1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lần đầu du lịch Đà Nẵng...

Chủ đề trong 'Đà Nẵng' bởi theBrick, 29/09/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. theBrick

    theBrick Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2003
    Bài viết:
    728
    Đã được thích:
    0
    MỸ SƠN​
    Được UNESCO công nhận năm: 1999
    Xếp hạng theo tiêu chí của Công ước Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới: C ii, iii
    (C: thuộc loại Di sản Văn hoá; ii, iii: thứ mục tiêu chí số 2, 3)
    Khu di tích tháp Chàm Mỹ Sơn nằm trong một thung lũng hẹp có đường kính khoảng 2km, thuộc làng Mỹ Sơn, xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách Đà Nẵng 70km về hướng Tây - Tây Nam, cách Trà Kiệu- kinh thành cũ của vương quốc Chăm pa xưa 20km về phía Tây. Suốt 4 thế kỷ bị lãng quên, đến năng 1885, Mỹ Sơn mới được phát hiện. Mười năm sau, các nhà nghiên cứu bắt đầu thực hiện các cuộc phát quang, nghiên cứu khu di tích này.
    Có thể chia việc nghiên cứu của các nhà khoa học Pháp về Mỹ Sơn thành hai giai đoạn khác nhau:
    - Năm 1898 - 1899, Louis de Fino và Launet de Lajonquere nghiên cứu các văn bia.
    - Năm 1901 - 1902, Hen ri Pamlentier nghiên cứu về nghệ thuật và năm 1904 ông cùng Olrpeaus tổ chức khai quật khảo cổ học tại đây.
    Đến năm 1904, những tài liệu cơ bản nhất về Mỹ Sơn đã được L.Finot và H.Pamlentier công bố. Từ công trình nghiên cứu của H. Parlnentler, chúng ta biết cách đây hơn 100 năm, Mỹ Sơn đã có 68 công trình kiến trúc và ông đã chia chúng thành các nhóm từ A, A?T đến N.
    Nhà nghiên cứu nghệ thuật F.S. Tern chia di tích Chăm Việt Nam ra làm 7 phong cách nghệ thuật theo quá trình tiến triển của nó. Mỹ Sơn có đủ đại biểu các phong cách, trong đó có đến hai phong cách xuất phát từ Mỹ Sơn. Đặc biệt phong cách Mỹ Sơn A.1 với xuất phát là đền A1 thường được gọi là kiệt tác kiến trúc của di tích Chăm.
    Văn bia tại Mỹ sơn cho thấy lịch sử của Mỹ Sơn được bắt đầu bằng những ngôi đền gỗ vào thế kỷ thứ IV. Sau đó nó bị cháy đi nhưng chúng ta không biết được lý do. Đến thế kỷ thứ VII, một ông vua khác dâng cúng và xây một ngôi đền gạch. Từ đó về sau, các vương triều Chăm pa liên tục dâng cúng những ngôi đền, những kiến trúc tại Mỹ Sơn kéo dài từ những đền tháp đầu tiên vào thế kỷ thứ VII đến những đền tháp cuối cùng vào thế kỷ XIII. Trong vòng 7 thế kỷ như vậy, đền tháp tại Mỹ Sơn được xây mới và tu bổ liên tục nên những phong cách nghệ thuật và kiến trúc của nó cũng thể hiện sự chuyển hoá của quá trình phát triển của nghệ thuật và kiến trúc Chăm pa. Chúng ta cũng còn thấy được rằng các vương triều Chăm pa xưa ngoài việc xây dựng các ngôi đền mới, họ còn có nhiệm vụ tu sửa lại các ngôi đền cũ và họ chỉ tu sửa mặt tường ngoài chứ không tu sửa mặt trong. Nếu chỉ căn cứ vào cách trang trí mặt ngoài mà xác định niên đại của đền tháp thì có thể sẽ không đúng vì rất có thể khi trùng tu, người đời sau sẽ áp đặt phong cách mỹ thuật của thời họ vào trên tường tháp.
    Là một quốc gia chịu ảnh hưởng của nền văn minh Ấn Độ, Shiva là vị thần được tôn thờ tại vương quốc Chăm pa. Đền thờ tại Mỹ Sơn được các vương triều Chăm pa xây dựng để thờ chính vị thần vua của mình. Sự kết hợp giữa vương và thần được thể hiện qua ngẩu tượng Linga. Từ những buổi ban đầu sơ khai, gần như người nghệ sĩ Chăm học cách trang trí mỹ thuật và thực hiện nó theo người Ấn Độ (Mỹ Sơn E1). Nhưng rồi dần về sau, tính bản địa đã được thể hiện. Nhưng theo thời gian, qua giao tiếp với các nền văn minh khác và sự tiếp nhận chọn lọc của người nghệ sĩ Chăm pa; đền tháp tại Mỹ Sơn mang những đường nét kiến trúc theo các thời kỳ khác nhau thể hiện các luồng văn hoá mà họ nhận được. Là khu đền thờ chính của vương quốc trong suốt chín thể kỷ, nên các đền tháp của Mỹ Sơn cũng thể hiện tính thăng trầm của các thời kỳ, những thay đổi trong lịch sử của các vương triều, những chuyển biến trong đời sống văn hoá.
    Tuy chỉ xây dựng những công trình có kích thước vừa và nhỏ, những kiến trúc của Mỹ Sơn đã chắt lọc được những tinh hoa của người nghệ sĩ, sự kết hợp giữa kỹ thuật kiến trúc và nghệ thuật trang trí người Chăm pa xưa đã tạo cho các đền tháp một vẻ uy nghiêm và kỳ bí.
    Khi nói về di tích Chàm, chúng ta hay nói về các đền tháp bằng gạch. Nhưng ở Mỹ Sơn lại có một đền bằng đá và là đền duy nhất bằng đá của di tích Chăm. Văn bia tại Mỹ Sơn cho biết, đền này được trùng tu lần cuối cùng bằng đá vào năm 1234. Ngày nay tiếc rằng ngôi đền này đã bị sập nhưng hệ móng của nó cho thấy nó cao trên 30m và đây là ngôi đền cao nhất Mỹ Sơn. Các tài liệu thu thập được xung quanh khu đền này cho thấy nhiều khả năng đây và vị trí của ngôi đền đầu tiên vào thế kỷ thứ IV.
    Năm 1937, các nhà khoa học Pháp bắt đầu có những công cuộc trùng tu tại Mỹ Sơn. Năm 1937-1938, ngôi đền A1 và các ngôi đền nhỏ xung quanh nó được trùng tu. Các năm sau, từ 1939 đến 1943, các tháp B5, B4, C2, C3, D1, D2 được trùng tu và gia cố lại. Năm 1939, nhằm để nghiên cứu các di tích của nhóm A, B, C, D khỏi sự phá huỷ của dòng nước (đã phá sập tháp A9), người Pháp đã cho xây một con đập và đào một dòng chảy xuyên núi để đổi hướng dòng chảy. Nhưng năm 1946, sau một trận lũ lớn, con đập này đã bị vỡ, nước chảy trở lai theo dòng cũ như ngày hôm nay chúng ta thấy.
    Mỹ Sơn có một giai đoạn yên lắng từ năm 1954 đến 1964. Khi đó, cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc chưa đến giai đoạn khốc liệt. Nhưng từ năm 1965 đến 1972, khi khu vực Duy Xuyên và Quảng Nam trở thành một chiến trường. Đền tháp Mỹ Sơn cũng bị thiệt hại cùng với xóm làng mà nó đã mang tên. Nặng nề nhất là trận bom năm 1969 đã làm biến dạng hình hài của khu di tích. Hầu hết các đền tháp đã bị sụp đổ hoặc hư hại nặng nề. Sau chiến tranh, để phục vụ cho công cuộc nghiên cứu, phục hồi di tích, chúng ta đã tiến hành rà phá bom mìn còn lại ở khu vực này. Mỹ Sơn sau chiến tranh là sự ngổn ngang gạch đổ, cần sự trợ giúp của nhiều người.
    Năng 1980, trong chương trình hợp tác văn hoá Việt Nam- Ba Lan, tiểu ban phục hồi di tích Chăm pa được thành lập do cố kiến trúc sư KAZIMIERS KWIATKOWSKI (1944-1997) phụ trách. Từ 1981 đến 1985, các đền tháp nhóm B, C, D được dọn dẹp và gia cố, hàng ngàn mét khối gạch vỡ, đất đá được đưa ra khỏi khu vực và sắp xếp lại. Nhờ vậy mà khu vực đền tháp này có được dáng vẻ như ngày hôm nay. Sau đó, một phần nhóm A được dọn dẹp và gia cố. Mỹ Sơn hiện nay vẫn còn rất nhiều việc để làm nhưng được như hôm nay là công sức của những con người của những năm 1980 đầy khó khăn. Cố kiến trúc sư người Ba Lan mà mọi người hay gọi bằng một tên thân mật KAZIK đã để lại một tình cảm sâu đậm trong di tích và con người tại Mỹ Sơn. Ông mất năm 1997 tại Huế.
    Để tiếp tục công việc bảo tồn di năm 1995, Ban quản lý Di tích Mỹ Sơn đã được thành lập. Để có cơ sở thực hiện công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di tích, Ban đã phối hợp với Trung tâm thiết kế và tu bổ di tích Trung ương thiết lập các dự án tu bổ cấp thiết từng cụm di tích trên cơ sở quy hoạch toàn vùng. Nổi bật nhất trong những năm 1998-1999, Ban đã hoàn thành được hồ sơ để trình UNESCO công nhận Mỹ Sơn là Di sản Thế giới. Tháng 12 năm 1999, Mỹ Sơn đã chính thức là Di sản Văn hoá Thế giới với hai tiêu chuẩn:
    - Là điển hình nổi bật về sự giao lưu văn hoá với sự hội nhập vào văn hoá bản địa. Những ảnh hưởng văn hoá bên ngoài, đặc biệt là nghệ thuật kiến trúc Ấn Độ giáo từ tiểu lục địa Ấn Độ.
    - Phản ảnh sinh động tiến trình phát triển của lịch sử văn hoá Chăm pa trong lịch sử văn hoá Đông Nam á.
    Trong năm 1999, theo thoả thuận của ba bên Việt Nam - UNESCO - Italia, Ban quản lý Di tích Mỹ Sơn hợp tác với đoàn chuyên gia Italia nghiên cứu toàn diện về Mỹ Sơn. Từ đó, chúng ta có được bản đồ thực trạng khu vực di tích năm 2000. Các chuyên gia cho rằng việc đối xử với di tích phải hết sức dè dặt, phải nghiên cứu kỹ về vật liệu xây dựng vì người xưa không chỉ để lại những giá trị mỹ thuật và lịch sử mà còn có cả kỹ thuật vật liệu. Chơ đến ngày hôm nay, chúng ta vẫn chưa có được một kết luận khoa học mang tính đúng đắn và có khả năng ứng dụng. Viên gạch cổ nhẹ hơn gạch hiện tại cùng kích thước 1,3 lần. Gạch được nung non hơn nhưng, tính chất về sức bền vật liệu lại cao hơn. Đặc biệt nếu nhìn mặt ngoài của bức tường đền tháp, chúng ta có cảm nhận là tường xây không cần vữa, nhưng gạch bị tách ra cho chúng ta thấy là có một lớp vữa mỏng. Các nhà phân tích Châu Âu kết luận rằng thành phần của lớp vữa này là thành phần vô cơ không tạo kết dính. Chúng ta lại cần phải nghiên cứu tiếp. Đền tháp Chăm ở Mỹ Sơn không chỉ chứa chất những giá trị văn hoá làm say đắm chúng ta mà còn chứa cả những giá trị kỹ thuật mà công nghệ thời chúng ta chưa giải quyết được. Đến Mỹ Sơn, nhìn một mảng tường để biết rằng chúng ta còn phải học nhiều.
    Để bảo tồn di tích khỏi sự tác động của thiên nhiên, những khu rừng mới đã được trồng, vành đai xung quanh di tích cần được bảo vệ. Hiện nay, tuy còn nhiều việc phải tiếp tục làm, nhưng rừng núi Mỹ Sơn đã trở lại màu xanh. Trong quá trình gia cố, phát lộ di tích, Ban quản lý di tích Mỹ Sơn vẫn phải tiếp tục làm lại quá trình rà soát bom mìn lần hai để bảo đảng chiến tranh không làm tổn thương con người và di tích thêm lần nữa.
    Đồng thời, với việc bảo tồn di tích ngày một tốt hơn thì nhu cầu văn hoá của nhân dân và du khách ngày một cao hơn. Mỹ Sơn trở thành một điểm thu hút khách tham quan trong và ngoài nước, Mỹ Sơn dần đần hồi phục diện mạo trong sự yêu mến của mọi người. Để thu hút khách du lịch và phát triển kinh tế, đồng thời làm giảm bớt áp lực tác động vào di tích trong thời gian tới. Uỷ ban nhân dân huyện Duy Xuyên đã có dự án xây dựng khu du lịch Thạch Bàn, Mỹ Sơn. Với dự án này, hy vọng sự bảo tồn và phát huy giá trị của khu di tích tháp Chàm, Mỹ Sơn được thực hiện một cách có hiệu quả và bền vững. Di sản Văn hoá thế giới tháp Chàm Mỹ Sơn chứa đựng những giá trị văn hoá lớn lao, cần sự hiểu biết và yêu mến của mọi người.

    Thay đổi vì sẽ đổi thay...
  2. theBrick

    theBrick Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2003
    Bài viết:
    728
    Đã được thích:
    0
    ĐÔ THỊ CỔ HỘI AN​
    Được UNESCO công nhận năm .
    Xếp hạng theo tiêu chí của Công ước Di sản Văn hoá và Thiên nhiên thế giới :
    (C: Thuộc loại di sản văn hoá, : thứ mục tiêu chí số )

    Hội An, Haisfo, Haiso, Cotam, Faifo hay Đô Thị - Thương cảng, lâu đã đi vào lịch sử Việt Nam và đã được nhắc đến trong tư liệu nhiều nước Đông á, Đông nam á và một số nước phương Tây.
    Đô thị - Thương cảng Hội An nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, cách thành phố Đà Nẵng 30km về phía Đông Nam. Phía Đông Đô thị cổ Hội An nối với biển Đông qua cửa Đại. Phía Nam giáp huyện Duy Xuyên, phía Tây giáp huyện Điện Bàn. Vào các thế kỷ trước, Hội An còn thông thương với Đà Nẵng bằng con sông Cổ Cờ. Thông qua sông Thu Bồn, Đô thị cổ Hội An nối với Kinh đô Trà Kiệu, với khu thờ tự Mỹ Sơn ở thượng lưu, và thông qua các đường sông, đường bộ, nối với núi rừng giầu lâm thổ sản miền Tây, cũng như với Kinh đô Phú Xuân - Huế ở phía Bắc và các Dinh trấn phía Nam. Hội An ở giữa vùng đồng bằng giầu có của xứ Quảng và giữ một vị trí đầu mối giao thông thuận lợi với các thị trường trong nước và với hệ thống hàng hải quốc tế.
    Thương cảng Hội An hình thành trong khoảng thế kỷ 15-16, thịnh đạt trong thế kỷ 17-18, nhưng trước đó rất lâu (từ thế kỷ 2 SCN trở về trước), vùng đất Hội An đã nằm trong địa bàn phân bố của văn hoá tiền Sa Huỳnh - đến Sa Huỳnh và còn là một cảng thị trọng yếu của Champa (từ thế kỷ 2 đến thế kỷ 15). Cửa Đại Chiêm, Cù Lao Chàm cùng nhiều di tích văn hoá Champa cổ được phát hiện trong thời gian gần đây đã chứng minh về giai đoạn tiền đề trong lịch sử phát triển của đô thị - Thương cảng Hội An.
    Trong thời thịnh đạt, đặc biệt trong nửa đầu thế kỷ 17, Hội An là trung tâm mậu dịch lớn nhất của Đàng Trong và cả nước Đại Việt, là một trong những thương cảng sầm uất của vùng biển Đông nam á. Trung tâm hoạt động của thương cảng là vùng bến cảng cùng phố chợ buôn bán nằm trên bờ biển Bắc sông Thu Bồn, nay là vùng nội thị của Thị xã Hội An gồm các phường Minh An, Sơn Phong, Cẩm Phô. Nhưng phạm vi thương cảng lúc đó còn mở rộng ra cả hai bên bờ Bắc, bờ Nam dòng sông bao gồm những nơi neo đậu tầu thuyền như đầm Trà Nhiêu, Trung Phường, Trà Quế?Cảng Sông Hàn ở phía Bắc và có thể coi đó chính là các vệ tinh của Đô thị - Thương cảng Hội An. Phía trên sông Thu Bồn là Dinh trấn Thanh Chiêm của Quảng Nam, nơi các tàu thuyền ngoại quốc muốn hoạt động buôn bán ở Hội An phải đến trình báo, là các thủ tục hải quan. Có thể hình dung Đô thị Hội An với không gian hoạt động rộng lớn như vậy.
    Nhờ ở vào vị trí địa lý thuận lợi nên hàng hoá từ bốn phương trong nước tụ về Thương cảng Hội An. Rồi lại chính từ thương cảng này, hàng hoá trong nước với những sản phẩm nổi tiếng như tơ, tằm, gốm, sứ, trầm hương, yến sào?được thuyền buôn các nước chuyển tải đến nhiều nước Đông á, Nam á, Đông nam á và một số nước phương Tây. Hàng hoá nước ngoài cũng từ Hội An được toả khắp mọi miền đất nước.
    Hội An là cửa ngõ của Đàng Trong - Việt Nam thông thương với thế giới bên ngoài. Tầu thuyền của Nhật Bản, Trung Quốc, các nước vùng biển Đông nam á như Thái Lan Philippin, Indonesia, Malaysia, ấn độ?và một số nước Châu Âu như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan, Anh, Pháp?hàng năm cập bến mở hội chợ từ 4 đến 6 thàng liền. Nhiều kiều dân nước ngoài, nhất là người Hoa, người Nhật đã được Chúa Nguyễn cho phép ở lại lập phố, mở cửa hàng buôn bán, được sống theo phong tục riêng. Thế kỷ 17, Hội An có ?ophố Nhật?, ?ophố Khách?, có thương điếm Hà lan?và đó là một trung tâm giao lưu kinh tế rộng lớn, một Đô thị- Thương cảng có tầm cỡ quốc tế. Đó cũng là kết quả của một thời kỳ đất nước mở cửa trong bối cảnh phát triển của hệ thống buôn bán với khu vực và thế giới. Trong thời kỳ này, Hội An còn là trung tâm giao lưu văn hoá Đông - Tây, là một trong những cái nôi chính hình thành chữ Quốc ngữ, là trung tâm truyền bá đạo Thiên chúa, đạo Phật ở Đàng Trong.
    Sang thế kỷ 19, do nhiều nguyên nhân bên trong và bên ngoài, do cả những biến đổi của địa hình sông nước, hoạt động kinh tế và vai trò của Hội An suy giảm dần kết thúc thời kỳ thương cảng thuyền buồm và nhường chỗ cho thương cảng thuyền máy Đà Nẵng phát triển (từ cuối thế kỷ 19). Nhưng cũng nhờ đó, Hội An tránh được những biến dạng của một đo thị cận đại để bảo tồn cho đén ngày nay - một quần thể Đô thị - Thương cảng cổ tương đối nguyên vẹn. Đó là di tích của các bến cảng, các phố cổ, các nhà ở kết hợp cửa hàng của nhân dân, các hệ thống nhà thờ tộc họ, các đình chùa, đền miếu, các hội quán của người Hoa, những mộ người Nhật, người Hoa và chiếc cầu mang tên cầu Nhật Bản?Những loại hình kiến trúc phong phú đa dạng đó, cùng với lối sống, phong tục tập quán, lễ hội...của cộng đồng dân cư Hội An còn như tấm gương phản ánh chặng đường dài của quá trình giao thoa, hội nhập, tiếp biến văn hoá, tạo nên một sắc thái văn hoá riêng Hội An vừa mang tình dân tộc, bản địa, vừa có sự hài hoà giữa các yếu tố nội sinh và ngoại sinh.
    Đô thi - Thương cảng Hội An với hạt nhân Phố cổ là di tích lịch sử, là di sản văn hóa vô giá thuộc loại quý hiếm trên thế giới đã được Chính phủ CHXHCN Việt Nam công nhận và xếp hạng di tích Quốc gia (năm 1985), được dư luận trong nước và thế giới trân trọng đánh giá cao. Năm 1985, Hội thảo Khoa học Quốc gia và năm 1990, Hội thảo Khoa học Quốc tế về Đô thị cổ Hội An đã được tổ chức ở ngay tại Hội An, tại Đà Nẵng với sự tham gia của nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước. Năm 1995, Hội Bảo trợ Di sản Văn hoá - Kiến trúc Hội An được thành lập nhằm vận động những cá nhân và tổ chức trợ giúp cho công việc bảo tồn, tôn tạo khu di tích Phố cổ Hội An. Đặc biệt, ngày 01-12-1999, UNESCO công nhận Khu Phố cổ Hội An là Di sản Văn hoá Thế giới đã là khẳng định vị trí và sự góp mặt của Di sản Văn hoá Hội An trong kho tàng Di sản Văn hoá nhân loại.


    Thay đổi vì sẽ đổi thay...
  3. theBrick

    theBrick Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2003
    Bài viết:
    728
    Đã được thích:
    0
    ĐÔ THỊ CỔ HỘI AN​
    Được UNESCO công nhận năm .
    Xếp hạng theo tiêu chí của Công ước Di sản Văn hoá và Thiên nhiên thế giới :
    (C: Thuộc loại di sản văn hoá, : thứ mục tiêu chí số )

    Hội An, Haisfo, Haiso, Cotam, Faifo hay Đô Thị - Thương cảng, lâu đã đi vào lịch sử Việt Nam và đã được nhắc đến trong tư liệu nhiều nước Đông á, Đông nam á và một số nước phương Tây.
    Đô thị - Thương cảng Hội An nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, cách thành phố Đà Nẵng 30km về phía Đông Nam. Phía Đông Đô thị cổ Hội An nối với biển Đông qua cửa Đại. Phía Nam giáp huyện Duy Xuyên, phía Tây giáp huyện Điện Bàn. Vào các thế kỷ trước, Hội An còn thông thương với Đà Nẵng bằng con sông Cổ Cờ. Thông qua sông Thu Bồn, Đô thị cổ Hội An nối với Kinh đô Trà Kiệu, với khu thờ tự Mỹ Sơn ở thượng lưu, và thông qua các đường sông, đường bộ, nối với núi rừng giầu lâm thổ sản miền Tây, cũng như với Kinh đô Phú Xuân - Huế ở phía Bắc và các Dinh trấn phía Nam. Hội An ở giữa vùng đồng bằng giầu có của xứ Quảng và giữ một vị trí đầu mối giao thông thuận lợi với các thị trường trong nước và với hệ thống hàng hải quốc tế.
    Thương cảng Hội An hình thành trong khoảng thế kỷ 15-16, thịnh đạt trong thế kỷ 17-18, nhưng trước đó rất lâu (từ thế kỷ 2 SCN trở về trước), vùng đất Hội An đã nằm trong địa bàn phân bố của văn hoá tiền Sa Huỳnh - đến Sa Huỳnh và còn là một cảng thị trọng yếu của Champa (từ thế kỷ 2 đến thế kỷ 15). Cửa Đại Chiêm, Cù Lao Chàm cùng nhiều di tích văn hoá Champa cổ được phát hiện trong thời gian gần đây đã chứng minh về giai đoạn tiền đề trong lịch sử phát triển của đô thị - Thương cảng Hội An.
    Trong thời thịnh đạt, đặc biệt trong nửa đầu thế kỷ 17, Hội An là trung tâm mậu dịch lớn nhất của Đàng Trong và cả nước Đại Việt, là một trong những thương cảng sầm uất của vùng biển Đông nam á. Trung tâm hoạt động của thương cảng là vùng bến cảng cùng phố chợ buôn bán nằm trên bờ biển Bắc sông Thu Bồn, nay là vùng nội thị của Thị xã Hội An gồm các phường Minh An, Sơn Phong, Cẩm Phô. Nhưng phạm vi thương cảng lúc đó còn mở rộng ra cả hai bên bờ Bắc, bờ Nam dòng sông bao gồm những nơi neo đậu tầu thuyền như đầm Trà Nhiêu, Trung Phường, Trà Quế?Cảng Sông Hàn ở phía Bắc và có thể coi đó chính là các vệ tinh của Đô thị - Thương cảng Hội An. Phía trên sông Thu Bồn là Dinh trấn Thanh Chiêm của Quảng Nam, nơi các tàu thuyền ngoại quốc muốn hoạt động buôn bán ở Hội An phải đến trình báo, là các thủ tục hải quan. Có thể hình dung Đô thị Hội An với không gian hoạt động rộng lớn như vậy.
    Nhờ ở vào vị trí địa lý thuận lợi nên hàng hoá từ bốn phương trong nước tụ về Thương cảng Hội An. Rồi lại chính từ thương cảng này, hàng hoá trong nước với những sản phẩm nổi tiếng như tơ, tằm, gốm, sứ, trầm hương, yến sào?được thuyền buôn các nước chuyển tải đến nhiều nước Đông á, Nam á, Đông nam á và một số nước phương Tây. Hàng hoá nước ngoài cũng từ Hội An được toả khắp mọi miền đất nước.
    Hội An là cửa ngõ của Đàng Trong - Việt Nam thông thương với thế giới bên ngoài. Tầu thuyền của Nhật Bản, Trung Quốc, các nước vùng biển Đông nam á như Thái Lan Philippin, Indonesia, Malaysia, ấn độ?và một số nước Châu Âu như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan, Anh, Pháp?hàng năm cập bến mở hội chợ từ 4 đến 6 thàng liền. Nhiều kiều dân nước ngoài, nhất là người Hoa, người Nhật đã được Chúa Nguyễn cho phép ở lại lập phố, mở cửa hàng buôn bán, được sống theo phong tục riêng. Thế kỷ 17, Hội An có ?ophố Nhật?, ?ophố Khách?, có thương điếm Hà lan?và đó là một trung tâm giao lưu kinh tế rộng lớn, một Đô thị- Thương cảng có tầm cỡ quốc tế. Đó cũng là kết quả của một thời kỳ đất nước mở cửa trong bối cảnh phát triển của hệ thống buôn bán với khu vực và thế giới. Trong thời kỳ này, Hội An còn là trung tâm giao lưu văn hoá Đông - Tây, là một trong những cái nôi chính hình thành chữ Quốc ngữ, là trung tâm truyền bá đạo Thiên chúa, đạo Phật ở Đàng Trong.
    Sang thế kỷ 19, do nhiều nguyên nhân bên trong và bên ngoài, do cả những biến đổi của địa hình sông nước, hoạt động kinh tế và vai trò của Hội An suy giảm dần kết thúc thời kỳ thương cảng thuyền buồm và nhường chỗ cho thương cảng thuyền máy Đà Nẵng phát triển (từ cuối thế kỷ 19). Nhưng cũng nhờ đó, Hội An tránh được những biến dạng của một đo thị cận đại để bảo tồn cho đén ngày nay - một quần thể Đô thị - Thương cảng cổ tương đối nguyên vẹn. Đó là di tích của các bến cảng, các phố cổ, các nhà ở kết hợp cửa hàng của nhân dân, các hệ thống nhà thờ tộc họ, các đình chùa, đền miếu, các hội quán của người Hoa, những mộ người Nhật, người Hoa và chiếc cầu mang tên cầu Nhật Bản?Những loại hình kiến trúc phong phú đa dạng đó, cùng với lối sống, phong tục tập quán, lễ hội...của cộng đồng dân cư Hội An còn như tấm gương phản ánh chặng đường dài của quá trình giao thoa, hội nhập, tiếp biến văn hoá, tạo nên một sắc thái văn hoá riêng Hội An vừa mang tình dân tộc, bản địa, vừa có sự hài hoà giữa các yếu tố nội sinh và ngoại sinh.
    Đô thi - Thương cảng Hội An với hạt nhân Phố cổ là di tích lịch sử, là di sản văn hóa vô giá thuộc loại quý hiếm trên thế giới đã được Chính phủ CHXHCN Việt Nam công nhận và xếp hạng di tích Quốc gia (năm 1985), được dư luận trong nước và thế giới trân trọng đánh giá cao. Năm 1985, Hội thảo Khoa học Quốc gia và năm 1990, Hội thảo Khoa học Quốc tế về Đô thị cổ Hội An đã được tổ chức ở ngay tại Hội An, tại Đà Nẵng với sự tham gia của nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước. Năm 1995, Hội Bảo trợ Di sản Văn hoá - Kiến trúc Hội An được thành lập nhằm vận động những cá nhân và tổ chức trợ giúp cho công việc bảo tồn, tôn tạo khu di tích Phố cổ Hội An. Đặc biệt, ngày 01-12-1999, UNESCO công nhận Khu Phố cổ Hội An là Di sản Văn hoá Thế giới đã là khẳng định vị trí và sự góp mặt của Di sản Văn hoá Hội An trong kho tàng Di sản Văn hoá nhân loại.


    Thay đổi vì sẽ đổi thay...
  4. theBrick

    theBrick Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2003
    Bài viết:
    728
    Đã được thích:
    0
    Ðà Nẵng Qua Cái Nhìn
    Ðịa Lý, Văn Hóa, Lịch Sử ​
    Ðà Nẵng với sông Hàn - cửa Hàn - vịnh Hàn và bán đảo Sơn Trà, là một cảnh thị rất tốt của miền Trung, của cả Việt Nam. Cái tên Hàn, tôi thấy trong thơ Ðường :
    " Cô tô thành ngoại Hàn sơn tự
    Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền"​
    Lại cũng thấy bến đò Hàn ở Ninh Giang - Vĩnh Bảo, Hải Dương, thoạt cứ ngỡ là tên chữ Hán tự, hóa ra Hàn-Hat-Hac (như "Hát Môn" ở Sơn Tây - Hắc Hải ở Quảng Bình) là tiếng melaya cổ, chỉ bến sông, cửa sông.
    Ðà Nẵng vốn là một thành phần hữu cơ của xứ Quảng, của tỉnh Quảng Nam. Tây thực dân tách Tourane - Ðà Nẵng- một cái tên gốc Chàm- ra thành "nhượng địa" kiểu Tây. Chiến tranh và Cách mạng lại gắn bó Quảng Ðà với nhau.
    Nay do yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa, Ðà Nẵng lại tái lập là thành phố trực thuộc trung ương, nhưng tất nhiên vẫn phải liên lạc với Quảng Nam. Về mặt kinh tế cũng như về mặt văn hóa xã hội vẫn phải đặt Ðà Nẵng trong bối cảnh xứ Quảng, nếu như chúng ta muốc có một cái nhìn khoa học.
    Ðà Nẵng nằm ở phía nam chân đèo Hải Vân, mà Sơn Trà - cũng cấu tạo địa chất - là sự nối dài ra biển, một sự đâm ngang, của dãi cuối Trường Sơn nam - có người gọi là Nam Sơn.
    Từ Hải Vân trở vào nam của đồi rừng á xích đạo. Ðà Nẵng - xứ Quảng không có mùa khô rõ rệt, do tác dụng bức chấn của khối núi bắc Kontum nên trong mùa gió đông bắc lượng mưa còn đáng kể. Hải Vân như một bức tường thành làm giới hạn cuối cùng cho cái mùa đông gió bấc lạnh lùng của miền bắc nước ta.
    Ðà Nẵng - xứ Quảng không có mùa đông vì nhiệt độ trung bình các tháng đều trên 20 độ C, mấy tháng đầu năm, khí trời dịu mát, khô ráo; tháng 5 đến tháng 8, bầu trời ixanh ngắt, nắng hắt xuống cồn cát trắng xóa, mặt biển thẩm lại, gần như chuyển sang màu tím. Mùa nắng lại không phải là mùa mưa vì dãi Trường Sơn chắn gió mùa tây nam từ vịnh Bengale thổi tới. Mưa lệch pha với hai miền bắc bộ và nam bộ, bắt đầu từ tháng 9, tháng 10 (mưa hội tụ nội chí tuyến và tiếp theo là mưa địa hình) Gío bấc thổi mát từ biển vào, đưa tới Ðà Nẵng- xứ Quảng những trận mưa kéo dài nhiều ngày rả rích. Ðây là mùa thu của miền Trung và cũng là mùa bão lũ. Mưa giảm dần về cuối năm và sang giêng thì kết thúc.
    Bờ biển Ðà Nẵng - xứ Quảng vốn khúc khuỷu nhưng đã được san bằng qua phương thức cồn cát-đầm phá, các mõm núi nhô ra biển được nối liền bởi các dải cồn, hải lưu chảy nhanh hơn bùn sét do hệ sông Vu Gia - Thu Bồn mang ra đã ít, lại bị cuốn đi xa nên ven biển gồm toàn cát trắng xám. Cũng vì thế mà có nhiều bãi tắm đẹp, tốt như Tiên Sa, Non Nước, Mỹ Khê.
    Sóng gío biển vun cát nên cồn trong khi sông tải phù sa ra biển. Sông và biển phối hợp nhau tạo nên đất nước, và ảnh hưởng vào văn hóa con người.
    Lãnh thổ Ðà Nẵng trải dài tới vùng Non Nước - Ngũ Hành Sơn (Lạ một điều, trên các bản đồ Mỹ và bản đồ du lịch, người ta cứ ký hiệu vùng Non Nước- Ngũ Hành Sơn là China beach (bãi biển Trung Hoa). Ðó là điều tối kỵ, mong sở du lịch Ðà Nẵng lưu tâm sửa đổi).
    Như thế, Ðà Nẵng nay bao gồm cả lưu vực sông Vĩnh Ðiện ( Câu Nhí) ngã ba Ðiện Ngọc. Ta nhớ đến câu ca dao xưa ở thế kỷ XIX :
    "Từ ngày Tây lại cửa Hàn
    Ðào sông Câu Nhí, đắp đàng Bông Miêu"​
    Câu này dễ gây hiểu lầm. Câu Nhí (xã đầu sông) vốn là một từ gốc Chàm như Cổ Mân (xã cuối sông nơi hợp lưu với sông Cẩm Lệ). Sông Câu Nhí Vĩnh Ðiện vốn là sông tự nhiên nối Thu Bồn và Cẩm Lệ, để mở ra cửa Hàn theo Ðại Nam Nhất Thống Chí (chép ở quyển 7 tỉnh Quảng Nam) : "Sông ấy khuất khúc, lâu ngày bị bồi đắp, năm Minh Mạng thứ 3 (1822) ... khai nhân sông cũ mà đào từ xã Cau Nhí đến xã Cẩm Sa (thôn Cu-Ðê)". Sông này cũng như cảng Ðà Nẵng đã được khắc hình tượng vào Du đỉnh đặt ở kinh thành Huế.
    Ở châu thổ sông Vu Gia- Thu Bồn có những sông con hay sông nhánh, với thời gian đắp đổi, thường bị đổi dòng hay bị phù sa lấp cửa, lâu dần thành loại sông "nửa kín nửa hở" hay thậm chí thành "sông lấp" hay thành "sông chết". Dù nhu cầu thủy lợi, giao thông ngày nươc quân chủ ngày trước và nhà nước dân chủ sau này phải tổ chức đào lại và thường nắn dòng chảy cho thẳng hơn, thậm chí đặt lại tên sông nữa, nên về sau, nếu ta không nhìn nhận kỹ, cứ ngỡ là sông đào, kiểu "kênh máng" Tôi đã đi điền dã ở lưu vực và trên dòng sông Vĩnh Ðiện từ "cửa vào" gần sông Câu Lâu trên sông Thu Bồn (địa phận thị trấn Vĩnh Ðiện) đến Cu Ðê- Cẩm Sa và tôi biết chắc đây vốn có dòng chảy tự nhiên, đi thuyền được. Cũng vậy, có một dòng sông chảy vòng vèo dọc bờ biển nối cửa Hàn và Hội An, dân gian xứ Quảng đến nay vẫn gọi là sông Cổ Cò, nay bị lấp nhiều chỉ còn từng đoạn mà trên từng đoạn ấy (nhất là phía gần Hội An) vẫn có thể đi thuyền được. Hơn ai hết, nhà khảo cổ cần phải biết về những dòng sông cũ đó vì từ thời đại đá mới sơ kỳ kim khí trở về sau, các di chỉ văn hóa- tức là những làng mạc cổ - thường phân bố trên các đồi - gò đất cao (miền bắc đồi gò, miền trung cồn dãi cồn, miền nam giồng) đó là những làng ven sông hợp với những làng ven đồi và làng ven biển tạo nên mạng lưới làng quê Việt Nam với phức thể kinh tế nông- công- thương-chài. Khảo cổ học Ðà Nẵng- xứ Quảng sau giải phóng (30-4-1975) đã phát hiện được những di chỉ Ðiện Ngọc (có rìu đá, rìu đồng, gốm thô pha cát...) Hỏa sơn (sườn núi Hỏa trong hệ thống Ngũ Hành Sơn, chân núi là cồn cát cổ) thuộc phức hệ văn hóa Sa Huỳnh, tuổi (qua xác định bằng phương pháp phân tích cũ) từ 2000-2500 năm trở về trước mà chủ là những cư dân nói tiếng melayu cổ - tiếng Chăm.
    Trong một hang động thuộc Ngũ Hành Sơn nay đã hình thành chùa Việt, gần chục năm về trước, nhà sư và giới khảo cổ đã phát hiện được một số di tích kiến trúc - điêu khắc đá Chàm cổ niên đại X - XI và muộn hơn, Hội An và Cù Lao Chàm cũng đã tìm thấy phế tích tháp, giếng Chàm, tượng và điêu khắc Chàm niên đại sớm muộn trước thế kỷ XV. Chính ở phía ngoài bến cá - chợ cá Ðà Nẵng bên kia bán đảo Sơn Trà (sách cũ như Ðại Nam Nhất Thống Chí chép là Trà Sơn- núi của người Trả = Chăm trước thế kỷ XV cũng có làng Cu Ðê của người Chăm với sông Cu Ðê của Cu Ðê. tấn biển (trấn hải) Cu Ðê cùng Tấn biển Ðà Nẵng là chỗ hai dòng sông Cẩm Lệ và Vĩnh Ðiện chảy ra biển.
    Ðại Nam Nhất Thống Chí (q.VII- Quảng Nam (tỉnh) chép: "Vũng Sơn Trà (tức vũng Thùng-TQV) ở phía bắc huyện Hòa Vang, lại có tên là vũng Ðà Nẵng. Phía đông là núi Trà Sơn (Sơn Trà nay - TQV), phía bắc là núi Hải Vân, phía tây là tấn Cu Ðê, dài rộng ước 25 dặm linh (có lẻ), phía đông nam là vũng Trà Sơn (tức vịnh Hàn-TQV) là vùng biển lớn, vừa rộng vừa sâu, có thể chứa được hàng ngàn thuyền ghe, phía ngoài có núi che, không phải lo về sóng gió; tàu thuyền đi lại gặp lúc chưa tiện gió, phần nhiều đổ tại đây"
    Sách Thiên Nam Dư Hạ Tập chép rằng : Vua Lê Thánh Tông đi đánh Chiêm Thành (1471_TQV), đóng quân ở Hải Vân Quan, đêm khuya không ngủ, vừa đứng ngắm núi biển, đèo, mây, nước, có câu thơ:
    Tam canh dạ tĩnh Ðông Long Nguyệt
    Ngã cố phong thanh Lộ Hạc thuyền​
    dịch:
    Trăng Ðông Long ba canh đêm tĩnh
    Thuyền Lộ Hạc năm trống (canh) gió thanh​
    Ðông Long là tên vùng biển nam Hải Vân; Lộ Hạc là tên nước (Locac= bán đảo Mã Lai nay - TQV), người nước này hay đi thuyền đến đây buôn bán.
    Như vậy là rõ: Trước thế kỷ XV, Ðà Nẵng đã là Cảng Quốc Tế. Trên đã nói sông Cổ Cò nối cửa Hàn Ðà Nẵng và cửa Ðại Hội An. Ðà Nẵng - Hội An là một phức cảng thị quốc tế, thuyền buôn quốc tế từ bắc xuống, qua cửa Hàn, theo sông Cổ Cò qua Ngũ Hành Sơn vào vụng Trà Quế mà tới Hội An; từ phía nam lên, theo sông Trường Giang (cũng chảy dọc ven biển từ Thăng Bình tới Duy Xuyên nay) vào vụng Trà Nhiêu mà tới Hội An buôn bán.
    Cuối XVIII - XIX, sông Hội An với các vụng Trà Nhiêu, Trà Quế bị lấp cạn dần, thuyền máy hơi nước tải trọng lớn ra vào Hội An bất tiện (ghe bầu thì vẫn được nên dần dà Hội An phải nhường bước cho Ðà Nẵng thành cảng thị quốc tế chính ở miền Trung.
    Trần Quốc Vượng
    (tạp chí Xưa ,Nay số 54B tháng 8-1998,VN)
    Thay đổi vì sẽ đổi thay...
  5. theBrick

    theBrick Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2003
    Bài viết:
    728
    Đã được thích:
    0
    Ðà Nẵng Qua Cái Nhìn
    Ðịa Lý, Văn Hóa, Lịch Sử ​
    Ðà Nẵng với sông Hàn - cửa Hàn - vịnh Hàn và bán đảo Sơn Trà, là một cảnh thị rất tốt của miền Trung, của cả Việt Nam. Cái tên Hàn, tôi thấy trong thơ Ðường :
    " Cô tô thành ngoại Hàn sơn tự
    Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền"​
    Lại cũng thấy bến đò Hàn ở Ninh Giang - Vĩnh Bảo, Hải Dương, thoạt cứ ngỡ là tên chữ Hán tự, hóa ra Hàn-Hat-Hac (như "Hát Môn" ở Sơn Tây - Hắc Hải ở Quảng Bình) là tiếng melaya cổ, chỉ bến sông, cửa sông.
    Ðà Nẵng vốn là một thành phần hữu cơ của xứ Quảng, của tỉnh Quảng Nam. Tây thực dân tách Tourane - Ðà Nẵng- một cái tên gốc Chàm- ra thành "nhượng địa" kiểu Tây. Chiến tranh và Cách mạng lại gắn bó Quảng Ðà với nhau.
    Nay do yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa, Ðà Nẵng lại tái lập là thành phố trực thuộc trung ương, nhưng tất nhiên vẫn phải liên lạc với Quảng Nam. Về mặt kinh tế cũng như về mặt văn hóa xã hội vẫn phải đặt Ðà Nẵng trong bối cảnh xứ Quảng, nếu như chúng ta muốc có một cái nhìn khoa học.
    Ðà Nẵng nằm ở phía nam chân đèo Hải Vân, mà Sơn Trà - cũng cấu tạo địa chất - là sự nối dài ra biển, một sự đâm ngang, của dãi cuối Trường Sơn nam - có người gọi là Nam Sơn.
    Từ Hải Vân trở vào nam của đồi rừng á xích đạo. Ðà Nẵng - xứ Quảng không có mùa khô rõ rệt, do tác dụng bức chấn của khối núi bắc Kontum nên trong mùa gió đông bắc lượng mưa còn đáng kể. Hải Vân như một bức tường thành làm giới hạn cuối cùng cho cái mùa đông gió bấc lạnh lùng của miền bắc nước ta.
    Ðà Nẵng - xứ Quảng không có mùa đông vì nhiệt độ trung bình các tháng đều trên 20 độ C, mấy tháng đầu năm, khí trời dịu mát, khô ráo; tháng 5 đến tháng 8, bầu trời ixanh ngắt, nắng hắt xuống cồn cát trắng xóa, mặt biển thẩm lại, gần như chuyển sang màu tím. Mùa nắng lại không phải là mùa mưa vì dãi Trường Sơn chắn gió mùa tây nam từ vịnh Bengale thổi tới. Mưa lệch pha với hai miền bắc bộ và nam bộ, bắt đầu từ tháng 9, tháng 10 (mưa hội tụ nội chí tuyến và tiếp theo là mưa địa hình) Gío bấc thổi mát từ biển vào, đưa tới Ðà Nẵng- xứ Quảng những trận mưa kéo dài nhiều ngày rả rích. Ðây là mùa thu của miền Trung và cũng là mùa bão lũ. Mưa giảm dần về cuối năm và sang giêng thì kết thúc.
    Bờ biển Ðà Nẵng - xứ Quảng vốn khúc khuỷu nhưng đã được san bằng qua phương thức cồn cát-đầm phá, các mõm núi nhô ra biển được nối liền bởi các dải cồn, hải lưu chảy nhanh hơn bùn sét do hệ sông Vu Gia - Thu Bồn mang ra đã ít, lại bị cuốn đi xa nên ven biển gồm toàn cát trắng xám. Cũng vì thế mà có nhiều bãi tắm đẹp, tốt như Tiên Sa, Non Nước, Mỹ Khê.
    Sóng gío biển vun cát nên cồn trong khi sông tải phù sa ra biển. Sông và biển phối hợp nhau tạo nên đất nước, và ảnh hưởng vào văn hóa con người.
    Lãnh thổ Ðà Nẵng trải dài tới vùng Non Nước - Ngũ Hành Sơn (Lạ một điều, trên các bản đồ Mỹ và bản đồ du lịch, người ta cứ ký hiệu vùng Non Nước- Ngũ Hành Sơn là China beach (bãi biển Trung Hoa). Ðó là điều tối kỵ, mong sở du lịch Ðà Nẵng lưu tâm sửa đổi).
    Như thế, Ðà Nẵng nay bao gồm cả lưu vực sông Vĩnh Ðiện ( Câu Nhí) ngã ba Ðiện Ngọc. Ta nhớ đến câu ca dao xưa ở thế kỷ XIX :
    "Từ ngày Tây lại cửa Hàn
    Ðào sông Câu Nhí, đắp đàng Bông Miêu"​
    Câu này dễ gây hiểu lầm. Câu Nhí (xã đầu sông) vốn là một từ gốc Chàm như Cổ Mân (xã cuối sông nơi hợp lưu với sông Cẩm Lệ). Sông Câu Nhí Vĩnh Ðiện vốn là sông tự nhiên nối Thu Bồn và Cẩm Lệ, để mở ra cửa Hàn theo Ðại Nam Nhất Thống Chí (chép ở quyển 7 tỉnh Quảng Nam) : "Sông ấy khuất khúc, lâu ngày bị bồi đắp, năm Minh Mạng thứ 3 (1822) ... khai nhân sông cũ mà đào từ xã Cau Nhí đến xã Cẩm Sa (thôn Cu-Ðê)". Sông này cũng như cảng Ðà Nẵng đã được khắc hình tượng vào Du đỉnh đặt ở kinh thành Huế.
    Ở châu thổ sông Vu Gia- Thu Bồn có những sông con hay sông nhánh, với thời gian đắp đổi, thường bị đổi dòng hay bị phù sa lấp cửa, lâu dần thành loại sông "nửa kín nửa hở" hay thậm chí thành "sông lấp" hay thành "sông chết". Dù nhu cầu thủy lợi, giao thông ngày nươc quân chủ ngày trước và nhà nước dân chủ sau này phải tổ chức đào lại và thường nắn dòng chảy cho thẳng hơn, thậm chí đặt lại tên sông nữa, nên về sau, nếu ta không nhìn nhận kỹ, cứ ngỡ là sông đào, kiểu "kênh máng" Tôi đã đi điền dã ở lưu vực và trên dòng sông Vĩnh Ðiện từ "cửa vào" gần sông Câu Lâu trên sông Thu Bồn (địa phận thị trấn Vĩnh Ðiện) đến Cu Ðê- Cẩm Sa và tôi biết chắc đây vốn có dòng chảy tự nhiên, đi thuyền được. Cũng vậy, có một dòng sông chảy vòng vèo dọc bờ biển nối cửa Hàn và Hội An, dân gian xứ Quảng đến nay vẫn gọi là sông Cổ Cò, nay bị lấp nhiều chỉ còn từng đoạn mà trên từng đoạn ấy (nhất là phía gần Hội An) vẫn có thể đi thuyền được. Hơn ai hết, nhà khảo cổ cần phải biết về những dòng sông cũ đó vì từ thời đại đá mới sơ kỳ kim khí trở về sau, các di chỉ văn hóa- tức là những làng mạc cổ - thường phân bố trên các đồi - gò đất cao (miền bắc đồi gò, miền trung cồn dãi cồn, miền nam giồng) đó là những làng ven sông hợp với những làng ven đồi và làng ven biển tạo nên mạng lưới làng quê Việt Nam với phức thể kinh tế nông- công- thương-chài. Khảo cổ học Ðà Nẵng- xứ Quảng sau giải phóng (30-4-1975) đã phát hiện được những di chỉ Ðiện Ngọc (có rìu đá, rìu đồng, gốm thô pha cát...) Hỏa sơn (sườn núi Hỏa trong hệ thống Ngũ Hành Sơn, chân núi là cồn cát cổ) thuộc phức hệ văn hóa Sa Huỳnh, tuổi (qua xác định bằng phương pháp phân tích cũ) từ 2000-2500 năm trở về trước mà chủ là những cư dân nói tiếng melayu cổ - tiếng Chăm.
    Trong một hang động thuộc Ngũ Hành Sơn nay đã hình thành chùa Việt, gần chục năm về trước, nhà sư và giới khảo cổ đã phát hiện được một số di tích kiến trúc - điêu khắc đá Chàm cổ niên đại X - XI và muộn hơn, Hội An và Cù Lao Chàm cũng đã tìm thấy phế tích tháp, giếng Chàm, tượng và điêu khắc Chàm niên đại sớm muộn trước thế kỷ XV. Chính ở phía ngoài bến cá - chợ cá Ðà Nẵng bên kia bán đảo Sơn Trà (sách cũ như Ðại Nam Nhất Thống Chí chép là Trà Sơn- núi của người Trả = Chăm trước thế kỷ XV cũng có làng Cu Ðê của người Chăm với sông Cu Ðê của Cu Ðê. tấn biển (trấn hải) Cu Ðê cùng Tấn biển Ðà Nẵng là chỗ hai dòng sông Cẩm Lệ và Vĩnh Ðiện chảy ra biển.
    Ðại Nam Nhất Thống Chí (q.VII- Quảng Nam (tỉnh) chép: "Vũng Sơn Trà (tức vũng Thùng-TQV) ở phía bắc huyện Hòa Vang, lại có tên là vũng Ðà Nẵng. Phía đông là núi Trà Sơn (Sơn Trà nay - TQV), phía bắc là núi Hải Vân, phía tây là tấn Cu Ðê, dài rộng ước 25 dặm linh (có lẻ), phía đông nam là vũng Trà Sơn (tức vịnh Hàn-TQV) là vùng biển lớn, vừa rộng vừa sâu, có thể chứa được hàng ngàn thuyền ghe, phía ngoài có núi che, không phải lo về sóng gió; tàu thuyền đi lại gặp lúc chưa tiện gió, phần nhiều đổ tại đây"
    Sách Thiên Nam Dư Hạ Tập chép rằng : Vua Lê Thánh Tông đi đánh Chiêm Thành (1471_TQV), đóng quân ở Hải Vân Quan, đêm khuya không ngủ, vừa đứng ngắm núi biển, đèo, mây, nước, có câu thơ:
    Tam canh dạ tĩnh Ðông Long Nguyệt
    Ngã cố phong thanh Lộ Hạc thuyền​
    dịch:
    Trăng Ðông Long ba canh đêm tĩnh
    Thuyền Lộ Hạc năm trống (canh) gió thanh​
    Ðông Long là tên vùng biển nam Hải Vân; Lộ Hạc là tên nước (Locac= bán đảo Mã Lai nay - TQV), người nước này hay đi thuyền đến đây buôn bán.
    Như vậy là rõ: Trước thế kỷ XV, Ðà Nẵng đã là Cảng Quốc Tế. Trên đã nói sông Cổ Cò nối cửa Hàn Ðà Nẵng và cửa Ðại Hội An. Ðà Nẵng - Hội An là một phức cảng thị quốc tế, thuyền buôn quốc tế từ bắc xuống, qua cửa Hàn, theo sông Cổ Cò qua Ngũ Hành Sơn vào vụng Trà Quế mà tới Hội An; từ phía nam lên, theo sông Trường Giang (cũng chảy dọc ven biển từ Thăng Bình tới Duy Xuyên nay) vào vụng Trà Nhiêu mà tới Hội An buôn bán.
    Cuối XVIII - XIX, sông Hội An với các vụng Trà Nhiêu, Trà Quế bị lấp cạn dần, thuyền máy hơi nước tải trọng lớn ra vào Hội An bất tiện (ghe bầu thì vẫn được nên dần dà Hội An phải nhường bước cho Ðà Nẵng thành cảng thị quốc tế chính ở miền Trung.
    Trần Quốc Vượng
    (tạp chí Xưa ,Nay số 54B tháng 8-1998,VN)
    Thay đổi vì sẽ đổi thay...
  6. theBrick

    theBrick Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2003
    Bài viết:
    728
    Đã được thích:
    0
    Bán đảo Sơn Trà một điểm du lịch thơ mộng. ​

    Bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng) có diện tích gần 4400ha, cách trung tâm Đà Nẵng khoảng 7km, hiện đang được xây dựng thành một số khu du lịch với những bãi tắm thơ mộng, có nơi thích hợp với du lịch mạo hiểm hoặc du lịch lặn và vùng biển bao quanh Sơn Trà trong tương lai là một trong 15 khu bảo tồn biển quốc gia.
    Sơn Trà có nhiều cảnh đẹp. Hòn Nghê là một tảng đá rất lớn nằm gần bờ phía đông bán đảo, có hình dáng giống con Nghê đang tắm. Tử Đỉnh Bàn Cờ cao 625m có thể quan sát toàn đảo và trung tâm thành phố Đà Nẵng; Bãi Bắc nằm phía đông bán đảo, với bãi cát thoải, về mùa đông thường có vích và đồi mồi lên bờ đẻ trứng. Bãi Bụt, bãi Nam nằm ở phía đông nam bán đảo có những khu bãi tắm đẹp với các quần thể san hô nằm rất gần bờ, sóng ở hai bãi này êm đềm, an toàn cho du lịch lặn.
    Bao quanh Sơn Trà là biển, sát ngay rừng cây là bãi cát trắng mịn, hẹp thoải chạy dài theo bờ biển. Ở những nơi vắng người, khỉ thường theo rừng xuống bãi biển chơi đùa. Xen giữa cát, nước biển, cây là những hòn đá tảng nhiều hình dạng đẹp mắt. Hòn thì trông giống cá cóc nghiêng mình trên bãi cát, hòn giống đôi rùa ngỏng đầu lên đùa bỡn với nhau, hòn hình cô gái tắm biển... Bờ biển phía bắc có gió và sóng mạnh, thích hợp với du lịch mạo hiểm, phía nam Sơn Trà, biển êm dịu, an toàn. Sơn Trà có khoảng 20 con suối chảy, cung cấp nước sinh hoạt chủ yếu cho nhân dân sống xung quanh. Nước suối ở Sơn Trà còn được coi là một trong những nguồn tài nguyên có giá trị kinh tế và xuất khẩu. Sơn Trà còn có ngọn hải đăng Tiên Sa là một trong những nhà đèn đẹp và lớn nhất Việt Nam, được xây dựng lại năm 1958.
    Sơn Trà không chỉ quyến rũ đối với khách du lịch mà còn là nơi tìm đến của nhiều nhà khoa học sinh thái. Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà với hệ sinh thái rừng thường xanh lá rộng với nhiều loài cây bản địa, đặc biệt là có cây chò đen, dầu lá bóng, chạy dài tới ven biển tạo nên những bãi biển thơ mộng. Ở đây có nhiều cây lớn với nhiều hình dạng kỳ lạ. Số loài thực vật bậc cao lên tới gần 1000 loài, thuộc 483 chi trong đó có 22 loài quí hiếm như cây Cốt toái bổ, cây Vạn tuế lược, Re hương, Cẩm Lai Bà Rịa và 143 loài cây làm thuốc, 104 cây cảnh. Sơn Trà có những quần hệ trảng cây bụi, trảng cỏ phong phú, chảy dài xuống ven biển. Ở khu bảo tồn này còn có 30 loài thú thuộc 15 họ, 51 loài chim thuộc 25 họ và 15 loài bò sát và 3 loài ếch nhái. Ở Sơn Trà có phổ biến các loại động vật quí hiếm như voọc chà và còn khoảng 50-60 cá thể, khỉ đuôi dài, lợn rừng, đồi, chồn bạc má, sóc chân vàng, cầy vòi đốm, gà tiền mặt đỏ, vích./.

    Thay đổi vì sẽ đổi thay...
  7. theBrick

    theBrick Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2003
    Bài viết:
    728
    Đã được thích:
    0
    Bán đảo Sơn Trà một điểm du lịch thơ mộng. ​

    Bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng) có diện tích gần 4400ha, cách trung tâm Đà Nẵng khoảng 7km, hiện đang được xây dựng thành một số khu du lịch với những bãi tắm thơ mộng, có nơi thích hợp với du lịch mạo hiểm hoặc du lịch lặn và vùng biển bao quanh Sơn Trà trong tương lai là một trong 15 khu bảo tồn biển quốc gia.
    Sơn Trà có nhiều cảnh đẹp. Hòn Nghê là một tảng đá rất lớn nằm gần bờ phía đông bán đảo, có hình dáng giống con Nghê đang tắm. Tử Đỉnh Bàn Cờ cao 625m có thể quan sát toàn đảo và trung tâm thành phố Đà Nẵng; Bãi Bắc nằm phía đông bán đảo, với bãi cát thoải, về mùa đông thường có vích và đồi mồi lên bờ đẻ trứng. Bãi Bụt, bãi Nam nằm ở phía đông nam bán đảo có những khu bãi tắm đẹp với các quần thể san hô nằm rất gần bờ, sóng ở hai bãi này êm đềm, an toàn cho du lịch lặn.
    Bao quanh Sơn Trà là biển, sát ngay rừng cây là bãi cát trắng mịn, hẹp thoải chạy dài theo bờ biển. Ở những nơi vắng người, khỉ thường theo rừng xuống bãi biển chơi đùa. Xen giữa cát, nước biển, cây là những hòn đá tảng nhiều hình dạng đẹp mắt. Hòn thì trông giống cá cóc nghiêng mình trên bãi cát, hòn giống đôi rùa ngỏng đầu lên đùa bỡn với nhau, hòn hình cô gái tắm biển... Bờ biển phía bắc có gió và sóng mạnh, thích hợp với du lịch mạo hiểm, phía nam Sơn Trà, biển êm dịu, an toàn. Sơn Trà có khoảng 20 con suối chảy, cung cấp nước sinh hoạt chủ yếu cho nhân dân sống xung quanh. Nước suối ở Sơn Trà còn được coi là một trong những nguồn tài nguyên có giá trị kinh tế và xuất khẩu. Sơn Trà còn có ngọn hải đăng Tiên Sa là một trong những nhà đèn đẹp và lớn nhất Việt Nam, được xây dựng lại năm 1958.
    Sơn Trà không chỉ quyến rũ đối với khách du lịch mà còn là nơi tìm đến của nhiều nhà khoa học sinh thái. Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà với hệ sinh thái rừng thường xanh lá rộng với nhiều loài cây bản địa, đặc biệt là có cây chò đen, dầu lá bóng, chạy dài tới ven biển tạo nên những bãi biển thơ mộng. Ở đây có nhiều cây lớn với nhiều hình dạng kỳ lạ. Số loài thực vật bậc cao lên tới gần 1000 loài, thuộc 483 chi trong đó có 22 loài quí hiếm như cây Cốt toái bổ, cây Vạn tuế lược, Re hương, Cẩm Lai Bà Rịa và 143 loài cây làm thuốc, 104 cây cảnh. Sơn Trà có những quần hệ trảng cây bụi, trảng cỏ phong phú, chảy dài xuống ven biển. Ở khu bảo tồn này còn có 30 loài thú thuộc 15 họ, 51 loài chim thuộc 25 họ và 15 loài bò sát và 3 loài ếch nhái. Ở Sơn Trà có phổ biến các loại động vật quí hiếm như voọc chà và còn khoảng 50-60 cá thể, khỉ đuôi dài, lợn rừng, đồi, chồn bạc má, sóc chân vàng, cầy vòi đốm, gà tiền mặt đỏ, vích./.

    Thay đổi vì sẽ đổi thay...
  8. CautHVS

    CautHVS Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/09/2003
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
  9. CautHVS

    CautHVS Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/09/2003
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
  10. theBrick

    theBrick Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2003
    Bài viết:
    728
    Đã được thích:
    0
    Cù Lao Chàm điểm du lịch sinh thái hấp dẫn​
    Cách thị xã Hội An 31 km về phía biển Ðông là quần đảo cù lao Chàm gồm 8 đảo nhỏ nối sát nhau: Hòn Lao, hòn Khô Mẹ, hòn Khô Con, hòn Tai, hòn Dài, hòn Lá, hòn Mồ, hòn Ông.
    Cù lao Chàm được nhiều thương gia châu Á và phương Tây biết đến từ hơn mười thế kỷ với nhiều tên gọi khác nhau. Có giả thuyết cho rằng Cù lao Chàm là nơi giam giữ tù binh của vương quốc Chămpa trước kia. Song, một số nhà nghiên cứu không đồng ý với giả thuyết này trên cơ sở Cù lao Chàm là đất thiêng của người Chăm nên không thể dùng làm "trại" tù binh được. Vừa qua khi san ủi mặt bằng để làm đường người ta phát hiện ra nhiều hiện vật Chăm tại Hòn Lao. Ở bãi Hương có một miếu thờ mà dân gian thường gọi là Miếu Thái Giám. Theo phỏng đoán của nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Xuân có thể đây là miếu thờ ông Trịnh Hòa- một quan thái giám của Trung Hoa được mệnh danh là Christoph Colomb của châu Á (!). Cũng theo một giả thuyết của ông Nguyễn Văn Xuân thì Cù lao Chàm đã từng là Hồng Kông... hụt. Sự việc có thể tóm tắt như sau: Năm 1793 ba chiến hạm lớn của Đặc sứ đặc mệnh toàn quyền Anh Macarthay bỏ neo tại cảng Đà Nẵng trong vòng một tháng. Phái bộ Anh đã cử đoàn đi khảo sát Cù lao Chàm và có tường trình kỹ về đảo này. Năm 1804, đại diện cao cấp của công ty Anh quốc đóng tại Quảng Châu-ông Robert được phái sang thương thuyết với vua Gia Long nhưng thất bại. Mãi đến năm 1821, đặc phái viên John Crawfurd lại được cử sang Huế để thương thuyết với vua Minh Mạng nhưng cũng bị từ chối. Ba lần thương thuyết không thành công. Mục đích của người Anh là xây dựng một căn cứ để dễ bề tiếp xúc với Quảng Châu và các quốc gia khác. Đến khi chiến tranh nha phiến nổ ra (1839-1842) và kết thúc là hiệp ước Nam Kinh đã giúp người Anh có được Hồng Kông.
    Như vậy, giả thuyết nếu triều đình Nguyễn chấp nhận sự thương thuyết của người Anh thì lịch sử đã có một dòng chảy khác và Cù lao Chàm đã có một số mệnh khác. Nói như vậy để thấy rằng Cù lao Chàm có một vị trí quan trọng đặc biệt. Nằm ở một vị thế hiểm trở, từ lâu Cù lao Chàm đã là vương quốc của loài chim Yến. Chim yến bay đến làm tổ và sinh sôi nảy nở trong nhiều hang đá cheo leo. Nghề khai thác yến sào cũng đã có từ lâu đời. Sách "Phủ biên tạp lục" có ghi: "Xã Trung Châu, phủ Thăng Hoa, tỉnh Qủang Nam có nghề yến sào...".
    Yến sào ngày xưa là một trong 16 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Hội An, giá trị của nó chỉ sau sừng tê giác. Tương truyền về nghề yến ở Cù lao Chàm như sau: Vợ chồng ông Trần Công Tiến đi câu bị bão đánh dạt ra đảo. Bị kẹt lại nhiều ngày, hết lương thực ông bèn bứt lấy tổ yến để ăn. Ăn xong thấy người khỏe hẳn ra. Sau khi thoát nạn ông đã tổ chức khai thác loại sản vật quý hiếm này.
    Truyền thuyết kể như thế nhưng đội khai thác yến đầu tiên mới được thành lập vào năm 1806 dưới thời vua Gia Long do ông Hồ Văn Hòa làm quan chuyên quản. Ông này sau được triều Nguyễn sắc phong "Quản linh tam tỉnh yến hộ". Hiện ở bãi Hương có miếu thờ ông Hồ Văn Hòa và lễ tổ nghề yến diễn ra hàng năm vào ngày 7 tháng 3. Theo anh Đinh Hồng Sơn- khai thác yến Cù lao Chàm- yến ở đây gồm có 4 loại: "Quang- thiên-bài- địa". Yến làm tổ chủ yếu ở các hang: hang Khô, hang Tai, hang Tò Vò, hang Cả và hang Trăn. Trong đó hang Khô là hang lớn nhất.
    Ðảo Yến có vách đá dựng đứng là nơi thuận tiện cho chim én về làm tổ, trên đảo hiện có công ty Yến - Quảng Nam làm nhiệm vụ khai thác yến để xuất khẩu và bảo vệ đàn yến.
    Ðảo lớn nhất là đảo Rùa có hình dáng như con rùa, ở bên phải đảo Yến, nơi đây có đông dân cư sinh sống làm nghề đánh cá, có cả chùa, chợ và trường học.
    Ðặc biệt cù lao Chàm có món đặc sản địa phương là vú nàng và vú xao là hai loài nhuyễn thể trên lưng phủ một lớp vỏ xà cừ hình nón to cỡ từ vài ngón tay đến nửa bàn tay. Loài này sống bám vào đá dưới nước, thường được chế biến thành các món ăn có hương vị đặc biệt. Tại đây du khách sẽ tham quan, nghỉ ngơi, giải trí, tắm biển, du thuyền trong bầu không khí trong lành.
    ------------------
    Ra Lao đốn Lụi cho Dài,
    Chờ cho Khô Lá xuống Tai giật Nờm.​
    Chỉ bằng hai câu lục bát ngắn gọn, các nhà thơ dân gian tài hoa đã vẽ nên được một bức tranh toàn cảnh 7 hòn đảo của quần đảo Cù Lao Chàm (thị xã Hội An - Quảng Nam).
    Sau ba tiếng bồng bềnh giữa biển khơi, Cù lao Chàm đã hiển hiện ra xanh ngắt với 7 hòn đảo lớn nhỏ. Cù Lao Chàm (thuộc thị xã Hội An-tỉnh Quảng Nam) được xem là một điểm du lịch sinh thái hấp dẫn mà khi đặt chân lên, du khách tha hồ quyện vào khung cảnh rất nên thơ của biển, của những làng chài bình dị, của những dải san hô huyền ảo ẩn mình dưới làn nước xanh, của những vách đảo dựng chênh vênh giữa mênh mông sóng nước.
    Thuyền cập bến Bãi Làng, du khách có thể leo dốc đi viếng chùa Hải Tạng, một di tích khá đẹp của người dân xã đảo có tuổi thọ gần 250 năm, rồi tham quan Âu Thuyền, một hồ nước tuyệt đẹp, và là nơi trú ẩn của tàu thuyền trong mùa mưa bão.
    Sau đó du khách lại xuống thuyền đi về phía nam để đến với Bãi Chồng mịn màng cát trắng, thoả thích bơi lội giữa dòng nước xanh trong mát rượi. Ðầu óc nhẹ tênh sau hơn một tiếng đồng hồ vùng vẫy trong sóng nước, du khách lên thuyền thưởng thức bữa ăn đầu tiên. Thức ăn thực sự tươi ngon và đậm đà vị biển. Những lát mực trắng ngần, những con cua đỏ au, những chú cá ngọt lịm và cả món vú sao, vú nàng độc đáo mà có lẽ chỉ ở nơi này mới có.
    Thuyền lại tiếp tục hướng về Bãi Hương, nơi có nhiều san hô tuyệt đẹp. Lại thêm sự tích Bãi Hương, sự tích nàng Yến và ông tổ nghề khai thác yến sào Cù Lao Chàm... Khói hương vẫn còn kia trong miếu tổ nghề yến và Tịnh xá Ngọc Hương. Câu hát ru con bằng làn điệu dân ca bài chòi và hình ảnh những người chị, người em đang cặm cụi vá lưới đã tạo cho bức tranh hải đảo buổi chiều những khoảng sáng lung linh, huyền ảo.
    Cù Lao cơm gắm, mắm cà,
    Hột mây đủng đỉnh bạn đà thấy chưa?​
    Sau khi khám phá những bí ẩn trên đảo, du khách sẽ cảm thấy thoải mái khi ngụp lặn trong biển nước mênh mông, mát lạnh. Những bãi tắm cát trắng mịn và kín đáo, với những dải cây rừng hoang sơ lan ra tận mép biển và bầu không khí trong lành, khiến du khách như lạc vào chốn "bồng lai tiên cảnh".
    Về đêm, khi trời trở lạnh. Những chiếc lều ni lông sẽ được dựng lên trên bãi cát trắng phau giữa khung cảnh thiên nhiên hoang dã của bãi Chồng. Trong ánh lửa trại bập bùng, mọi người theo tiếng đàn, tiếng hát, nắm tay nhau mà nhảy múa say sưa.
    Chuyến dã ngoại sẽ càng thêm ấn tượng với các món đặc sản của Cù Lao Chàm mà đầu bảng phải kể đến hai món: Vú Nàng và Vú Xao. Ðây là hai loài sinh vật biển sống bám vào những ghềnh đá, lưng phủ một lớp xà cừ hình nón trông như bầu vú, thịt có vị ngọt lịm, rất hấp dẫn. Ngoài ra, cua đá cũng là một thứ đặc sắc Cù Lao Chàm. Hương vị của cua đá cũng rất độc đáo, thịt săn chắc, đậm dà. Muốn thưởng thức cua đá thì phải dùng kìm hoặc búa để đập vỡ lớp võ cứng như đá rồi mới đem luộc chấm muối tiêu. Giá cua đá ở đây rất rẻ, một con cua to bằng bàn tay chỉ hơn 1000 đồng.
    Khung cảnh kì thú của đảo, làn nước trong veo, mát lạnh của biển cùng thiên nhiên hoang sơ là lời mời chào hấp dẫn của tour du lịch sinh thái Cù Lao Chàm. Hiện nay, Văn phòng hướng dẫn tham quan lịch Hội An thường xuyên tổ chức tour du lịch sinh thái này với đầy đủ các loại hình dịch vụ phục vụ du khách.
    Thay đổi vì sẽ đổi thay...

Chia sẻ trang này