1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lần đầu du lịch Đà Nẵng...

Chủ đề trong 'Đà Nẵng' bởi theBrick, 29/09/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. theBrick

    theBrick Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2003
    Bài viết:
    728
    Đã được thích:
    0
    Cù Lao Chàm điểm du lịch sinh thái hấp dẫn​
    Cách thị xã Hội An 31 km về phía biển Ðông là quần đảo cù lao Chàm gồm 8 đảo nhỏ nối sát nhau: Hòn Lao, hòn Khô Mẹ, hòn Khô Con, hòn Tai, hòn Dài, hòn Lá, hòn Mồ, hòn Ông.
    Cù lao Chàm được nhiều thương gia châu Á và phương Tây biết đến từ hơn mười thế kỷ với nhiều tên gọi khác nhau. Có giả thuyết cho rằng Cù lao Chàm là nơi giam giữ tù binh của vương quốc Chămpa trước kia. Song, một số nhà nghiên cứu không đồng ý với giả thuyết này trên cơ sở Cù lao Chàm là đất thiêng của người Chăm nên không thể dùng làm "trại" tù binh được. Vừa qua khi san ủi mặt bằng để làm đường người ta phát hiện ra nhiều hiện vật Chăm tại Hòn Lao. Ở bãi Hương có một miếu thờ mà dân gian thường gọi là Miếu Thái Giám. Theo phỏng đoán của nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Xuân có thể đây là miếu thờ ông Trịnh Hòa- một quan thái giám của Trung Hoa được mệnh danh là Christoph Colomb của châu Á (!). Cũng theo một giả thuyết của ông Nguyễn Văn Xuân thì Cù lao Chàm đã từng là Hồng Kông... hụt. Sự việc có thể tóm tắt như sau: Năm 1793 ba chiến hạm lớn của Đặc sứ đặc mệnh toàn quyền Anh Macarthay bỏ neo tại cảng Đà Nẵng trong vòng một tháng. Phái bộ Anh đã cử đoàn đi khảo sát Cù lao Chàm và có tường trình kỹ về đảo này. Năm 1804, đại diện cao cấp của công ty Anh quốc đóng tại Quảng Châu-ông Robert được phái sang thương thuyết với vua Gia Long nhưng thất bại. Mãi đến năm 1821, đặc phái viên John Crawfurd lại được cử sang Huế để thương thuyết với vua Minh Mạng nhưng cũng bị từ chối. Ba lần thương thuyết không thành công. Mục đích của người Anh là xây dựng một căn cứ để dễ bề tiếp xúc với Quảng Châu và các quốc gia khác. Đến khi chiến tranh nha phiến nổ ra (1839-1842) và kết thúc là hiệp ước Nam Kinh đã giúp người Anh có được Hồng Kông.
    Như vậy, giả thuyết nếu triều đình Nguyễn chấp nhận sự thương thuyết của người Anh thì lịch sử đã có một dòng chảy khác và Cù lao Chàm đã có một số mệnh khác. Nói như vậy để thấy rằng Cù lao Chàm có một vị trí quan trọng đặc biệt. Nằm ở một vị thế hiểm trở, từ lâu Cù lao Chàm đã là vương quốc của loài chim Yến. Chim yến bay đến làm tổ và sinh sôi nảy nở trong nhiều hang đá cheo leo. Nghề khai thác yến sào cũng đã có từ lâu đời. Sách "Phủ biên tạp lục" có ghi: "Xã Trung Châu, phủ Thăng Hoa, tỉnh Qủang Nam có nghề yến sào...".
    Yến sào ngày xưa là một trong 16 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Hội An, giá trị của nó chỉ sau sừng tê giác. Tương truyền về nghề yến ở Cù lao Chàm như sau: Vợ chồng ông Trần Công Tiến đi câu bị bão đánh dạt ra đảo. Bị kẹt lại nhiều ngày, hết lương thực ông bèn bứt lấy tổ yến để ăn. Ăn xong thấy người khỏe hẳn ra. Sau khi thoát nạn ông đã tổ chức khai thác loại sản vật quý hiếm này.
    Truyền thuyết kể như thế nhưng đội khai thác yến đầu tiên mới được thành lập vào năm 1806 dưới thời vua Gia Long do ông Hồ Văn Hòa làm quan chuyên quản. Ông này sau được triều Nguyễn sắc phong "Quản linh tam tỉnh yến hộ". Hiện ở bãi Hương có miếu thờ ông Hồ Văn Hòa và lễ tổ nghề yến diễn ra hàng năm vào ngày 7 tháng 3. Theo anh Đinh Hồng Sơn- khai thác yến Cù lao Chàm- yến ở đây gồm có 4 loại: "Quang- thiên-bài- địa". Yến làm tổ chủ yếu ở các hang: hang Khô, hang Tai, hang Tò Vò, hang Cả và hang Trăn. Trong đó hang Khô là hang lớn nhất.
    Ðảo Yến có vách đá dựng đứng là nơi thuận tiện cho chim én về làm tổ, trên đảo hiện có công ty Yến - Quảng Nam làm nhiệm vụ khai thác yến để xuất khẩu và bảo vệ đàn yến.
    Ðảo lớn nhất là đảo Rùa có hình dáng như con rùa, ở bên phải đảo Yến, nơi đây có đông dân cư sinh sống làm nghề đánh cá, có cả chùa, chợ và trường học.
    Ðặc biệt cù lao Chàm có món đặc sản địa phương là vú nàng và vú xao là hai loài nhuyễn thể trên lưng phủ một lớp vỏ xà cừ hình nón to cỡ từ vài ngón tay đến nửa bàn tay. Loài này sống bám vào đá dưới nước, thường được chế biến thành các món ăn có hương vị đặc biệt. Tại đây du khách sẽ tham quan, nghỉ ngơi, giải trí, tắm biển, du thuyền trong bầu không khí trong lành.
    ------------------
    Ra Lao đốn Lụi cho Dài,
    Chờ cho Khô Lá xuống Tai giật Nờm.​
    Chỉ bằng hai câu lục bát ngắn gọn, các nhà thơ dân gian tài hoa đã vẽ nên được một bức tranh toàn cảnh 7 hòn đảo của quần đảo Cù Lao Chàm (thị xã Hội An - Quảng Nam).
    Sau ba tiếng bồng bềnh giữa biển khơi, Cù lao Chàm đã hiển hiện ra xanh ngắt với 7 hòn đảo lớn nhỏ. Cù Lao Chàm (thuộc thị xã Hội An-tỉnh Quảng Nam) được xem là một điểm du lịch sinh thái hấp dẫn mà khi đặt chân lên, du khách tha hồ quyện vào khung cảnh rất nên thơ của biển, của những làng chài bình dị, của những dải san hô huyền ảo ẩn mình dưới làn nước xanh, của những vách đảo dựng chênh vênh giữa mênh mông sóng nước.
    Thuyền cập bến Bãi Làng, du khách có thể leo dốc đi viếng chùa Hải Tạng, một di tích khá đẹp của người dân xã đảo có tuổi thọ gần 250 năm, rồi tham quan Âu Thuyền, một hồ nước tuyệt đẹp, và là nơi trú ẩn của tàu thuyền trong mùa mưa bão.
    Sau đó du khách lại xuống thuyền đi về phía nam để đến với Bãi Chồng mịn màng cát trắng, thoả thích bơi lội giữa dòng nước xanh trong mát rượi. Ðầu óc nhẹ tênh sau hơn một tiếng đồng hồ vùng vẫy trong sóng nước, du khách lên thuyền thưởng thức bữa ăn đầu tiên. Thức ăn thực sự tươi ngon và đậm đà vị biển. Những lát mực trắng ngần, những con cua đỏ au, những chú cá ngọt lịm và cả món vú sao, vú nàng độc đáo mà có lẽ chỉ ở nơi này mới có.
    Thuyền lại tiếp tục hướng về Bãi Hương, nơi có nhiều san hô tuyệt đẹp. Lại thêm sự tích Bãi Hương, sự tích nàng Yến và ông tổ nghề khai thác yến sào Cù Lao Chàm... Khói hương vẫn còn kia trong miếu tổ nghề yến và Tịnh xá Ngọc Hương. Câu hát ru con bằng làn điệu dân ca bài chòi và hình ảnh những người chị, người em đang cặm cụi vá lưới đã tạo cho bức tranh hải đảo buổi chiều những khoảng sáng lung linh, huyền ảo.
    Cù Lao cơm gắm, mắm cà,
    Hột mây đủng đỉnh bạn đà thấy chưa?​
    Sau khi khám phá những bí ẩn trên đảo, du khách sẽ cảm thấy thoải mái khi ngụp lặn trong biển nước mênh mông, mát lạnh. Những bãi tắm cát trắng mịn và kín đáo, với những dải cây rừng hoang sơ lan ra tận mép biển và bầu không khí trong lành, khiến du khách như lạc vào chốn "bồng lai tiên cảnh".
    Về đêm, khi trời trở lạnh. Những chiếc lều ni lông sẽ được dựng lên trên bãi cát trắng phau giữa khung cảnh thiên nhiên hoang dã của bãi Chồng. Trong ánh lửa trại bập bùng, mọi người theo tiếng đàn, tiếng hát, nắm tay nhau mà nhảy múa say sưa.
    Chuyến dã ngoại sẽ càng thêm ấn tượng với các món đặc sản của Cù Lao Chàm mà đầu bảng phải kể đến hai món: Vú Nàng và Vú Xao. Ðây là hai loài sinh vật biển sống bám vào những ghềnh đá, lưng phủ một lớp xà cừ hình nón trông như bầu vú, thịt có vị ngọt lịm, rất hấp dẫn. Ngoài ra, cua đá cũng là một thứ đặc sắc Cù Lao Chàm. Hương vị của cua đá cũng rất độc đáo, thịt săn chắc, đậm dà. Muốn thưởng thức cua đá thì phải dùng kìm hoặc búa để đập vỡ lớp võ cứng như đá rồi mới đem luộc chấm muối tiêu. Giá cua đá ở đây rất rẻ, một con cua to bằng bàn tay chỉ hơn 1000 đồng.
    Khung cảnh kì thú của đảo, làn nước trong veo, mát lạnh của biển cùng thiên nhiên hoang sơ là lời mời chào hấp dẫn của tour du lịch sinh thái Cù Lao Chàm. Hiện nay, Văn phòng hướng dẫn tham quan lịch Hội An thường xuyên tổ chức tour du lịch sinh thái này với đầy đủ các loại hình dịch vụ phục vụ du khách.
    Thay đổi vì sẽ đổi thay...
  2. theBrick

    theBrick Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2003
    Bài viết:
    728
    Đã được thích:
    0
    Biển Đà Nẵng​
    Đà Nẵng có chiều dài bờ biển 30km. Nổi tiếng với nhiều bãi biển đẹp nằm rải rác từ Bắc đến Nam như Nam Ô, Xuân Thiều, Thanh Bình, Sơn Trà, Mỹ Khê, Bắc Mỹ An, Non Nước... trong đó có những bãi tắm đã được du khách thập phương biết đến như những địa điểm nghỉ ngơi, thư giãn, tắm biển lý tưởng nhất trong khu vực.
    Biển Đà Nẵng có độ sóng nhỏ, nước êm, nước trong xanh bốn mùa, không bị ô nhiễm. Độ mặn vào khoảng 60%, độ an toàn cao. Một số nơi có nhiều san hô, nguồn động thực vật ven bờ và dưới bờ biển phong phú. Điều đặc biệt là hầu hết các bãi tắm đều gần trung tâm thành phố, đường sá thuận lợi; có thể đi đến bằng nhiều loại phương tiện khác nhau. Nước biển ấm, ít sóng nên khách có thể tắm gần quanh năm; nhưng thích hợp nhất là mùa hè, khoảng từ tháng 5 đến tháng 8 dương lịch. Các bãi tắm đều có khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng, và nhiều dịch vụ phong phú, tạo điều kiện thuận lợi cho du khách tắm biển vui chơi giải trí và thư giãn trên bãi biển. Hầu hết các bãi biển đều có thể phát triển các loại hình dịch vụ phục vụ du khách như: câu cá, lướt ván, lặn, du thuyền.
    Đội cứu hộ các bãi tắm Đà Nẵng làm việc từ 5h00 đến 20h00 hàng ngày để đảm bảo sự an toàn cho khách tắm và nghỉ ngơi trên biển.
    Bãi biển Non nước
    Như một vòng cung xanh nằm dọc chân núi Ngũ Hành Sơn, bên thềm cát trắng, bãi tắm Non Nước trải dài 5km thuộc phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn.
    Bãi tắm Non Nước, với các tố chất có được từ độ sóng, khí hậu, thời tiết, độ mặn... phù hợp với các loại hình thể thao trên biển, nhất là môn trượt sóng (surfing). Vào năm 1993, đã diễn ra tại đây cuộc thi trượt sóng quốc tế với sự tham dự của gần 40 vận động viên đến từ nhiều nước trên thế giới.

    Quản lý và khai thác bãi tắm Non Nước hiện nay là Công ty Du lịch Non Nưóc. Công ty có cụm 3 khách sạn gồm hơn 100 phòng nghỉ ngay trước biển; tại chổ các dịch vụ tắm biển, giải trí: chụp ảnh lưu niệm, quầy bán hàng mỹ nghệ, massage, nhà hàng, sân tennis và một số dụng cụ tập thể dục, vui chơi trên biển...
    Thành phố Đà Nẵng hiện đang xúc tiến để đầu tư vào đây một khu du lịch liên hoàn bao gồm các loại hình khách sạn, nhà hàng ven biển, các sân tennis phục vụ du khách và đặc biệt là xây dựng một sân golf với tiêu chuẩn quốc tế.
    Đến với Non Nước, ngoài việc nghỉ ngơi, tắm biển, du khách còn có thể kết hợp viếng thăm thắng tích Ngũ Hành Sơn, nơi có những ngôi chùa cổ, các hang động, thâm nghiêm, hoành tráng; dạo quanh làng đá mỹ nghệ ngay dưới chân núi hoặc làm một cuộc du thuyền trên sông Cổ Cò để thả hồn cùng non nước Ngũ Hành Sơn.
    Bãi biển Mỹ Khê
    Bãi biển Mỹ Khê có chiều dài khoảng chừng 900m, thuộc vào loại nhộn nhịp nhất trong số các bãi tắm của Đà Nẵng, rất quen thuộc với mọi người dân thành phố.
    Trước năm 1975, một phần của bãi tắm do quân đội Mỹ chiếm đóng. Họ thiết lập một số cơ sở dịch vụ tại đây để phục vụ nhu cầu giải trí, vui chơi của binh lính Mỹ.
    Bãi tắm có thuận lợi là ở gần thành phố, không gian rộng, phong cảnh đẹp và có đầy đủ dịch vụ có chất lượng: khách sạn, nhà hàng, giữ xe, tắm nước ngọt, cho thuê dù, phao bơi...
    Khách sạn Mỹ Khê với hơn 50 phòng ngủ đầy đủ tiện nghi; dịch vụ Massage, Karaoke; nhà hàng đặc sản, quầy Bar... cùng một lúc có thể phục vụ hàng trăm khách.
    Bãi tắm có khu biệt thự sang trọng hơn 100 phòng nằm sát biển, thích hợp cho những hộ gia đình, cơ quan đến nghỉ dưỡng, sinh hoạt cuối tuần.
    Hàng chục hàng quán nằm ven bãi tắm, có đầy đủ các món ăn đặc sản miền biển như tôm, cua, cá, mực, hải sản, bào ngư... với giá cả phù hợp với túi tiền của nhiều đối tượng khách.
    Biển Mỹ Khê còn là nơi có các loại rong tảo quí như rong câu chỉ vàng, rong câu chân vịt có giá trị xuất khẩu cao. Bãi tắm có hệ thống cứu hộ gồm chòi canh, phao cứu sinh, cờ báo hiệu vùng nước xoáy và lực lượng cứu hộ túc trực ngày đêm, sẵn sàng ứng cứu kịp thời khi có người bị nạn.
    Môi trường du lịch trong khu vực tương đối tốt. Chính quyền thành phố Đà Nẵng đã xây dựng xong cầu Sông Hàn nối liền hai khu vực Đông và Tây, rất thuận lợi cho việc đi lại; bãi tắm Mỹ Khê trở thành một địa diểm du lịch nghỉ ngơi, tắm biển hấp dẫn.
    Bãi biển Bắc Mỹ An
    Bãi biển Bắc Mỹ An nằm trong địa phận phường Bắc Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng, cách trung tâm thành phố khoảng 7 km về phía Đông Nam.
    Khu vực Bắc Mỹ An có năm điểm được xem là bãi tắm đẹp, gồm bãi tắm T18, Mỹ Đa Đông 2, Mỹ Đa Đông 3, Bắc Mỹ An và khu vực khách sạn Furama với sức chứa khoảng 8.000 khách/ngày.
    Trước năm 1975, đây chỉ là bãi tắm tự nhiên. Sau ngày thành phố giải phóng, nhà nước xây dựng ở đây một nhà nghỉ và một viện điều dưỡng để phục vụ nhu cầu an dưỡng của cán bộ công nhân viên chức của tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (cũ).
    Gần đây, với sự hiện diện của Khu du lịch Furama, Bắc Mỹ An trở nên nổi tiếng, được du khách trong và ngoài nước biết đến như là một nơi nghỉ dưỡng biển ngang tầm quốc tế.
    Khu du lịch Furama chính thức đi vào hoạt động từ năm 1996, với 200 phòng ngủ và các dịch vụ hoàn hảo đạt tiêu chuẩn 5 sao.
    Ngoài khu du lịch Furama, tại bãi tắm Bắc Mỹ An còn có một số cơ sở dịch vụ của T18, Công ty Danatours và một số hàng quán của tư nhân dọc theo bãi biển; giá cả phải chăng.
    Du khách đến với bãi tắm Bắc Mỹ An, tùy theo hoàn cảnh và khả năng tài chính, có thể lựa chọn cho mình một địa điểm nghỉ ngơi thích hợp. Nếu dồi dào về kinh tế, có thể đăng ký lưu trú và sinh hoạt ở khu du lịch Furama; còn nếu muốn đến những nơi có giá cả bình dân thì hãy vào các khách sạn mini; nhà trọ quanh vùng.
    Bãi biển Nam Ô
    Bãi tắm Nam Ô cách trung tâm thành phố 17km về phía Tây Bắc. Bãi tắm Nam Ô thuộc địa phận phường Hòa Hiệp, quận Liên Chiểu. Tên gọi Nam Ô, theo người địa phương, có nghĩa là ở phía Nam của châu Ô xưa.
    Bãi tắm Nam Ô có độ dốc vừa phải, ven theo chân núi, phong cảnh sơn thủy rất hữu tình. Tại đây, bạn có thể nô đùa cùng với sóng biển, vừa có thể làm một chuyến du lịch nhỏ lên lưng chừng núi về bán đảo Sơn Trà và thành phố Đà Nẵng từ xa.

    Từ bãi tắm Nam Ô, du khách có thể dùng thuyền ngược về hướng Tây theo dòng sông Cu Đê, thực hiện một tour du lịch sinh thái, thăm một làng dân tộc Kà-Tu ở xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang.
    Bãi tắm Nam Ô có từ những năm đầu thập kỷ 60, chủ yếu thỏa mãn nhu cầu của người dân địa phương. Bãi tắm có một số hàng quán xây dựng theo kiểu nhà sàn phục vụ du khách.
    Hiện nay, quận Liên Chiểu đã có dự án tôn tạo cảnh quan và giải quyết vấn đề vệ sinh môi trường tại bãi tắm này, đồng thời lập dự án xây dựng một con đường dài 800 mét từ cầu Nam Ô đi ra bãi tắm.
    Bãi biển Sơn Trà
    Ven biển của bán đảo Sơn Trà có nhiều bãi cát đẹp, trong đó có một số bãi tắm nổi tiếng như bãi Bắc (phía Bắc bán đảo), bãi Nam và bãi Bụt (phía Nam bán đảo). Các bãi biển nay gần như còn nguyên sơ, nước trong xanh, cát trắng mịn, sạch. Sau lưng các bãi tắm này là rừng nguyên sinh thuộc khu bảo tồn quốc gia Sơn Trà. Hệ động thực vật ở đất phong phú, nhiều loài vật, cây cối thuộc loại quý hiếm như loài vượn má đỏ, vích đã được đưa vào danh sách đỏ.

    Dưới các bãi biển này là các rặng san hô lớn và tuyệt đẹp, rất thuận lợi cho việc phát triển các loại hình du lịch lặn. Hiện nay, thành phố đang đầu tư tại đây khu du lịch Bãi Bụt với những ngôi nhà nghỉ trên sườn núi, ven biển; các loại hình du lịch lặn, và trong tương lai sẽ xây dựng một trung tâm hải dương học đồng thời phát triển thành một khu du lịch lớn với đầy đủ các loại hình dịch vụ phục vụ du khách.
    Hiện nay, khách có thể đến tắm biển, câu cá và đi canô tham quan tại 3 bãi tắm nói trên.
    Bãi biển Thanh Bình
    Bãi biển Thanh Bình dài chừng 1km, nằm ngay trong nội thị, phía cuối đường Ông ích Khiêm, thuộc phường Thanh Bình, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
    Bãi tắm hầu như phẳng lặng, ít khi có sóng to, độ dài lý tưởng và không có vùng nước xoáy nguy hiểm.
    Nằm trong vịnh Đà Nẵng, với tuyến đường Liên Chiểu - Thuận Phước đang mở chạy ngay bên cạnh, bãi biển Thanh Bình sẽ trở thành một trong những bãi biển đẹp và thuận lợi của thành phố phục vụ cho du khách. Đây là một địa điểm thuận lợi cho việc phát triển các dịch vụ biển như lướt ván, du thuyền, canô... đây còn là một vị trí khá lý tưởng để xây dựng các khách sạn ven biển, xây dựng các cầu tàu du lịch loại nhỏ.
    Bãi biển Xuân Thiều
    Cách bãi biển Nam Ô chừng 3 km về phía Nam là bãi tắm Xuân Thiều - một địa danh gắn liền với sự kiện lịch sử - tháng 3 năm 1965, lữ đoàn số 9 Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đã đổ bộ vào đây, mở đầu cho chiến lược "Chiến tranh cục bộ? của Mỹ tại Việt Nam.
    Bãi tắm này trước năm 1975 chỉ dành riêng cho binh lính Mỹ vì đây là khu quân sự, có sân bay dã chiến và kho quân nhu của Mỹ, cùng hệ thống bố phòng bảo vệ thành phố Đà Nẵng từ phía Bắc. Binh lính Mỹ gọi bãi tắm Xuân Thiều là "Red Beach? (tức Biển Đỏ - có lẽ do cảm giác trực quan khi nhìn bình minh lên và cả lúc mặt trời lặn, mặt nước biển phản chiếu có màu đỏ).
    Bãi tắm Xuân Thiều sạch, đẹp và còn hoang sơ; cát trắng và rất mịn; nước biển lúc nào cũng xanh ngăn ngắt.
    Từ năm 1992, khu du lịch Xuân Thiều được thành lập. Hệ thống dịch vụ tương đối liên hoàn, đầy đủ bao gồm khách sạn, nhà hàng, một số dịch vụ vui chơi giải trí, phục vụ tắm biển... có thể đáp ứng nhu cầu của khách.
    Hiện nay, thành phố Đà Nẵng đang xây dựng tuyến đường du lịch dài 15 km từ Thuận Phước đến chân đèo Hải Vân ngang qua bãi tắm Xuân Thiều (dự kiến hoàn thành cuối năm 2003). Đây sẽ là cơ hội để khai thác đúng mức tiềm năng của bãi tắm này.
    Thay đổi vì sẽ đổi thay...
  3. theBrick

    theBrick Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2003
    Bài viết:
    728
    Đã được thích:
    0
    Biển Đà Nẵng​
    Đà Nẵng có chiều dài bờ biển 30km. Nổi tiếng với nhiều bãi biển đẹp nằm rải rác từ Bắc đến Nam như Nam Ô, Xuân Thiều, Thanh Bình, Sơn Trà, Mỹ Khê, Bắc Mỹ An, Non Nước... trong đó có những bãi tắm đã được du khách thập phương biết đến như những địa điểm nghỉ ngơi, thư giãn, tắm biển lý tưởng nhất trong khu vực.
    Biển Đà Nẵng có độ sóng nhỏ, nước êm, nước trong xanh bốn mùa, không bị ô nhiễm. Độ mặn vào khoảng 60%, độ an toàn cao. Một số nơi có nhiều san hô, nguồn động thực vật ven bờ và dưới bờ biển phong phú. Điều đặc biệt là hầu hết các bãi tắm đều gần trung tâm thành phố, đường sá thuận lợi; có thể đi đến bằng nhiều loại phương tiện khác nhau. Nước biển ấm, ít sóng nên khách có thể tắm gần quanh năm; nhưng thích hợp nhất là mùa hè, khoảng từ tháng 5 đến tháng 8 dương lịch. Các bãi tắm đều có khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng, và nhiều dịch vụ phong phú, tạo điều kiện thuận lợi cho du khách tắm biển vui chơi giải trí và thư giãn trên bãi biển. Hầu hết các bãi biển đều có thể phát triển các loại hình dịch vụ phục vụ du khách như: câu cá, lướt ván, lặn, du thuyền.
    Đội cứu hộ các bãi tắm Đà Nẵng làm việc từ 5h00 đến 20h00 hàng ngày để đảm bảo sự an toàn cho khách tắm và nghỉ ngơi trên biển.
    Bãi biển Non nước
    Như một vòng cung xanh nằm dọc chân núi Ngũ Hành Sơn, bên thềm cát trắng, bãi tắm Non Nước trải dài 5km thuộc phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn.
    Bãi tắm Non Nước, với các tố chất có được từ độ sóng, khí hậu, thời tiết, độ mặn... phù hợp với các loại hình thể thao trên biển, nhất là môn trượt sóng (surfing). Vào năm 1993, đã diễn ra tại đây cuộc thi trượt sóng quốc tế với sự tham dự của gần 40 vận động viên đến từ nhiều nước trên thế giới.

    Quản lý và khai thác bãi tắm Non Nước hiện nay là Công ty Du lịch Non Nưóc. Công ty có cụm 3 khách sạn gồm hơn 100 phòng nghỉ ngay trước biển; tại chổ các dịch vụ tắm biển, giải trí: chụp ảnh lưu niệm, quầy bán hàng mỹ nghệ, massage, nhà hàng, sân tennis và một số dụng cụ tập thể dục, vui chơi trên biển...
    Thành phố Đà Nẵng hiện đang xúc tiến để đầu tư vào đây một khu du lịch liên hoàn bao gồm các loại hình khách sạn, nhà hàng ven biển, các sân tennis phục vụ du khách và đặc biệt là xây dựng một sân golf với tiêu chuẩn quốc tế.
    Đến với Non Nước, ngoài việc nghỉ ngơi, tắm biển, du khách còn có thể kết hợp viếng thăm thắng tích Ngũ Hành Sơn, nơi có những ngôi chùa cổ, các hang động, thâm nghiêm, hoành tráng; dạo quanh làng đá mỹ nghệ ngay dưới chân núi hoặc làm một cuộc du thuyền trên sông Cổ Cò để thả hồn cùng non nước Ngũ Hành Sơn.
    Bãi biển Mỹ Khê
    Bãi biển Mỹ Khê có chiều dài khoảng chừng 900m, thuộc vào loại nhộn nhịp nhất trong số các bãi tắm của Đà Nẵng, rất quen thuộc với mọi người dân thành phố.
    Trước năm 1975, một phần của bãi tắm do quân đội Mỹ chiếm đóng. Họ thiết lập một số cơ sở dịch vụ tại đây để phục vụ nhu cầu giải trí, vui chơi của binh lính Mỹ.
    Bãi tắm có thuận lợi là ở gần thành phố, không gian rộng, phong cảnh đẹp và có đầy đủ dịch vụ có chất lượng: khách sạn, nhà hàng, giữ xe, tắm nước ngọt, cho thuê dù, phao bơi...
    Khách sạn Mỹ Khê với hơn 50 phòng ngủ đầy đủ tiện nghi; dịch vụ Massage, Karaoke; nhà hàng đặc sản, quầy Bar... cùng một lúc có thể phục vụ hàng trăm khách.
    Bãi tắm có khu biệt thự sang trọng hơn 100 phòng nằm sát biển, thích hợp cho những hộ gia đình, cơ quan đến nghỉ dưỡng, sinh hoạt cuối tuần.
    Hàng chục hàng quán nằm ven bãi tắm, có đầy đủ các món ăn đặc sản miền biển như tôm, cua, cá, mực, hải sản, bào ngư... với giá cả phù hợp với túi tiền của nhiều đối tượng khách.
    Biển Mỹ Khê còn là nơi có các loại rong tảo quí như rong câu chỉ vàng, rong câu chân vịt có giá trị xuất khẩu cao. Bãi tắm có hệ thống cứu hộ gồm chòi canh, phao cứu sinh, cờ báo hiệu vùng nước xoáy và lực lượng cứu hộ túc trực ngày đêm, sẵn sàng ứng cứu kịp thời khi có người bị nạn.
    Môi trường du lịch trong khu vực tương đối tốt. Chính quyền thành phố Đà Nẵng đã xây dựng xong cầu Sông Hàn nối liền hai khu vực Đông và Tây, rất thuận lợi cho việc đi lại; bãi tắm Mỹ Khê trở thành một địa diểm du lịch nghỉ ngơi, tắm biển hấp dẫn.
    Bãi biển Bắc Mỹ An
    Bãi biển Bắc Mỹ An nằm trong địa phận phường Bắc Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng, cách trung tâm thành phố khoảng 7 km về phía Đông Nam.
    Khu vực Bắc Mỹ An có năm điểm được xem là bãi tắm đẹp, gồm bãi tắm T18, Mỹ Đa Đông 2, Mỹ Đa Đông 3, Bắc Mỹ An và khu vực khách sạn Furama với sức chứa khoảng 8.000 khách/ngày.
    Trước năm 1975, đây chỉ là bãi tắm tự nhiên. Sau ngày thành phố giải phóng, nhà nước xây dựng ở đây một nhà nghỉ và một viện điều dưỡng để phục vụ nhu cầu an dưỡng của cán bộ công nhân viên chức của tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (cũ).
    Gần đây, với sự hiện diện của Khu du lịch Furama, Bắc Mỹ An trở nên nổi tiếng, được du khách trong và ngoài nước biết đến như là một nơi nghỉ dưỡng biển ngang tầm quốc tế.
    Khu du lịch Furama chính thức đi vào hoạt động từ năm 1996, với 200 phòng ngủ và các dịch vụ hoàn hảo đạt tiêu chuẩn 5 sao.
    Ngoài khu du lịch Furama, tại bãi tắm Bắc Mỹ An còn có một số cơ sở dịch vụ của T18, Công ty Danatours và một số hàng quán của tư nhân dọc theo bãi biển; giá cả phải chăng.
    Du khách đến với bãi tắm Bắc Mỹ An, tùy theo hoàn cảnh và khả năng tài chính, có thể lựa chọn cho mình một địa điểm nghỉ ngơi thích hợp. Nếu dồi dào về kinh tế, có thể đăng ký lưu trú và sinh hoạt ở khu du lịch Furama; còn nếu muốn đến những nơi có giá cả bình dân thì hãy vào các khách sạn mini; nhà trọ quanh vùng.
    Bãi biển Nam Ô
    Bãi tắm Nam Ô cách trung tâm thành phố 17km về phía Tây Bắc. Bãi tắm Nam Ô thuộc địa phận phường Hòa Hiệp, quận Liên Chiểu. Tên gọi Nam Ô, theo người địa phương, có nghĩa là ở phía Nam của châu Ô xưa.
    Bãi tắm Nam Ô có độ dốc vừa phải, ven theo chân núi, phong cảnh sơn thủy rất hữu tình. Tại đây, bạn có thể nô đùa cùng với sóng biển, vừa có thể làm một chuyến du lịch nhỏ lên lưng chừng núi về bán đảo Sơn Trà và thành phố Đà Nẵng từ xa.

    Từ bãi tắm Nam Ô, du khách có thể dùng thuyền ngược về hướng Tây theo dòng sông Cu Đê, thực hiện một tour du lịch sinh thái, thăm một làng dân tộc Kà-Tu ở xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang.
    Bãi tắm Nam Ô có từ những năm đầu thập kỷ 60, chủ yếu thỏa mãn nhu cầu của người dân địa phương. Bãi tắm có một số hàng quán xây dựng theo kiểu nhà sàn phục vụ du khách.
    Hiện nay, quận Liên Chiểu đã có dự án tôn tạo cảnh quan và giải quyết vấn đề vệ sinh môi trường tại bãi tắm này, đồng thời lập dự án xây dựng một con đường dài 800 mét từ cầu Nam Ô đi ra bãi tắm.
    Bãi biển Sơn Trà
    Ven biển của bán đảo Sơn Trà có nhiều bãi cát đẹp, trong đó có một số bãi tắm nổi tiếng như bãi Bắc (phía Bắc bán đảo), bãi Nam và bãi Bụt (phía Nam bán đảo). Các bãi biển nay gần như còn nguyên sơ, nước trong xanh, cát trắng mịn, sạch. Sau lưng các bãi tắm này là rừng nguyên sinh thuộc khu bảo tồn quốc gia Sơn Trà. Hệ động thực vật ở đất phong phú, nhiều loài vật, cây cối thuộc loại quý hiếm như loài vượn má đỏ, vích đã được đưa vào danh sách đỏ.

    Dưới các bãi biển này là các rặng san hô lớn và tuyệt đẹp, rất thuận lợi cho việc phát triển các loại hình du lịch lặn. Hiện nay, thành phố đang đầu tư tại đây khu du lịch Bãi Bụt với những ngôi nhà nghỉ trên sườn núi, ven biển; các loại hình du lịch lặn, và trong tương lai sẽ xây dựng một trung tâm hải dương học đồng thời phát triển thành một khu du lịch lớn với đầy đủ các loại hình dịch vụ phục vụ du khách.
    Hiện nay, khách có thể đến tắm biển, câu cá và đi canô tham quan tại 3 bãi tắm nói trên.
    Bãi biển Thanh Bình
    Bãi biển Thanh Bình dài chừng 1km, nằm ngay trong nội thị, phía cuối đường Ông ích Khiêm, thuộc phường Thanh Bình, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
    Bãi tắm hầu như phẳng lặng, ít khi có sóng to, độ dài lý tưởng và không có vùng nước xoáy nguy hiểm.
    Nằm trong vịnh Đà Nẵng, với tuyến đường Liên Chiểu - Thuận Phước đang mở chạy ngay bên cạnh, bãi biển Thanh Bình sẽ trở thành một trong những bãi biển đẹp và thuận lợi của thành phố phục vụ cho du khách. Đây là một địa điểm thuận lợi cho việc phát triển các dịch vụ biển như lướt ván, du thuyền, canô... đây còn là một vị trí khá lý tưởng để xây dựng các khách sạn ven biển, xây dựng các cầu tàu du lịch loại nhỏ.
    Bãi biển Xuân Thiều
    Cách bãi biển Nam Ô chừng 3 km về phía Nam là bãi tắm Xuân Thiều - một địa danh gắn liền với sự kiện lịch sử - tháng 3 năm 1965, lữ đoàn số 9 Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đã đổ bộ vào đây, mở đầu cho chiến lược "Chiến tranh cục bộ? của Mỹ tại Việt Nam.
    Bãi tắm này trước năm 1975 chỉ dành riêng cho binh lính Mỹ vì đây là khu quân sự, có sân bay dã chiến và kho quân nhu của Mỹ, cùng hệ thống bố phòng bảo vệ thành phố Đà Nẵng từ phía Bắc. Binh lính Mỹ gọi bãi tắm Xuân Thiều là "Red Beach? (tức Biển Đỏ - có lẽ do cảm giác trực quan khi nhìn bình minh lên và cả lúc mặt trời lặn, mặt nước biển phản chiếu có màu đỏ).
    Bãi tắm Xuân Thiều sạch, đẹp và còn hoang sơ; cát trắng và rất mịn; nước biển lúc nào cũng xanh ngăn ngắt.
    Từ năm 1992, khu du lịch Xuân Thiều được thành lập. Hệ thống dịch vụ tương đối liên hoàn, đầy đủ bao gồm khách sạn, nhà hàng, một số dịch vụ vui chơi giải trí, phục vụ tắm biển... có thể đáp ứng nhu cầu của khách.
    Hiện nay, thành phố Đà Nẵng đang xây dựng tuyến đường du lịch dài 15 km từ Thuận Phước đến chân đèo Hải Vân ngang qua bãi tắm Xuân Thiều (dự kiến hoàn thành cuối năm 2003). Đây sẽ là cơ hội để khai thác đúng mức tiềm năng của bãi tắm này.
    Thay đổi vì sẽ đổi thay...
  4. theBrick

    theBrick Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2003
    Bài viết:
    728
    Đã được thích:
    0
    Những di tích lịch sử ở Đà Nẵng​
    Thành Điện Hải
    Thành Điện Hải trước là đồn Điện Hải, xây dựng năm 1813 (Gia Long thứ 12) gần cửa biển Đà Nẵng. Năm 1823 (Minh Mạng thứ 4) cho dời đồn Điện Hải vào bên trong đất liền, trên một gò đất cao. Đồn được xây dựng bằng gạch. Năm 1835 (Minh Mạng thứ 15)đồn đổi tên là thành Điện Hải. Năm 1840 Tham tri Bộ công Nguyễn Công Trứ vào xem xét hệ thống phòng thủ ở Đà Nẵng, sau đó đề nghị tăng cường phòng thủ các thành Điện Hải, An hải. Năm 1847 (Thiệu Trị thứ 7), thành Điện Hải được mở rộng cả chu vi 556m, thành cao hơn 5m, chung quanh là hào sâu 3m. Thành có 2 cửa, một cửa mở về phía Nam ( cửa chính), một của mở về phía Đông. trong thành có 2 cung, ca kỳ đài, các cơ sở chứa lương thực, đạn dược, thuốc súng và được trang bị 30 ụ súng đại bác cở lớn. Thành được xây bằng gạch theo đồ án thiết kế kiểu Vauban hình vuông.
    Hiện nay, di tích thành Điện Hải tọa lạc tại phường Thạch Thang, quận Hải Châu. Tường thành phía Tây, Đông và các góc tương đối còn nguyên vẹn. Cửa thành phía Nam đã mất và phía Bắc đã hư hại. Gần đây, di tích thành Điện Hải được trùng tu, gia cố, phục hồi lại nguyên trạng.
    Thành Điện Hải là một dấu ấn ghi nhớ truyền thống đấu tranh chống Pháp của nhân dân Đà Nẵng và nhân dân cả nước, quyết tâm giữ vững nền độc lập dân tộc, bảo vệ lãnh thổ. Đây cũng là đồn lũy quan trọng góp phần đánh bại cuộc tấn công của thực dân Pháp vào Đà Nẵng những năm 1858 - 1860. Một tượng đài uy nghi của Tướng quân Nguyễn Tri Phương đã được dựng tại đây, để ghi nhớ một giai đoạn lịch sử hào hùng của thành phố.
    Thành Điện Hải được Bộ Văn hoá Thông tin xếp hạng là di tích lịch sử quốc gia ngày 16-11-1998, được gắn bia di tích ngày 25-8-1998.
    Đình làng Nại Am
    Đình được xây dựng năm Ất Tuất(1905) thờ Thành hoàng bảo an chính trực, bổn xứ thổ thần và các vị tiền nhân của làng.
    Đình Nại Nam ghi đậm dấu ấn văn hoá thời Nguyễn, mái lợp ngai âm dương, tường gạch trên mái đình là lưỡng long chầu nguyệt, loan phụng hoà vinh, dơi ngậm đào, thể hiện qua nghệ thuật đắp ghép sành sứ, công phu đẹp mắt. Bên trong chia làm 3 gian, 2 chái phần chính diện dài 11,7m, rộng 7,9m, hậu tẩm rộng 3,9m, dài 4,1m. Có 4 hàng cột bằng gỗ mít, gồm 20 cột, có chiều cao từ 2,5m đến 4,5m. Kết cấu kèo theo "chồng rường - giả thủ". Phần đầu hồi chạm trổ khéo léo và tinh xảo qua bàn tay tài hoa của thợ chạm Kim Bồng (Hội An), thể hiện các đề tài: cá chép hoá long, bát bảo đạo nho, cùng các hoạ tiết hoa văn cây cỏ, hoa lá.
    Ngày xưa, hằng năm có lễ cầu an tại đình vào rằm tháng 2 âm lịch và ngày lễ cuối năm (30 Tết).
    Trong kháng chiến chống Pháp và Mỹ, đình làm cơ sở, địa điểm để hoạt động cách mạng, có nhiều sự kiện lich sử diễn ra ở đây như lễ kết nạp đảng viên, triển khai lực lượng chính trị và quân sự đánh vào thành phố ở các thời điểm 1950, 1951, 1960, 1965,1975, nhiều người con ưu tú của địa phương đã sống, chiến đấu và hy sinh anh dũng tại đình.
    Di tích đình Nại Nam, ngoài giá trị một di tích kiến trúc - nghệ thuật còn là một trong những đình làng tiêu biểu còn lại trong nội thành Đà Nẵng.
    Đình Bồ Bản
    Đình được xây dựng vào những năm đầu của thế kỷ XI bằng tranh tre tại gò miếu Tam Vị. Năm 1852, đình được dời về trung tâm làng. Tường xây gạch, mái lợp ngói âm dương. Đình chia làm 3 gian, 2 chái, dài 14,5m, rộng 9,7m. Có 36 cột bằng gỗ mít và kiền kiền, kết cấu kèo, cột cổng được thể hiện theo lối chồng rường giả thủ, đầu các trinh chạm đầu rồng, các vì kèo chạm mai, trúc, tùng, lan. Ngoài ra, còn ca các loài chim sẻ, khỉ (hầu) và các hoạ tiết hoa văn, được khắc chạm tinh tế, khéo léo và tỉ mỉ, tạo nên những tác phẩm điêu khắc độc đáo, giàu tính nghệ thuật, có giá trị khoa học.
    Đình Bồ bản lập ra để thờ Thành hoàng, các vị tiên hiền của làng và là nơi sinh hoạt lễ hội hằng năm.
    Tháng 8- 1945, chuẩn bị cướp chính quyền, nhân dân địa phương đã tập trung về đình để tổ chức biểu tình, buộc bọn quan lại, lưu hương giao ấn triện, sổ sách. Đình Bồ Bản là nơi lập phòng phiếu bầu cử Quốc hội đầu tiên của nước Việt nam dân chủ cộng hoà tại địa phương.
    Trong kháng chiến chống Mỹ, đình làm nơi hội họp ra chủ trương diệt ác, phá kìm, cướp súng đạn và các kho tàng của địch ở huyện Hoà Vang.
    Đình đã được Bộ Văn hoá - Thông tin xếp hạng là di tích lịch sử - văn hoá ngày 4-1-1999
    Đình Túy Loan
    Đình được xây dựng vào những năm cuối thế kỷ XVIII. Năm Mậu Tuất (1888) được trùng tu lại, Cũng như đình Nại Nam và Bồ Bản, đình Tuy Loan thờ Thành hoàng bốn xứ và các vị tiền hiền, hậu hiền của làng.
    Ngày xưa, hàng năm nhân dân tổ chức lễ tế Xuân vào 14 -15 tháng 2 âm lịch và tế Thu vào 14 - 15 tháng 8 âm lịch tại đình. Hiện nay, đình Tuy Loan là một ngôi đình duy nhất còn giữ được 15 sắc phong thời Minh Mạng đến thời Bảo Đại
    Đình có diện tích 110m2, mái lợp ngai âm dương, tường xây bằng gạch, trên mái trang trí lưỡng long chầu nguyệt, hai đầu mái sắp hình rồng uốn lượn được ghép bằng sành sứ. Trong đình chia làm 3 gian, 2 chái phần hậu tẩm rộng 2,4m, dài 2,7m gồm 4 hàng cột bằng gỗ mít, mỗi hàng ca 6 cột cao to 2,5m đến 4,5m. Kết cấu các vì kèo, cột theo kiểu chồng rường giả thủ. Các giả thủ chạm khắc hình hoa lá cách điệu, chân giả thủ trang trí hình quả bí. Hai đầu các thanh trính chạm đầu rồng, cột kèo ở hai đầu hồi chạm đầu rồng và hoa văn mây cuộn, hoa cúc, hoa mẫu đơn... được thể hiện qua tài năng thợ Kim Bồng, có giá trị nghệ thuật.
    Trong kháng chiến chống Pháp, đình Tuy Loan là nơi nhân dân địa phương tập trung tổ chức biểu tình, phối hợp cùng nhân dân hai làng Bồ Bản và Cẩm Toại kéo về huyện đường Hoà Vang cướp chính quyền tháng 8-1945.
    Thời kỳ chống Mỹ (1957 - 1959) chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm lấy đình Tuy Loan làm nơi cải huấn "tố cộng", "diệt công" vì thế cũng là nơi diễn ra nhiều cuộc đấu tranh của nhân dân địa phương chống Mỹ - Diệm.
    Đình đã được Bộ Văn hoá - Thông tin xếp hạng là di tích lịch sử - văn hoá ngày 4-1-1999
    Hải Vân Quan
    Hải Vân là đèo cao nhất và dài nhất Việt Nam. Con đường xuyên Việt chạy uốn lợn qua đèo dài đến 20km. Hải Vân có nghĩa là biển và mây. Với độ cao 496 mét so với mặt biển, đỉnh đèo gần như luôn quyện vào trong mây. Vào thế kỷ XV, Vua Lê Thánh Tôn trước cảnh trời non nước thơ mộng, kỳ vĩ đã gọi đây là "Đệ nhất Hùng quan".
    Từ trên đèo phóng tầm mắt ra bao quát cả một vùng đồng bằng trù phú ôm lấy thành phố Đà Nẵng in bóng bên cửa sông Hàn. Về phía Nam, ở ngay chân đèo là bãi Nam Ô cát mịn, sông êm, thuyền đánh cá chen nhau trên biển. Nơi đây nhiều nhà du lịch thế giới đã nhìn thấy khả năng lập một làng du lịch lý tưởng.
    Cửa Hải Vân quan được xây dựng vào năm 1826 (Minh Mạng thứ 7) trên đỉnh đèo Hải Vân. Ngày xưa, đây vốn là cửa ải thông đường thiên lý Bắc Nam, đồng thời được phòng thủ và kiểm soát giao thông nghiêm ngặt. Phía nam Hải Vân quan có ghi "Hải Vân quan", phía bắc ghi " Thiên hạ đệ nhất hùng quan" bằng chữ hán. Hải Vân quan là công trình kiến túc có giá trị lịch sử và nghệ thuật.
    Nhà thờ Chánh tòa Đà Nẵng
    Khởi công từ tháng 2.1923 do cha cố Vallet chủ công xây dựng và phác thảo phối cảnh tổng thể, trên khoảng đất trống đường Rue du Musée (nay là đường Trần Phú), nhà thờ chính toà Ðà Nẵng còn được gọi là nhà thờ Con Gà, bởi trên nóc nhà thờ (cách mặt đất 27m) có biểu tượng con gà màu xám làm bằng hợp kim nhẹ rỗng bên trong được tráng phủ một lớp hoá chất đặc biệt, hơn 70 năm chưa được sơn phủ bảo vệ, mà vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt. Trong khi đó, cột thu lôi, đế bầu tròn đỡ con gà và chữ thập chỉ bốn hướng đông-tây-nam-bắc được sửa chữa, thay mới vài lần. Con gà xoay theo hướng gió trên một vòng bạc rất nhẹ.
    Người dân bản xứ kháo nhau rằng con gà là đài dự báo thời tiết rất hiện đại, con gà quay chiều nào là gió mưa, là nắng tạnh.. Thực ra vì con gà ở trên cao, để phòng gió tạt gãy đổ người ta đã thiết kế cho nó quay hướng theo chiều gió, và thế là con gà quay hướng nào, gió hướng ấy. Còn tại sao lại là con gà? Theo giải thích của Cha xứ, con gà này không phải là biểu tượng của nước Pháp, mà là biểu tượng của sự sám hối, theo Thánh kinh giảng: Chúa quở trách Phê-rô (một trong 12 tông đồ của Người): "Ðêm nay gà chưa gáy, con sẽ chối Chúa ba lần...".
    Nhà thờ Con Gà được xây dựng với tốc độ chóng mặt. Tháng 2/1923: khởi công; tháng 9/1923: đã xong mặt tiền; ngày 10/3/1924: làm lễ khánh thành. Theo tư liệu của nhà thờ và gia phả tộc Võ ở làng Kim Bồng, Hội An, với phác thảo tổng thể của Cha cố Vallet, nhiều chủ thầu xây dựng đến rồi đi. Cuối cùng, giữa năm 1922, ba anh em nhà họ Võ ở Kim Bồng đã nhận thầu xây dựng với giá 20.000 đồng. Họ huy động cật lực nhân công và nghệ nhân Kim Bồng, có lúc công trường có tới 300 người, hơn 5.000 cây tre để làm giàn giáo-làm tới đâu thiết kế kết cấu tới đó. Công đầu thuộc về ông em kế Võ Văn Vinh (1898-1960).
    Phụ trách kế toán và ngoại giao là ông em út Võ Xuân Dương (1900-1947); chủ công trình Trung phạt Bắc và cả Lào, từ nhà ở, bệnh viện, cầu đường, thuỷ lợi đầu bảng miền Trung thời ấy, phải kể tới ông anh cả nghệ nhân Võ Hồ Kiệm (1892-1972). Do có nhiều công trình xây dựng đóng góp cho sự phát triển của đất nước, ông Kiệm được vua Khải Ðịnh sắc phong là Hàn lâm viện Kiểm thảo và thưởng Ðệ ngũ Ðẳng long Bội tinh. Công trình nhà thờ Con Gà Ðà Nẵng được tặng thưởng Huân chương của Toà Thánh La Mã. (Du lịch Việt Nam)
    Thay đổi vì sẽ đổi thay...
  5. theBrick

    theBrick Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2003
    Bài viết:
    728
    Đã được thích:
    0
    Những di tích lịch sử ở Đà Nẵng​
    Thành Điện Hải
    Thành Điện Hải trước là đồn Điện Hải, xây dựng năm 1813 (Gia Long thứ 12) gần cửa biển Đà Nẵng. Năm 1823 (Minh Mạng thứ 4) cho dời đồn Điện Hải vào bên trong đất liền, trên một gò đất cao. Đồn được xây dựng bằng gạch. Năm 1835 (Minh Mạng thứ 15)đồn đổi tên là thành Điện Hải. Năm 1840 Tham tri Bộ công Nguyễn Công Trứ vào xem xét hệ thống phòng thủ ở Đà Nẵng, sau đó đề nghị tăng cường phòng thủ các thành Điện Hải, An hải. Năm 1847 (Thiệu Trị thứ 7), thành Điện Hải được mở rộng cả chu vi 556m, thành cao hơn 5m, chung quanh là hào sâu 3m. Thành có 2 cửa, một cửa mở về phía Nam ( cửa chính), một của mở về phía Đông. trong thành có 2 cung, ca kỳ đài, các cơ sở chứa lương thực, đạn dược, thuốc súng và được trang bị 30 ụ súng đại bác cở lớn. Thành được xây bằng gạch theo đồ án thiết kế kiểu Vauban hình vuông.
    Hiện nay, di tích thành Điện Hải tọa lạc tại phường Thạch Thang, quận Hải Châu. Tường thành phía Tây, Đông và các góc tương đối còn nguyên vẹn. Cửa thành phía Nam đã mất và phía Bắc đã hư hại. Gần đây, di tích thành Điện Hải được trùng tu, gia cố, phục hồi lại nguyên trạng.
    Thành Điện Hải là một dấu ấn ghi nhớ truyền thống đấu tranh chống Pháp của nhân dân Đà Nẵng và nhân dân cả nước, quyết tâm giữ vững nền độc lập dân tộc, bảo vệ lãnh thổ. Đây cũng là đồn lũy quan trọng góp phần đánh bại cuộc tấn công của thực dân Pháp vào Đà Nẵng những năm 1858 - 1860. Một tượng đài uy nghi của Tướng quân Nguyễn Tri Phương đã được dựng tại đây, để ghi nhớ một giai đoạn lịch sử hào hùng của thành phố.
    Thành Điện Hải được Bộ Văn hoá Thông tin xếp hạng là di tích lịch sử quốc gia ngày 16-11-1998, được gắn bia di tích ngày 25-8-1998.
    Đình làng Nại Am
    Đình được xây dựng năm Ất Tuất(1905) thờ Thành hoàng bảo an chính trực, bổn xứ thổ thần và các vị tiền nhân của làng.
    Đình Nại Nam ghi đậm dấu ấn văn hoá thời Nguyễn, mái lợp ngai âm dương, tường gạch trên mái đình là lưỡng long chầu nguyệt, loan phụng hoà vinh, dơi ngậm đào, thể hiện qua nghệ thuật đắp ghép sành sứ, công phu đẹp mắt. Bên trong chia làm 3 gian, 2 chái phần chính diện dài 11,7m, rộng 7,9m, hậu tẩm rộng 3,9m, dài 4,1m. Có 4 hàng cột bằng gỗ mít, gồm 20 cột, có chiều cao từ 2,5m đến 4,5m. Kết cấu kèo theo "chồng rường - giả thủ". Phần đầu hồi chạm trổ khéo léo và tinh xảo qua bàn tay tài hoa của thợ chạm Kim Bồng (Hội An), thể hiện các đề tài: cá chép hoá long, bát bảo đạo nho, cùng các hoạ tiết hoa văn cây cỏ, hoa lá.
    Ngày xưa, hằng năm có lễ cầu an tại đình vào rằm tháng 2 âm lịch và ngày lễ cuối năm (30 Tết).
    Trong kháng chiến chống Pháp và Mỹ, đình làm cơ sở, địa điểm để hoạt động cách mạng, có nhiều sự kiện lich sử diễn ra ở đây như lễ kết nạp đảng viên, triển khai lực lượng chính trị và quân sự đánh vào thành phố ở các thời điểm 1950, 1951, 1960, 1965,1975, nhiều người con ưu tú của địa phương đã sống, chiến đấu và hy sinh anh dũng tại đình.
    Di tích đình Nại Nam, ngoài giá trị một di tích kiến trúc - nghệ thuật còn là một trong những đình làng tiêu biểu còn lại trong nội thành Đà Nẵng.
    Đình Bồ Bản
    Đình được xây dựng vào những năm đầu của thế kỷ XI bằng tranh tre tại gò miếu Tam Vị. Năm 1852, đình được dời về trung tâm làng. Tường xây gạch, mái lợp ngói âm dương. Đình chia làm 3 gian, 2 chái, dài 14,5m, rộng 9,7m. Có 36 cột bằng gỗ mít và kiền kiền, kết cấu kèo, cột cổng được thể hiện theo lối chồng rường giả thủ, đầu các trinh chạm đầu rồng, các vì kèo chạm mai, trúc, tùng, lan. Ngoài ra, còn ca các loài chim sẻ, khỉ (hầu) và các hoạ tiết hoa văn, được khắc chạm tinh tế, khéo léo và tỉ mỉ, tạo nên những tác phẩm điêu khắc độc đáo, giàu tính nghệ thuật, có giá trị khoa học.
    Đình Bồ bản lập ra để thờ Thành hoàng, các vị tiên hiền của làng và là nơi sinh hoạt lễ hội hằng năm.
    Tháng 8- 1945, chuẩn bị cướp chính quyền, nhân dân địa phương đã tập trung về đình để tổ chức biểu tình, buộc bọn quan lại, lưu hương giao ấn triện, sổ sách. Đình Bồ Bản là nơi lập phòng phiếu bầu cử Quốc hội đầu tiên của nước Việt nam dân chủ cộng hoà tại địa phương.
    Trong kháng chiến chống Mỹ, đình làm nơi hội họp ra chủ trương diệt ác, phá kìm, cướp súng đạn và các kho tàng của địch ở huyện Hoà Vang.
    Đình đã được Bộ Văn hoá - Thông tin xếp hạng là di tích lịch sử - văn hoá ngày 4-1-1999
    Đình Túy Loan
    Đình được xây dựng vào những năm cuối thế kỷ XVIII. Năm Mậu Tuất (1888) được trùng tu lại, Cũng như đình Nại Nam và Bồ Bản, đình Tuy Loan thờ Thành hoàng bốn xứ và các vị tiền hiền, hậu hiền của làng.
    Ngày xưa, hàng năm nhân dân tổ chức lễ tế Xuân vào 14 -15 tháng 2 âm lịch và tế Thu vào 14 - 15 tháng 8 âm lịch tại đình. Hiện nay, đình Tuy Loan là một ngôi đình duy nhất còn giữ được 15 sắc phong thời Minh Mạng đến thời Bảo Đại
    Đình có diện tích 110m2, mái lợp ngai âm dương, tường xây bằng gạch, trên mái trang trí lưỡng long chầu nguyệt, hai đầu mái sắp hình rồng uốn lượn được ghép bằng sành sứ. Trong đình chia làm 3 gian, 2 chái phần hậu tẩm rộng 2,4m, dài 2,7m gồm 4 hàng cột bằng gỗ mít, mỗi hàng ca 6 cột cao to 2,5m đến 4,5m. Kết cấu các vì kèo, cột theo kiểu chồng rường giả thủ. Các giả thủ chạm khắc hình hoa lá cách điệu, chân giả thủ trang trí hình quả bí. Hai đầu các thanh trính chạm đầu rồng, cột kèo ở hai đầu hồi chạm đầu rồng và hoa văn mây cuộn, hoa cúc, hoa mẫu đơn... được thể hiện qua tài năng thợ Kim Bồng, có giá trị nghệ thuật.
    Trong kháng chiến chống Pháp, đình Tuy Loan là nơi nhân dân địa phương tập trung tổ chức biểu tình, phối hợp cùng nhân dân hai làng Bồ Bản và Cẩm Toại kéo về huyện đường Hoà Vang cướp chính quyền tháng 8-1945.
    Thời kỳ chống Mỹ (1957 - 1959) chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm lấy đình Tuy Loan làm nơi cải huấn "tố cộng", "diệt công" vì thế cũng là nơi diễn ra nhiều cuộc đấu tranh của nhân dân địa phương chống Mỹ - Diệm.
    Đình đã được Bộ Văn hoá - Thông tin xếp hạng là di tích lịch sử - văn hoá ngày 4-1-1999
    Hải Vân Quan
    Hải Vân là đèo cao nhất và dài nhất Việt Nam. Con đường xuyên Việt chạy uốn lợn qua đèo dài đến 20km. Hải Vân có nghĩa là biển và mây. Với độ cao 496 mét so với mặt biển, đỉnh đèo gần như luôn quyện vào trong mây. Vào thế kỷ XV, Vua Lê Thánh Tôn trước cảnh trời non nước thơ mộng, kỳ vĩ đã gọi đây là "Đệ nhất Hùng quan".
    Từ trên đèo phóng tầm mắt ra bao quát cả một vùng đồng bằng trù phú ôm lấy thành phố Đà Nẵng in bóng bên cửa sông Hàn. Về phía Nam, ở ngay chân đèo là bãi Nam Ô cát mịn, sông êm, thuyền đánh cá chen nhau trên biển. Nơi đây nhiều nhà du lịch thế giới đã nhìn thấy khả năng lập một làng du lịch lý tưởng.
    Cửa Hải Vân quan được xây dựng vào năm 1826 (Minh Mạng thứ 7) trên đỉnh đèo Hải Vân. Ngày xưa, đây vốn là cửa ải thông đường thiên lý Bắc Nam, đồng thời được phòng thủ và kiểm soát giao thông nghiêm ngặt. Phía nam Hải Vân quan có ghi "Hải Vân quan", phía bắc ghi " Thiên hạ đệ nhất hùng quan" bằng chữ hán. Hải Vân quan là công trình kiến túc có giá trị lịch sử và nghệ thuật.
    Nhà thờ Chánh tòa Đà Nẵng
    Khởi công từ tháng 2.1923 do cha cố Vallet chủ công xây dựng và phác thảo phối cảnh tổng thể, trên khoảng đất trống đường Rue du Musée (nay là đường Trần Phú), nhà thờ chính toà Ðà Nẵng còn được gọi là nhà thờ Con Gà, bởi trên nóc nhà thờ (cách mặt đất 27m) có biểu tượng con gà màu xám làm bằng hợp kim nhẹ rỗng bên trong được tráng phủ một lớp hoá chất đặc biệt, hơn 70 năm chưa được sơn phủ bảo vệ, mà vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt. Trong khi đó, cột thu lôi, đế bầu tròn đỡ con gà và chữ thập chỉ bốn hướng đông-tây-nam-bắc được sửa chữa, thay mới vài lần. Con gà xoay theo hướng gió trên một vòng bạc rất nhẹ.
    Người dân bản xứ kháo nhau rằng con gà là đài dự báo thời tiết rất hiện đại, con gà quay chiều nào là gió mưa, là nắng tạnh.. Thực ra vì con gà ở trên cao, để phòng gió tạt gãy đổ người ta đã thiết kế cho nó quay hướng theo chiều gió, và thế là con gà quay hướng nào, gió hướng ấy. Còn tại sao lại là con gà? Theo giải thích của Cha xứ, con gà này không phải là biểu tượng của nước Pháp, mà là biểu tượng của sự sám hối, theo Thánh kinh giảng: Chúa quở trách Phê-rô (một trong 12 tông đồ của Người): "Ðêm nay gà chưa gáy, con sẽ chối Chúa ba lần...".
    Nhà thờ Con Gà được xây dựng với tốc độ chóng mặt. Tháng 2/1923: khởi công; tháng 9/1923: đã xong mặt tiền; ngày 10/3/1924: làm lễ khánh thành. Theo tư liệu của nhà thờ và gia phả tộc Võ ở làng Kim Bồng, Hội An, với phác thảo tổng thể của Cha cố Vallet, nhiều chủ thầu xây dựng đến rồi đi. Cuối cùng, giữa năm 1922, ba anh em nhà họ Võ ở Kim Bồng đã nhận thầu xây dựng với giá 20.000 đồng. Họ huy động cật lực nhân công và nghệ nhân Kim Bồng, có lúc công trường có tới 300 người, hơn 5.000 cây tre để làm giàn giáo-làm tới đâu thiết kế kết cấu tới đó. Công đầu thuộc về ông em kế Võ Văn Vinh (1898-1960).
    Phụ trách kế toán và ngoại giao là ông em út Võ Xuân Dương (1900-1947); chủ công trình Trung phạt Bắc và cả Lào, từ nhà ở, bệnh viện, cầu đường, thuỷ lợi đầu bảng miền Trung thời ấy, phải kể tới ông anh cả nghệ nhân Võ Hồ Kiệm (1892-1972). Do có nhiều công trình xây dựng đóng góp cho sự phát triển của đất nước, ông Kiệm được vua Khải Ðịnh sắc phong là Hàn lâm viện Kiểm thảo và thưởng Ðệ ngũ Ðẳng long Bội tinh. Công trình nhà thờ Con Gà Ðà Nẵng được tặng thưởng Huân chương của Toà Thánh La Mã. (Du lịch Việt Nam)
    Thay đổi vì sẽ đổi thay...
  6. theBrick

    theBrick Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2003
    Bài viết:
    728
    Đã được thích:
    0
    Bãi Bụt - Nơi chân núi chân sóng​
    Chỉ cần 20 phút xe máy từ trung tâm thành phố người Đà Nẵng đã có mặt ở Bãi Bụt, một thắng cảnh vừa hùng vĩ vừa thơ mộng bên chân sóng biển Đông, dưới chân ngọn Sơn Trà. Hơn 3 năm nay, địa danh Bãi Bụt đã trở nên quen thuộc với khách du lịch nội địa cũng như nước ngoài.
    Trong sức hút của Bãi Bụt, ngoài vẻ đẹp của núi và biển, khí hậu mát lành và các món hải sản tươi sống, phải kể đến đóng góp của 2 ngôi nhà có đường nét kiến trúc độc đáo được xây dựng bằng chất liệu gỗ đá hài hòa với bối cảnh tự nhiên của hai nghệ sĩ nhiếp ảnh quen thuộc: Hồ Xuân Bổn, Mỹ Dũng. Đó cũng là nơi thường xuyên trưng bày tác phẩm của họ.
    Như là cái nhìn lại một chặng đường của Hồ Xuân Bổn, ở đây có thể gặp những tác phẩm từng đoạt giải thưởng quốc tế như Ôm cả trời mây, Người bạn trung thành... Nhưng hơi thở cuộc sống vẫn là dòng chảy chủ đạo trong ảnh nghệ thuật của anh với những khoảnh khắc bắt gặp trên đường thiên lý như Chợ quê, Xóm Chồ... Có thể nói Hồ Xuân Bổn là tay máy say mê bắt giữ bố cục của thiên nhiên mà không phải lúc nào cũng bày dọn sẵn. Và sự phát hiện của anh thường nghiêng về vẻ đẹp trữ tình xao xuyến, chẳng hạn Dáng dừa, Biển cạn... Dễ nhận ra rằng Hồ Xuân Bổn tha thiết với miền sơn cước rực rỡ lễ hội như bức Rượu cần, nhưng không tránh khỏi nặng lòng trước những sắc màu còn ảm đạm nơi rẻo cao: Ý kiến của rừng!
    Như tên của anh, Mỹ Dũng xông xáo đi săn vẻ đẹp đời thường không sắp đặt, không lụa là đài các, lấy tương phản đen-trắng làm màu chủ đạo. Nhiều nhân vật của Mỹ Dũng có số phận buồn hiu không giấu được trong ánh mắt, trong dáng điệu bất ngờ như Tuổi thơ 3, Tuổi thơ 6... ảnh nghệ thuật của Mỹ Dũng có thiên hướng gần với ảnh báo chí vì anh tìm tòi cái đẹp nơi người lao động: Đê chiều, Nghề gốm Champa, Phơi... Nhưng không chỉ thế, ống kính của Mỹ Dũng cũng rất "thơ" với những tác phẩm như Tĩnh vật, Hồn thu thảo...
    Một dự án đầu tư vào khu du lịch Bãi Bụt đã khởi động. Mong rằng các nhà đầu tư hãy giữ lấy khu trưng bày ảnh nghệ thuật này để du khách đến với Bãi Bụt có thể chia sẻ ký ức dọc đường của Hồ Xuân Bổn, Mỹ Dũng qua ngôn ngữ ảnh nghệ thuật và thưởng thức bữa tiệc ánh sáng, sắc màu, bố cục ấy trong âm thanh lao xao cây rừng Sơn Trà, trong tiếng sóng biển Đông cồn cào Bãi Bụt bất tận.
    Thay đổi vì sẽ đổi thay...
  7. theBrick

    theBrick Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2003
    Bài viết:
    728
    Đã được thích:
    0
    Bãi Bụt - Nơi chân núi chân sóng​
    Chỉ cần 20 phút xe máy từ trung tâm thành phố người Đà Nẵng đã có mặt ở Bãi Bụt, một thắng cảnh vừa hùng vĩ vừa thơ mộng bên chân sóng biển Đông, dưới chân ngọn Sơn Trà. Hơn 3 năm nay, địa danh Bãi Bụt đã trở nên quen thuộc với khách du lịch nội địa cũng như nước ngoài.
    Trong sức hút của Bãi Bụt, ngoài vẻ đẹp của núi và biển, khí hậu mát lành và các món hải sản tươi sống, phải kể đến đóng góp của 2 ngôi nhà có đường nét kiến trúc độc đáo được xây dựng bằng chất liệu gỗ đá hài hòa với bối cảnh tự nhiên của hai nghệ sĩ nhiếp ảnh quen thuộc: Hồ Xuân Bổn, Mỹ Dũng. Đó cũng là nơi thường xuyên trưng bày tác phẩm của họ.
    Như là cái nhìn lại một chặng đường của Hồ Xuân Bổn, ở đây có thể gặp những tác phẩm từng đoạt giải thưởng quốc tế như Ôm cả trời mây, Người bạn trung thành... Nhưng hơi thở cuộc sống vẫn là dòng chảy chủ đạo trong ảnh nghệ thuật của anh với những khoảnh khắc bắt gặp trên đường thiên lý như Chợ quê, Xóm Chồ... Có thể nói Hồ Xuân Bổn là tay máy say mê bắt giữ bố cục của thiên nhiên mà không phải lúc nào cũng bày dọn sẵn. Và sự phát hiện của anh thường nghiêng về vẻ đẹp trữ tình xao xuyến, chẳng hạn Dáng dừa, Biển cạn... Dễ nhận ra rằng Hồ Xuân Bổn tha thiết với miền sơn cước rực rỡ lễ hội như bức Rượu cần, nhưng không tránh khỏi nặng lòng trước những sắc màu còn ảm đạm nơi rẻo cao: Ý kiến của rừng!
    Như tên của anh, Mỹ Dũng xông xáo đi săn vẻ đẹp đời thường không sắp đặt, không lụa là đài các, lấy tương phản đen-trắng làm màu chủ đạo. Nhiều nhân vật của Mỹ Dũng có số phận buồn hiu không giấu được trong ánh mắt, trong dáng điệu bất ngờ như Tuổi thơ 3, Tuổi thơ 6... ảnh nghệ thuật của Mỹ Dũng có thiên hướng gần với ảnh báo chí vì anh tìm tòi cái đẹp nơi người lao động: Đê chiều, Nghề gốm Champa, Phơi... Nhưng không chỉ thế, ống kính của Mỹ Dũng cũng rất "thơ" với những tác phẩm như Tĩnh vật, Hồn thu thảo...
    Một dự án đầu tư vào khu du lịch Bãi Bụt đã khởi động. Mong rằng các nhà đầu tư hãy giữ lấy khu trưng bày ảnh nghệ thuật này để du khách đến với Bãi Bụt có thể chia sẻ ký ức dọc đường của Hồ Xuân Bổn, Mỹ Dũng qua ngôn ngữ ảnh nghệ thuật và thưởng thức bữa tiệc ánh sáng, sắc màu, bố cục ấy trong âm thanh lao xao cây rừng Sơn Trà, trong tiếng sóng biển Đông cồn cào Bãi Bụt bất tận.
    Thay đổi vì sẽ đổi thay...
  8. theBrick

    theBrick Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2003
    Bài viết:
    728
    Đã được thích:
    0
    Bảo tàng dân tộc Chăm​

    * 50 tác phẩm tiêu biểu
    * Sơ đồ hướng dẫn tham quan
    * Di tích Chăm miền Trung
    * Nghi lễ trên các tháp Chăm
    * Ðộc đáo những nét văn hóa Chăm
    * Chữ viết Chăm
    * Vài điệu dân ca Chăm​
    Nằm ở điểm tiếp giáp của hai con đường Trưng Nữ Vương và Bạch Ðằng, thành phố Ðà Nẵng. Bảo tàng Chàm được xây dựng từ năm 1915 dưới sự bảo trợ của Viện nghiên cứu Viễn Ðông Pháp tại Việt Nam.
    Năm 1936, Bảo tàng được mở rộng thêm và chính thức khánh thành vào năm 1939. Ðây là bộ sưu tập cuối cùng về nghệ thuật điêu khắc Chàm trên thế giới được đặt tại Ðà Nẵng, trung tâm cũ của vương quốc Chămpa, với nhiều địa danh nổi tiếng như: Trà Kiệu, Ðồng Dương, Mỹ Sơn, Tháp Mẫn.
    Bảo tàng điêu khắc Chàm xây phỏng theo mô típ của các kiến trúc Champa, khối nhà trưng bày màu trắng có đường nét trang trí tuy nhỏ nhưng đơn giản và duyên dáng.
    Hiện nay bảo tàng trưng bày khoảng 300 tác phẩm điêu khắc nguyên bản bằng chất liệu sa thạch, số ít là đất nung được sưu tập từ các đền, tháp Chàm nằm rải rác ở miền Trung từ Quảng Bình đến Bình Thuận. Ðấy là những đài thờ và các phù điêu trang trí trên các kiến trúc.
    Chúng được trưng bày trong 10 phòng mang tên các địa phương có hiện vật được phát hiện. Kiến trúc có niên đại từ thế kỷ V đến thế kỷ XV theo chế độ mẫu hệ "Mother of the country".
    Sau khi thăm nhà trưng bày, du khách có thể dạo xem bảo tàng ngoài trời.
    Có tất cả 10 phòng để tham quan:
    A. Phòng Mỹ Sơn
    B. Phòng Quảng Trị
    C. Phòng Quảng Nam
    D. Phòng Trà Kiệu
    E. Phòng Quảng Ngãi
    F. Phòng Kontum
    G. Phòng Ðông Dương
    H. Phòng Quảng Bình
    I. Phòng Bình Ðịnh
    J. Phòng Tháp Mẫm​

    50 tác phẩm tiêu biểu
    1. Tên tác phẩm: Vũ nhạc triều đình
    Ký hiệu: 45.8
    Xuất xứ: Mỹ Sơn
    Niên đại: Thế kỷ 11
    Phong cách: Chiên Ðàn / Chánh Lộ
    2. Tên tác phẩm: Thần Ganesa
    Ký hiệu: 5.1
    Xuất xứ: Mỹ Sơn
    Niên đại: Thế kỷ 8
    Phong cách: Mỹ Sơn E-1
    3. Tên tác phẩm: Ðài thờ Mỹ Sơn E-1
    Ký hiệu: 22.4
    Xuất xứ: Mỹ Sơn
    Niên đại: Thế kỷ 10
    Phong cách: Mỹ Sơn E-1
    4. Tên tác phẩm: Nam thần
    Ký hiệu: 10.2
    Xuất xứ: Mỹ Sơn
    Niên đại: Thế kỷ 8
    Phong cách: Trà Kiệu muộn
    5. Tên tác phẩm: Thần Ganesa
    Ký hiệu: 5.2
    Xuất xứ: Mỹ Sơn
    Niên đại: Thế kỷ 8
    Phong cách: Mỹ Sơn E-1
    6. Tên tác phẩm: Visnu
    Ký hiệu: 17.8
    Xuất xứ: Mỹ Sơn
    Niên đại: Thế kỷ 8
    Phong cách: Mỹ Sơn E-1
    7. Tên tác phẩm: Thần Siva
    Ký hiệu: 3.3
    Xuất xứ: Mỹ Sơn
    Niên đại: Thế kỷ 8
    Phong cách: Mỹ Sơn E-1
    8. Tên tác phẩm: Ðài thờ
    Ký hiệu: 22.3
    Xuất xứ: Hà Trung, Quảng Trị
    Niên đại: Thế kỷ 7-8
    Phong cách: Trà Kiệu sớm
    9. Tên tác phẩm: Thần Siva múa
    Ký hiệu: 15.4
    Xuất xứ: Nam Giáp, Quảng Trị
    Niên đại: Thế kỷ 8-9
    Phong cách: Mỹ Sơn E-1
    10. Tên tác phẩm: Cưỡi ngựa đánh cầu (Polo)
    Ký hiệu: 24.4
    Xuất xứ: Thạch An, Quảng Trị
    Niên đại: Thế kỷ 7-8
    Phong cách: Trà Kiệu sớm
    11. Tên tác phẩm: Ðài thờ
    Ký hiệu: 22.8
    Xuất xứ: Khương Mỹ, Quảng Nam
    Niên đại: Thế kỷ 10
    Phong cách: Khương Mỹ
    12. Tên tác phẩm: Thần
    Ký hiệu: 44.451
    Xuất xứ: Tam Kỳ, Quảng Nam
    Niên đại: Thế kỷ 8
    Phong cách: An Mỹ
    13. Tên tác phẩm: Thần hộ pháp Dvarapala
    Ký hiệu: 9.4
    Xuất xứ: Khương Mỹ
    Niên đại: Thế kỷ 10
    Phong cách: Khương Mỹ
    14. Tên tác phẩm: Thần Siva múa
    Ký hiệu: 15.3
    Xuất xứ: Phong Lệ, Quảng Nam
    Niên đại: Thế kỷ 10
    Phong cách: Khương Mỹ
    15. Tên tác phẩm: Thần Siva múa
    Ký hiệu: 15.6
    Xuất xứ: Khương Mỹ
    Niên đại: Thế kỷ 7-8
    Phong cách: Trà Kiệu sớm
    16. Tên tác phẩm: Ðánh vật/ Deva và Asura
    Ký hiệu: 24.2
    Xuất xứ: Khương Mỹ
    Niên đại: Thế kỷ 10
    Phong cách: Khương Mỹ
    17. Tên tác phẩm: Thần Krisna Govardhana
    Ký hiệu: 17.6
    Xuất xứ: Khương Mỹ
    Niên đại: Thế kỷ 10
    Phong cách: Khương Mỹ
    18. Tên tác phẩm: Vũ nữ Trà Kiệu
    Ký hiệu: 22.5
    Xuất xứ: Trà Kiệu
    Niên đại: Thế kỷ 10
    Phong cách: Trà Kiệu muộn
    19. Tên tác phẩm: Trang trí động vật
    Ký hiệu: 29.1
    Xuất xứ: Trà Kiệu
    Niên đại: Thế kỷ 10
    Phong cách: Trà Kiệu muộn
    20. Tên tác phẩm: Thần hộ pháp Mahakala
    Ký hiệu: 3.2
    Xuất xứ: Trà Kiệu
    Niên đại: Thế kỷ 7
    Phong cách: Trà Kiệu sớm
    21. Tên tác phẩm: Thần Siva múa
    Ký hiệu: 15.5
    Xuất xứ: Trà Kiệu
    Niên đại: Thế kỷ 7-8
    Phong cách: Trà Kiệu sớm
    22. Tên tác phẩm: Thần Yaksa
    Ký hiệu: 20.2
    Xuất xứ: Trà Kiệu
    Niên đại: Thế kỷ 8
    Phong cách: An Mỹ

    23. Tên tác phẩm: Ðài thờ Ramayana
    Ký hiệu: 22.2
    Xuất xứ: Trà Kiệu
    Niên đại: Thế kỷ 7
    Phong cách: Trà Kiệu sớm
    24. Tên tác phẩm: Linga-Yoni
    Ký hiệu: 2.2
    Xuất xứ: Trà Kiệu
    Niên đại: Thế kỷ 10
    Phong cách: Trà Kiệu muộn
    25. Tên tác phẩm: Thần Visnu
    Ký hiệu: 18.4
    Xuất xứ: Trà Kiệu
    Niên đại: Thế kỷ 10
    Phong cách: Trà Kiệu muộn
    26. Tên tác phẩm: Thần hộ pháp Nandisvara
    Ký hiệu: 3.1
    Xuất xứ: Trà Kiệu
    Niên đại: Thế kỷ 7
    Phong cách: Trà Kiệu sớm
    27. Tên tác phẩm: Nữ thần
    Ký hiệu: 4.1
    Xuất xứ: Ðồng Phúc, Quảng Ngãi
    Niên đại: Thế kỷ 8-9
    Phong cách: Mỹ Sơn E - 1
    28. Tên tác phẩm: Vũ nữ thiên nhiên Apsara
    Ký hiệu: 44.9
    Xuất xứ: Chánh Lộ, Quảng Ngãi
    Niên đại: Thế kỷ 11
    Phong cách: Chiên Ðàn/Chánh Lộ
    29. Tên tác phẩm: Nữ thần Sarasvati
    Ký hiệu: 21.4
    Xuất xứ: Chánh Lộ
    Niên đại: Thế kỷ 11
    Phong cách: Chiên Ðàn/Chánh Lộ
    30. Tên tác phẩm: Nữ thần Laksmi
    Ký hiệu: 8.2
    Xuất xứ: Phú Nhàn, Quảng Ngãi
    Niên đại: Thế kỷ 8-9
    Phong cách: Mỹ Sơn E - 1
    31. Tên tác phẩm: Nữ thần Laksmi
    Ký hiệu: 4.2
    Xuất xứ: Chánh Lộ
    Niên đại: Thế kỷ 11
    Phong cách: Chiên Ðàn/Chánh Lộ

    32. Tên tác phẩm: Thần Siva

    Ký hiệu: 3.16
    Xuất xứ: Kon Tum
    Niên đại: Thế kỷ 14-15
    Phong cách: Yang Mum
    33. Tên tác phẩm: Thần hộ pháp
    Ký hiệu: 9.12
    Xuất xứ: Ðồng Dương, Quảng Nam
    Niên đại: Thế kỷ 9
    Phong cách: Ðồng Dương
    34. Tên tác phẩm: Dharmapala
    Ký hiệu: 22.24a
    Xuất xứ: Ðồng Dương
    Niên đại: Thế kỷ 9
    Phong cách: Ðồng Dương
    35. Tên tác phẩm: Ðài thờ
    Ký hiệu: 3.7
    Xuất xứ: Ðồng Dương
    Niên đại: Thế kỷ 9
    Phong cách: Ðồng Dương
    36. Tên tác phẩm: Lokapata/ Bồ Tát
    Ký hiệu: 22.25a
    Xuất xứ: Ðồng Dương
    Niên đại: Thế kỷ 9
    Phong cách: Ðồng Dương
    37. Tên tác phẩm: Lokapata/ Bồ Tát
    Ký hiệu: 3.6
    Xuất xứ: Ðồng Dương
    Niên đại: Thế kỷ 9
    Phong cách: Ðồng Dương
    38. Tên tác phẩm: Chim thần Garuda
    Ký hiệu: 9.7
    Xuất xứ: Mỹ Sơn
    Niên đại: Thế kỷ 9
    Phong cách: Ðồng Dương
    39. Tên tác phẩm: Ðài thờ Uroja
    Ký hiệu: 22.26
    Xuất xứ: Bình Ðịnh
    Niên đại: Thế kỷ 11-12
    Phong cách: Chiên Ðàn/Chánh Lộ
    40. Tên tác phẩm: Nữ thần
    Ký hiệu: 11.2
    Xuất xứ: Xuân Mỹ, Bình Ðịnh
    Niên đại: Thế kỷ 13-14
    Phong cách: Tháp Mẫm
    41. Tên tác phẩm: Thần Bala - Ràma
    Ký hiệu: 3.8
    Xuất xứ: Xuân Mỹ
    Niên đại: Thế kỷ 13-14
    Phong cách: Tháp Mẫm
    42. Tên tác phẩm: Thần hộ pháp Dvarapala
    Ký hiệu: 9.13
    Xuất xứ: Tháp Mẫm
    Niên đại: Thế kỷ 12-13
    Phong cách: Tháp Mẫm
    43. Tên tác phẩm: Sư tử
    Ký hiệu: 36.101
    Xuất xứ: Tháp Mẫm
    Niên đại: Thế kỷ 12-13
    Phong cách: Tháp Mẫm
    44. Tên tác phẩm: Thần Brahma
    Ký hiệu: 19.8
    Xuất xứ: Tháp Mẫm
    Niên đại: Thế kỷ 12-13
    Phong cách: Tháp Mẫm
    45. Tên tác phẩm: Thần Siva
    Ký hiệu: 15.10
    Xuất xứ: Tháp Mẫm
    Niên đại: Thế kỷ 12-13
    Phong cách: Tháp Mẫm
    46. Tên tác phẩm: Voi, sư tử Gaja - Simha
    Ký hiệu: 38.7
    Xuất xứ: Tháp Mẫm
    Niên đại: Thế kỷ 12-13
    Phong cách: Tháp Mẫm
    47. Tên tác phẩm: Chim thần Garuda
    Ký hiệu: 41.30
    Xuất xứ: Tháp Mẫm
    Niên đại: Thế kỷ 12-13
    Phong cách: Tháp Mẫm
    48. Tên tác phẩm: Thủy quái Makara
    Ký hiệu: 42.48
    Xuất xứ: Tháp Mẫm
    Niên đại: Thế kỷ 12-13
    Phong cách: Tháp Mẫm
    49. Tên tác phẩm: Rồng/ Makara
    Ký hiệu: 42.50
    Xuất xứ: Tháp Mẫm
    Niên đại: Thế kỷ 12-13
    Phong cách: Tháp Mẫm
    50. Tên tác phẩm: Thần Siva
    Ký hiệu: 3.17
    Xuất xứ: Tháp Mẫm
    Niên đại: Thế kỷ 12-13
    Phong cách: Tháp Mẫm
    Thay đổi vì sẽ đổi thay...
  9. theBrick

    theBrick Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2003
    Bài viết:
    728
    Đã được thích:
    0
    Bảo tàng dân tộc Chăm​

    * 50 tác phẩm tiêu biểu
    * Sơ đồ hướng dẫn tham quan
    * Di tích Chăm miền Trung
    * Nghi lễ trên các tháp Chăm
    * Ðộc đáo những nét văn hóa Chăm
    * Chữ viết Chăm
    * Vài điệu dân ca Chăm​
    Nằm ở điểm tiếp giáp của hai con đường Trưng Nữ Vương và Bạch Ðằng, thành phố Ðà Nẵng. Bảo tàng Chàm được xây dựng từ năm 1915 dưới sự bảo trợ của Viện nghiên cứu Viễn Ðông Pháp tại Việt Nam.
    Năm 1936, Bảo tàng được mở rộng thêm và chính thức khánh thành vào năm 1939. Ðây là bộ sưu tập cuối cùng về nghệ thuật điêu khắc Chàm trên thế giới được đặt tại Ðà Nẵng, trung tâm cũ của vương quốc Chămpa, với nhiều địa danh nổi tiếng như: Trà Kiệu, Ðồng Dương, Mỹ Sơn, Tháp Mẫn.
    Bảo tàng điêu khắc Chàm xây phỏng theo mô típ của các kiến trúc Champa, khối nhà trưng bày màu trắng có đường nét trang trí tuy nhỏ nhưng đơn giản và duyên dáng.
    Hiện nay bảo tàng trưng bày khoảng 300 tác phẩm điêu khắc nguyên bản bằng chất liệu sa thạch, số ít là đất nung được sưu tập từ các đền, tháp Chàm nằm rải rác ở miền Trung từ Quảng Bình đến Bình Thuận. Ðấy là những đài thờ và các phù điêu trang trí trên các kiến trúc.
    Chúng được trưng bày trong 10 phòng mang tên các địa phương có hiện vật được phát hiện. Kiến trúc có niên đại từ thế kỷ V đến thế kỷ XV theo chế độ mẫu hệ "Mother of the country".
    Sau khi thăm nhà trưng bày, du khách có thể dạo xem bảo tàng ngoài trời.
    Có tất cả 10 phòng để tham quan:
    A. Phòng Mỹ Sơn
    B. Phòng Quảng Trị
    C. Phòng Quảng Nam
    D. Phòng Trà Kiệu
    E. Phòng Quảng Ngãi
    F. Phòng Kontum
    G. Phòng Ðông Dương
    H. Phòng Quảng Bình
    I. Phòng Bình Ðịnh
    J. Phòng Tháp Mẫm​

    50 tác phẩm tiêu biểu
    1. Tên tác phẩm: Vũ nhạc triều đình
    Ký hiệu: 45.8
    Xuất xứ: Mỹ Sơn
    Niên đại: Thế kỷ 11
    Phong cách: Chiên Ðàn / Chánh Lộ
    2. Tên tác phẩm: Thần Ganesa
    Ký hiệu: 5.1
    Xuất xứ: Mỹ Sơn
    Niên đại: Thế kỷ 8
    Phong cách: Mỹ Sơn E-1
    3. Tên tác phẩm: Ðài thờ Mỹ Sơn E-1
    Ký hiệu: 22.4
    Xuất xứ: Mỹ Sơn
    Niên đại: Thế kỷ 10
    Phong cách: Mỹ Sơn E-1
    4. Tên tác phẩm: Nam thần
    Ký hiệu: 10.2
    Xuất xứ: Mỹ Sơn
    Niên đại: Thế kỷ 8
    Phong cách: Trà Kiệu muộn
    5. Tên tác phẩm: Thần Ganesa
    Ký hiệu: 5.2
    Xuất xứ: Mỹ Sơn
    Niên đại: Thế kỷ 8
    Phong cách: Mỹ Sơn E-1
    6. Tên tác phẩm: Visnu
    Ký hiệu: 17.8
    Xuất xứ: Mỹ Sơn
    Niên đại: Thế kỷ 8
    Phong cách: Mỹ Sơn E-1
    7. Tên tác phẩm: Thần Siva
    Ký hiệu: 3.3
    Xuất xứ: Mỹ Sơn
    Niên đại: Thế kỷ 8
    Phong cách: Mỹ Sơn E-1
    8. Tên tác phẩm: Ðài thờ
    Ký hiệu: 22.3
    Xuất xứ: Hà Trung, Quảng Trị
    Niên đại: Thế kỷ 7-8
    Phong cách: Trà Kiệu sớm
    9. Tên tác phẩm: Thần Siva múa
    Ký hiệu: 15.4
    Xuất xứ: Nam Giáp, Quảng Trị
    Niên đại: Thế kỷ 8-9
    Phong cách: Mỹ Sơn E-1
    10. Tên tác phẩm: Cưỡi ngựa đánh cầu (Polo)
    Ký hiệu: 24.4
    Xuất xứ: Thạch An, Quảng Trị
    Niên đại: Thế kỷ 7-8
    Phong cách: Trà Kiệu sớm
    11. Tên tác phẩm: Ðài thờ
    Ký hiệu: 22.8
    Xuất xứ: Khương Mỹ, Quảng Nam
    Niên đại: Thế kỷ 10
    Phong cách: Khương Mỹ
    12. Tên tác phẩm: Thần
    Ký hiệu: 44.451
    Xuất xứ: Tam Kỳ, Quảng Nam
    Niên đại: Thế kỷ 8
    Phong cách: An Mỹ
    13. Tên tác phẩm: Thần hộ pháp Dvarapala
    Ký hiệu: 9.4
    Xuất xứ: Khương Mỹ
    Niên đại: Thế kỷ 10
    Phong cách: Khương Mỹ
    14. Tên tác phẩm: Thần Siva múa
    Ký hiệu: 15.3
    Xuất xứ: Phong Lệ, Quảng Nam
    Niên đại: Thế kỷ 10
    Phong cách: Khương Mỹ
    15. Tên tác phẩm: Thần Siva múa
    Ký hiệu: 15.6
    Xuất xứ: Khương Mỹ
    Niên đại: Thế kỷ 7-8
    Phong cách: Trà Kiệu sớm
    16. Tên tác phẩm: Ðánh vật/ Deva và Asura
    Ký hiệu: 24.2
    Xuất xứ: Khương Mỹ
    Niên đại: Thế kỷ 10
    Phong cách: Khương Mỹ
    17. Tên tác phẩm: Thần Krisna Govardhana
    Ký hiệu: 17.6
    Xuất xứ: Khương Mỹ
    Niên đại: Thế kỷ 10
    Phong cách: Khương Mỹ
    18. Tên tác phẩm: Vũ nữ Trà Kiệu
    Ký hiệu: 22.5
    Xuất xứ: Trà Kiệu
    Niên đại: Thế kỷ 10
    Phong cách: Trà Kiệu muộn
    19. Tên tác phẩm: Trang trí động vật
    Ký hiệu: 29.1
    Xuất xứ: Trà Kiệu
    Niên đại: Thế kỷ 10
    Phong cách: Trà Kiệu muộn
    20. Tên tác phẩm: Thần hộ pháp Mahakala
    Ký hiệu: 3.2
    Xuất xứ: Trà Kiệu
    Niên đại: Thế kỷ 7
    Phong cách: Trà Kiệu sớm
    21. Tên tác phẩm: Thần Siva múa
    Ký hiệu: 15.5
    Xuất xứ: Trà Kiệu
    Niên đại: Thế kỷ 7-8
    Phong cách: Trà Kiệu sớm
    22. Tên tác phẩm: Thần Yaksa
    Ký hiệu: 20.2
    Xuất xứ: Trà Kiệu
    Niên đại: Thế kỷ 8
    Phong cách: An Mỹ

    23. Tên tác phẩm: Ðài thờ Ramayana
    Ký hiệu: 22.2
    Xuất xứ: Trà Kiệu
    Niên đại: Thế kỷ 7
    Phong cách: Trà Kiệu sớm
    24. Tên tác phẩm: Linga-Yoni
    Ký hiệu: 2.2
    Xuất xứ: Trà Kiệu
    Niên đại: Thế kỷ 10
    Phong cách: Trà Kiệu muộn
    25. Tên tác phẩm: Thần Visnu
    Ký hiệu: 18.4
    Xuất xứ: Trà Kiệu
    Niên đại: Thế kỷ 10
    Phong cách: Trà Kiệu muộn
    26. Tên tác phẩm: Thần hộ pháp Nandisvara
    Ký hiệu: 3.1
    Xuất xứ: Trà Kiệu
    Niên đại: Thế kỷ 7
    Phong cách: Trà Kiệu sớm
    27. Tên tác phẩm: Nữ thần
    Ký hiệu: 4.1
    Xuất xứ: Ðồng Phúc, Quảng Ngãi
    Niên đại: Thế kỷ 8-9
    Phong cách: Mỹ Sơn E - 1
    28. Tên tác phẩm: Vũ nữ thiên nhiên Apsara
    Ký hiệu: 44.9
    Xuất xứ: Chánh Lộ, Quảng Ngãi
    Niên đại: Thế kỷ 11
    Phong cách: Chiên Ðàn/Chánh Lộ
    29. Tên tác phẩm: Nữ thần Sarasvati
    Ký hiệu: 21.4
    Xuất xứ: Chánh Lộ
    Niên đại: Thế kỷ 11
    Phong cách: Chiên Ðàn/Chánh Lộ
    30. Tên tác phẩm: Nữ thần Laksmi
    Ký hiệu: 8.2
    Xuất xứ: Phú Nhàn, Quảng Ngãi
    Niên đại: Thế kỷ 8-9
    Phong cách: Mỹ Sơn E - 1
    31. Tên tác phẩm: Nữ thần Laksmi
    Ký hiệu: 4.2
    Xuất xứ: Chánh Lộ
    Niên đại: Thế kỷ 11
    Phong cách: Chiên Ðàn/Chánh Lộ

    32. Tên tác phẩm: Thần Siva

    Ký hiệu: 3.16
    Xuất xứ: Kon Tum
    Niên đại: Thế kỷ 14-15
    Phong cách: Yang Mum
    33. Tên tác phẩm: Thần hộ pháp
    Ký hiệu: 9.12
    Xuất xứ: Ðồng Dương, Quảng Nam
    Niên đại: Thế kỷ 9
    Phong cách: Ðồng Dương
    34. Tên tác phẩm: Dharmapala
    Ký hiệu: 22.24a
    Xuất xứ: Ðồng Dương
    Niên đại: Thế kỷ 9
    Phong cách: Ðồng Dương
    35. Tên tác phẩm: Ðài thờ
    Ký hiệu: 3.7
    Xuất xứ: Ðồng Dương
    Niên đại: Thế kỷ 9
    Phong cách: Ðồng Dương
    36. Tên tác phẩm: Lokapata/ Bồ Tát
    Ký hiệu: 22.25a
    Xuất xứ: Ðồng Dương
    Niên đại: Thế kỷ 9
    Phong cách: Ðồng Dương
    37. Tên tác phẩm: Lokapata/ Bồ Tát
    Ký hiệu: 3.6
    Xuất xứ: Ðồng Dương
    Niên đại: Thế kỷ 9
    Phong cách: Ðồng Dương
    38. Tên tác phẩm: Chim thần Garuda
    Ký hiệu: 9.7
    Xuất xứ: Mỹ Sơn
    Niên đại: Thế kỷ 9
    Phong cách: Ðồng Dương
    39. Tên tác phẩm: Ðài thờ Uroja
    Ký hiệu: 22.26
    Xuất xứ: Bình Ðịnh
    Niên đại: Thế kỷ 11-12
    Phong cách: Chiên Ðàn/Chánh Lộ
    40. Tên tác phẩm: Nữ thần
    Ký hiệu: 11.2
    Xuất xứ: Xuân Mỹ, Bình Ðịnh
    Niên đại: Thế kỷ 13-14
    Phong cách: Tháp Mẫm
    41. Tên tác phẩm: Thần Bala - Ràma
    Ký hiệu: 3.8
    Xuất xứ: Xuân Mỹ
    Niên đại: Thế kỷ 13-14
    Phong cách: Tháp Mẫm
    42. Tên tác phẩm: Thần hộ pháp Dvarapala
    Ký hiệu: 9.13
    Xuất xứ: Tháp Mẫm
    Niên đại: Thế kỷ 12-13
    Phong cách: Tháp Mẫm
    43. Tên tác phẩm: Sư tử
    Ký hiệu: 36.101
    Xuất xứ: Tháp Mẫm
    Niên đại: Thế kỷ 12-13
    Phong cách: Tháp Mẫm
    44. Tên tác phẩm: Thần Brahma
    Ký hiệu: 19.8
    Xuất xứ: Tháp Mẫm
    Niên đại: Thế kỷ 12-13
    Phong cách: Tháp Mẫm
    45. Tên tác phẩm: Thần Siva
    Ký hiệu: 15.10
    Xuất xứ: Tháp Mẫm
    Niên đại: Thế kỷ 12-13
    Phong cách: Tháp Mẫm
    46. Tên tác phẩm: Voi, sư tử Gaja - Simha
    Ký hiệu: 38.7
    Xuất xứ: Tháp Mẫm
    Niên đại: Thế kỷ 12-13
    Phong cách: Tháp Mẫm
    47. Tên tác phẩm: Chim thần Garuda
    Ký hiệu: 41.30
    Xuất xứ: Tháp Mẫm
    Niên đại: Thế kỷ 12-13
    Phong cách: Tháp Mẫm
    48. Tên tác phẩm: Thủy quái Makara
    Ký hiệu: 42.48
    Xuất xứ: Tháp Mẫm
    Niên đại: Thế kỷ 12-13
    Phong cách: Tháp Mẫm
    49. Tên tác phẩm: Rồng/ Makara
    Ký hiệu: 42.50
    Xuất xứ: Tháp Mẫm
    Niên đại: Thế kỷ 12-13
    Phong cách: Tháp Mẫm
    50. Tên tác phẩm: Thần Siva
    Ký hiệu: 3.17
    Xuất xứ: Tháp Mẫm
    Niên đại: Thế kỷ 12-13
    Phong cách: Tháp Mẫm
    Thay đổi vì sẽ đổi thay...
  10. theBrick

    theBrick Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2003
    Bài viết:
    728
    Đã được thích:
    0
    Về nơi cát trắng​

    Đà Nẵng có thể sẽ là một Chuyến du ngoạn tuyệt vời nhất trong mùa hè. Chúng tôi đã chọn điểm đến này vì những nỗi khao khát được đắm mình trong không khí của biển xanh, cát trắng, thậm chí cả không khí trong lành của miền núi cao, những hang động kỳ bí, những tháp Chàm cổ kính và phố cổ Hội An
    Chỉ một giờ đồng hồ bay từ Tp.HCM là bạn có thể đến nơi. Xe của Furama Resort sẽ chờ đón bạn. Phía sau những cánh cửa chứa đựng sự yên tĩnh của khu nghỉ mát này là một khuôn viên lát đá và trên những bức tường đầy dây hoa leo, những trảng cỏ cây của miền nhiệt đới tươi tốt lạ thường giữa trời nắng nóng.
    Đắm mình trong tiếng sóng

    Từ mỗi phòng ở, bạn có thể ra ban công được làm từ gỗ và các vật liệu truyền thống địa phương để chạy thẳng xuống biển nay đơn thuần chỉ để ngắm những bồn hoa cỏ trong một khu vườn mát mẻ. Những vòi phun nước gợi nhớ những khung cảnh êm đềm. Vào mùa hè, giá thuê phòng ở khu Resort này giảm xuống đáng kể, chỉ còn 50% so với ngày thường với những du khách Việt Nam.
    Bây giờ là tháng 5. Từ nay cho đến tháng 7, biển ở đây luôn êm ả và dịu dàng . Đó là 3 tháng lý tưởng nhất cho kỳ nghỉ ở vùng này. Khu nghỉ này nằm trong lòng bãi Non Nước, một trong ba bãi biển lớn nhất của Đà Nẵng (hai bãi kia là Mỹ Khê và Nam Ô). Dài 5 km nằm kế Ngũ Hành Sơn. Bãi tắm cát trắng độ dốc thoai thoải và sóng rất êm, nước trong xanh 4 mùa và thưởng thức nhiều món hải sản đặc sắc. Sau những giờ tắm và phơi nắng, bạn có thể lên bar để uống nước dừa và các loại nước trái cây. Một tour lặn biển sẽ hấp dẫn những du khách ham mê khám phá và mạo hiểm. Thú vị có lẽ là khoảnh khắc về đêm. Trong khoảng sân lớn mênh mông, những người bạn tâm giao có thể ngồi bên những chiếc đèn dầu để trên những bộ bàn ghế gỗ, trò chuyện trong tiếng rì rầm của sóng và sự ve vuốt của làn gió biển.
    Và những chuyến du hành.

    Sớm hôm sau, bạn có thể rời Resort khởi hành tới Ngũ Hành Sơn. Thủy Sơn là ngọn đẹp nhất trong 5 ngọn núi ở đây. Nằm trên một khoảng đất rộng chừng 15 ha, có hình dáng một khối đá dựng đứng, đỉnh núi kéo dài chia thành 3 ngọn là Thượng Thai,Trung Thai, Hạ Thai tạo thành hình sao Tam Thai. Một ngôi chùa ở trên núi có tên là Tam Thai. Những động đẹp nhất ở đây là Linh Nham, Vân Thông. Tàng Chơn và Huyền Không. Chúng tôi đi trên con đường từ tây sang đông trên núi Thủy Sơn, đó là một con đường đã được xây dựng từ thời vua Minh Mạng, đường lát bằng đá, cây cối um tùm hai bên. Trên đường đi bạn sẽ dừng ở Vọng Giang Đài và Vọng Hải Đài, vọng tầm mắt ngắm cảnh sông biển hùng vĩ.
    Tại đây còn lại tấm bia đá từ năm Minh Mạng thứ 18 (1838). Động Hoa Nghiêm, Huyền Không là hai động thông nhau. Động Huyền Không là động đẹp nhất với lòng động cao 300 m, thông lên đỉnh núi. Động Tàng Chơn nằm sau một ngôi chùa, có một động chính và 5 động nhỏ khác là Tam Thanh, Hang Gió, Chiêm Thành, Bàn Cờ và Hang Ráy. Gọi là Hang Gió vì ở đây bạn có thể nghe gió rít từng cơn, ***g lộng, vô cùng. Động Chiêm Thành là nơi đặt bàn thờ các vị thần của vương quốc Chàm xưa.. Động Bàn Cờ tương truyền là nơi các vị tiên ngụ xuống thưởng cờ mỗi khi rảnh rỗi...
    Rời Ngũ Hành Sơn, bạn hãy ghé thăm Bảo tàng Chàm. Đây là một bảo tàng cổ được xây dựng từ năm 1915 với kiến trúc mô phỏng những kiểu Tháp Chàm.Trong bảo tàng có các hiện vật điêu khắc Chàm bằng đá và đất có niên đại từ thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ 15 khai quật được từ Bình Định trở ra đến Quảng Bình. Bức tượng được nhiều du khách ưa thích nhất là tượng vũ nữ Trà Kiệu. Một gương mặt và thân hình bằng đá tràn căng sức sống...
    Một chuyến du ngoạn thú vị khác đã đến khi chúng tôi tìm đến với bán đảo Sơn Trà. Dải bờ biển ở đây có chiều dài gần 50 km với những bãi tắm hoang sơ và đẹp đẽ. Từ đây, có thể đi thuyền về phía Cù Lao Chàm cũng không bao xa, nơi chim yến sinh sống trên những hòn đảo nhỏ hoang vắng trong cù lao và một khu làng chài với hai món đặc sản là ốc vú nàng và vú xao.
    Thật khó có thể đi hết những thắng cảnh ở nơi này chỉ trong một kỳ nghỉ...Trở về nhà với một giỏ nặng trĩu các món quà, nào là tượng đá, vòng đá và cả cối đá núi Ngũ Hành, nào mè xửng ,nào bánh và cả vài bức tượng Chàm làm từ đất nung, ai cũng tiếc vì chưa được đi hết mọi chỗ... Đành phải chờ đến một kỳ nghỉ mới.

    Thay đổi vì sẽ đổi thay...

Chia sẻ trang này