1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lần đầu du lịch Đà Nẵng...

Chủ đề trong 'Đà Nẵng' bởi theBrick, 29/09/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. theBrick

    theBrick Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2003
    Bài viết:
    728
    Đã được thích:
    0
    Đèo Hải Vân trong lòng Đà Nẵng
    Đã quá lâu không về thăm Đà Nẵng, bao nhiêu là thay đổi. Nhưng ấn tượng nhất vẫn là con đường hùng vĩ, nên thơ chạy quanh eo Sơn Trà. Đi theo con đường qua Suối Đá, Bãi Bụt, bạn sẽ tận mắt ngắm nhìn biển Đông dạt dào sóng vỗ. Con đường không thách đố như đèo Hải Vân nhưng cũng rất đẹp, rất tuyệt vời. Tôi chỉ tiếc là mình không mang theo máy ảnh để ghi lại những khoảng khắc ấy. Một bên là dốc núi, một bên là biển rộng. Những dòng suối nhỏ lượn quanh từ trên núi xuống như một điểm nhấn trong bức tranh phong cảnh tuyệt vời này. Mặc dù hiện nay con đường vẫn chưa hoàn thành nhưng không vì thế mà làm giảm đi cảm giác hứng thú, ngạc nhiên của bạn. Dọc theo bãi biển là những khu du lịch sinh thái. Bạn có thể nghỉ chân tại đây để thưởng thức một chút vị mặn của biển qua những món ăn. Những ngôi nhà nghỉ cũng rất xinh xắn, được thiết kế trong một khung cảnh rất lãng mạn của Đà Lạt. Sáng sớm thức dậy, làm một ly cà phê nóng, ngắm biển, tận hưởng không khí mát lạnh của đất trời bên cạnh người yêu dấu thì quả không gì bằng!
    Hãy một lần thử ghé chân qua nơi đây, bạn sẽ tiếc nuối vì sao đến bây giờ mình mới biết!



    Một thế giới mà mọi lỗi lầm đều được tha thứ ...
  2. theBrick

    theBrick Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2003
    Bài viết:
    728
    Đã được thích:
    0
    Khách sạn tại Đà Nẵng
    Furama Resort Danang *****
    68 Hồ Xuân Huơng, Bắc Mỹ An, Tp. Đà Nẵng
    Điện thoại: 847 333 - 847 888, Fax: 847 888
    E-mail: furamadn@hn.vnn.vn
    (200 phòng, giá từ : 140-400 USD)
    Faifo ***
    200 Hải Phòng, Tp. Đà Nẵng
    Điện thoại: 827 901- 827 929 - 821 600, Fax: 827 972
    E-mail: faifohoteli@dng.vnn.vn
    (67 phòng, giá từ : 27- 80 )
    Tiến Thịnh *
    448 Hoàng Diệu, Tp. Đà Nẵng
    Điện thoại: 834 566 - 834 568 - 834 577, Fax: 820 748
    (phòng, giá từ : 10-35 )
    Thanh Thanh
    52 Phan Chu Trinh, Tp. Đà Nẵng
    Điện thoại: 821 230 - 830 684 - 816 433, Fax: 829 886
    (43 phòng, giá từ : 8-30 )
    Hải Vân
    02 Nguyễn thị Minh Khai, Tp. Đà Nẵng
    Điện thoại: 823 750 - 894 441, Fax: 821 300
    (40 phòng, giá từ : 10-15 USD)
    Sơn Trà I *
    815 Ngô Quyền, Tp. Đà Nẵng
    Điện thoại: 831 217 - 844 125, Fax: 831 451
    (18 phòng, giá từ : 5-20 USD)
    Hà Thành *
    326 Phan Chu Trinh, Tp. Đà Nẵng
    Điện thoại: 822 800 - 816 574, Fax: 834 430
    E-mail: hathanhhotel@dng.vnn.vn
    (20 phòng, giá từ : 10-16 USD)
    Du lịch Thanh Bình
    02 Ông Ích Khiêm, Tp. Đà Nẵng
    Điện thoại: 829 139 - 825 857, Fax: 825 857
    (114 phòng, giá từ : 60.000-240.000 VND)
    Daesco ***
    155 Trần Phú, Tp. Đà Nẵng
    Điện thoại: 892 807 - 892 808, Fax: 892 988
    E-mail: daescohotel@dng.vnn.vn
    (50 phòng)
    Royal ***
    11C Quang Trung, Tp. Đà Nẵng
    Điện thoại: 823 295, Fax: 827 779
    (28 phòng, giá từ : 55-90 USD)
    Bamboo Green Central ***
    158 Phan Chu Trinh, Tp. Đà Nẵng
    Điện thoại: 822 996 - 822 997, Fax: 822 998 - 822 999
    (42 phòng, giá từ : 45- 90 Úd)
    Bamboo Green Catholic ***
    177 Trần Phú, Tp. Đà Nẵng
    Điện thoại: 822 722 - 823 942, Fax:824 165
    (57 phòng, giá từ : 20-32 d)
    Bamboo Green Riverside ***
    68 Bạch Đằng, Tp. Đà Nẵng
    Điện thoại: 832 591- 832 592, Fax: 832 593
    (22 phòng)
    SaigonTourane ***
    14A Trần Qúy Cáp, Tp. Đà Nẵng
    Điện thoại: 821 021- 822 563, Fax: 895 285
    (82 phòng )
    Thanh Lịch **
    22A Bạch Đằng, Tp. Đà Nẵng
    Điện thoại: 892 893, Fax: 835 179
    (32 phòng, giá từ : 30 - 60 USD) Modern
    Modern **
    186 Bạch Đằng, Tp. Đà Nẵng
    Điện thoại: 820 113 - 820 550, Fax: 821 842
    (40 phòng )
    Thái Bình Dương **
    92 Phan Chu Trinh, Tp. Đà Nẵng
    Điện thoại: 822 137 - 822 837, Fax: 822 921
    (42 phòng )
    Tourane **
    Bãi biển Mỹ Khê, Phuớc Mỹ, Tp. Đà Nẵng
    Điện thoại: 932 666 - 932 222, Fax: 844 328
    (30 phòng )
    Hoa Sen **
    103-105 Hùng Vương, Tp. Đà Nẵng
    Điện thoại: 829 000 - 824 505, Fax: 829 001
    (29 phòng)
    Du lịch Phương Đông **
    93 Phan Chu Trinh, Tp. Đà Nẵng
    Điện thoại: 821 266 - 822 184 - 822 185, Fax: 822 854
    (32 phòng)
    Bạch Đằng **
    50 Bạch Đằng, Tp. Đà Nẵng
    Điện thoại: 823 034 - 825 318, Fax: 821 659
    (91 phòng, giá từ : 20-60 USD)
    Đà Nẵng **
    03 Đống Đa, Tp. Đà Nẵng
    Điện thoại: 823 122 - 821 986, Fax: 823 431
    (157 phòng)
    Sông Hàn **
    36 Bạch Đằng, Tp. Đà Nẵng
    Điện thoại: 822 540 - 821 487, Fax: 821 109
    (61 phòng )
    Datraco **
    08 Lê Lợi, Tp. Đà Nẵng
    Điện thoại: 894 501- 894 502, Fax: 823 470
    (52 phòng, giá từ : 20-70 USD)
    Điện Lực *
    37 Hải Phòng, Tp. Đà Nẵng
    Điện thoại: 821 864 - 823 937, Fax: 823 263
    (27 phòng, giá từ : 22 - 45 USD )
    Non Nuoc *
    Huyền Trân Công Chua, Tp. Đà Nẵng
    Điện thoại: 836 216 - 836 214
    (100 phòng)
    Thu Bồn *
    10 Lý Thuờng Kiệt, Tp. Đà Nẵng
    Điện thoại: 821 101- 822 610, Fax: 830 416
    (23 phòng)
    Hàng Không
    62 Thai Phien, Tp. Đà Nẵng
    Điện thoại: 897 014 - 897 000, Fax: 823 118
    (50 phòng)
    Tấn Minh
    142 Bạch Đằng, Tp. Đà Nẵng
    Điện thoại: 827 456 - 830 172, Fax: 830 172
    (10 phòng )
    Sơn Trà II
    82 Hải Phòng, Tp. Đà Nẵng
    Điện thoại: 823 170 - 823 834, Fax: 823 856
    (14 phòng)
    Hoa Sen
    Hoà Minh - Liên Chiều, Tp. Đà Nẵng
    Điện thoại: 842 048 - 842 055, Fax: 842 059
    (41 phòng)
    Hoàng Yến
    30 Ngô Gia Tự, Tp. Đà Nẵng
    Điện thoại: 823 559 - 829 800, Fax: 826 900
    (16 phòng)
    Vietrans
    271 Hoàng Diệu, Tp. Đà Nẵng
    Điện thoại: 822 821 Haar Châu
    25-27 Hùng Vương, Tp. Đà Nẵng
    Điện thoại: 892 309
    Thanh Long
    130B Điện Biên Phủ, Tp. Đà Nẵng
    Điện thoại: 822 101
    (27 phòng)
    Yến Thanh
    25 Hoàng Diệu, Tp. Đà Nẵng
    Điện thoại: 821 924,
    (15 phòng)
    Đống Đa
    59 Đống Đa, Tp. Đà Nẵng
    Điện thoại: 821 909
    (27phòng)
    Vinapha
    80 Trần Phú, Tp. Đà Nẵng
    Điện thoại: 825 072
    (16 phòng)
    Thủ Đô
    107 Hùng Vương, Tp. Đà Nẵng
    Điện thoại: 823 863 - 821 537
    (35 phòng)
    Công Đoàn
    34 Pasteur, Tp. Đà Nẵng
    Điện thoại: 825 458, Fax: 893 333
    (10 phòng )
    Trưng Vương
    118 Nguyễn Chí Thanh, Tp. Đà Nẵng
    Điện thoại: 822 505 - 834 159, Fax: 825 699
    (16 phòng)
    Phan Đình Phùng
    36 Phan Đình Phùng, Tp. Đà Nẵng
    Điện thoại: 822 412 - 823 926
    (24 phòng)
    Hoa Hồng
    17 Lê Đình Dương, Tp. Đà Nẵng
    Điện thoại: 825 740, Fax: 830 950
    (12 phòng)
    Dầu Khí
    07 Quang Trung, Tp. Đà Nẵng
    Điện thoại: 824 494 - 824 407, Fax: 825 532
    (17 phòng)
    Hoàng Lan
    275 Nguyễn Văn Trỗi, Tp. Đà Nẵng
    Điện thoại: 836 377 - 836 888
    (18 phòng)
    Hoa Lư
    123 Nguyễn Chí Thanh, Tp. Đà Nẵng
    Điện thoại: 829 099 - 822 037, Fax: 822 037
    (14 phòng)
    Bình Dương
    30-32 Trần Phú, Tp. Đà Nẵng
    Điện thoại: 821 930 - 827 666, Fax: 827 666
    (10 phòng)
    Hùng Lâm
    Hoà Hiệp - Hoà Vang
    Điện thoại: 842 662 - 842 525, Fax: 842 662
    (16 phòng)
    Đông Hưng
    Huyền Trân Công Chúa, Tp. Đà Nẵng
    Điện thoại: 836 066 - 836 691
    (22 phòng )
    Thuận An
    14 Bạch Đằng, Tp. Đà Nẵng
    Điện thoại: 820 527
    (13 phòng)
    Thanh Nhã
    68-70 Lý Thái Tổ, Tp. Đà Nẵng
    Điện thoại: 821 994,
    (18 phòng)
    Yến Minh
    48 Phan Chu Trinh, Tp. Đà Nẵng
    Điện thoại: 822 215
    (22 phòng)
    Phương Nam
    205 Trần Phú, Tp. Đà Nẵng
    Điện thoại: 834 746 - 822 806, Fax: 824 609
    (15 phòng)
    Nhật Linh
    194 Nguyễn Chí Thanh, Tp. Đà Nẵng
    Điện thoại: 825 626 - 834 558, Fax: 825 626
    (12 phòng)
    Thuận Phước
    20 Đống Đa, Tp. Đà Nẵng
    Điện thoại: 829 146 - 829 147, Fax: 820 152
    (20 phòng )
    Thuỷ Sản
    12 Bạch Đằng, Tp. Đà Nẵng
    Điện thoại: 822 612 - 835 005, Fax: 823 269
    (21 phòng)
    Xuân Thiều
    Hoà Hiệp - Hoà Vang, Tp. Đà Nẵng
    Điện thoại: 842505 - 842767
    (12 phòng)
    Đông Kinh
    83 Trần Phú, Tp. Đà Nẵng
    Điện thoại: 823 864
    (21 phòng)
    Khách sạn Du lịch & Dịch Vụ Hùng Vương
    95 Hùng Vương, Tp. Đà Nẵng
    Điện thoại: 823967 - 892759
    (9 phòng)
    Phương Lan
    142 Hoàng Diệu, Tp. Đà Nẵng
    Điện thoại: 820 373
    (16 phòng)
    Hồng Hải
    35 Hùng Vương, Tp. Đà Nẵng
    Điện thoại: 821 857 - 825 163
    Đại Á
    27 Yên Bái, Tp. Đà Nẵng
    Điện thoại: 827 532
    (20 phòng)



    Một thế giới mà mọi lỗi lầm đều được tha thứ ...
  3. theBrick

    theBrick Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2003
    Bài viết:
    728
    Đã được thích:
    0
    Khách sạn tại Đà Nẵng
    Furama Resort Danang *****
    68 Hồ Xuân Huơng, Bắc Mỹ An, Tp. Đà Nẵng
    Điện thoại: 847 333 - 847 888, Fax: 847 888
    E-mail: furamadn@hn.vnn.vn
    (200 phòng, giá từ : 140-400 USD)
    Faifo ***
    200 Hải Phòng, Tp. Đà Nẵng
    Điện thoại: 827 901- 827 929 - 821 600, Fax: 827 972
    E-mail: faifohoteli@dng.vnn.vn
    (67 phòng, giá từ : 27- 80 )
    Tiến Thịnh *
    448 Hoàng Diệu, Tp. Đà Nẵng
    Điện thoại: 834 566 - 834 568 - 834 577, Fax: 820 748
    (phòng, giá từ : 10-35 )
    Thanh Thanh
    52 Phan Chu Trinh, Tp. Đà Nẵng
    Điện thoại: 821 230 - 830 684 - 816 433, Fax: 829 886
    (43 phòng, giá từ : 8-30 )
    Hải Vân
    02 Nguyễn thị Minh Khai, Tp. Đà Nẵng
    Điện thoại: 823 750 - 894 441, Fax: 821 300
    (40 phòng, giá từ : 10-15 USD)
    Sơn Trà I *
    815 Ngô Quyền, Tp. Đà Nẵng
    Điện thoại: 831 217 - 844 125, Fax: 831 451
    (18 phòng, giá từ : 5-20 USD)
    Hà Thành *
    326 Phan Chu Trinh, Tp. Đà Nẵng
    Điện thoại: 822 800 - 816 574, Fax: 834 430
    E-mail: hathanhhotel@dng.vnn.vn
    (20 phòng, giá từ : 10-16 USD)
    Du lịch Thanh Bình
    02 Ông Ích Khiêm, Tp. Đà Nẵng
    Điện thoại: 829 139 - 825 857, Fax: 825 857
    (114 phòng, giá từ : 60.000-240.000 VND)
    Daesco ***
    155 Trần Phú, Tp. Đà Nẵng
    Điện thoại: 892 807 - 892 808, Fax: 892 988
    E-mail: daescohotel@dng.vnn.vn
    (50 phòng)
    Royal ***
    11C Quang Trung, Tp. Đà Nẵng
    Điện thoại: 823 295, Fax: 827 779
    (28 phòng, giá từ : 55-90 USD)
    Bamboo Green Central ***
    158 Phan Chu Trinh, Tp. Đà Nẵng
    Điện thoại: 822 996 - 822 997, Fax: 822 998 - 822 999
    (42 phòng, giá từ : 45- 90 Úd)
    Bamboo Green Catholic ***
    177 Trần Phú, Tp. Đà Nẵng
    Điện thoại: 822 722 - 823 942, Fax:824 165
    (57 phòng, giá từ : 20-32 d)
    Bamboo Green Riverside ***
    68 Bạch Đằng, Tp. Đà Nẵng
    Điện thoại: 832 591- 832 592, Fax: 832 593
    (22 phòng)
    SaigonTourane ***
    14A Trần Qúy Cáp, Tp. Đà Nẵng
    Điện thoại: 821 021- 822 563, Fax: 895 285
    (82 phòng )
    Thanh Lịch **
    22A Bạch Đằng, Tp. Đà Nẵng
    Điện thoại: 892 893, Fax: 835 179
    (32 phòng, giá từ : 30 - 60 USD) Modern
    Modern **
    186 Bạch Đằng, Tp. Đà Nẵng
    Điện thoại: 820 113 - 820 550, Fax: 821 842
    (40 phòng )
    Thái Bình Dương **
    92 Phan Chu Trinh, Tp. Đà Nẵng
    Điện thoại: 822 137 - 822 837, Fax: 822 921
    (42 phòng )
    Tourane **
    Bãi biển Mỹ Khê, Phuớc Mỹ, Tp. Đà Nẵng
    Điện thoại: 932 666 - 932 222, Fax: 844 328
    (30 phòng )
    Hoa Sen **
    103-105 Hùng Vương, Tp. Đà Nẵng
    Điện thoại: 829 000 - 824 505, Fax: 829 001
    (29 phòng)
    Du lịch Phương Đông **
    93 Phan Chu Trinh, Tp. Đà Nẵng
    Điện thoại: 821 266 - 822 184 - 822 185, Fax: 822 854
    (32 phòng)
    Bạch Đằng **
    50 Bạch Đằng, Tp. Đà Nẵng
    Điện thoại: 823 034 - 825 318, Fax: 821 659
    (91 phòng, giá từ : 20-60 USD)
    Đà Nẵng **
    03 Đống Đa, Tp. Đà Nẵng
    Điện thoại: 823 122 - 821 986, Fax: 823 431
    (157 phòng)
    Sông Hàn **
    36 Bạch Đằng, Tp. Đà Nẵng
    Điện thoại: 822 540 - 821 487, Fax: 821 109
    (61 phòng )
    Datraco **
    08 Lê Lợi, Tp. Đà Nẵng
    Điện thoại: 894 501- 894 502, Fax: 823 470
    (52 phòng, giá từ : 20-70 USD)
    Điện Lực *
    37 Hải Phòng, Tp. Đà Nẵng
    Điện thoại: 821 864 - 823 937, Fax: 823 263
    (27 phòng, giá từ : 22 - 45 USD )
    Non Nuoc *
    Huyền Trân Công Chua, Tp. Đà Nẵng
    Điện thoại: 836 216 - 836 214
    (100 phòng)
    Thu Bồn *
    10 Lý Thuờng Kiệt, Tp. Đà Nẵng
    Điện thoại: 821 101- 822 610, Fax: 830 416
    (23 phòng)
    Hàng Không
    62 Thai Phien, Tp. Đà Nẵng
    Điện thoại: 897 014 - 897 000, Fax: 823 118
    (50 phòng)
    Tấn Minh
    142 Bạch Đằng, Tp. Đà Nẵng
    Điện thoại: 827 456 - 830 172, Fax: 830 172
    (10 phòng )
    Sơn Trà II
    82 Hải Phòng, Tp. Đà Nẵng
    Điện thoại: 823 170 - 823 834, Fax: 823 856
    (14 phòng)
    Hoa Sen
    Hoà Minh - Liên Chiều, Tp. Đà Nẵng
    Điện thoại: 842 048 - 842 055, Fax: 842 059
    (41 phòng)
    Hoàng Yến
    30 Ngô Gia Tự, Tp. Đà Nẵng
    Điện thoại: 823 559 - 829 800, Fax: 826 900
    (16 phòng)
    Vietrans
    271 Hoàng Diệu, Tp. Đà Nẵng
    Điện thoại: 822 821 Haar Châu
    25-27 Hùng Vương, Tp. Đà Nẵng
    Điện thoại: 892 309
    Thanh Long
    130B Điện Biên Phủ, Tp. Đà Nẵng
    Điện thoại: 822 101
    (27 phòng)
    Yến Thanh
    25 Hoàng Diệu, Tp. Đà Nẵng
    Điện thoại: 821 924,
    (15 phòng)
    Đống Đa
    59 Đống Đa, Tp. Đà Nẵng
    Điện thoại: 821 909
    (27phòng)
    Vinapha
    80 Trần Phú, Tp. Đà Nẵng
    Điện thoại: 825 072
    (16 phòng)
    Thủ Đô
    107 Hùng Vương, Tp. Đà Nẵng
    Điện thoại: 823 863 - 821 537
    (35 phòng)
    Công Đoàn
    34 Pasteur, Tp. Đà Nẵng
    Điện thoại: 825 458, Fax: 893 333
    (10 phòng )
    Trưng Vương
    118 Nguyễn Chí Thanh, Tp. Đà Nẵng
    Điện thoại: 822 505 - 834 159, Fax: 825 699
    (16 phòng)
    Phan Đình Phùng
    36 Phan Đình Phùng, Tp. Đà Nẵng
    Điện thoại: 822 412 - 823 926
    (24 phòng)
    Hoa Hồng
    17 Lê Đình Dương, Tp. Đà Nẵng
    Điện thoại: 825 740, Fax: 830 950
    (12 phòng)
    Dầu Khí
    07 Quang Trung, Tp. Đà Nẵng
    Điện thoại: 824 494 - 824 407, Fax: 825 532
    (17 phòng)
    Hoàng Lan
    275 Nguyễn Văn Trỗi, Tp. Đà Nẵng
    Điện thoại: 836 377 - 836 888
    (18 phòng)
    Hoa Lư
    123 Nguyễn Chí Thanh, Tp. Đà Nẵng
    Điện thoại: 829 099 - 822 037, Fax: 822 037
    (14 phòng)
    Bình Dương
    30-32 Trần Phú, Tp. Đà Nẵng
    Điện thoại: 821 930 - 827 666, Fax: 827 666
    (10 phòng)
    Hùng Lâm
    Hoà Hiệp - Hoà Vang
    Điện thoại: 842 662 - 842 525, Fax: 842 662
    (16 phòng)
    Đông Hưng
    Huyền Trân Công Chúa, Tp. Đà Nẵng
    Điện thoại: 836 066 - 836 691
    (22 phòng )
    Thuận An
    14 Bạch Đằng, Tp. Đà Nẵng
    Điện thoại: 820 527
    (13 phòng)
    Thanh Nhã
    68-70 Lý Thái Tổ, Tp. Đà Nẵng
    Điện thoại: 821 994,
    (18 phòng)
    Yến Minh
    48 Phan Chu Trinh, Tp. Đà Nẵng
    Điện thoại: 822 215
    (22 phòng)
    Phương Nam
    205 Trần Phú, Tp. Đà Nẵng
    Điện thoại: 834 746 - 822 806, Fax: 824 609
    (15 phòng)
    Nhật Linh
    194 Nguyễn Chí Thanh, Tp. Đà Nẵng
    Điện thoại: 825 626 - 834 558, Fax: 825 626
    (12 phòng)
    Thuận Phước
    20 Đống Đa, Tp. Đà Nẵng
    Điện thoại: 829 146 - 829 147, Fax: 820 152
    (20 phòng )
    Thuỷ Sản
    12 Bạch Đằng, Tp. Đà Nẵng
    Điện thoại: 822 612 - 835 005, Fax: 823 269
    (21 phòng)
    Xuân Thiều
    Hoà Hiệp - Hoà Vang, Tp. Đà Nẵng
    Điện thoại: 842505 - 842767
    (12 phòng)
    Đông Kinh
    83 Trần Phú, Tp. Đà Nẵng
    Điện thoại: 823 864
    (21 phòng)
    Khách sạn Du lịch & Dịch Vụ Hùng Vương
    95 Hùng Vương, Tp. Đà Nẵng
    Điện thoại: 823967 - 892759
    (9 phòng)
    Phương Lan
    142 Hoàng Diệu, Tp. Đà Nẵng
    Điện thoại: 820 373
    (16 phòng)
    Hồng Hải
    35 Hùng Vương, Tp. Đà Nẵng
    Điện thoại: 821 857 - 825 163
    Đại Á
    27 Yên Bái, Tp. Đà Nẵng
    Điện thoại: 827 532
    (20 phòng)



    Một thế giới mà mọi lỗi lầm đều được tha thứ ...
  4. November

    November Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    0
    Đã được thích:
    0
    Anh the Brick ,
    November xin chân thành cảm tạ những bài viết , sưu tầm về Đà Nẵng của ạnh
    Chúng tôi ban tổ chức ngày họp mặt 50 năm kỷ niệm trường Trung Học Phan Thanh Giản kính xin anh cho phép đăng lại hay trưng bày trên poster của các bài anh viết về Đà Nẵng.
    Nếu có thể xin mời anh tham dự ngày họp mặt tại Đà Nẵng hay tại Nam California ngày 4 và 5 tháng 7 2004 như một khách danh dự của chúng tội
    Xin anh liên lạc về thangmuoimot@yahoo.com hay vocool@yahoo.com
    NN
    quote-theBrick viết lúc 09:02 ngày 29/01/2004:
    Đèo Hải Vân trong lòng Đà Nẵng
    Đã quá lâu không về thăm Đà Nẵng, bao nhiêu là thay đổi. Nhưng ấn tượng nhất vẫn là con đường hùng vĩ, nên thơ chạy quanh eo Sơn Trà. Đi theo con đường qua Suối Đá, Bãi Bụt, bạn sẽ tận mắt ngắm nhìn biển Đông dạt dào sóng vỗ. Con đường không thách đố như đèo Hải Vân nhưng cũng rất đẹp, rất tuyệt vời. Tôi chỉ tiếc là mình không mang theo máy ảnh để ghi lại những khoảng khắc ấy. Một bên là dốc núi, một bên là biển rộng. Những dòng suối nhỏ lượn quanh từ trên núi xuống như một điểm nhấn trong bức tranh phong cảnh tuyệt vời này. Mặc dù hiện nay con đường vẫn chưa hoàn thành nhưng không vì thế mà làm giảm đi cảm giác hứng thú, ngạc nhiên của bạn. Dọc theo bãi biển là những khu du lịch sinh thái. Bạn có thể nghỉ chân tại đây để thưởng thức một chút vị mặn của biển qua những món ăn. Những ngôi nhà nghỉ cũng rất xinh xắn, được thiết kế trong một khung cảnh rất lãng mạn của Đà Lạt. Sáng sớm thức dậy, làm một ly cà phê nóng, ngắm biển, tận hưởng không khí mát lạnh của đất trời bên cạnh người yêu dấu thì quả không gì bằng!
    Hãy một lần thử ghé chân qua nơi đây, bạn sẽ tiếc nuối vì sao đến bây giờ mình mới biết!
    <P><STRONG>[red]

    </FONT></STRONG></P>
    <P><STRONG>[red]<A href="http://www.vancat.net/music/music.htm">Một thế giới mà mọi lỗi lầm đều được tha thứ ...</A></FONT></STRONG></P>
    [/QUOTE]
    Thangmuoimot
  5. November

    November Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    0
    Đã được thích:
    0
    Anh the Brick ,
    November xin chân thành cảm tạ những bài viết , sưu tầm về Đà Nẵng của ạnh
    Chúng tôi ban tổ chức ngày họp mặt 50 năm kỷ niệm trường Trung Học Phan Thanh Giản kính xin anh cho phép đăng lại hay trưng bày trên poster của các bài anh viết về Đà Nẵng.
    Nếu có thể xin mời anh tham dự ngày họp mặt tại Đà Nẵng hay tại Nam California ngày 4 và 5 tháng 7 2004 như một khách danh dự của chúng tội
    Xin anh liên lạc về thangmuoimot@yahoo.com hay vocool@yahoo.com
    NN
    quote-theBrick viết lúc 09:02 ngày 29/01/2004:
    Đèo Hải Vân trong lòng Đà Nẵng
    Đã quá lâu không về thăm Đà Nẵng, bao nhiêu là thay đổi. Nhưng ấn tượng nhất vẫn là con đường hùng vĩ, nên thơ chạy quanh eo Sơn Trà. Đi theo con đường qua Suối Đá, Bãi Bụt, bạn sẽ tận mắt ngắm nhìn biển Đông dạt dào sóng vỗ. Con đường không thách đố như đèo Hải Vân nhưng cũng rất đẹp, rất tuyệt vời. Tôi chỉ tiếc là mình không mang theo máy ảnh để ghi lại những khoảng khắc ấy. Một bên là dốc núi, một bên là biển rộng. Những dòng suối nhỏ lượn quanh từ trên núi xuống như một điểm nhấn trong bức tranh phong cảnh tuyệt vời này. Mặc dù hiện nay con đường vẫn chưa hoàn thành nhưng không vì thế mà làm giảm đi cảm giác hứng thú, ngạc nhiên của bạn. Dọc theo bãi biển là những khu du lịch sinh thái. Bạn có thể nghỉ chân tại đây để thưởng thức một chút vị mặn của biển qua những món ăn. Những ngôi nhà nghỉ cũng rất xinh xắn, được thiết kế trong một khung cảnh rất lãng mạn của Đà Lạt. Sáng sớm thức dậy, làm một ly cà phê nóng, ngắm biển, tận hưởng không khí mát lạnh của đất trời bên cạnh người yêu dấu thì quả không gì bằng!
    Hãy một lần thử ghé chân qua nơi đây, bạn sẽ tiếc nuối vì sao đến bây giờ mình mới biết!
    <P><STRONG>[red]

    </FONT></STRONG></P>
    <P><STRONG>[red]<A href="http://www.vancat.net/music/music.htm">Một thế giới mà mọi lỗi lầm đều được tha thứ ...</A></FONT></STRONG></P>
    [/QUOTE]
    Thangmuoimot
  6. theBrick

    theBrick Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2003
    Bài viết:
    728
    Đã được thích:
    0


    Đất Quảng quê tôi


    Nguyễn Văn Xuân


    Quảng Nam có văn học, văn chương từ bao giờ!
    Câu hỏi đó rất khó trả lời.
    Vì người Quảng Nam thật sự xuất hiện và được biết tới là vào những thời Trần, Hồ, Lê, Mạc trong hai vùng Điện Bàn và Thăng Hoa (tên hai phủ của Quảng Nam xưa). Tên Quảng Nam chỉ xuất hiện để chỉ một xứ: xứ Quảng Nam bao gồm từ Thăng Hoa đến vùng nay là Bình Định - Điện Bàn thuộc về xứ Thuận Hoá (nay là Thừa Thiên Huế) bên kia Hải Vân.
    Cho đến thời Nguyễn Hoàng mới rút Điện Bàn ra khỏi Thuận Hoá để thành Thăng - Điện. Sau 1802, khi lập tỉnh mới gộp hai phủ ấy lại thành tỉnh Quảng Nam.
    Khi còn là Thăng, Điện, ở đây sự học chưa thực sự mở mang và những chức vụ lớn đều ở trong tay người Đàng Ngoài. Tuy vậy, theo các sách do người Pháp viết để lại, bấy giờ đã có diễn tuồng. Mà muốn diễn phải có tuồng bản. Sự thật văn tuồng có thể được xem là văn học cổ nhất, nhưng không thấy lưu lại bản nào. Còn văn học dân gian thì chắc đã có từ lâu, nào hò, nào vè, hò khoan, ca dao, tục ngữ. Ví dụ những câu sau đây cho biết tình trạng Hội An khi còn nghèo:
    Hội An bán gánh, bán lều
    Kim Bồng bán cải, Trà Nhiêu bán hành.
    Cho tới khi Hội An giàu có thịnh vượng:
    Hội An bán gấm, bán điều
    Kim Bồng bán cải, Trà Nhiêu bán hành.
    Kim Bồng là vùng cách Hội An một con sông. Vùng ấy về sau chuyên về xây dựng và nghề mộc khá tinh xảo. Còn Trà Nhiêu là một đầm rộng lớn để tàu thuyền ngoại quốc vào đậu. Cửa Đà Nẵng chỉ dành cho các tàu thuyền lớn có tính cách tiền cảng. Vào thời xa xưa, chưa có tàu thuyền lớn thì chắc chắn Hội An giữ vai trò chuyên biệt thương mại của Hội An.
    Sự lớn mạnh của thương mại và xuất nhập của tỉnh Quảng Nam (chứ không còn là xứ Quảng Nam) bắt đầu từ triều Nguyễn.
    Biết bao giờ trả cho hết nợ Cao Hoàng.
    Đào sông Cao Nhí, đắp đàng Bông Miêu.
    Câu ca dao nói lên thực tế xa xưa đó. Dưới thời Minh Mạng, đào sông Vĩnh Điện, sông này mở khẩu từ làng Câu Nhí nên cũng mang tên ấy và rất thuận lợi tiếp nối với sông Hàn, biến nơi này thành nơi tụ hội một hải đội chuyên xuất khẩu.
    Từ Hội An ra cửa Hàn, sao bạn lại không lên đường đi chơi đèo Hải Vân và Hải Vân Quan. Tôi thấy mấy ông nhà văn, nhà thơ ngày trước như Nguyễn Tuân, Đoàn Phú Tứ, Lưu Trọng Lư... thỉnh thoảng vào Quảng Nam, lại rủ nhau lên đỉnh đèo uống rượu trước trời cao, biển rộng và mây trắng bay sau các lùm cây. Các tiệc rượu như thế thanh tao và thanh cao biết bao nhiêu. Các du khách còn được xem lại cửa ải xưa, nơi lập ra để ngăn chặn quân địch đổ bộ vào Đà Nẵng để kéo quân ra Huế đánh kinh đô.
    Cũng tại con đèo núi tiếp núi này, nơi:
    Chiều chiều ra đứng Hải Vân
    Chim kêu ghềnh đá gẫm thân lại buồn.
    Chắc đây là tiếng than thở của dân làng bị định cư tại lưng đèo để bảo vệ đèo hoặc của một phụ nữ nào đó sống trong quạnh quẽ, cô đơn. Tuy vậy, vào ngày nắng sáng mùa hè, chính mắt tôi đã từng trông thấy những lẵng hoa vĩ đại rực rỡ chói chang. Đó là một loại hoa màu mát dịu như hoa rau muống nhưng lớn hơn, trải khắp hết cụm núi này sang cụm núi nọ, dưới chân lại có loại hoa vàng đậm như để đan viền cho những tấm thảm khổng lồ, bất tận kia.
    Tôi mời bạn đến với Ngũ Hành Sơn. Thời xa xưa, trước Minh Mạng có tên cúng cơm Non Nước trải qua nhiều thế kỷ. Cuối thế kỷ XVII, chúa Hiển Tông Nguyễn Phước Chu (1691 ?" 1725) có mời một đại sư Trung Quốc sang xứ Đàng Trong. Nhà sư đến Non Nước chơi và khi trở về có viết tập Hải ngoại ký sự - Viện đại học Huế ấn hành bản dịch năm 1963. Ông khen cảnh đẹp, cảm hứng làm nhiều bài thơ ca tụng Tam Thai (tức Non Nước). Ông cũng trách thi nhân ta đã không biết thưởng thức cảnh đẹp, không dùng đề tài ấy để ngâm vịnh.
    Khi tôi lớn lên, không cần ông động viên (vì sách của ông chưa ai biết) thấy các sườn núi đã đầy ngập những thơ Hán, Nôm, dở hay, làng nhàng cũng đều có, thường dân, danh sĩ cũng có. Những người Quảng Nam thường thích đọc hai bài (không rõ có đục vào sườn núi hay không) của bà Bang Nhãn và ông Thái Duy Thanh.
    Bài của bà Bang Nhãn có khẩu chí chân tình:
    Núi chen sắc đá màu phơi gấm
    Chùa nực hơi hương khói lộn mây
    Bài của Thái Duy Thanh độc đáo:...
    Ngó lại, ngó qua năm đống đá
    Tu lên, tu xuống mấy ông thầy
    Lên đài Vọng Hải trông xa tít;
    Vào động Huyền Không ngó trống quầy
    Lếu láo ngâm đưa đôi chén rượu,
    Cõi trần khi cũng có tiên đây.
    Ngũ Hành Sơn là cái tên mới đặt thời vua Minh Mạng. Đó là nơi vua Minh Mạng, Thành Thái đến xây dựng hoặc vãn cảnh. Lại có một bà công chúa đến tu. Đây là nơi người Quảng Nam rất tôn trọng, xem như ?oĐịa linh nhân kiệt?, nơi tạo ra những nhân tài xuất chúng. Học trò thời trước thường đến vãn cảnh và trước khi ra Huế thi Hương, thi Hội vẫn có mặt ở đây để xin được phù trì. Những cảnh đẹp nào Huyền Không động, động Chiêm Thành, nào Vọng Hải Đài, Vọng Giang Đài, nào các chùa danh tiếng, nào những bậc cấp khéo xây, huyền thoại ly kỳ về con rắn biển đã tạo nên cửa Đà Nẵng, sông Hàn rồi đẻ trứng tại đây hoá thành núi... Một thi nhân cũ tặng cho Ngũ Hành Sơn một câu thơ đầy ý nghĩa ?oNúi thấp hơn hết mà danh cao hơn hết? (dịch).
    Bạn đã biết các khu vực nổi tiếng qua ca dao. Nhưng thiếu sót biết bao nếu không ngược dòng Thu Bồn, viếng xem những cảnh trí khác cũng rất nổi tiếng thời xưa ?" chúng ta có thể từ Hội An ngược lên. Bạn sẽ thấy, trước hết cùng nước bao la xa đổ về biển. Ấy là vùng Trà Nhiêu. Cũng tại cái đầm vĩ đại mà chắc chắn thời Chiêm Thành lập kinh đô tại đây, nó cũng đóng vai trò Chiêm cảng. Ngược sông Thu Bồn đến cầu Câu Lâu, nhìn qua hướng bên phải là một dải đất rộng, nơi có những làng Phú Chiêm, Thanh Chiêm vốn rút từ Chiêm của Chiêm động ra.
    Lại ngược sông nữa, bạn sẽ gặp một vùng gọi là Gò Nổi. Đây là vùng trù phú nổi tiếng về dệt các mặt hàng vải, tơ lụa. Cũng vì có tơ lụa nên có những ruộng dâu xanh ngắt. Các cô con gái làm nghề tằm tang quen ở trong bóng mát nên có tiếng xinh đẹp nhất.
    Cũng vì có dâu xanh lúa tốt, nên Gò Nổi sản xuất biết bao danh nhân lững lẫy trong học vấn, trong chính trị - từ Hoàng Diệu đến Phạm Phú Thứ, từ Trần Cao Vân đến Phan Thành Tài. Riêng một họ Phan, về lớp sau cũng sản sinh những Phan Khôi, Phan Thanh... thú vị hơn nữa là những cô gái Bảo An xinh đẹp một thời.
    Lại ngược dòng nữa, trải qua những di tích cũ-mới, ở đây có lễ hội hằng năm ở miếu thờ bà Thu Bồn ?" và các địa danh nổi tiếng.
    Rồi bạn đến nơi có ca dao ai cũng biết:
    Ngó lên Hòn Kẽm, Đá Dừng
    Thương cha nhớ mẹ quá chừng bạn ơi!
    Từ nguồn xa xôi, nước đổ về đây rồi dừng lại, chậm lại ở Hòn Kẽm, hai bên có đá dựng. Nước tạo nên một dải giống hệt một cái hồ tuyệt đẹp gợi cho chúng ta cảm tưởng ?oNon bồng, nước Nhược? cực kỳ êm ả. Nếu có một con thuyền nhỏ, bạn cùng người yêu đưa nhau đi trên hồ thiên tạo này, bạn sẽ cảm thấy thế giới ?oKinh tế thị trường? dưới kia sao mà ồn ào, trần tục đến thế. Ở đây có bãi cát đẹp, bạn có thể đóng trại một hai hôm để thưởng thức tinh tuý tươi mát trong lành của trời đất.
    Nói đến cảnh đẹp Quảng Nam mà quên ?oHòn Kẽm Đá Dừng? cũng như quên ?oMỹ Sơn thánh địa? của Chiêm Thành thì phải nói là chưa đủ đấy! Nhất là quần Tháp và các di vật lưu lại ở vùng thung lũng dưới sự chứng kiến đời đời của ngọn núi Quắp độc đáo mang tính thiêng liêng khó hiểu. Có đến Mỹ Sơn bạn mới có sự thông cảm sâu sắc hơn với cổ viện Chàm tại Đà Nẵng, một cổ viện không đồ sộ nhưng danh tiếng lớn. Một thi sĩ xưa vịnh câu này và Huỳnh Thúc Kháng coi là tuyệt hay ?oNúi thấp nhất nhưng danh vọng cao nhất? như đã nói, ta cũng có thể gán câu đó cho cổ viện Chàm.
    Nói đến Quảng Nam, người ta hay nhắc chuyện học. Người Quảng Nam cũng tự tin, tự hào về mặt này.
    Họ lại cũng hay nhắc về ?oNgũ phụng tề phi?. Tôi nhớ trước kia, các sinh viên Quảng Nam có đề nghị tôi phát biểu về sự kiện này. Tôi cũng cho đó là điều đáng quan tâm qua những kỳ thi Hội, thi Đình ở một vài tỉnh. Ba tiến sĩ, hai phó bảng cùng đỗ một khoa thi thì cũng đúng là ?onăm con phượng cùng bay?. Nhưng trong việc học, bằng cấp cao đến đâu cũng chỉ đánh dấu sự khởi đầu... Điều quan trọng nhất của việc học hành, chính là đậu để làm gì? Để lập sự nghiệp. Năm nhà đại khoa đó có sự nghiệp chính trị, văn hoá, học thuật nào? Tôi không thấy. Vậy ta nên coi đó là giai thoại giúp cho các bạn trẻ phấn chấn hơn trong việc học hành. Học giỏi, đậu cao, phụng sự đất nước, có sự nghiệp xứng đáng, lưu danh là điều đáng quý, đáng trân trọng, noi gương. Song đã có ?oLục phụng bất tề phi?. Phạm Phú Thứ (tiến sĩ), Phan Châu Trinh, Nguyễn Duy Hiệu (phó bảng), Trần Qúy Cáp, Huỳnh Thúc Kháng (tiến sĩ), Phạm Như Xương (Hoàng Giáp) và ngoại trừ Phạm Như Xương ít hiểu biết nên cho dù ông bỏ quan để theo Nghĩa hội Quảng Nam rồi sau đó là chỗ dựa bí mật và là cố vấn cho Quang Phục Hội (phong trào Đông Du của Tiểu La và Phan Bội Châu). Nếu nói học thì ông có học vị cao nhất khắp miền Nam, còn hành thì ông hành động như một đại trí thức.
    ?oLục phụng bất tề phi? mới thực sự nêu gương cho người Quảng Nam và Việt Nam để tuổi trẻ biết thế nào là học và hành?, bây giờ và cả trường kỳ lịch sử. Ví như Phạm Phú Thứ, đỗ song nguyên (cử nhân, tiến sĩ đầu) khi sang Pháp chuộc ba tỉnh miền Đông Nam Bộ, đã chuyên tâm viết bộ Du ký lừng lẫy (Tây hành nhật ký) đến nay còn giá trị đối với lịch sử trong nước và thế giới. Vậy mà lúc về, không quên mang theo về cái xe đạp nước kéo bằng trâu theo kiểu mẫu Ai Cập, gọi là xe trâu. Phan Châu Trinh khi ở Côn Đảo là tay câu cá giỏi, sang Pháp là ?oxếp? một câu lạc bộ câu cá và kiếm sống bằng nghề thợ ảnh đồng thời là tác giả bao nhiêu bộ sách chính trị vang động giới chính trị Pari (Việt và Pháp). Trần Quý Cáp chuyên nghề bút canh (Cày ruộng bằng bút) là thầy đồ tiếng tăm, cả các tỉnh Nam ra học và nhờ đó ông mới hướng đạo được cuộc Nam du của ba chí sĩ (Phan, Huỳnh và Trần) đã là bậc giáo thọ tử vì đạo. Ông Nguyễn Ái Quốc trong Bản án chế độ thực dân Pháp đã đề cao ?oÔng nghè Trần Quý Cáp, một nhà nho thanh cao ai cũng kính phục?. Ông là nhà hùng văn và hùng biện. Huỳnh Thúc Kháng (cũng song nguyên) là người học trò nức tiếng thuở trẻ. Khi đi tù Côn Đảo, ông học làm đồi mồi và quản lý sở buôn. Ông trở về đất liền trên tay có bộ từ điển Pháp Việt mà người ta bảo ông học thuộc lòng từ đầu chí cuối. Với nghề đồi mồi, ông đã thực hành và đưa các mặt hàng mỹ nghệ nữ trang đi chào để xuất khẩu sang Pháp và sau này, ông tự đứng làm quản lý cho công ty Huỳnh Thúc Kháng (nhà in và báo Tiếng Dân). Cũng cần nhắc thêm 1905, ba nhà đại khoa này đã giúp Phan Thiết lập công ty nước mắm Liên Thành đầu tiên. Học như thế mới gọi là học, và nêu cái gương học vấn cho dân, cho nước. Lục phụng này mới thật là phụng hoàng không thẹn cùng nhật nguyệt.
    Còn không học đúng ra là không có bằng cấp thì cũng có nhiều tay cự phách: Tiểu La, Trần Cao Vân, Thái Phiên, Phan Thành Tài, Phan Khôi?
    ?oĐất Quảng quê tôi? còn nhiều điều để nói, với tính đặc thù của nó, hầu góp phần vào kho tàng văn hoá nước nhà, đang đi lên trong sự nghiệp đổi mới.



    Một thế giới mà mọi lỗi lầm đều được tha thứ ...
  7. theBrick

    theBrick Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2003
    Bài viết:
    728
    Đã được thích:
    0


    Đất Quảng quê tôi


    Nguyễn Văn Xuân


    Quảng Nam có văn học, văn chương từ bao giờ!
    Câu hỏi đó rất khó trả lời.
    Vì người Quảng Nam thật sự xuất hiện và được biết tới là vào những thời Trần, Hồ, Lê, Mạc trong hai vùng Điện Bàn và Thăng Hoa (tên hai phủ của Quảng Nam xưa). Tên Quảng Nam chỉ xuất hiện để chỉ một xứ: xứ Quảng Nam bao gồm từ Thăng Hoa đến vùng nay là Bình Định - Điện Bàn thuộc về xứ Thuận Hoá (nay là Thừa Thiên Huế) bên kia Hải Vân.
    Cho đến thời Nguyễn Hoàng mới rút Điện Bàn ra khỏi Thuận Hoá để thành Thăng - Điện. Sau 1802, khi lập tỉnh mới gộp hai phủ ấy lại thành tỉnh Quảng Nam.
    Khi còn là Thăng, Điện, ở đây sự học chưa thực sự mở mang và những chức vụ lớn đều ở trong tay người Đàng Ngoài. Tuy vậy, theo các sách do người Pháp viết để lại, bấy giờ đã có diễn tuồng. Mà muốn diễn phải có tuồng bản. Sự thật văn tuồng có thể được xem là văn học cổ nhất, nhưng không thấy lưu lại bản nào. Còn văn học dân gian thì chắc đã có từ lâu, nào hò, nào vè, hò khoan, ca dao, tục ngữ. Ví dụ những câu sau đây cho biết tình trạng Hội An khi còn nghèo:
    Hội An bán gánh, bán lều
    Kim Bồng bán cải, Trà Nhiêu bán hành.
    Cho tới khi Hội An giàu có thịnh vượng:
    Hội An bán gấm, bán điều
    Kim Bồng bán cải, Trà Nhiêu bán hành.
    Kim Bồng là vùng cách Hội An một con sông. Vùng ấy về sau chuyên về xây dựng và nghề mộc khá tinh xảo. Còn Trà Nhiêu là một đầm rộng lớn để tàu thuyền ngoại quốc vào đậu. Cửa Đà Nẵng chỉ dành cho các tàu thuyền lớn có tính cách tiền cảng. Vào thời xa xưa, chưa có tàu thuyền lớn thì chắc chắn Hội An giữ vai trò chuyên biệt thương mại của Hội An.
    Sự lớn mạnh của thương mại và xuất nhập của tỉnh Quảng Nam (chứ không còn là xứ Quảng Nam) bắt đầu từ triều Nguyễn.
    Biết bao giờ trả cho hết nợ Cao Hoàng.
    Đào sông Cao Nhí, đắp đàng Bông Miêu.
    Câu ca dao nói lên thực tế xa xưa đó. Dưới thời Minh Mạng, đào sông Vĩnh Điện, sông này mở khẩu từ làng Câu Nhí nên cũng mang tên ấy và rất thuận lợi tiếp nối với sông Hàn, biến nơi này thành nơi tụ hội một hải đội chuyên xuất khẩu.
    Từ Hội An ra cửa Hàn, sao bạn lại không lên đường đi chơi đèo Hải Vân và Hải Vân Quan. Tôi thấy mấy ông nhà văn, nhà thơ ngày trước như Nguyễn Tuân, Đoàn Phú Tứ, Lưu Trọng Lư... thỉnh thoảng vào Quảng Nam, lại rủ nhau lên đỉnh đèo uống rượu trước trời cao, biển rộng và mây trắng bay sau các lùm cây. Các tiệc rượu như thế thanh tao và thanh cao biết bao nhiêu. Các du khách còn được xem lại cửa ải xưa, nơi lập ra để ngăn chặn quân địch đổ bộ vào Đà Nẵng để kéo quân ra Huế đánh kinh đô.
    Cũng tại con đèo núi tiếp núi này, nơi:
    Chiều chiều ra đứng Hải Vân
    Chim kêu ghềnh đá gẫm thân lại buồn.
    Chắc đây là tiếng than thở của dân làng bị định cư tại lưng đèo để bảo vệ đèo hoặc của một phụ nữ nào đó sống trong quạnh quẽ, cô đơn. Tuy vậy, vào ngày nắng sáng mùa hè, chính mắt tôi đã từng trông thấy những lẵng hoa vĩ đại rực rỡ chói chang. Đó là một loại hoa màu mát dịu như hoa rau muống nhưng lớn hơn, trải khắp hết cụm núi này sang cụm núi nọ, dưới chân lại có loại hoa vàng đậm như để đan viền cho những tấm thảm khổng lồ, bất tận kia.
    Tôi mời bạn đến với Ngũ Hành Sơn. Thời xa xưa, trước Minh Mạng có tên cúng cơm Non Nước trải qua nhiều thế kỷ. Cuối thế kỷ XVII, chúa Hiển Tông Nguyễn Phước Chu (1691 ?" 1725) có mời một đại sư Trung Quốc sang xứ Đàng Trong. Nhà sư đến Non Nước chơi và khi trở về có viết tập Hải ngoại ký sự - Viện đại học Huế ấn hành bản dịch năm 1963. Ông khen cảnh đẹp, cảm hứng làm nhiều bài thơ ca tụng Tam Thai (tức Non Nước). Ông cũng trách thi nhân ta đã không biết thưởng thức cảnh đẹp, không dùng đề tài ấy để ngâm vịnh.
    Khi tôi lớn lên, không cần ông động viên (vì sách của ông chưa ai biết) thấy các sườn núi đã đầy ngập những thơ Hán, Nôm, dở hay, làng nhàng cũng đều có, thường dân, danh sĩ cũng có. Những người Quảng Nam thường thích đọc hai bài (không rõ có đục vào sườn núi hay không) của bà Bang Nhãn và ông Thái Duy Thanh.
    Bài của bà Bang Nhãn có khẩu chí chân tình:
    Núi chen sắc đá màu phơi gấm
    Chùa nực hơi hương khói lộn mây
    Bài của Thái Duy Thanh độc đáo:...
    Ngó lại, ngó qua năm đống đá
    Tu lên, tu xuống mấy ông thầy
    Lên đài Vọng Hải trông xa tít;
    Vào động Huyền Không ngó trống quầy
    Lếu láo ngâm đưa đôi chén rượu,
    Cõi trần khi cũng có tiên đây.
    Ngũ Hành Sơn là cái tên mới đặt thời vua Minh Mạng. Đó là nơi vua Minh Mạng, Thành Thái đến xây dựng hoặc vãn cảnh. Lại có một bà công chúa đến tu. Đây là nơi người Quảng Nam rất tôn trọng, xem như ?oĐịa linh nhân kiệt?, nơi tạo ra những nhân tài xuất chúng. Học trò thời trước thường đến vãn cảnh và trước khi ra Huế thi Hương, thi Hội vẫn có mặt ở đây để xin được phù trì. Những cảnh đẹp nào Huyền Không động, động Chiêm Thành, nào Vọng Hải Đài, Vọng Giang Đài, nào các chùa danh tiếng, nào những bậc cấp khéo xây, huyền thoại ly kỳ về con rắn biển đã tạo nên cửa Đà Nẵng, sông Hàn rồi đẻ trứng tại đây hoá thành núi... Một thi nhân cũ tặng cho Ngũ Hành Sơn một câu thơ đầy ý nghĩa ?oNúi thấp hơn hết mà danh cao hơn hết? (dịch).
    Bạn đã biết các khu vực nổi tiếng qua ca dao. Nhưng thiếu sót biết bao nếu không ngược dòng Thu Bồn, viếng xem những cảnh trí khác cũng rất nổi tiếng thời xưa ?" chúng ta có thể từ Hội An ngược lên. Bạn sẽ thấy, trước hết cùng nước bao la xa đổ về biển. Ấy là vùng Trà Nhiêu. Cũng tại cái đầm vĩ đại mà chắc chắn thời Chiêm Thành lập kinh đô tại đây, nó cũng đóng vai trò Chiêm cảng. Ngược sông Thu Bồn đến cầu Câu Lâu, nhìn qua hướng bên phải là một dải đất rộng, nơi có những làng Phú Chiêm, Thanh Chiêm vốn rút từ Chiêm của Chiêm động ra.
    Lại ngược sông nữa, bạn sẽ gặp một vùng gọi là Gò Nổi. Đây là vùng trù phú nổi tiếng về dệt các mặt hàng vải, tơ lụa. Cũng vì có tơ lụa nên có những ruộng dâu xanh ngắt. Các cô con gái làm nghề tằm tang quen ở trong bóng mát nên có tiếng xinh đẹp nhất.
    Cũng vì có dâu xanh lúa tốt, nên Gò Nổi sản xuất biết bao danh nhân lững lẫy trong học vấn, trong chính trị - từ Hoàng Diệu đến Phạm Phú Thứ, từ Trần Cao Vân đến Phan Thành Tài. Riêng một họ Phan, về lớp sau cũng sản sinh những Phan Khôi, Phan Thanh... thú vị hơn nữa là những cô gái Bảo An xinh đẹp một thời.
    Lại ngược dòng nữa, trải qua những di tích cũ-mới, ở đây có lễ hội hằng năm ở miếu thờ bà Thu Bồn ?" và các địa danh nổi tiếng.
    Rồi bạn đến nơi có ca dao ai cũng biết:
    Ngó lên Hòn Kẽm, Đá Dừng
    Thương cha nhớ mẹ quá chừng bạn ơi!
    Từ nguồn xa xôi, nước đổ về đây rồi dừng lại, chậm lại ở Hòn Kẽm, hai bên có đá dựng. Nước tạo nên một dải giống hệt một cái hồ tuyệt đẹp gợi cho chúng ta cảm tưởng ?oNon bồng, nước Nhược? cực kỳ êm ả. Nếu có một con thuyền nhỏ, bạn cùng người yêu đưa nhau đi trên hồ thiên tạo này, bạn sẽ cảm thấy thế giới ?oKinh tế thị trường? dưới kia sao mà ồn ào, trần tục đến thế. Ở đây có bãi cát đẹp, bạn có thể đóng trại một hai hôm để thưởng thức tinh tuý tươi mát trong lành của trời đất.
    Nói đến cảnh đẹp Quảng Nam mà quên ?oHòn Kẽm Đá Dừng? cũng như quên ?oMỹ Sơn thánh địa? của Chiêm Thành thì phải nói là chưa đủ đấy! Nhất là quần Tháp và các di vật lưu lại ở vùng thung lũng dưới sự chứng kiến đời đời của ngọn núi Quắp độc đáo mang tính thiêng liêng khó hiểu. Có đến Mỹ Sơn bạn mới có sự thông cảm sâu sắc hơn với cổ viện Chàm tại Đà Nẵng, một cổ viện không đồ sộ nhưng danh tiếng lớn. Một thi sĩ xưa vịnh câu này và Huỳnh Thúc Kháng coi là tuyệt hay ?oNúi thấp nhất nhưng danh vọng cao nhất? như đã nói, ta cũng có thể gán câu đó cho cổ viện Chàm.
    Nói đến Quảng Nam, người ta hay nhắc chuyện học. Người Quảng Nam cũng tự tin, tự hào về mặt này.
    Họ lại cũng hay nhắc về ?oNgũ phụng tề phi?. Tôi nhớ trước kia, các sinh viên Quảng Nam có đề nghị tôi phát biểu về sự kiện này. Tôi cũng cho đó là điều đáng quan tâm qua những kỳ thi Hội, thi Đình ở một vài tỉnh. Ba tiến sĩ, hai phó bảng cùng đỗ một khoa thi thì cũng đúng là ?onăm con phượng cùng bay?. Nhưng trong việc học, bằng cấp cao đến đâu cũng chỉ đánh dấu sự khởi đầu... Điều quan trọng nhất của việc học hành, chính là đậu để làm gì? Để lập sự nghiệp. Năm nhà đại khoa đó có sự nghiệp chính trị, văn hoá, học thuật nào? Tôi không thấy. Vậy ta nên coi đó là giai thoại giúp cho các bạn trẻ phấn chấn hơn trong việc học hành. Học giỏi, đậu cao, phụng sự đất nước, có sự nghiệp xứng đáng, lưu danh là điều đáng quý, đáng trân trọng, noi gương. Song đã có ?oLục phụng bất tề phi?. Phạm Phú Thứ (tiến sĩ), Phan Châu Trinh, Nguyễn Duy Hiệu (phó bảng), Trần Qúy Cáp, Huỳnh Thúc Kháng (tiến sĩ), Phạm Như Xương (Hoàng Giáp) và ngoại trừ Phạm Như Xương ít hiểu biết nên cho dù ông bỏ quan để theo Nghĩa hội Quảng Nam rồi sau đó là chỗ dựa bí mật và là cố vấn cho Quang Phục Hội (phong trào Đông Du của Tiểu La và Phan Bội Châu). Nếu nói học thì ông có học vị cao nhất khắp miền Nam, còn hành thì ông hành động như một đại trí thức.
    ?oLục phụng bất tề phi? mới thực sự nêu gương cho người Quảng Nam và Việt Nam để tuổi trẻ biết thế nào là học và hành?, bây giờ và cả trường kỳ lịch sử. Ví như Phạm Phú Thứ, đỗ song nguyên (cử nhân, tiến sĩ đầu) khi sang Pháp chuộc ba tỉnh miền Đông Nam Bộ, đã chuyên tâm viết bộ Du ký lừng lẫy (Tây hành nhật ký) đến nay còn giá trị đối với lịch sử trong nước và thế giới. Vậy mà lúc về, không quên mang theo về cái xe đạp nước kéo bằng trâu theo kiểu mẫu Ai Cập, gọi là xe trâu. Phan Châu Trinh khi ở Côn Đảo là tay câu cá giỏi, sang Pháp là ?oxếp? một câu lạc bộ câu cá và kiếm sống bằng nghề thợ ảnh đồng thời là tác giả bao nhiêu bộ sách chính trị vang động giới chính trị Pari (Việt và Pháp). Trần Quý Cáp chuyên nghề bút canh (Cày ruộng bằng bút) là thầy đồ tiếng tăm, cả các tỉnh Nam ra học và nhờ đó ông mới hướng đạo được cuộc Nam du của ba chí sĩ (Phan, Huỳnh và Trần) đã là bậc giáo thọ tử vì đạo. Ông Nguyễn Ái Quốc trong Bản án chế độ thực dân Pháp đã đề cao ?oÔng nghè Trần Quý Cáp, một nhà nho thanh cao ai cũng kính phục?. Ông là nhà hùng văn và hùng biện. Huỳnh Thúc Kháng (cũng song nguyên) là người học trò nức tiếng thuở trẻ. Khi đi tù Côn Đảo, ông học làm đồi mồi và quản lý sở buôn. Ông trở về đất liền trên tay có bộ từ điển Pháp Việt mà người ta bảo ông học thuộc lòng từ đầu chí cuối. Với nghề đồi mồi, ông đã thực hành và đưa các mặt hàng mỹ nghệ nữ trang đi chào để xuất khẩu sang Pháp và sau này, ông tự đứng làm quản lý cho công ty Huỳnh Thúc Kháng (nhà in và báo Tiếng Dân). Cũng cần nhắc thêm 1905, ba nhà đại khoa này đã giúp Phan Thiết lập công ty nước mắm Liên Thành đầu tiên. Học như thế mới gọi là học, và nêu cái gương học vấn cho dân, cho nước. Lục phụng này mới thật là phụng hoàng không thẹn cùng nhật nguyệt.
    Còn không học đúng ra là không có bằng cấp thì cũng có nhiều tay cự phách: Tiểu La, Trần Cao Vân, Thái Phiên, Phan Thành Tài, Phan Khôi?
    ?oĐất Quảng quê tôi? còn nhiều điều để nói, với tính đặc thù của nó, hầu góp phần vào kho tàng văn hoá nước nhà, đang đi lên trong sự nghiệp đổi mới.



    Một thế giới mà mọi lỗi lầm đều được tha thứ ...
  8. theBrick

    theBrick Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2003
    Bài viết:
    728
    Đã được thích:
    0

    LỊCH SỬ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG


    Giữa thế kỷ XVI, khi Hội An đã là trung tâm buôn bán sầm uất ở phía Nam thì Đà Nẵng mới là vị trí tiền cảng, trung chuyển hàng hóa, tu sửa tàu thuyền.
    Đầu thế kỷ XVIII, vị trí tiền cảng của Đà Nẵng dần dần trở thành thương cảng thay thế cho Hội An, nhất là khi kỹ thuật đóng tàu ở châu Âu phát triển với những loại tàu thuyền lớn, đáy sâu, ra vào vịnh Đà Nẵng dễ dàng.
    Năm 1835, khi vua Minh Mạng có dụ: "Tàu Tây chỉ được đậu tại cửa Hàn, còn các cửa biển khác không được tới buôn bán" thì Đà Nẵng trở thành một thương cảng lớn bậc nhất miền Trung. Tiểu thủ công nghiệp địa phương phát triển với những ngành sửa chữa tàu thuyền, sơ chế nông lâm hải sản; dịch vụ thương mại cũng phát đạt. Sau khi xâm chiếm toàn bộ đất nước ta vào năm 1889, thực dân Pháp tách Đà Nẵng khỏi Quảng Nam và đổi tên thành Tourane, chịu sự cai quản trực tiếp của Toàn quyền Đông Dương.
    Đầu thế kỷ XX, Tourane được Pháp xây dựng trở thành một đô thị theo kiểu Tây phương. Cơ sở hạ tầng xã hội, kỹ thuật sản xuất được đầu tư. Các ngành nghề sản xuất và kinh doanh được hình thành và phát triển: Sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, chế biến hàng xuất khẩu (chè, lương thực, thực phẩm, nước ngọt, nước đá, rượu, nước mắm, cá khô), sửa chữa tàu thuyền, kinh doanh dịch vụ. Cùng với Hải Phòng và Sài Gòn, Tourane trở thành trung tâm thương mại quan trọng của cả nước. Năm 1950, Pháp trao trả Đà Nẵng cho chính quyền Bảo Đại.
    Tháng 3/1965 các đơn vị thủy quân lục chiến Mỹ đổ bộ vào Đà Nẵng và thiết lập ở đây một căn cứ quân sự hỗn hợp lớn. Năm 1967, Đà Nẵng được Mỹ ngụy ấn định là thành phố trực thuộc Trung ương và xác định mục tiêu xây dựng Đà Nẵng thành trung tâm chính trị, quân sự, văn hóa cho vùng I và II chiến thuật. Mỹ cho xây dựng ở Đà Nẵng các căn cứ quân sự và kết cấu hạ tầng: sân bay, cảng, kho bãi, đường sá, công trình công cộng, cơ sở thông tin liên lạc, lập tín dụng ngân hàng. Khu kỹ nghệ Hòa Khánh sản xuất oxygen, acetylene, bột giặt, xay xát, dệt... ở thời kỳ này công nghiệp được phát triển ở mức độ cao hơn: các khu kỹ nghệ thay thế cho công trường thủ công. Tuy nhiên, chiến tranh đã để lại hậu quả nặng nề, hàng trăm nghìn dân quê phải chạy vào các trại tỵ nạn, các khu ổ chuột đô thị; tệ nạn xã hội tăng nhanh, sản xuất không phát triển.
    Năm 1975, hòa bình lập lại, Đà Nẵng (là thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng) bắt tay vào khôi phục những hậu quả nặng nề của cuộc chiến tranh. Mặc dù còn lắm khó khăn nhưng công cuộc phục hồi và phát triển thành phố đã đạt nhiều thành quả, nhất là thời kỳ đổi mới, sau 1986.
    Ngày 6/11/1996 tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa IX đã thông qua Nghị quyết cho phép tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng tách thành tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng trực thuộc Trung ương. Về địa giới hành chính, thành phố Đà Nẵng mới bao gồm thành phố Đà Nẵng trước đây, huyện Hòa Vang và huyện đảo Hoàng Sa.




    Một thế giới mà mọi lỗi lầm đều được tha thứ ...
  9. theBrick

    theBrick Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2003
    Bài viết:
    728
    Đã được thích:
    0

    LỊCH SỬ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG


    Giữa thế kỷ XVI, khi Hội An đã là trung tâm buôn bán sầm uất ở phía Nam thì Đà Nẵng mới là vị trí tiền cảng, trung chuyển hàng hóa, tu sửa tàu thuyền.
    Đầu thế kỷ XVIII, vị trí tiền cảng của Đà Nẵng dần dần trở thành thương cảng thay thế cho Hội An, nhất là khi kỹ thuật đóng tàu ở châu Âu phát triển với những loại tàu thuyền lớn, đáy sâu, ra vào vịnh Đà Nẵng dễ dàng.
    Năm 1835, khi vua Minh Mạng có dụ: "Tàu Tây chỉ được đậu tại cửa Hàn, còn các cửa biển khác không được tới buôn bán" thì Đà Nẵng trở thành một thương cảng lớn bậc nhất miền Trung. Tiểu thủ công nghiệp địa phương phát triển với những ngành sửa chữa tàu thuyền, sơ chế nông lâm hải sản; dịch vụ thương mại cũng phát đạt. Sau khi xâm chiếm toàn bộ đất nước ta vào năm 1889, thực dân Pháp tách Đà Nẵng khỏi Quảng Nam và đổi tên thành Tourane, chịu sự cai quản trực tiếp của Toàn quyền Đông Dương.
    Đầu thế kỷ XX, Tourane được Pháp xây dựng trở thành một đô thị theo kiểu Tây phương. Cơ sở hạ tầng xã hội, kỹ thuật sản xuất được đầu tư. Các ngành nghề sản xuất và kinh doanh được hình thành và phát triển: Sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, chế biến hàng xuất khẩu (chè, lương thực, thực phẩm, nước ngọt, nước đá, rượu, nước mắm, cá khô), sửa chữa tàu thuyền, kinh doanh dịch vụ. Cùng với Hải Phòng và Sài Gòn, Tourane trở thành trung tâm thương mại quan trọng của cả nước. Năm 1950, Pháp trao trả Đà Nẵng cho chính quyền Bảo Đại.
    Tháng 3/1965 các đơn vị thủy quân lục chiến Mỹ đổ bộ vào Đà Nẵng và thiết lập ở đây một căn cứ quân sự hỗn hợp lớn. Năm 1967, Đà Nẵng được Mỹ ngụy ấn định là thành phố trực thuộc Trung ương và xác định mục tiêu xây dựng Đà Nẵng thành trung tâm chính trị, quân sự, văn hóa cho vùng I và II chiến thuật. Mỹ cho xây dựng ở Đà Nẵng các căn cứ quân sự và kết cấu hạ tầng: sân bay, cảng, kho bãi, đường sá, công trình công cộng, cơ sở thông tin liên lạc, lập tín dụng ngân hàng. Khu kỹ nghệ Hòa Khánh sản xuất oxygen, acetylene, bột giặt, xay xát, dệt... ở thời kỳ này công nghiệp được phát triển ở mức độ cao hơn: các khu kỹ nghệ thay thế cho công trường thủ công. Tuy nhiên, chiến tranh đã để lại hậu quả nặng nề, hàng trăm nghìn dân quê phải chạy vào các trại tỵ nạn, các khu ổ chuột đô thị; tệ nạn xã hội tăng nhanh, sản xuất không phát triển.
    Năm 1975, hòa bình lập lại, Đà Nẵng (là thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng) bắt tay vào khôi phục những hậu quả nặng nề của cuộc chiến tranh. Mặc dù còn lắm khó khăn nhưng công cuộc phục hồi và phát triển thành phố đã đạt nhiều thành quả, nhất là thời kỳ đổi mới, sau 1986.
    Ngày 6/11/1996 tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa IX đã thông qua Nghị quyết cho phép tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng tách thành tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng trực thuộc Trung ương. Về địa giới hành chính, thành phố Đà Nẵng mới bao gồm thành phố Đà Nẵng trước đây, huyện Hòa Vang và huyện đảo Hoàng Sa.




    Một thế giới mà mọi lỗi lầm đều được tha thứ ...
  10. theBrick

    theBrick Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2003
    Bài viết:
    728
    Đã được thích:
    0


    TÊN GỌI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG QUA CÁC THỜI KỲ


    Từ thế kỷ XV, mảnh đất này đã nằm trong lãnh thổ của quốc gia Đại Việt, thuộc đạo Hóa Châu được lập ra từ thời Trần Anh Tông và đến thời Lê Thánh Tông (từ 1466) thì thuộc địa phận của huyện Điện Bàn, phủ Triệu Phong, thừa tuyên Thuận Hóa. Theo sách ?oÔ Châu cận lục? (của Dương Văn An soạn năm 1533? thì địa danh Đà Nẵng lần đầu tiên xuất hiện khi sách nhắc đến ?omột ngôi đền ở cửa biển Đà Nẵng? thờ một nhân vật từ thời Lê Thánh Tông.
    Địa danh Đà Nẵng có thể được giải thích theo ngôn ngữ Chăm có nghĩa là ?osông lớn? hay ?ocửa sông cái?. Quả thật nằm trên tả ngạn sông Hàn kề bên cửa biển hiểm yếu này, địa danh Đà Nẵng đã được ghi trên các bản đồ vẽ từ thế kỷ XVI trở đi (như ?oAn Nam hình thắng đồ?, ?oAn Nam thông quốc toàn đồ?).
    Còn có một tên khác khá phổ biến về vùng đất này, đặc biệt là trong dân gian, đó là tên gọi gắn liền với con sông Hàn. Trên bản đồ vẽ vào thế kỷ XVII đã thấy ghi địa danh này. Địa danh Cửa Hàn không những được lưu truyền rộng rãi trong dân gian, đồng thời cũng được người Âu Châu nhắc đến rất sớm. Cố đạo Buzomi đến Đàng Trong vào năm 1615 và vào dịp lễ Pâques năm ấy, ông lập một nhà thờ nhỏ tại một nơi được ghi là Kean, địa danh này cũng đã được ghi lại trên tấm bản đồ nổi tiếng của Alexandre de Rhodes vẽ năm 1666, nằm ở vị trí chân đèo Hải Vân. Địa danh Kean bắt nguồn từ cách gọi khá phổ biến đương thời, những nơi tập trung dân cư gọi là Kẻ (kẻ chợ?); Kean có nghĩa là Kẻ Hàn.
    Ngoài ra, còn có một tên gọi dành cho thành phố Đà Nẵng nữa, nó tồn tại suốt trong thời gian là nhượng địa của Pháp, và trở thành địa danh hành chính chính thức trước đó cũng như cho đến nay nhiều người Châu Âu vẫn còn quen gọi, đó là Tourane. Trong các bản đồ, sách vở, ghi chép của người Âu từ thế kỷ XVI, XVII, XVIII? chúng ta đã thấy nhắc đến những địa danh như: Turon, Toron, Taraon, Touan, Touane, Touron và Tourane.
    Còn người Trung Hoa vẫn gọi nơi đây là Hiện Cảng. Chữ Hiện theo hai cách viết chữ Hán hoặc có nghĩa là ?oCảng con hến? hoặc ?oCảng núi nhỏ mà hiểm?; đều có thể giải thích là do hình thù của núi Sơn Trà được nhận thấy ngay từ ngoài khơi cửa biển Đà Nẵng.
    Ngoài ra, nhân dân địa phương vẫn có thói quen gọi vịnh Đà Nẵng là Vũng Thùng:

    Tai nghe súng nổ cái đùng
    Tàu Tây đã lại Vũng Thùng bữa qua.

    Còn các nhà nho nói chữ thì gọi là Trà Úc, Trà Áo, Trà Sơn hay Đồng Long Loan.
    Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Tourane được mang tên Thái Phiên, nhà yêu nước nổi tiếng của đất Quảng Nam lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Duy Tân nổ ra vào năm 1916.
    Hai năm sau, thành Thái Phiên lại được đổi tên thành Đà Nẵng và tên gọi này được giữ cho đến ngày nay.





    Một thế giới mà mọi lỗi lầm đều được tha thứ ...

Chia sẻ trang này