1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

LAN MAN PHỐ...

Chủ đề trong 'Tâm sự' bởi hanoipho, 13/03/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. hanoipho

    hanoipho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2003
    Bài viết:
    1.940
    Đã được thích:
    0
    25 tuổi, phía trước là bầu trời...
    Nó của ngày ấy, cũng trong thời gian này của 3 năm về trước đang tấp tểnh thấp thỏm chuẩn bị tư tưởng Nam tiến. Hồi đó, nhớ là mưa rất nhiều. Tối nào cũng mưa nhưng cứ khoảng gần đêm là tạnh. Và mỗi đêm vẫn lén nhà trốn đi ngắm đêm Hà Nội. Hà Nội sau cơn mưa trong lành, ngọt mát và bình yên đến lạ.
    Nó thích nhìn những ánh đèn vàng chạy dọc theo những con phố. Với nó ánh đèn vàng lung linh chạy dài trong đêm luôn mang lại cho nó cảm giác ấm áp và kỳ diệu. Nó bị thứ ánh sáng đó cuốn hút ngay từ khi nó còn bé tí xíu. Nó luôn cảm thấy có ngọn lửa cháy bùng lên trong nó mỗi khi nhìn thấy ánh đèn và cũng chính vì điều này mà nó không sợ bóng đêm, không sợ cái cảm giác đi trong đêm tối. Nó biết ánh đèn đó sẽ soi lối cho nó, thắp lên trong nó lòng tin và sự can đảm để nó vượt qua tăm tối của cuộc đời. Những ánh đèn lung linh ấy giờ vẫn là lực hấp dẫn đối với nó, như 1 niềm tin...như 1 người chỉ đường tận tuỵ...
    Sau những cơn mưa đầu hè là những ngày Hà Nội nóng ran lên như đổ lửa. Nắng cháy da cháy thịt. Trời đất dường như không còn chút gió, không còn cảm giác bình yên mà thay vào đó là sự bức bối và ngột ngạt đến tột cùng??Cái cảm giác mong ngóng thèm khát một cơn mưa dường như chưa bao giờ trở nên mạnh mẽ như lúc này. Có lẽ chẳng phải chỉ có nó mới thế mà tất cả những ai đang sống và chịu đựng cái không khí này đều chờ đợi và chờ đợi?..
    Cuối cùng thì sự chờ đợi và khát khao đó cũng đến. Hà Nội chiều mưa. Mọi người dường như reo lên khi nghe tiếng mưa rơi lộp bộp trên hiên, trải dài trên từng con phố. Mưa thì vẫn là mưa nhưng nó cảm thấy hơi khác. Những hạt mưa hôm nay không trong lành và ngọt mát mà thay vào đó là cái vị đắng ngắt và sạn sạn. Hình như mưa buồn hơn, mang nặng ưu tư hơn?Những hạt mưa nặng nhọc uể oải giống như con người đang oằn lưng vì lo toan cuộc sống??Hà Nội bây giờ không còn êm đềm, không còn yên tĩnh và đã mất đi một chút lãng mạn, một chút đơn sơ và bình dị. Hà Nội bây giờ ồn ào hơn, náo nhiệt hơn, dòng chảy cuộc sống hối hả hơn và cũng thực dụng hơn?.. Tự dưng vừa giận lại vừa thương Hà Nội. Tự dưng thấy nao lòng, thấy nhớ da diết cái cảm giác bình yên của đêm đến thế??Nó thèm được ra bãi sông Hồng để ngắm dòng sông đỏ nặng phù sa, đuợc nghe sông Hồng hát những lời yêu thương và thầm thì kể những câu chuyện không đầu không cuối.Tự dưng thấy khóe mắt mình cay cay?..Có lẽ nó là người đa cảm?...đa mang?.
    Ở ngay trong lòng Hà Nội mà nhớ Hà Nội đến quay quắt. Nhớ về 1 Hà Nội xưa cũ vẫn còn vẹn nguyên trong ký ức những ngày còn bé thơ...
    .......
    ..........
    .............
    (còn tiếp)
  2. hanoipho

    hanoipho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2003
    Bài viết:
    1.940
    Đã được thích:
    0
    25 tuổi, phía trước là bầu trời...
    Nó của ngày ấy, cũng trong thời gian này của 3 năm về trước đang tấp tểnh thấp thỏm chuẩn bị tư tưởng Nam tiến. Hồi đó, nhớ là mưa rất nhiều. Tối nào cũng mưa nhưng cứ khoảng gần đêm là tạnh. Và mỗi đêm vẫn lén nhà trốn đi ngắm đêm Hà Nội. Hà Nội sau cơn mưa trong lành, ngọt mát và bình yên đến lạ.
    Nó thích nhìn những ánh đèn vàng chạy dọc theo những con phố. Với nó ánh đèn vàng lung linh chạy dài trong đêm luôn mang lại cho nó cảm giác ấm áp và kỳ diệu. Nó bị thứ ánh sáng đó cuốn hút ngay từ khi nó còn bé tí xíu. Nó luôn cảm thấy có ngọn lửa cháy bùng lên trong nó mỗi khi nhìn thấy ánh đèn và cũng chính vì điều này mà nó không sợ bóng đêm, không sợ cái cảm giác đi trong đêm tối. Nó biết ánh đèn đó sẽ soi lối cho nó, thắp lên trong nó lòng tin và sự can đảm để nó vượt qua tăm tối của cuộc đời. Những ánh đèn lung linh ấy giờ vẫn là lực hấp dẫn đối với nó, như 1 niềm tin...như 1 người chỉ đường tận tuỵ...
    Sau những cơn mưa đầu hè là những ngày Hà Nội nóng ran lên như đổ lửa. Nắng cháy da cháy thịt. Trời đất dường như không còn chút gió, không còn cảm giác bình yên mà thay vào đó là sự bức bối và ngột ngạt đến tột cùng??Cái cảm giác mong ngóng thèm khát một cơn mưa dường như chưa bao giờ trở nên mạnh mẽ như lúc này. Có lẽ chẳng phải chỉ có nó mới thế mà tất cả những ai đang sống và chịu đựng cái không khí này đều chờ đợi và chờ đợi?..
    Cuối cùng thì sự chờ đợi và khát khao đó cũng đến. Hà Nội chiều mưa. Mọi người dường như reo lên khi nghe tiếng mưa rơi lộp bộp trên hiên, trải dài trên từng con phố. Mưa thì vẫn là mưa nhưng nó cảm thấy hơi khác. Những hạt mưa hôm nay không trong lành và ngọt mát mà thay vào đó là cái vị đắng ngắt và sạn sạn. Hình như mưa buồn hơn, mang nặng ưu tư hơn?Những hạt mưa nặng nhọc uể oải giống như con người đang oằn lưng vì lo toan cuộc sống??Hà Nội bây giờ không còn êm đềm, không còn yên tĩnh và đã mất đi một chút lãng mạn, một chút đơn sơ và bình dị. Hà Nội bây giờ ồn ào hơn, náo nhiệt hơn, dòng chảy cuộc sống hối hả hơn và cũng thực dụng hơn?.. Tự dưng vừa giận lại vừa thương Hà Nội. Tự dưng thấy nao lòng, thấy nhớ da diết cái cảm giác bình yên của đêm đến thế??Nó thèm được ra bãi sông Hồng để ngắm dòng sông đỏ nặng phù sa, đuợc nghe sông Hồng hát những lời yêu thương và thầm thì kể những câu chuyện không đầu không cuối.Tự dưng thấy khóe mắt mình cay cay?..Có lẽ nó là người đa cảm?...đa mang?.
    Ở ngay trong lòng Hà Nội mà nhớ Hà Nội đến quay quắt. Nhớ về 1 Hà Nội xưa cũ vẫn còn vẹn nguyên trong ký ức những ngày còn bé thơ...
    .......
    ..........
    .............
    (còn tiếp)
  3. hanoipho

    hanoipho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2003
    Bài viết:
    1.940
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
  4. hanoipho

    hanoipho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2003
    Bài viết:
    1.940
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
  5. hanoipho

    hanoipho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2003
    Bài viết:
    1.940
    Đã được thích:
    0
    Tuổi thơ ơi nhớ gì mà nhớ thế. Nhớ những ngày trốn học bị đòn roi. Nhớ que kem, túi bỏng ngô, viên kẹo trong veo thập thò trong ngăn bàn ngày ấy. Nhớ cánh phượng, cành bằng lăng tím ngắt....Nhớ tiếng thầy cô suốt năm tháng học trò....
    Nhớ lũ trẻ con cùng xóm vẫn hay chành choẹ nhau những viên bi đất đỏ xanh, những sợi dây chun tết dài như bím tóc. Nhớ những đêm Rằm đốt hạt bưởi, ngọn lửa nhỏ bập bùng thắp sáng tuổi thơ....
    Nhớ triền đê, luỹ tre xanh ngút ngát, cánh diều bay la đà....Nhớ bông cải vàng, bông cỏ may, hoa me đất. Nhớ tiếng ếch ộp oạp những đêm mưa, tiếng ve kêu rát cả trưa hè...
    Nhưng nhớ nhất vẫn là tiếng mẹ "À ơi con ngủ ru hời, để mẹ đi cấy.... à ơi...."
    "Có đôi lúc ta muốn tìm về..
    Dạo chơi trên cánh đồng ấu thơ....
    Lòng bay theo cánh diều no gió
    Và ngồi hát ca tự do....."
    Đúng ngay lúc này đây nó thèm lắm cái cảm giác đuợc chạy chân trần trên cát. Được hồn nhiên nô đùa cùng chúng bạn ngày bé thơ mà ko cần phải lo toan suy nghĩ về những gì sắp tới! Những lúc ko định hướng được. Những lúc mông lung. Nó vẫn ước. Vẫn thầm mong có thể rũ bỏ những bộn bề cuộc sống để quay trở về miền ký ức xa xôi nhưng đầy ắp những kỷ niệm đẹp không thể nào quên....
    "Tuổi thơ như áng mây rồi sẽ mãi bay về cuối trời...Thời gian xoá những kỷ niệm dấu yêu...."
    Ừ, thời gian trôi đi, cuốn theo miền ký ức ngày nào về phía chân trời xa tắp. Triền đê ngày xưa giờ vẫn thê. Vẫn xanh ngút ngát những chiều hè. Vẫn gió cát . Vẫn rì rào sóng sông Hồng vỗ. Chỉ có nó và bọn trẻ ngày xưa giờ đã khác...
    Ôi, ước cũng chỉ là ước. Mơ cũng chỉ là mơ. Và cho dù có cố gắng như thế nào. Có cầu mong ra sao. Thời gian cũng ko thể nào quay ngược trở lại.... Thế nhưng cứ ước đi... cứ mơ đi vì có ai đánh thuế ước mơ bao giờ đâu. Mà ít ra cũng cảm thấy tâm hồn mình nhẹ nhõm...thật bình yên...
    "Ngày xưa ơi, ngủ cho ngoan....Ngủ cho ngoan nhé để ta dắt tuổi thơ về......"
    [​IMG]
    [​IMG]

  6. hanoipho

    hanoipho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2003
    Bài viết:
    1.940
    Đã được thích:
    0
    Tuổi thơ ơi nhớ gì mà nhớ thế. Nhớ những ngày trốn học bị đòn roi. Nhớ que kem, túi bỏng ngô, viên kẹo trong veo thập thò trong ngăn bàn ngày ấy. Nhớ cánh phượng, cành bằng lăng tím ngắt....Nhớ tiếng thầy cô suốt năm tháng học trò....
    Nhớ lũ trẻ con cùng xóm vẫn hay chành choẹ nhau những viên bi đất đỏ xanh, những sợi dây chun tết dài như bím tóc. Nhớ những đêm Rằm đốt hạt bưởi, ngọn lửa nhỏ bập bùng thắp sáng tuổi thơ....
    Nhớ triền đê, luỹ tre xanh ngút ngát, cánh diều bay la đà....Nhớ bông cải vàng, bông cỏ may, hoa me đất. Nhớ tiếng ếch ộp oạp những đêm mưa, tiếng ve kêu rát cả trưa hè...
    Nhưng nhớ nhất vẫn là tiếng mẹ "À ơi con ngủ ru hời, để mẹ đi cấy.... à ơi...."
    "Có đôi lúc ta muốn tìm về..
    Dạo chơi trên cánh đồng ấu thơ....
    Lòng bay theo cánh diều no gió
    Và ngồi hát ca tự do....."
    Đúng ngay lúc này đây nó thèm lắm cái cảm giác đuợc chạy chân trần trên cát. Được hồn nhiên nô đùa cùng chúng bạn ngày bé thơ mà ko cần phải lo toan suy nghĩ về những gì sắp tới! Những lúc ko định hướng được. Những lúc mông lung. Nó vẫn ước. Vẫn thầm mong có thể rũ bỏ những bộn bề cuộc sống để quay trở về miền ký ức xa xôi nhưng đầy ắp những kỷ niệm đẹp không thể nào quên....
    "Tuổi thơ như áng mây rồi sẽ mãi bay về cuối trời...Thời gian xoá những kỷ niệm dấu yêu...."
    Ừ, thời gian trôi đi, cuốn theo miền ký ức ngày nào về phía chân trời xa tắp. Triền đê ngày xưa giờ vẫn thê. Vẫn xanh ngút ngát những chiều hè. Vẫn gió cát . Vẫn rì rào sóng sông Hồng vỗ. Chỉ có nó và bọn trẻ ngày xưa giờ đã khác...
    Ôi, ước cũng chỉ là ước. Mơ cũng chỉ là mơ. Và cho dù có cố gắng như thế nào. Có cầu mong ra sao. Thời gian cũng ko thể nào quay ngược trở lại.... Thế nhưng cứ ước đi... cứ mơ đi vì có ai đánh thuế ước mơ bao giờ đâu. Mà ít ra cũng cảm thấy tâm hồn mình nhẹ nhõm...thật bình yên...
    "Ngày xưa ơi, ngủ cho ngoan....Ngủ cho ngoan nhé để ta dắt tuổi thơ về......"
    [​IMG]
    [​IMG]

  7. yem_dao_lang_lo

    yem_dao_lang_lo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/06/2004
    Bài viết:
    3.499
    Đã được thích:
    0
    Thượng đế bị chửi
    - Một nét xấu Hà Nội -
    Nghe tiếng cái quán bún sườn chửi này trong chợ Ngô Sĩ Liên lâu lắm rồi, giờ mới có dịp qua. Vợ tôi giới thiệu đấy là một trong những nơi đáng đến nhất ở Hà thành này.
    Các bà các cô thì vốn tính đanh đá và hay sẵng giọng rồi, nên cái chuyện chửi hay bị chửi chẳng là gì đối với họ. Cái mà họ cần chính là ăn bát bún ngon, nhiều sườn nhiều thịt, nước chan cũng thật là tuyệt vời. Nên chẳng may có bị bà chủ quán có cái mặt hơi choắt và cô con gái to béo của bà chửi thì cũng chẳng bị làm sao, nếu có chửi mình thì lúc ấy cố mà chịu, ra đến đường nhìn trước nhìn sau không có ai, nhổ một bãi nước bọt xuống đường cho bõ tức (ấy chết, mất vệ sinh đô thị lắm). Cái chính là ăn ngon, và điều này thì các bà các cô có thể tha thứ hết. Đấy, chết vì miếng ăn...
    Nhưng tôi là một kẻ tò mò và cũng hay gây sự, thế nên tôi muốn đến đó để xem bà ấy chửi thế nào, nếu không chửi mình thì chắc là phải chửi người khác. Xã hội bây giờ nó thế đấy, cái tục và cái thanh luôn đi cùng với nhau, cũng như rác rưởi và châu báu luôn ngồi cùng chỗ, ăn được miếng ngon đâm ra lại bị chửi. Hình như đó là hai vế của cuộc sống bây giờ thì phải. Nhìn thấy người khác sướng, không chịu được cũng chửi. Nhìn thấy người khác khổ, trong lòng mình sướng, không chịu được lại càng chửi. Chửi vì ghét, vì yêu, chửi vì bất mãn, chửi vì... thích chửi, nghĩa là chẳng vì lý do gì hết. Sự giàu sang và phân hoá trong xã hội càng sinh ra nhiều stress, nhiều hờn ghen và ghét bỏ, và đi cùng với nó là sự gia tăng của hàm lượng ngôn từ tục tĩu trong cuộc sống này như một thứ gia vị không thể thiếu kèm theo để xả hết những bực bội trong lòng.
    Tôi ngồi vào trong cái quán nhỏ xíu, giấy ăn với xương sườn cái gặm hết, cái gặm dở vứt lung tung dưới gầm bàn. Ừ, bẩn thật đấy nhưng chắc là ngon. Nhìn xung quanh thấy ngay ai cũng có cảm giác tương tự: quán bẩn, chật chội, đông người, bàn ghế xập xệ, nhưng tất cả đều có thể được bỏ qua bởi hai điểm: 1) người ta muốn được ăn ngon, 2) người ta muốn xem chửi (người khác bị chửi).
    10 phút trôi qua, chúng tôi vẫn không được ăn. Quái nhỉ, mình đã gọi 2 bát chan rồi cơ mà? Định gào tướng lên gọi lại "2 sườn chan" (khổ thân tiếng Việt, đến quán ăn rồi còn bị làm thịt), nhưng vợ nhắc: "Nhắc nó nó lại chửi cho đấy, thôi nhịn đi". Đành im vậy, nhưng hơi ức rồi. Mình là Thượng đế cơ mà! Lại thêm 5 phút đợi nữa, cái con bé bưng bê lại bưng 2 bát cho đôi vợ chồng đến sau mình mới tức, thế là định nhổm dậy. Vợ nhắc: "Chịu khó nhịn một tí, nó không thích mình nhắc đâu". Bố khỉ, mình làm gì sai cơ chứ? Mình chỉ muốn ăn, và chỉ thế thôi cũng không được sao. Thêm 5 phút nữa, thế thì quá lắm rồi! Lại nhổm dậy, nghĩ: "Merde, thế này thì Thượng đế về đây!". Vợ lại nhắc: "Bây giờ mình bỏ về là nó lại càng chửi". Ô hay, thế thì mình là con tin của bà bán bún sườn sao? Mình muốn ăn, nó không cho mình ăn. Mình bực muốn đi về, nó lại còn chửi mình!
    May mà cái viễn cảnh tồi tệ ấy không xảy ra, vì tôi không bị chửi nữa, nghĩa là chịu khó ngồi đó ngáp dăm ba cái, đợi cô bưng bê mặt nặng như chì đưa đến hai cái bát sóng sánh bốc khói, và tự nhủ, thôi, kệ quách sự đời, cứ ăn đi đã. Của đáng tội, bún sườn của bà này ngon, không đắt và mình chấm điểm 8, nhưng ngay sau đấy mình sẽ trừ đi 3 điểm, bởi vừa ăn xong ra cửa thấy ngay những người vừa phục vụ Thượng đế vừa ca một bài quen thuộc của họ: chửi. Chẳng biết ai là đích ngắm của họ, nhưng tôi bỗng nhiên chẳng còn thấy ngon, tự nhủ: "Sẽ chẳng bao giờ ta đến đây lần nữa".
    Tôi tin là chẳng có mấy người nghĩ như tôi. Nếu cái quán ấy không gắn với chửi, có lẽ nó chẳng đông khách như thế. Mà ở Hà Nội này, hình như cái gì liên quan đến chửi đều đông khách. Quán cháo chửi của một bà già lắm mồm trên đường Lý Quốc Sư lúc nào cũng đầy nam thanh nữ tú, và trong khi họ ăn những thứ ngon lành của bà ấy bán, họ sẽ nghe bà ấy chửi. Điều đáng buồn là hình như người ta đang lãng mạn hoá những sự thô tục ấy, và gắn nó như một đặc tính đáng chú ý với những cái quán khác, gán chất văn hoá vào đó và cứ nghĩ rằng đấy là một cái gì đó hay ho. Tôi là người tự trọng và có học, tôi rất ngạc nhiên và chẳng thích thú chút nào khi thấy những nam thanh nữ tú kia vừa ăn vừa tùm tỉm cười nghe bà ấy chửi, cho rằng đó là một thứ bình thường ở cuộc sống này.
    Chính sự thô tục, khi được bình thựờng hoá, và được người ta lẳng lặng chấp nhận như một thứ của lạ trên đời này để câu khách, được lăng xê lên thành một thứ đặc tính văn hoá để gắn với một cái quán như thế kia (cháo chửi, bún sườn chửi) đã ngày càng làm cho cuộc sống trở nên bẩn thỉu hơn. Tôi chưa bị họ chửi bao giờ, nhưng tôi không thích bị chửi và rồi cũng như những người khác, tặc lưỡi rằng, chẳng việc gì phải quan trọng hóa vấn đề, quan trọng là mình được ăn ngon, có gì mà phải thắc mắc cho mệt người? Tôi bỏ tiền ra để được phục vụ một cách tốt nhất có thể, chứ không phải để mua những thứ nặng nề vào người.
    Tôi đi đủ nhiều để hiểu là ở Hà Nội này, văn hoá phục vụ hầu như bằng zero. Người ta không thể phát triển được nếu không phát triển dịch vụ và đi kèm với nó là văn hoá phục vụ. Nhưng ở đây, người ta chỉ nghĩ đến việc thu nhiều tiền nhất với ít công sức và văn hoá nhất thì phải. Dĩ nhiên, chẳng phải chỗ nào Thượng Đế cũng bị chửi như ở cái quán bún sườn chửi kia, nhưng khi người ta phục vụ mình một cách trịch thượng và bất lịch sự, cũng không khác gì họ đang chửi mình.
    Đấy, tôi viết có vẻ bức xúc và hay kêu ca nhỉ. Nhưng sống ở đời bao năm, tôi rút ra một kết luận khác có vẻ đau lòng hơn nhiều: Bà chủ quán bún sườn hay quán cháo chửi mình dù sao cũng có dễ chịu hơn nhiều so với chính vợ mình chửi mình, ấy chết, à không, mắng và trì triết mình, phải không?
    P.S: À, mà hình như tôi lại bắt đầu lắm lời rồi thì phải. Anh em nào thấy có quán nào chất lượng phục vụ kém, cứ post lên đây cho mọi người cũng biết mà không vào đấy nữa.
    - Anh NGọc -
  8. yem_dao_lang_lo

    yem_dao_lang_lo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/06/2004
    Bài viết:
    3.499
    Đã được thích:
    0
    Thượng đế bị chửi
    - Một nét xấu Hà Nội -
    Nghe tiếng cái quán bún sườn chửi này trong chợ Ngô Sĩ Liên lâu lắm rồi, giờ mới có dịp qua. Vợ tôi giới thiệu đấy là một trong những nơi đáng đến nhất ở Hà thành này.
    Các bà các cô thì vốn tính đanh đá và hay sẵng giọng rồi, nên cái chuyện chửi hay bị chửi chẳng là gì đối với họ. Cái mà họ cần chính là ăn bát bún ngon, nhiều sườn nhiều thịt, nước chan cũng thật là tuyệt vời. Nên chẳng may có bị bà chủ quán có cái mặt hơi choắt và cô con gái to béo của bà chửi thì cũng chẳng bị làm sao, nếu có chửi mình thì lúc ấy cố mà chịu, ra đến đường nhìn trước nhìn sau không có ai, nhổ một bãi nước bọt xuống đường cho bõ tức (ấy chết, mất vệ sinh đô thị lắm). Cái chính là ăn ngon, và điều này thì các bà các cô có thể tha thứ hết. Đấy, chết vì miếng ăn...
    Nhưng tôi là một kẻ tò mò và cũng hay gây sự, thế nên tôi muốn đến đó để xem bà ấy chửi thế nào, nếu không chửi mình thì chắc là phải chửi người khác. Xã hội bây giờ nó thế đấy, cái tục và cái thanh luôn đi cùng với nhau, cũng như rác rưởi và châu báu luôn ngồi cùng chỗ, ăn được miếng ngon đâm ra lại bị chửi. Hình như đó là hai vế của cuộc sống bây giờ thì phải. Nhìn thấy người khác sướng, không chịu được cũng chửi. Nhìn thấy người khác khổ, trong lòng mình sướng, không chịu được lại càng chửi. Chửi vì ghét, vì yêu, chửi vì bất mãn, chửi vì... thích chửi, nghĩa là chẳng vì lý do gì hết. Sự giàu sang và phân hoá trong xã hội càng sinh ra nhiều stress, nhiều hờn ghen và ghét bỏ, và đi cùng với nó là sự gia tăng của hàm lượng ngôn từ tục tĩu trong cuộc sống này như một thứ gia vị không thể thiếu kèm theo để xả hết những bực bội trong lòng.
    Tôi ngồi vào trong cái quán nhỏ xíu, giấy ăn với xương sườn cái gặm hết, cái gặm dở vứt lung tung dưới gầm bàn. Ừ, bẩn thật đấy nhưng chắc là ngon. Nhìn xung quanh thấy ngay ai cũng có cảm giác tương tự: quán bẩn, chật chội, đông người, bàn ghế xập xệ, nhưng tất cả đều có thể được bỏ qua bởi hai điểm: 1) người ta muốn được ăn ngon, 2) người ta muốn xem chửi (người khác bị chửi).
    10 phút trôi qua, chúng tôi vẫn không được ăn. Quái nhỉ, mình đã gọi 2 bát chan rồi cơ mà? Định gào tướng lên gọi lại "2 sườn chan" (khổ thân tiếng Việt, đến quán ăn rồi còn bị làm thịt), nhưng vợ nhắc: "Nhắc nó nó lại chửi cho đấy, thôi nhịn đi". Đành im vậy, nhưng hơi ức rồi. Mình là Thượng đế cơ mà! Lại thêm 5 phút đợi nữa, cái con bé bưng bê lại bưng 2 bát cho đôi vợ chồng đến sau mình mới tức, thế là định nhổm dậy. Vợ nhắc: "Chịu khó nhịn một tí, nó không thích mình nhắc đâu". Bố khỉ, mình làm gì sai cơ chứ? Mình chỉ muốn ăn, và chỉ thế thôi cũng không được sao. Thêm 5 phút nữa, thế thì quá lắm rồi! Lại nhổm dậy, nghĩ: "Merde, thế này thì Thượng đế về đây!". Vợ lại nhắc: "Bây giờ mình bỏ về là nó lại càng chửi". Ô hay, thế thì mình là con tin của bà bán bún sườn sao? Mình muốn ăn, nó không cho mình ăn. Mình bực muốn đi về, nó lại còn chửi mình!
    May mà cái viễn cảnh tồi tệ ấy không xảy ra, vì tôi không bị chửi nữa, nghĩa là chịu khó ngồi đó ngáp dăm ba cái, đợi cô bưng bê mặt nặng như chì đưa đến hai cái bát sóng sánh bốc khói, và tự nhủ, thôi, kệ quách sự đời, cứ ăn đi đã. Của đáng tội, bún sườn của bà này ngon, không đắt và mình chấm điểm 8, nhưng ngay sau đấy mình sẽ trừ đi 3 điểm, bởi vừa ăn xong ra cửa thấy ngay những người vừa phục vụ Thượng đế vừa ca một bài quen thuộc của họ: chửi. Chẳng biết ai là đích ngắm của họ, nhưng tôi bỗng nhiên chẳng còn thấy ngon, tự nhủ: "Sẽ chẳng bao giờ ta đến đây lần nữa".
    Tôi tin là chẳng có mấy người nghĩ như tôi. Nếu cái quán ấy không gắn với chửi, có lẽ nó chẳng đông khách như thế. Mà ở Hà Nội này, hình như cái gì liên quan đến chửi đều đông khách. Quán cháo chửi của một bà già lắm mồm trên đường Lý Quốc Sư lúc nào cũng đầy nam thanh nữ tú, và trong khi họ ăn những thứ ngon lành của bà ấy bán, họ sẽ nghe bà ấy chửi. Điều đáng buồn là hình như người ta đang lãng mạn hoá những sự thô tục ấy, và gắn nó như một đặc tính đáng chú ý với những cái quán khác, gán chất văn hoá vào đó và cứ nghĩ rằng đấy là một cái gì đó hay ho. Tôi là người tự trọng và có học, tôi rất ngạc nhiên và chẳng thích thú chút nào khi thấy những nam thanh nữ tú kia vừa ăn vừa tùm tỉm cười nghe bà ấy chửi, cho rằng đó là một thứ bình thường ở cuộc sống này.
    Chính sự thô tục, khi được bình thựờng hoá, và được người ta lẳng lặng chấp nhận như một thứ của lạ trên đời này để câu khách, được lăng xê lên thành một thứ đặc tính văn hoá để gắn với một cái quán như thế kia (cháo chửi, bún sườn chửi) đã ngày càng làm cho cuộc sống trở nên bẩn thỉu hơn. Tôi chưa bị họ chửi bao giờ, nhưng tôi không thích bị chửi và rồi cũng như những người khác, tặc lưỡi rằng, chẳng việc gì phải quan trọng hóa vấn đề, quan trọng là mình được ăn ngon, có gì mà phải thắc mắc cho mệt người? Tôi bỏ tiền ra để được phục vụ một cách tốt nhất có thể, chứ không phải để mua những thứ nặng nề vào người.
    Tôi đi đủ nhiều để hiểu là ở Hà Nội này, văn hoá phục vụ hầu như bằng zero. Người ta không thể phát triển được nếu không phát triển dịch vụ và đi kèm với nó là văn hoá phục vụ. Nhưng ở đây, người ta chỉ nghĩ đến việc thu nhiều tiền nhất với ít công sức và văn hoá nhất thì phải. Dĩ nhiên, chẳng phải chỗ nào Thượng Đế cũng bị chửi như ở cái quán bún sườn chửi kia, nhưng khi người ta phục vụ mình một cách trịch thượng và bất lịch sự, cũng không khác gì họ đang chửi mình.
    Đấy, tôi viết có vẻ bức xúc và hay kêu ca nhỉ. Nhưng sống ở đời bao năm, tôi rút ra một kết luận khác có vẻ đau lòng hơn nhiều: Bà chủ quán bún sườn hay quán cháo chửi mình dù sao cũng có dễ chịu hơn nhiều so với chính vợ mình chửi mình, ấy chết, à không, mắng và trì triết mình, phải không?
    P.S: À, mà hình như tôi lại bắt đầu lắm lời rồi thì phải. Anh em nào thấy có quán nào chất lượng phục vụ kém, cứ post lên đây cho mọi người cũng biết mà không vào đấy nữa.
    - Anh NGọc -
  9. yem_dao_lang_lo

    yem_dao_lang_lo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/06/2004
    Bài viết:
    3.499
    Đã được thích:
    0
    Dọc ngang bún ốc Hà Thành
    Đã không nhắc đến thì thôi, chứ cứ mỗi lần nhắc đến, nỗi nhớ quà Hà Nội lại trào lên trong vị giác. Những lúc như vậy chỉ muốn quay ngược quay xuôi kim đồng hồ, mong sao chóng được về chốn cũ. Những vòng xoay, những đường xoáy trôn ốc. (Bài viết này đã được đăng trên Cẩm Nang Tiêu Dùng).
    Xuân
    Chẳng mấy ai muốn ở nhà khi tiết xuân tràn ngập khắp nơi. Không còn những buốt lạnh, gió xuân chỉ hây hẩy, chỉ the the nhẹ lùa vào những thân áo của khách bộ hành. Ai người Hà Nội không biết tới Phủ Tây Hồ nào? Xuân, người ta lũ lượt kéo nhau lên phủ Bà chúa Liễu, trước là để cầu tài cầu lộc, sau là quá bước thưởng xuân nơi ven hồ gió trong như lọc. Rõ là trời chẳng mấy hanh hao, mà sao ai nấy đều thèm một cái gì đấy ăn cho đỡ háo, nhất là sau mấy ngày Tết ê hề cỗ bàn thịt cá. Khi ấy, thật chẳng có món nào hợp tình hợp cảnh hơn là bún ốc.
    Vào hàng bún ốc, chỉ cần nhìn rổ rau sống là đã thấy thích mắt rồi. Chủ vị là xà lách thái nhỏ, thứ xà lách mơn mởn xanh non và căng mọng. Người ta trộn thêm vào đó nào là húng láng, mùi ta, nào là tía tô, kinh giới... Vài ba ngọn ngổ ba lá khép nép bên cạnh đám thân chuối thái mỏng tang... Một bản hoà ca của những sắc màu thực vật. Chẳng đợi nhà hàng mang bún ra, ai nấy đã đều muốn nhón tay lấy vài ba lá rau sống, để rồi nhẩn nha cảm nhận vị thanh mát của trời.
    Giờ thì "người lĩnh xướng" của "bản hoà ca" trên mới chịu bước ra. Điệu đàng lắm. Bát sứ Hải Dương bong bóc trắng tinh khôi, đỡ lấy một nhúm những thân bún nuột nà. Thứ bún "hàng thửa", sợi to vừa phải, không bị trương dù là đã qua một lần trần nước nóng, một lần chao nước dùng. Túm tụm phía trên là ngầy ngậy những ốc và ốc, béo núng nính. Chỉ nhìn thôi đã thấy ròn rụm rồi. Bát bún còn được điểm trang thêm đỏ hồng cà chua, đỏ tươi ớt chưng, thêm chút sắc xanh của hành lá... Bưng bát bún ốc nóng hổi trên tay, thấy bao nhiêu giá lạnh còn sót lại của mùa dường như tan hết nhờ vị cay nồng nàn. Nước dùng nấu từ dấm bỗng, bao giờ cũng thế, không gắt, thanh nhẹ như con gái Hà Thành.
    Đủ rau, đủ bún rồi. Chỉ còn thiếu mỗi đôi đũa của "nhạc trưởng - thực khách" mà thôi.
    Ăn bún ốc chẳng mấy ai vồ vập luôn vào bún, vào ốc luôn, người ta cứ phải nhấp miệng tí ti nước dùng cái đã. Thứ nhất là để làm "mềm" đi cái vòm miệng háo hức. Thứ hai là để thử xem nước dùng ấy đã vừa ý mình chưa, để còn biết đường mà thêm ớt, thêm dấm. Sau thì người ta gom vừa một gắp rau sống đủ cả xà lách, thơm mùi... dìm vào trong bát trước khi rau ráu thưởng thức. Cái thứ rau sống chấm trong nước dùng, tai tái, ngấm thật đều gia giảm, thật khoái khẩu biết nhường nào.
    Ăn bún ốc, người ta chả mấy khi dùng thìa, vừa lích kích lại vừa giảm hứng. Chỉ cần một bát một đũa là xong. Cứ một sêu bún lại một con ốc, một gắp rau, thêm một húp nước dùng chua cay nóng sực. Ăn bún ốc thì đừng ngại bị chê là ăn uống vội vàng, bởi hết nóng thì vị ngon cũng vơi đi đến bảy tám phần.
    Ngồi trong quán gần hồ, để nghe gió xuân lùa qua tóc và để nghe làn hơi hấp dẫn từ bát bún phả vào nỗi thèm ăn... Ai mà không nhớ!
    Hạ
    Chao ôi là nóng. Ở đâu cũng nóng. Bao nhiêu cái sự thèm đều đổ dồn cho những gì thật mát. Đường vắng, ngõ thưa. Nhưng cứ thử là trưa chiều, nắng nhạt màu, lại thêm trời đổ cho độ vài cơn gió cái xem nào, dân tình lại chả lũ lượt kéo nhau đi trả thù thời tiết ấy chứ. Người ta tấp tểnh kéo nhau ra tận đầu Ô Quan Chưởng, giành nhau mấy cái ghế con thấp lè tè chung quanh gánh bún ốc nguội. Ai nhã thì ngồi chênh vênh đón gió sông, điềm đạm ngắm đốm nắng nhảy nhót trên cửa ô và... chờ. Ai nóng vội thì chồm hỗm chìa tay, hau háu nhìn vào liễn nước dấm, í ới giục giã nhà hàng và... cũng chờ.
    Chờ để được hồ hởi đỡ lấy cái mẹt con con. Khoan nhé, đừng hỏi tại sao chỉ toen hoẻn một bát nước dấm với ít bún lá mà sao người ta lại thèm đến vậy. Ngắm nó đã nào!
    Gọi là bún lá nhưng bún ở đây chỉ nhỉnh hơn đồng tiền xu một tí. Sợi nhỏ tăm, trắng muốt, bún được xếp đều đặn trên tấm lá dong xanh. Trăm lá như một, chỉ chừng hơn chục "đồng xu" bún thôi, ấy vậy mà gọi mời đến là khó cưỡng. Nhìn thấy là chỉ muốn chấm ngay nó vào bát nước dấm bên cạnh. Cái bát chiết yêu sóng sánh chỉ vài con ốc nhồi và loang loáng những vệt dầu ớt. Giờ thì se sẽ gắp một "đồng xu" chấm vào nước bỗng, se sẽ húp, se sẽ cắn một miếng ốc... Ngừng lại một chút để vị chua man mát, vị cay thấm đều nơi vòm họng. Đến lúc đầu lưỡi hơi tê đi một chút thì cũng chính là lúc bao nhiêu sự thèm vỡ oà trong vị giác. Giờ thì trong ta và quanh ta, chỉ còn vang lên tiếng xuỵt xoạt.
    Ngon và mát, quá ngon và quá mát, quả thực, bún ốc nguội khiến người ta thèm nó hơn bất kỳ món quà bún nào trong mùa nóng này. Thế nên có trót ăn quá một mẹt thì cũng chẳng ai chê trách ta đâu.
    Nhìn thì đơn giản nhưng thực ra món bún ốc nguội cầu kỳ hơn bún ốc thường nhiều lắm vậy. Bún thì đã nói ở trên rồi, còn nước dấm thì khỏi bàn nhé. Tỉ mỉ đến tận cùng. Ốc không luộc mà hấp cách thuỷ trong dấm bỗng. Rồi nước dấm, nước ốc ấy lại phải qua ba lần gạn, ba lần lọc. Thêm đồ tẩy, thêm gia giảm, nêm nếm đến vài lượt mới thành. Ốc vốn tính hàn, giờ lại ăn nguội, thế nên độ cẩn thận và sạch sẽ cứ phải là tăng gấp vài lần thì mới yên tâm.
    Thích nhất là những khi ra sớm, gánh bún ốc nguội vẫn còn thưa khách. Những lúc ấy, nhìn bà chủ thoăn thoắt nhể từng con ốc, tay khéo thả vào từng bát. Thú làm sao!
    Đông
    Cái lạnh, mưa phùn và gió bấc luôn đồng loã cho sự thèm ăn. Năng lượng nạp vào cơ thể đã trích bớt một phần chống rét, thế nên cảm giác trống vắng nơi dạ dày cứ luôn thường trực trong mùa này. Những mùa khác, chỉ nghe nhắc tới những thức giàu đạm, beo béo một chút thôi là ối người đã sờ sợ. Nhưng khi đông đến, người ta bớt dần sự e dè với những món, những thức trên.
    Đông này mà được ngồi gần bên bếp, sưởi ấm bằng lửa và bằng món gì đó nóng sốt nhỉ? Nóng sừng sực từ đầu đến cuối nhưng đừng là nồi lẩu, nồi om to đùng nhé. Chỉ cần một bát một tô vừa vặn thôi là đủ vơi đi nỗi thèm rồi. Và bởi thế, lội ngược gió mùa, người ta lại lên làng Khương Thượng. Chẳng phải là để ăn nhái đặc sản, mà là để làm bát bún ốc chuối đậu mà thôi.
    Món này trước là món giả ba ba, nhưng giờ thì lại được chuộng hơn món gốc của nó cả chục lần. Bởi tiện, bởi giá ba ba chẳng rẻ và bởi... người thèm ốc mùa nào cũng có. Chỉ giản đơn là chuối, là ốc, là đậu phụ, ba chỉ... nhưng sao thêm mẻ nghệ, lá lốt, tía tô... vào, nó lại sáng bừng đến thế? Trời mùa đông, người ta chẳng còn cái thú nhẩn nha ngồi nhấm nháp từng thức, từng đũa. Ăn cứ như thể là chạy đuổi theo cái lạnh. Mùa nào thì người ta còn ngồi với nhau bên nồi om nho nhỏ, bún rối để ngoài, chứ mùa này thì thì khác. Hơn nữa, ăn như thế chẳng phải là là quà bún mất rồi. Mà đã là quà thì cần phải giản tiện.
    Thế nên giờ nó là bún ốc chuối đậu. Ấy đấy, chỉ cần khác mỗi cách ăn thôi, vậy mà ta đã có cảm nhận khác hẳn về nó. Khỏi cần phải nhúng nhúng gắp gắp, chẳng cần tin hỉn bát con, cứ một bát tô vừa vặn những bún, những ốc chuối đậu là đã thoả cái thú xì xụp rồi. Kiếm lấy một góc khuất gió, lảng bảng ngồi trên đầu băng ghế gỗ, tay bưng bát bún, ta tha hồ nhẩn nha khám phá. Ốc thì khỏi bàn rồi, không còn chuồi chuội ?osống? nhờ vị nước dùng như các món bún khác nữa. Con ốc thấm đều gia vị, phủ một lớp áo nghệ vào hườm. Miếng chuối bở tơi nhưng chẳng hề nát, lượt vỏ ngoài sần sật chỗ đầu răng. Thêm đậu phụ thơm vàng, thịt ba chỉ cháy cạnh nữa thì ôi thôi, bùi béo cứ gọi là...
    Ai không thích lõng bõng bún nước thì thật nên đến với bún ốc chuối đậu. Bởi nước bún chỉ sột sệt tí chút, đủ để thấm đều vị ngon vào sợi bún mà thôi. Vị của mẻ nghệ, mùi của lá lốt, tía tô cứ ăm ắp trong từng gắp bún. Giữa lúc xì xụp, hãy cắn thêm một miếng ớt trứng bống nữa mà xem. Đời có mấy khi là thế!
    Thu
    Chả phải ngẫu nhiên mà người viết lại muốn đặt tiết thu xuống cuối. Thu mà lại. Cứ mát gờn gợn theo từng nhịp thở của mùa. Vì là bài viết về bún ốc, nên đành xin lỗi mùa thu thiện thanh của những tao nhân mặc khách Hà Thành. Mùa thu của đám người có tâm hồn ăn uống to như bánh xe không có lá vàng rơi và cũng chẳng hương hoa sữa. Mùa thu của họ là những ngõ phố đẫm rêu, nơi có những gánh bún ốc rong và không rong, lúc lỉu những ốc và rau hành.
    Ốc mùa này giống như con gái tới thì, cứ ngon nõn và thơm khác lạ. Có câu: "Ốc tháng Mười, người Hà Nội" là vì thế. Mùa thu Cốm Vòng và ốc mít. Thứ ốc thơm giòn và béo múp míp, trôn ốc tưởng như bằng chằn chặn. Ai người kỹ tính hãy cố mà đợi đến lúc sen tàn, tát đầm. Ôi, thứ ốc mít đầm sen ấy, ăn chỉ một lần thôi mà thèm đến tận bây giờ. Bởi thèm đến thế nên nhiều khi đi ăn ốc luộc, cứ thấy ốc mít là có người lại nằng nặc nhờ nhà hàng mua giúp cho ít bún. Dù không đúng cách nhưng vẫn chấm chấm, chan chan cho vợi bớt cơn... Thật ngộ nghĩnh...
    Mùa thu lạ lắm, trời mát trong nên ăn gì cũng thấy ngon. Có xơi bún ốc nguội cũng chưa thấy lạnh, dùng bún ốc nóng cũng không sợ nực. Thực khách cứ việc thoả sức dọc ngang với bún ốc. Gánh bún giờ được phủ thêm vài chiếc lá sen bánh tẻ. Dường như người ta muốn ấp ủ hương của mùa trong cái món ăn dân dã nhưng đạt đến độ tinh thuần này của ẩm thực Hà Thành.
  10. yem_dao_lang_lo

    yem_dao_lang_lo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/06/2004
    Bài viết:
    3.499
    Đã được thích:
    0
    Dọc ngang bún ốc Hà Thành
    Đã không nhắc đến thì thôi, chứ cứ mỗi lần nhắc đến, nỗi nhớ quà Hà Nội lại trào lên trong vị giác. Những lúc như vậy chỉ muốn quay ngược quay xuôi kim đồng hồ, mong sao chóng được về chốn cũ. Những vòng xoay, những đường xoáy trôn ốc. (Bài viết này đã được đăng trên Cẩm Nang Tiêu Dùng).
    Xuân
    Chẳng mấy ai muốn ở nhà khi tiết xuân tràn ngập khắp nơi. Không còn những buốt lạnh, gió xuân chỉ hây hẩy, chỉ the the nhẹ lùa vào những thân áo của khách bộ hành. Ai người Hà Nội không biết tới Phủ Tây Hồ nào? Xuân, người ta lũ lượt kéo nhau lên phủ Bà chúa Liễu, trước là để cầu tài cầu lộc, sau là quá bước thưởng xuân nơi ven hồ gió trong như lọc. Rõ là trời chẳng mấy hanh hao, mà sao ai nấy đều thèm một cái gì đấy ăn cho đỡ háo, nhất là sau mấy ngày Tết ê hề cỗ bàn thịt cá. Khi ấy, thật chẳng có món nào hợp tình hợp cảnh hơn là bún ốc.
    Vào hàng bún ốc, chỉ cần nhìn rổ rau sống là đã thấy thích mắt rồi. Chủ vị là xà lách thái nhỏ, thứ xà lách mơn mởn xanh non và căng mọng. Người ta trộn thêm vào đó nào là húng láng, mùi ta, nào là tía tô, kinh giới... Vài ba ngọn ngổ ba lá khép nép bên cạnh đám thân chuối thái mỏng tang... Một bản hoà ca của những sắc màu thực vật. Chẳng đợi nhà hàng mang bún ra, ai nấy đã đều muốn nhón tay lấy vài ba lá rau sống, để rồi nhẩn nha cảm nhận vị thanh mát của trời.
    Giờ thì "người lĩnh xướng" của "bản hoà ca" trên mới chịu bước ra. Điệu đàng lắm. Bát sứ Hải Dương bong bóc trắng tinh khôi, đỡ lấy một nhúm những thân bún nuột nà. Thứ bún "hàng thửa", sợi to vừa phải, không bị trương dù là đã qua một lần trần nước nóng, một lần chao nước dùng. Túm tụm phía trên là ngầy ngậy những ốc và ốc, béo núng nính. Chỉ nhìn thôi đã thấy ròn rụm rồi. Bát bún còn được điểm trang thêm đỏ hồng cà chua, đỏ tươi ớt chưng, thêm chút sắc xanh của hành lá... Bưng bát bún ốc nóng hổi trên tay, thấy bao nhiêu giá lạnh còn sót lại của mùa dường như tan hết nhờ vị cay nồng nàn. Nước dùng nấu từ dấm bỗng, bao giờ cũng thế, không gắt, thanh nhẹ như con gái Hà Thành.
    Đủ rau, đủ bún rồi. Chỉ còn thiếu mỗi đôi đũa của "nhạc trưởng - thực khách" mà thôi.
    Ăn bún ốc chẳng mấy ai vồ vập luôn vào bún, vào ốc luôn, người ta cứ phải nhấp miệng tí ti nước dùng cái đã. Thứ nhất là để làm "mềm" đi cái vòm miệng háo hức. Thứ hai là để thử xem nước dùng ấy đã vừa ý mình chưa, để còn biết đường mà thêm ớt, thêm dấm. Sau thì người ta gom vừa một gắp rau sống đủ cả xà lách, thơm mùi... dìm vào trong bát trước khi rau ráu thưởng thức. Cái thứ rau sống chấm trong nước dùng, tai tái, ngấm thật đều gia giảm, thật khoái khẩu biết nhường nào.
    Ăn bún ốc, người ta chả mấy khi dùng thìa, vừa lích kích lại vừa giảm hứng. Chỉ cần một bát một đũa là xong. Cứ một sêu bún lại một con ốc, một gắp rau, thêm một húp nước dùng chua cay nóng sực. Ăn bún ốc thì đừng ngại bị chê là ăn uống vội vàng, bởi hết nóng thì vị ngon cũng vơi đi đến bảy tám phần.
    Ngồi trong quán gần hồ, để nghe gió xuân lùa qua tóc và để nghe làn hơi hấp dẫn từ bát bún phả vào nỗi thèm ăn... Ai mà không nhớ!
    Hạ
    Chao ôi là nóng. Ở đâu cũng nóng. Bao nhiêu cái sự thèm đều đổ dồn cho những gì thật mát. Đường vắng, ngõ thưa. Nhưng cứ thử là trưa chiều, nắng nhạt màu, lại thêm trời đổ cho độ vài cơn gió cái xem nào, dân tình lại chả lũ lượt kéo nhau đi trả thù thời tiết ấy chứ. Người ta tấp tểnh kéo nhau ra tận đầu Ô Quan Chưởng, giành nhau mấy cái ghế con thấp lè tè chung quanh gánh bún ốc nguội. Ai nhã thì ngồi chênh vênh đón gió sông, điềm đạm ngắm đốm nắng nhảy nhót trên cửa ô và... chờ. Ai nóng vội thì chồm hỗm chìa tay, hau háu nhìn vào liễn nước dấm, í ới giục giã nhà hàng và... cũng chờ.
    Chờ để được hồ hởi đỡ lấy cái mẹt con con. Khoan nhé, đừng hỏi tại sao chỉ toen hoẻn một bát nước dấm với ít bún lá mà sao người ta lại thèm đến vậy. Ngắm nó đã nào!
    Gọi là bún lá nhưng bún ở đây chỉ nhỉnh hơn đồng tiền xu một tí. Sợi nhỏ tăm, trắng muốt, bún được xếp đều đặn trên tấm lá dong xanh. Trăm lá như một, chỉ chừng hơn chục "đồng xu" bún thôi, ấy vậy mà gọi mời đến là khó cưỡng. Nhìn thấy là chỉ muốn chấm ngay nó vào bát nước dấm bên cạnh. Cái bát chiết yêu sóng sánh chỉ vài con ốc nhồi và loang loáng những vệt dầu ớt. Giờ thì se sẽ gắp một "đồng xu" chấm vào nước bỗng, se sẽ húp, se sẽ cắn một miếng ốc... Ngừng lại một chút để vị chua man mát, vị cay thấm đều nơi vòm họng. Đến lúc đầu lưỡi hơi tê đi một chút thì cũng chính là lúc bao nhiêu sự thèm vỡ oà trong vị giác. Giờ thì trong ta và quanh ta, chỉ còn vang lên tiếng xuỵt xoạt.
    Ngon và mát, quá ngon và quá mát, quả thực, bún ốc nguội khiến người ta thèm nó hơn bất kỳ món quà bún nào trong mùa nóng này. Thế nên có trót ăn quá một mẹt thì cũng chẳng ai chê trách ta đâu.
    Nhìn thì đơn giản nhưng thực ra món bún ốc nguội cầu kỳ hơn bún ốc thường nhiều lắm vậy. Bún thì đã nói ở trên rồi, còn nước dấm thì khỏi bàn nhé. Tỉ mỉ đến tận cùng. Ốc không luộc mà hấp cách thuỷ trong dấm bỗng. Rồi nước dấm, nước ốc ấy lại phải qua ba lần gạn, ba lần lọc. Thêm đồ tẩy, thêm gia giảm, nêm nếm đến vài lượt mới thành. Ốc vốn tính hàn, giờ lại ăn nguội, thế nên độ cẩn thận và sạch sẽ cứ phải là tăng gấp vài lần thì mới yên tâm.
    Thích nhất là những khi ra sớm, gánh bún ốc nguội vẫn còn thưa khách. Những lúc ấy, nhìn bà chủ thoăn thoắt nhể từng con ốc, tay khéo thả vào từng bát. Thú làm sao!
    Đông
    Cái lạnh, mưa phùn và gió bấc luôn đồng loã cho sự thèm ăn. Năng lượng nạp vào cơ thể đã trích bớt một phần chống rét, thế nên cảm giác trống vắng nơi dạ dày cứ luôn thường trực trong mùa này. Những mùa khác, chỉ nghe nhắc tới những thức giàu đạm, beo béo một chút thôi là ối người đã sờ sợ. Nhưng khi đông đến, người ta bớt dần sự e dè với những món, những thức trên.
    Đông này mà được ngồi gần bên bếp, sưởi ấm bằng lửa và bằng món gì đó nóng sốt nhỉ? Nóng sừng sực từ đầu đến cuối nhưng đừng là nồi lẩu, nồi om to đùng nhé. Chỉ cần một bát một tô vừa vặn thôi là đủ vơi đi nỗi thèm rồi. Và bởi thế, lội ngược gió mùa, người ta lại lên làng Khương Thượng. Chẳng phải là để ăn nhái đặc sản, mà là để làm bát bún ốc chuối đậu mà thôi.
    Món này trước là món giả ba ba, nhưng giờ thì lại được chuộng hơn món gốc của nó cả chục lần. Bởi tiện, bởi giá ba ba chẳng rẻ và bởi... người thèm ốc mùa nào cũng có. Chỉ giản đơn là chuối, là ốc, là đậu phụ, ba chỉ... nhưng sao thêm mẻ nghệ, lá lốt, tía tô... vào, nó lại sáng bừng đến thế? Trời mùa đông, người ta chẳng còn cái thú nhẩn nha ngồi nhấm nháp từng thức, từng đũa. Ăn cứ như thể là chạy đuổi theo cái lạnh. Mùa nào thì người ta còn ngồi với nhau bên nồi om nho nhỏ, bún rối để ngoài, chứ mùa này thì thì khác. Hơn nữa, ăn như thế chẳng phải là là quà bún mất rồi. Mà đã là quà thì cần phải giản tiện.
    Thế nên giờ nó là bún ốc chuối đậu. Ấy đấy, chỉ cần khác mỗi cách ăn thôi, vậy mà ta đã có cảm nhận khác hẳn về nó. Khỏi cần phải nhúng nhúng gắp gắp, chẳng cần tin hỉn bát con, cứ một bát tô vừa vặn những bún, những ốc chuối đậu là đã thoả cái thú xì xụp rồi. Kiếm lấy một góc khuất gió, lảng bảng ngồi trên đầu băng ghế gỗ, tay bưng bát bún, ta tha hồ nhẩn nha khám phá. Ốc thì khỏi bàn rồi, không còn chuồi chuội ?osống? nhờ vị nước dùng như các món bún khác nữa. Con ốc thấm đều gia vị, phủ một lớp áo nghệ vào hườm. Miếng chuối bở tơi nhưng chẳng hề nát, lượt vỏ ngoài sần sật chỗ đầu răng. Thêm đậu phụ thơm vàng, thịt ba chỉ cháy cạnh nữa thì ôi thôi, bùi béo cứ gọi là...
    Ai không thích lõng bõng bún nước thì thật nên đến với bún ốc chuối đậu. Bởi nước bún chỉ sột sệt tí chút, đủ để thấm đều vị ngon vào sợi bún mà thôi. Vị của mẻ nghệ, mùi của lá lốt, tía tô cứ ăm ắp trong từng gắp bún. Giữa lúc xì xụp, hãy cắn thêm một miếng ớt trứng bống nữa mà xem. Đời có mấy khi là thế!
    Thu
    Chả phải ngẫu nhiên mà người viết lại muốn đặt tiết thu xuống cuối. Thu mà lại. Cứ mát gờn gợn theo từng nhịp thở của mùa. Vì là bài viết về bún ốc, nên đành xin lỗi mùa thu thiện thanh của những tao nhân mặc khách Hà Thành. Mùa thu của đám người có tâm hồn ăn uống to như bánh xe không có lá vàng rơi và cũng chẳng hương hoa sữa. Mùa thu của họ là những ngõ phố đẫm rêu, nơi có những gánh bún ốc rong và không rong, lúc lỉu những ốc và rau hành.
    Ốc mùa này giống như con gái tới thì, cứ ngon nõn và thơm khác lạ. Có câu: "Ốc tháng Mười, người Hà Nội" là vì thế. Mùa thu Cốm Vòng và ốc mít. Thứ ốc thơm giòn và béo múp míp, trôn ốc tưởng như bằng chằn chặn. Ai người kỹ tính hãy cố mà đợi đến lúc sen tàn, tát đầm. Ôi, thứ ốc mít đầm sen ấy, ăn chỉ một lần thôi mà thèm đến tận bây giờ. Bởi thèm đến thế nên nhiều khi đi ăn ốc luộc, cứ thấy ốc mít là có người lại nằng nặc nhờ nhà hàng mua giúp cho ít bún. Dù không đúng cách nhưng vẫn chấm chấm, chan chan cho vợi bớt cơn... Thật ngộ nghĩnh...
    Mùa thu lạ lắm, trời mát trong nên ăn gì cũng thấy ngon. Có xơi bún ốc nguội cũng chưa thấy lạnh, dùng bún ốc nóng cũng không sợ nực. Thực khách cứ việc thoả sức dọc ngang với bún ốc. Gánh bún giờ được phủ thêm vài chiếc lá sen bánh tẻ. Dường như người ta muốn ấp ủ hương của mùa trong cái món ăn dân dã nhưng đạt đến độ tinh thuần này của ẩm thực Hà Thành.

Chia sẻ trang này