1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Làn điệu quê hương !

Chủ đề trong 'Phú Thọ' bởi cobebaothu, 17/06/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. cobebaothu

    cobebaothu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/05/2005
    Bài viết:
    233
    Đã được thích:
    0
    Làn điệu quê hương !

    Nếu như khu vực miền trong đuợc biết đến qua những điệu hò nổi tiếng thì Phú Thọ ta cũng đuợc biết tới bởi những điệu hát xoan, hát ghẹo... Mình nhớ mỗi lần được nghe hay lắm ...Mình chẳng biết nhiều lắm về những giai điệu đó nên muốn mọi nguời, những ai có thông tin hay kiến thức thì post bài để cho những nguời con Đất tổ như mình và các khách ghé qua box đuợc biết thêm về nét văn hoá đặc sắc này.
  2. all4country

    all4country Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/02/2005
    Bài viết:
    1.492
    Đã được thích:
    0
    Ðã có hẳn một Topic " Đất Tổ Vua Hùng (Truyền thuyết, lịch sử, văn hóa,hình ảnh, địa lý, con người...Phim tài liệu trang 2)" nhưng mình đọc cả 4 trang chưa thấy nhắc đến... vấn đề này của bạn. Vả lại cái Topic đó chủ đề... rộng quá. Mà có khi người đọc chỉ quan tâm đến một chủ đề nhất định nào đó thôi. Nếu cứ post bài liên tục vào đó thì lúc người đọc muốn tìm kiếm cái mình cần chẳng nhẽ là... đọc tất cả những gì trong đó à? .
    Vì vậy, những Topic có nội dung hẹp hơn của Topic đó sẽ vẫn được phép hoạt động, khi nào cần sẽ tổng hợp lại, đưa cả vào Topic kia, có mục lục rõ ràng, tiện cho những bạn muốn tìm hiểu rõ hơn về Phú Thọ.
    Mình ủng hộ bạn một bài viết nói về Lịch sử của những điệu hát xoan, hát ghẹo:
    Lịch sử của những điệu hát xoan, hát ghẹo​
    (Tên tiêu đề tự đặt)
    Do đời sống và kinh tế phát triển, dân cư thời Hùng Vương đã có những lễ hội và sinh hoạt văn hoá cộng đồng rất phong phú. Vào những ngày xuân lịch sử, cha ông ta có những sinh hoạt văn hóa như lễ hội hoá trang, đua thuyền, tục đâm trâu, giã cối... mà dấu ấn vẫn còn ghi đậm cho đến tận bây giờ. Nếu như người dân Kinh Bắc tự hào về những làn điệu dân ca quan họ, thì hát Xoan, hát Ghẹo của đất tổ Phong Châu cũng rất nổi tiếng. Theo các nhà nghiên cứu, hát Xoan chính là một làn điệu dân ca có từ lâu đời. Hát Xoan chính là hát Xuân, hát vào mùa Xuân. Gốc tích của nó có từ thời dựng nước. Truyền thuyết dân gian cho hay: "Ngày ấy vợ Vua Hùng mang thai đã lâu, tới ngày sinh nở, đau bụng mãi mà không sinh được. Có một người hầu gái tâu rằng: Có một người con gái đẹp tên là Quế Hoa, múa giỏi hát hay, ở trong một làng tre xanh gần thành Phong Châu. Nếu đón nàng về múa hát có thể làm cho đỡ đau và sinh nở được. Vợ vua nghe lời, Quế Hoa vâng theo lời triệu đến chầu vợ Vua. Bấy giờ bà đang lên cơn đau dữ dội. Quế Hoa đứng bên giường múa hát. Nàng đẹp lắm: môi đỏ, mắt đen, tóc dài, da trắng, giọng hát trong vắt khi trầm, khi bổng như chim ca, suối chảy, tay uốn chân đưa, người mềm như tơ, chân dẻo như bún, ai cũng phải mê. Vợ Vua Hùng mải xem múa hát, không thấy đau nữa liền sinh được ba người con trai khôi ngô, tuấn tú. Vua hết sức vui mừng và khen ngợi Quế Hoa, liền truyền cho các Mỵ nương học lấy các điệu múa hát ấy. Vì lúc này nàng Quế Hoa hát chầu Vợ Vua là vào mùa xuân nên các Mỵ nương gọi hát ấy là hát Xuân (hay hát Xoan)". Sự tích hát Xoan còn được ghi lại trong chuyện kể nối đời của dân làng Cao Mại - Việt Trì với một vài chi tiết khác. Tuy nhiên, thông qua những truyền thuyết này, chúng ta cũng có thể hình dung được phần nào sinh hoạt múa hát đầu xuân của tổ tiên ta. Những "Sinh hoạt văn hoá cơ sở" ấy qua thời gian và sáng tạo, nhận thức thẩm mỹ của con người đã được trau chuốt thêm, làm giàu thêm để ngày hôm nay có được một làn điệu dân ca mà cả nước biết đến.
    Phân tích của Tiến sỹ Bùi Anh Tuấn, Phó Giám đốc Bảo tàng Phú Thọ về Hát Xoan : "Hát Xoan chính là hát vào mùa xuân vì chữ Xoan chính là đọc chệch của chữ Xuân mà ra... Hát Xoan ra đời rất sớm, đặc biệt là hát Xoan ở vùng Kim Đức được coi là vùng đất gốc, hát Xoan gốc của cả nước vì ở đây có 4 làng chính: Kim Đức, Kim Đới, Thét, An Thái. Đây là điệu hát tương truyền có từ thời Hùng Vương, trong khắp cả vùng đều nói đến truyền thuyết này... Các nhà nghiên cứu văn hoá dân gian cũng như những nhà sử học đánh giá rất cao hát Xoan... Người ta cho rằng hát Xoan có những tầng văn hóa cổ nhất vì qua nghiên cứu ngôn ngữ, nhiều nhà ngôn ngữ cho rằng một số những từ ngữ trong hát xoan còn giữ lại được những âm điệu rất cổ mà nhiều người cho rằng ở đó có những ngôn ngữ có từ thời Hùng Vương".
    Trích trong Mùa xuân trong truyền thuyết Hùng Vương
    Tác giả: Vũ Anh Phong
    Được all4country sửa chữa / chuyển vào 23:09 ngày 17/06/2005
  3. whynotmoney

    whynotmoney Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/10/2004
    Bài viết:
    706
    Đã được thích:
    1
    Bài viết ở topic này nên đưa vào topic Đất tổ vua Hùng ..... đã được dính ở trên cùng.
    @mod: chuyển topic xong xin xoá giùm bài viết này.

Chia sẻ trang này