìn con nước dứt áo độc hành về xuôi, du khách có thể ngồi đấy mà nghe dậy những nồi niềm sau hành trình ngược sông thưởng lãm.. .
    Vào một ngày đẹp trời, từ bến Ðiện Bàn, bạn có thể lần lượt băng qua những tên đất tên sông tên bến tên dòng; Ngược lên chút nữa, kia là đèo Phường Rạch, nằm trong địa phận xã Quế Trung (Quế Sơn). Rồi khe Rùa, chảy từ đèo Le-ra. Bắt đầu tư đây, du khách có thể mục kích màu xanh của dâu bắp hai bờ. Ở đất Quảng Nam dâu lên xanh dọc triền sông chỉ còn thấy nơi đây, Thu Bồn. Dâu còn xanh, nhưng bóng dáng cô thôn nữ hái dâu hát bên bờ sông trong đêm trăng thanh đã khuất tịch. Và giấc mộng trở thành cung phi mỹ nữ như chuyện Bà Chúa tầm tang Ðoàn quý phi thời chúa Nguyễn Phúc Lan cũng tan theo. Cô gái làng dâu lụa tơ tằm nổi tiếng Duy Trinh ấy, ngôi mộ nay vẫn còn (theo một nhà nghiên cứu có uy tín, đây là ngôi mộ cổ nhất kể từ Bắc đèo Hải Vân trở vô).. . Qua Cổ Cò, dòng chảy làm một đường cong ngoạn mục. Xa xa về hướng Tây Nam - địa phận Ðại Lộc - có mỏm đá cắt hình bàn cờ; tương truyền là chốn bồng lai diệu thảo dành cho các vị tiên nhàn nhã chơi cờ.

    Gần đến Kẽm, nhô lên giữa dòng nước là hòn Mồ Côi. Nó có vẻ cô độc, nhất là vào mùa mưa lũ, khi nước ùa đến gặp đá chặn lại, rẽ ra, hòn Mồ Côi trong xa như một con tàu giữa biển.
    Ngó lên hòn Kẽm Ðá Dừng
    Thương cha nhớ mẹ quá chừng bậu ơi.. ​
    .
    Không phải ?ngó lên hòn kẽm Ðá Dừng?o nữa, mà bạn sẽ có một đêm neo thuyền giữa lòng kẽm. Ở vào thời khắc hoàng hôn bạn mới hiểu chốn mây núi này vì sao được gọi tên là hòn Kẽm Ðá Dừng. Phải chăng bởi cái vách núi chẻ ra kia sậm một màu của Kẽm. Cũng từ thế núi chẻ ra kia, dòng nước không vì thế mở thoáng mà trông bị khép lại như một vách dựng của đá. Bên trong vách Kẽm trông lên trời xanh, cảm giác như đang chơi vơi giữa lòng chảo. Thú vị hơn, khi biết được rằng ở giữa ?lòng chảo?o này, có một vị trí mà quả bòng được thả vào đấy sẽ nổi lên ở sông Vu Gia. Kẽm như nằm vào ranh giới hai huyện Quế Sơn và Hịêp Ðức. Bên này là Quế Tân (Quế Sơn), bên kia đã là thôn Trà Linh (Hiệp Hoà, Hiệp Ðức). Những ký tự Chăm ghi trên vách núi, ban ngày bạn sẽ không bao giờ nhìn thấy được, nhưng giữa đêm trăng sắp viên mãn nơi thượng tuần chúng như sống dậy, thăng hoa. Hòn Kẽm Ðá Dừng không chỉ quyến rũ bởi nét hoành tráng của nó trong lời người kể lại mà quả thực khi bạn có một đêm ở nơi đây bạn mới thấy được giá trị đích thực của vẻ đẹp thiên nhiên này.

    Thay đổi vì sẽ đổi thay...
  9. theBrick

    theBrick Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2003
    Bài viết:
    728
    Đã được thích:
    0
    Hòn Kẽm Đá Dừng​
    Ðến với hòn Kẽm Ðá Dừng, nơi thắt lại lần cuối cùng của thượng nguồn Thu Bồn (Quảng Nam), nhìn con nước dứt áo độc hành về xuôi, du khách có thể ngồi đấy mà nghe dậy những nồi niềm sau hành trình ngược sông thưởng lãm.. .
    Vào một ngày đẹp trời, từ bến Ðiện Bàn, bạn có thể lần lượt băng qua những tên đất tên sông tên bến tên dòng; Ngược lên chút nữa, kia là đèo Phường Rạch, nằm trong địa phận xã Quế Trung (Quế Sơn). Rồi khe Rùa, chảy từ đèo Le-ra. Bắt đầu tư đây, du khách có thể mục kích màu xanh của dâu bắp hai bờ. Ở đất Quảng Nam dâu lên xanh dọc triền sông chỉ còn thấy nơi đây, Thu Bồn. Dâu còn xanh, nhưng bóng dáng cô thôn nữ hái dâu hát bên bờ sông trong đêm trăng thanh đã khuất tịch. Và giấc mộng trở thành cung phi mỹ nữ như chuyện Bà Chúa tầm tang Ðoàn quý phi thời chúa Nguyễn Phúc Lan cũng tan theo. Cô gái làng dâu lụa tơ tằm nổi tiếng Duy Trinh ấy, ngôi mộ nay vẫn còn (theo một nhà nghiên cứu có uy tín, đây là ngôi mộ cổ nhất kể từ Bắc đèo Hải Vân trở vô).. . Qua Cổ Cò, dòng chảy làm một đường cong ngoạn mục. Xa xa về hướng Tây Nam - địa phận Ðại Lộc - có mỏm đá cắt hình bàn cờ; tương truyền là chốn bồng lai diệu thảo dành cho các vị tiên nhàn nhã chơi cờ.

    Gần đến Kẽm, nhô lên giữa dòng nước là hòn Mồ Côi. Nó có vẻ cô độc, nhất là vào mùa mưa lũ, khi nước ùa đến gặp đá chặn lại, rẽ ra, hòn Mồ Côi trong xa như một con tàu giữa biển.
    Ngó lên hòn Kẽm Ðá Dừng
    Thương cha nhớ mẹ quá chừng bậu ơi.. ​
    .
    Không phải ?ngó lên hòn kẽm Ðá Dừng?o nữa, mà bạn sẽ có một đêm neo thuyền giữa lòng kẽm. Ở vào thời khắc hoàng hôn bạn mới hiểu chốn mây núi này vì sao được gọi tên là hòn Kẽm Ðá Dừng. Phải chăng bởi cái vách núi chẻ ra kia sậm một màu của Kẽm. Cũng từ thế núi chẻ ra kia, dòng nước không vì thế mở thoáng mà trông bị khép lại như một vách dựng của đá. Bên trong vách Kẽm trông lên trời xanh, cảm giác như đang chơi vơi giữa lòng chảo. Thú vị hơn, khi biết được rằng ở giữa ?lòng chảo?o này, có một vị trí mà quả bòng được thả vào đấy sẽ nổi lên ở sông Vu Gia. Kẽm như nằm vào ranh giới hai huyện Quế Sơn và Hịêp Ðức. Bên này là Quế Tân (Quế Sơn), bên kia đã là thôn Trà Linh (Hiệp Hoà, Hiệp Ðức). Những ký tự Chăm ghi trên vách núi, ban ngày bạn sẽ không bao giờ nhìn thấy được, nhưng giữa đêm trăng sắp viên mãn nơi thượng tuần chúng như sống dậy, thăng hoa. Hòn Kẽm Ðá Dừng không chỉ quyến rũ bởi nét hoành tráng của nó trong lời người kể lại mà quả thực khi bạn có một đêm ở nơi đây bạn mới thấy được giá trị đích thực của vẻ đẹp thiên nhiên này.

    Thay đổi vì sẽ đổi thay...
  10. theBrick

    theBrick Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2003
    Bài viết:
    728
    Đã được thích:
    0
    Tản mạn về ẩm thực Quảng-Đà​
    Hình ảnh quê hương trong tâm hồn người xa xứ là một hình ảnh hỗn hợp của nhiều hình ảnh khác nhau nơi đất mẹ. Trong bức tranh hỗn hợp đó, đôi lúc lại hiện lên hình ảnh giếng nước bờ ao sau luỹ tre làng, hoặc hình ảnh một con sông quê miệt mài chảy để vun đắp phù sa nuôi nấng người. Đôi lúc khác lại hiện lên hình ảnh của những người thân quen hoặc một bóng hình nào đó của tuổi học trò mà đã đi mãi vào kỷ niệm đẹp. Và cũng đôi lúc lại hiện lên hình ảnh của những món ăn " quốc hồn quốc tuý" , để cho ta chợt nhận ra rằng trong máu thịt này đã thấm đẫm những món ăn mà ta đã tiếp nhận từ khi còn nằm trong bụng mẹ.
    Quê hương ta nơi nào cũng có nét đẹp riêng, cũng có những món ăn đặc sản riêng. Đã có lúc tôi chết lịm trước tô canh điên điển độc đáo của cô Hai và món gà nướng đất sét lừng danh của ông Tám nơi miền sông nước Tây Nam Bộ. Đã có lúc tôi ngồi thong thả cụng ly với những người thân quen bên những bàn lẫu dê nghi ngút khói trong những chiều mưa tầm tã của Sài Gòn để chợt nhận ra ra không nơi nào có được phong cách ẩm thực như quê hương ta. Đã có lúc tôi thẩn thờ trước tô bún bò của một o Huế trong nội thành đất Thần Kinh trầm mặc. Đã có lúc tôi háo hức ngồi xếp bằng trên chiếu, hướng mắt nhìn ra bờ đê Yên Phụ (ở Nhật Tân, ngoại thành Hà Nội), rồi nhâm nhi từng món thịt cầy và hình dung ra cảnh các tiền nhân ngày xưa thưởng thức món này như thế nào. Đã có lúc tôi ngồi giữa đảo Cát Bà lộng gió để thưởng thức món cá song hấp đặc sản cứ ngọt lừ trong cổ họng. Và cũng đã có lúc tôi sửng sờ trước dĩa bánh cuốn trắng nõn nà được mang đến bởi cô chủ nhỏ đẹp hớp hồn của thành phố hoa phượng đỏ (Hải Phòng). Kể ra thì nhiều lắm. Thôi thì để bây giờ tôi sẽ lan man đôi dòng về vài món ăn chơi của vùng đất Quảng Nam-Đà Nẵng, nơi đã cho tôi cái giọng nói và một tuổi thơ muôn đời tôi vẫn nhớ.
    Chắc bạn đã nghe đến món bò tái (bê thui) xứ Quảng. Những ai đã từng ngược xuôi nhiều lần dọc theo chiều dài của đất nước chắc cũng đã có ghé vào một quán bò tái khu Cầu Mống nằm trên quốc lộ 1A, đoạn thuộc địa phận tỉnh Quảng Nam. Nói đến bò tái Cầu Mống thì chắc chắn bất cứ tài xế xuyên Việt nào lâu năm trên quốc lộ 1A đều biết. Đang đi mệt rứa mà ghé vô quán bò tái là tỉnh người liền. Nhìn những dĩa thịt bò hồng hồng mà cứ cảm thấy đói cồn cào, cứ nghe ông thần khẩu thúc giục rất mãnh liệt. Thịt bò tái được ăn kẹp với các loại rau sống, chuối chát, khế và chấm với mắm nêm. Mắm nêm Quảng Nam Đà Nẵng rất khác so với các loại mắm ở trong Nam, chẳng hạn như mắm cá linh, cá lóc, cá trèn... Mắm nêm được làm bằng cá cơm, và nước mắm thành phẩm không còn xác cá, sền sệt rất hấp dẫn. Gắp một lát thịt bò, kẹp với rau, chấm vào nước mắm, rồi đưa vô miệng nhai từ từ. Trời ạ! Ngọt, chua, chát, cay... đủ cả. Da thịt thì giòn, còn thịt thì mềm, nó cứ hoà lẫn vào nhau như một bản hoà tấu của thiên nhiên muôn thuở. Ngon không thể tả được, bạn phải ăn thì mới cảm nhận được hết cái ngon cho chính mình.
    Chiều chiều dạo phố Đà Nẵng, nếu đi đến mấy đoạn đường có mấy quán nem lụi và bún thịt nướng thì từ xa đã nghe được mùi thơm của thịt nướng. Thơm đến nức mũi. Không biết có nhà văn xứ Quảng nào đã thử so sánh mùi thơm của thịt nướng với hương tóc con gái chưa, chứ theo tôi thì cũng là một đề tài hay để khám phá. Hương tóc của người yêu làm những chàng trai ngất ngay trong hạnh phúc, muốn được hôn lên suối tóc mềm mà thề thốt chuyện yêu đương. Còn mùi thơm của thịt nướng thì làm người ta ngất ngay trong trạng thái...muốn được ăn liền. Cả hai mùi thơm đều kêu gọi hành động, cho nên cũng không khập khiểng cho lắm khi đem ra so sánh bạn nhỉ?
    Bún thịt nướng Đà Nẵng dùng nước tương sền sệt chứ không dùng nước mắm trong. Tôi không biết người ta làm nước tương như thế nào nhưng ăn ngon đáo để. Ngoài thịt nướng, người ta còn bỏ vào tô bún vài miếng nem lụi và vài lát bánh phồng tôm chiên giòn. Do nước tương sệt nên các hỗn hợp trong tô bún cứ quấn vào nhau tạo nên một khẩu vị thăng bằng thật khó tả. Vừa ăn vừa ngửi mùi thơm mà cứ cảm thấy sướng thiệt. Ăn đến đâu là ngon và thơm đến đó. Nghĩ đến nó mà tôi cứ bần thần mãi, cứ mong có dịp trở lại thăm quê hương để mà ăn cho thoả mãn thần khẩu.
    Sau khi ăn nhẹ một tô bún thịt nướng để lót dạ, bạn có thể chạy lên Khuê Trung, vào " làng" thịt heo luộc cuốn bánh tráng để thưởng thức món ăn chơi mà dân Quảng-Đà mới thương mại hoá để phục vụ khách làng ăn. Thịt heo luộc cuốn bánh tráng rau sống thì không có gì là " đặc sản" với dân Quảng-Đà cả. Đã bao đời qua người ta vẫn ăn bánh tráng thịt heo cuốn rau sống. Thế nhưng có người sáng ý đã biến nó thành một món đặc sản trong khoảng mười mấy năm trở lại đây mà rất nhiều khách phương xa khi đến thăm Đà Nẵng cũng bỏ công tìm đến ăn nó cho được. Cái khéo ở đây là người ta xắt lát thịt thiệt là dài, nhìn trông rất đẹp mắt, rất thuận tiện cho việc cuốn bánh. Một lát thịt thì có thể cuốn được một cuốn bánh, trông rất gọn gàng, chứ không phải dùng hai hay ba miếng thịt ngắn rắp lại cho dài ra theo như kiểu người bình thường không biết cách xắt thịt dùng hằng ngày.
    Thịt heo cuốn bánh tráng thì nói chung là đơn giản. Lấy một miếng bánh tráng chưa nướng nhúng vào nước cho mềm rồi bỏ rau sống đủ loại kèm theo một miếng thịt heo (và một ít mì lá) vào giữa rồi cuốn lại thành một cuốn giống như là gỏi cuốn trong Nam vậy. Cuốn này được chấm với nước mắm nêm đặc pha rất kỹ lưỡng. Bánh tráng cuốn thịt heo mềm mại dễ ăn. Khi nhai thì chất béo của thịt trộn lẫn với chất chua, chát, nồng, cay, mặn của rau và mắm cứ thôi thúc ta làm một cuốn khác khi vẫn chưa ăn hết cuốn cầm trên tay. Món này ăn lâu no nên ta có thể cứ tà tà ngồi tự nhiên cuốn ăn và uống bia Sông Hàn rỉ rả. Người khác thì sao tôi không biết, chứ tôi cảm thấy cực kì thích thú khi được ngồi trong một không gian thơm hực mùi mắm nêm với mùi bia đất Quảng.
    Sẵn đây tôi cũng muốn lưu ý bạn làng ăn rằng trên con đường dẫn vào mấy quán thịt heo cuốn bánh tráng này có một quán thịt cầy nhỏ nằm bên ven đường mà tôi cho rằng " có một không hai" . Thịt cầy thì tôi đã ăn dọc từ Nam chí Bắc, duy chỉ có quán này làm được hai món rất ngon: đó là thịt cầy nướng lá lốt và thịt cầy hầm đậu đen. Nghe mùi lá lốt nướng với thịt mà tôi cứ muốn " chết dưới trời đổ nát" . Thơm chi lạ! Ai không dám ăn thịt cầy mà nghe mùi thơm này thì tôi nghĩ sẽ thay đổi ý định ngay. Món hầm đậu đen cũng thiệt là ngon. Đây là món cuối cùng trong bữa tiệc mộc tồn, nó cho ta một cảm giác no trọn vẹn, khỏi phải về nhà lục cơm ăn thêm. Thịt được dùng để hầm thường là đùi với đuôi. Không biết người ta hầm cách răng mà hắn ngon chi lạ. Thịt và đậu đen cứ hoà quyện vào nhau để đem lại một món súp ngọt lừ, làm người ăn nhớ mãi. Tôi không nói ngoa đâu. Nếu có dịp bạn nên thử món hầm và món nướng lá lốt tại quán này để có thể thấy hết tinh hoa của món cờ tây.
    Nói chuyện ăn chơi, cũng không quên nói đến một món ăn học sinh dân dã. Đó là món bánh tráng đập dập. Vâng, nó chỉ đơn giản là bánh tráng đập dập. Ấy vậy mà đó đã đi mãi vào hồn người để rồi có một lúc nào đó ta chợt nhớ về thời học sinh xưa mà cứ ngẩn ngơ tiếc mãi những nụ cười hồn nhiên của đám bạn tuổi hoa mai. Bánh tráng đập dập được làm bởi hai cái bánh tráng nướng mỏng kẹp lại với một lá mì ở giữa. Bánh cũng được chấm mắm nêm đặc pha rất thơm. Khi xưa, học trò ít tiền chúng tôi thường rủ nhau vào một quán bánh tráng đập dập trong một cái kiệt nhỏ sâu hun hút ở đường Hoàng Diệu để ăn say mê trong tiếng cười rộn rả. Bánh tráng được mang ra, những đứa học trò cứ vô tư dùng tay đập dập ra rồi chấm mắm mà ăn. Vì nhờ có lá mì được quết dầu kẹp ở giữa nên bánh tráng vẫn dính lại, không bắn tung toé khi bị đập. Học trò chúng tôi cứ thế mà ăn. Vừa được vui, vừa được ăn no, vừa đủ tiền để trả thì quả là một hạnh phúc vô ngần cho bọn học trò có tâm hồn trắng như tờ giấy viết nhưng ham ăn như chúng tôi.
    Nói đến ẩm thực Đà Nẵng không thể không nói đến các món ăn chơi đồ biển. Đồ ăn ngon là một phần, không gian ăn uống cũng là một phần quan trọng không kém. Tiên sinh đất Bắc Vũ Bằng chắc cũng phải thốt lên nếu được ngồi trên bãi biển trong chiều lộng gió để nhâm nhi ly rượu bên dĩa nghêu tươi luộc chấm muối tiêu. Vâng, biển chiều đẹp lắm. Đẹp mênh mang như muốn huyễn hoặc hồn người tan vào với không gian để hoà quyện với đất trời biển cả. Những ngọn gió theo sóng chiều tràn vào cứ quấn lấy làn da thịt làm con người khoan khoái lạ. Bao nhiêu cái nhiêu khê ở đời dường như bị gió cuốn đi để tắm gội cho hồn người một sinh khí mới.
    Món ăn đồ biển thì nhiều, tôi thì thường thích hai món đơn giản là nghêu luộc và sứa trộn (người miền Nam gọi là gỏi, người miền Bắc gọi là nộm). Nghêu luộc thì đúng như tên gọi của nó, nghêu tươi, thường thì được bắt từ biển vào buổi sáng, luộc chấm với muối tiêu chanh. Người biết cách luộc thì luộc cho nghêu vừa chín, thịt mềm và giữ được chất ngọt (nghêu luộc lâu quá thì ăn rất dai và mất hết chất ngọt). Nhón tay bóc vỏ một con nghêu, chấm vào muối tiêu và đưa lên miêng nhai từ từ. Nhớ nhai từ từ bạn nhé. Ăn nghêu luộc thì phải nhai từ từ thì chất ngọt trong ngêu mới bộc phát hết được. Nó cứ ngọt lừ và từ từ trôi xuống cổ họng thiệt là khoái khẩu. Sau một con nghêu là húp một ngụm bia cho nó nhịp nhàng (có người uống rượu, tôi thì thường chỉ uống bia mà thôi). Cứ thế, vừa ăn vừa uống cho đất trời điên đảo.
    Sứa trộn thì cũng rất đơn giản. Người ta bắt loại sứa trắng rồi xắt sống để trộn với rau thơm và đậu phụng (phộng, lạc rang). Cho thêm một ít da heo (hoặc mỡ heo) đã được xắt mỏng và chiên giòn cho có chất béo. Món sứa này ăn rất mát. Vị tanh nhẹ của sứa sống được đánh mất bởi các mùi vị rau thơm và vị chua của chanh kèm với vị cay của ớt. Sứa ăn đến đâu là cứ muốn trôi tuột xuống cổ họng đến đó. Đây là một món ăn chơi nhẹ nhàng nhưng đầy đủ các chất nóng, lạnh thiệt là hợp khẩu cho việc đưa cay.
    Bạn có bao giờ ở trong trạng thái ngà ngà say trong gió chiều của biển chưa? Tuyệt vời lắm bạn ạ! Hồn người cứ nhẹ nâng. Đất trời và hồn người như hoà lẫn vào nhau để cùng du dương một bản tình ca ngây ngất đến vô cùng. Biển bao la trước mắt là tương lai ta đó. Cát dưới chân là mơn thoa của hiện tại. Gió vi vu là hồn văn mời gọi. Và cứ thế, bia cứ rót, chữ nghĩa cứ tuôn trào và hồn người cứ bay bổng. Xin dựa theo ý thơ của Đỗ Trung Quân mà kết rằng: Quê hương là hồn ẩm thực, cho ta ăn miếng để đời.
    Thay đổi vì sẽ đổi thay...

Chia sẻ trang này