1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

LAN MAN PHỐ...

Chủ đề trong 'Tâm sự' bởi hanoipho, 13/03/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. hoa_xuong_rong_81

    hoa_xuong_rong_81 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2004
    Bài viết:
    1.395
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
  2. hoa_xuong_rong_81

    hoa_xuong_rong_81 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2004
    Bài viết:
    1.395
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
  3. yem_dao_lang_lo

    yem_dao_lang_lo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/06/2004
    Bài viết:
    3.499
    Đã được thích:
    0
    Hà Nội: Những cây cầu nối chiều dài thế kỷ
    (VietNamNet) - Những chiếc cầu nối đôi bờ sông Hồng từ bao năm đã gắn bó với số phận hàng triệu con người đất Thăng Long, số phận thành phố Hà Nội và cả Tổ quốc Việt Nam. Những chiếc cầu nối liền không gian một đất nước, nối dài lịch sử xuyên hai thế kỷ, hai thiên niên kỷ của một dân tộc.

    Hà Nội yên bình và giàu sức sống. Nơi đây, có những điều âm thầm trải nghiệm với thời gian để làm nên giá trị cho cuộc đời. Bởi vậy, sẽ không có gì đáng ngạc nhiên nếu sau ấn tượng của người khách phương xa về một thành phố giàu sức phát triển lại là kỉ niệm về câu chuyện thú vị với những cụ già uyên thâm và nhân hậu bên bàn cờ tướng, là tâm hồn non nớt biết yêu thương của em bé bán hàng rong, là dòng sông Hồng bồi đắp phù sa nặng trĩu ân tình người trồng hoa ven bãi, là? những điều bình dị nhất. Và cả những cây cầu trải dài qua thế kỉ thầm lặng làm nên đời sống người Hà Nội và mảnh đất Thăng Long.

    Câu chuyện bắt nguồn từ 100 năm trước

    Được biết đến như một cây cầu ?ogià cỗi? nhất, cầu Long Biên đã có 105 năm tuổi kể từ ngày khánh thành. Cầu được xây bởi người Pháp từ năm 1898, bởi vậy còn có tên là cầu Paul Doumer. Thật là may mắn, là niềm vui cho những ai thuộc lớp người đầu tiên thuở ấy được qua lại trên chiếc cầu đầu tiên, một công trình sắt thép đồ sộ nhất bán đảo Đông Dương bấy giờ, bắc qua dòng sông nổi tiếng có tên gọi đầy hình tượng và sắc màu - sông Cái, sông Hồng.
    [​IMG]

    Cây cầu "trăm tuổi" Long Biên bắc qua "sông Cái". Ảnh: Lê Anh Dũng
    Trải qua bao thăng trầm của nhiều cuộc đời con người trong thành phố thân thuộc, cây cầu cùng họ trở thành chứng nhân lịch sử cho những thời kỳ đau thương và oai hùng của cả đất nước. Đó là hàng đoàn người với những bước chân thất thểu, đói rét đi trên cầu năm Ất Dậu - 1945. Là từng đoàn Vệ quốc quân và Tự vệ thành Hà Nội lặng lẽ luồn qua cầu để rút lên Việt Bắc những đêm đông năm 1946. Là sự trở về trong niềm kiêu hãnh của đoàn quân chiến thắng và niềm hân hoan mong đợi của người Hà Nội vào mùa thu năm 1954.

    Cây cầu còn là hiện hữu của một thời kì lửa đạn khốc liệt và oai hùng của cả dân tộc. Sự tồn tại của cây cầu như một trong những biểu tượng của sức sống kì diệu trên mảnh đất Hà Nội - Thăng Long. Gánh chịu và vượt qua bom đạn từ những pháo đài bay tối tân và hung hãn nhất, cầu Long Biên đã trụ vững để hoàn thành sứ mệnh lịch sử một thế kỷ với một cây cầu.

    Giờ đây, khi chiến tranh và thời gian đã bào mòn vẻ bề ngoài và làm biến dạng ?ocon rồng sắt? duyên dáng xưa kia, cầu Long Biên ngày qua ngày vẫn đứng đó giữa không gian mênh mông của nước trời Hà Nội như thể một chứng tích cổ xưa trưng bày trong viện bảo tàng thành phố.

    Người Hà Nội vẫn nhắc tới với sự gắn bó trong từng câu nói và mỗi ánh mắt nhìn. Ngày ngày, chiều Hà Nội xế bóng trên từng thanh sắt đã rỉ màu thời gian, người già chậm rãi thả từng vòng xe đạp lên cầu, ngắm nhìn thành phố đã in sâu cả cuộc đời, suy ngẫm những gì đã trải qua cùng với cây cầu. Các cô gái, chàng trai làm mới không gian sẫm màu chiều bằng nhiều nụ cười tươi rói, như không băn khoăn ngày mai, tay trong tay ngắm mặt nước sông Hồng mênh mông xa tít, như thể tương lai của họ đã rạng ngời tới mênh mông.

    Cuộc sống lắng đọng nơi đây, yên bình nơi đây. 100 năm đã trôi qua, những giá trị cuộc đời vẫn được bồi thêm cho Hà Nội từ chiếc cầu ấy, theo cách này hay cách khác. Trong tương lai không xa, ?ocon rồng sắt? sẽ được khoác lên mình tấm áo mới, hoành tráng và đẹp đẽ hơn, nhưng chắc sẽ vẫn giữ những nét xưa, duyên dáng, lộng lẫy của kiến trúc châu Âu, vẻ đẹp đã in sâu vào tiềm thức của người Hà Nội.

    Hiện tại và quá khứ cùng soi bóng trên một dòng sông

    Đứng trên cầu Long Biên nhìn về phía hạ lưu, sẽ thấy một sự ?ođầu tiên? khác nữa, đó là cây cầu Chương Dương nối liền quận Hoàn Kiếm với quận Long Biên, cây cầu đầu tiên do chính các kỹ sư cầu đường của Việt Nam tự thiết kế và thi công. Thành công đầu ấy đã được khẳng định bằng hàng triệu lượt người qua lại trong 21 năm qua và đã là một minh chứng rằng, với khối óc và bàn tay người Việt Nam, mọi việc đều có thể!
    [​IMG]
    Đi trên cầu Chương Dương, ai cũng vội vàng, hối hả. Ảnh: Lê Anh Dũng
    Khác với cảm giác xưa cũ mà cầu Long Biên gợi lại, vào buổi tối, đứng sát thành cầu Chương Dương nhìn về xuôi sẽ thấy màn đêm như cuộn sóng. Gió ***g lộng?hình như thổi tạt đi mọi sự yên tĩnh có thể tồn tại, ngay cả sự yên tĩnh trong tâm hồn. Đi trên cầu Chương Dương, ai cũng vội vàng hơn, hối hả hơn, như thể sự gấp rút ấy mới nối liền hai bờ sông chứ không phải do chiếc cầu dài hơn 1.200 mét.

    Nằm cách cầu Long Biên 11 km về phía thượng lưu sông Hồng, cầu Thăng Long là một công trình mang tính thế kỷ, không chỉ bởi tầm cỡ và vai trò của cây cầu mà bởi nó được xây dựng nên trong thời kỳ quan hệ với các nước bao năm là bè bạn anh em trải qua những sóng gió khôn lường. Nhưng vượt qua thác ghềnh, cầu cũng được hoàn thành kịp cùng đất nước đi vào hành trình hòa nhập với toàn thế giới để đổi mới suy nghĩ và hành động, đổi mới đất nước.
    [​IMG]

    Cầu Thăng Long nối Hà Nội với những phương trời xa. Ảnh: Lê Anh Dũng
    Đến bây giờ, cảm giác khi đi trên cầu Thăng Long cũng rất khác, không còn cảm thấy như mình đang dạo quanh thành phố thân yêu như đi trên cầu Long Biên và Chương Dương, mà vẫn rất mới mẻ. Có lẽ bởi đó là nơi nối Thủ đô với những hành trình dài đến mọi nơi trên thế giới, cũng là nơi đầu tiên đón nhận những bước chân lạ có, quen có từ phương xa đến với Hà Nội và từ Hà Nội trở về.

    Khi màn đêm buông xuống, đứng trên con đường vắng nhìn toàn cảnh cầu Thăng Long phía xa xa, thấy như một dải sáng thần tiên trót để quên chốn trần gian. Cuộc sống vẫn ồn ã trên cây cầu lớn ngày đêm đón người qua lại mọi miền này, nhưng lòng người lại thấy một vẻ đẹp lung linh, giàu sức sống mà không phù phiếm. Cây cầu trở thành món đồ trang sức tinh tế cho màn đêm Hà Nội.

    Và câu chuyện của ngày mai đã bắt đầu

    Cuộc sống của Thủ đô ngày càng hiện đại, càng tăng tốc vươn lên, điều đó thể hiện qua nhiều mặt phát triển và qua cả đời sống những cây cầu.

    Được coi là dự án lớn nhất Đông Dương hiện nay, cầu Thanh Trì đã được thông xe vào tháng 2 năm 2007, trở thành nhịp cầu rút ngắn những quãng đường xa xôi, cũng là cây cầu đang được trông đợi về nhiều mặt của người Hà Nội, đồng bằng Bắc Bộ và người dân cả nước.
    [​IMG]
    Cầu Thanh Trì, biểu tượng sống động của thời kỳ đổi mới. Ảnh: Lê Anh Dũng
    Do những điều không thật vui khi thi công cây cầu này - cầu xây xong mà đường lên cầu chưa xây kịp, nên nay để đến được cầu phải đi qua một con đường dài đầy khói bụi. Nhưng khi lên cầu rồi thì không gian mở ra vô cùng rộng lớn, trong lành và một cảm xúc thú vị bỗng ập đến. Cầu đủ dài, đủ rộng và đủ đẹp để quên đi chặng đường khách tham quan vừa mới đi qua. Xe đi chậm rãi bên phía sát thành cầu được thiết kế đơn giản nhưng khá đẹp mắt, sẽ thấy thơ hiện về trong thực tại: ?oXanh xanh bãi mía bờ dâu, ngô khoai biêng biếc?. Con đường rộng thênh thang đang vươn dài về phía trước, nhưng không gian hai bên là cảnh đồng quê châu thổ sông Hồng bao đời vẫn trải ra êm đềm, đẹp đẽ.

    Cây cầu đầu tiên được xây dựng trong thời kỳ đổi mới ấy để lại nhiều suy ngẫm, suy ngẫm về sức trẻ Việt Nam và ý thức con người trong thời kỳ hội nhập, về cái có thể và không thể, về nhiều điều cho một ngày mai phát triển!
    [​IMG]
    Cầu Vĩnh Tuy gấp rút vươn qua sông Hồng. Ảnh Lê Anh Dũng
    Cầu Vĩnh Tuy với những chiếc cột cao đang mọc lên giữa sông Hồng. Cầu Nhật Tân đang chờ ngày khởi công? Mỗi sự ra đời ấy lại thêm một niềm vui, một niềm hy vọng, một lần khẳng định và nhìn nhận những điều đã qua, những việc mới sắp tới, mỗi cây cầu đều lắng đọng nhịp thời gian, lặng lẽ viết thêm những trang sử mới.

    Từ chiếc cầu cổ nhất - cầu của dĩ vãng - cầu Long Biên, đến chiếc cầu mới nhất - cầu của tương lai - cầu Nhật Tân, những chiếc cầu nối đôi bờ sông Cái, sông Hồng, nối một Thăng Long cổ kính với bề dày lịch sử ngàn năm và một Hà Nội hiện đại, nối chiều dài lịch sử một dân tộc xuyên qua hai thế kỷ, hai thiên niên kỷ, kết nối những thế hệ, những số phận, đời người...
    Khánh Chi

  4. yem_dao_lang_lo

    yem_dao_lang_lo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/06/2004
    Bài viết:
    3.499
    Đã được thích:
    0
    Hà Nội: Những cây cầu nối chiều dài thế kỷ
    (VietNamNet) - Những chiếc cầu nối đôi bờ sông Hồng từ bao năm đã gắn bó với số phận hàng triệu con người đất Thăng Long, số phận thành phố Hà Nội và cả Tổ quốc Việt Nam. Những chiếc cầu nối liền không gian một đất nước, nối dài lịch sử xuyên hai thế kỷ, hai thiên niên kỷ của một dân tộc.

    Hà Nội yên bình và giàu sức sống. Nơi đây, có những điều âm thầm trải nghiệm với thời gian để làm nên giá trị cho cuộc đời. Bởi vậy, sẽ không có gì đáng ngạc nhiên nếu sau ấn tượng của người khách phương xa về một thành phố giàu sức phát triển lại là kỉ niệm về câu chuyện thú vị với những cụ già uyên thâm và nhân hậu bên bàn cờ tướng, là tâm hồn non nớt biết yêu thương của em bé bán hàng rong, là dòng sông Hồng bồi đắp phù sa nặng trĩu ân tình người trồng hoa ven bãi, là? những điều bình dị nhất. Và cả những cây cầu trải dài qua thế kỉ thầm lặng làm nên đời sống người Hà Nội và mảnh đất Thăng Long.

    Câu chuyện bắt nguồn từ 100 năm trước

    Được biết đến như một cây cầu ?ogià cỗi? nhất, cầu Long Biên đã có 105 năm tuổi kể từ ngày khánh thành. Cầu được xây bởi người Pháp từ năm 1898, bởi vậy còn có tên là cầu Paul Doumer. Thật là may mắn, là niềm vui cho những ai thuộc lớp người đầu tiên thuở ấy được qua lại trên chiếc cầu đầu tiên, một công trình sắt thép đồ sộ nhất bán đảo Đông Dương bấy giờ, bắc qua dòng sông nổi tiếng có tên gọi đầy hình tượng và sắc màu - sông Cái, sông Hồng.
    [​IMG]

    Cây cầu "trăm tuổi" Long Biên bắc qua "sông Cái". Ảnh: Lê Anh Dũng
    Trải qua bao thăng trầm của nhiều cuộc đời con người trong thành phố thân thuộc, cây cầu cùng họ trở thành chứng nhân lịch sử cho những thời kỳ đau thương và oai hùng của cả đất nước. Đó là hàng đoàn người với những bước chân thất thểu, đói rét đi trên cầu năm Ất Dậu - 1945. Là từng đoàn Vệ quốc quân và Tự vệ thành Hà Nội lặng lẽ luồn qua cầu để rút lên Việt Bắc những đêm đông năm 1946. Là sự trở về trong niềm kiêu hãnh của đoàn quân chiến thắng và niềm hân hoan mong đợi của người Hà Nội vào mùa thu năm 1954.

    Cây cầu còn là hiện hữu của một thời kì lửa đạn khốc liệt và oai hùng của cả dân tộc. Sự tồn tại của cây cầu như một trong những biểu tượng của sức sống kì diệu trên mảnh đất Hà Nội - Thăng Long. Gánh chịu và vượt qua bom đạn từ những pháo đài bay tối tân và hung hãn nhất, cầu Long Biên đã trụ vững để hoàn thành sứ mệnh lịch sử một thế kỷ với một cây cầu.

    Giờ đây, khi chiến tranh và thời gian đã bào mòn vẻ bề ngoài và làm biến dạng ?ocon rồng sắt? duyên dáng xưa kia, cầu Long Biên ngày qua ngày vẫn đứng đó giữa không gian mênh mông của nước trời Hà Nội như thể một chứng tích cổ xưa trưng bày trong viện bảo tàng thành phố.

    Người Hà Nội vẫn nhắc tới với sự gắn bó trong từng câu nói và mỗi ánh mắt nhìn. Ngày ngày, chiều Hà Nội xế bóng trên từng thanh sắt đã rỉ màu thời gian, người già chậm rãi thả từng vòng xe đạp lên cầu, ngắm nhìn thành phố đã in sâu cả cuộc đời, suy ngẫm những gì đã trải qua cùng với cây cầu. Các cô gái, chàng trai làm mới không gian sẫm màu chiều bằng nhiều nụ cười tươi rói, như không băn khoăn ngày mai, tay trong tay ngắm mặt nước sông Hồng mênh mông xa tít, như thể tương lai của họ đã rạng ngời tới mênh mông.

    Cuộc sống lắng đọng nơi đây, yên bình nơi đây. 100 năm đã trôi qua, những giá trị cuộc đời vẫn được bồi thêm cho Hà Nội từ chiếc cầu ấy, theo cách này hay cách khác. Trong tương lai không xa, ?ocon rồng sắt? sẽ được khoác lên mình tấm áo mới, hoành tráng và đẹp đẽ hơn, nhưng chắc sẽ vẫn giữ những nét xưa, duyên dáng, lộng lẫy của kiến trúc châu Âu, vẻ đẹp đã in sâu vào tiềm thức của người Hà Nội.

    Hiện tại và quá khứ cùng soi bóng trên một dòng sông

    Đứng trên cầu Long Biên nhìn về phía hạ lưu, sẽ thấy một sự ?ođầu tiên? khác nữa, đó là cây cầu Chương Dương nối liền quận Hoàn Kiếm với quận Long Biên, cây cầu đầu tiên do chính các kỹ sư cầu đường của Việt Nam tự thiết kế và thi công. Thành công đầu ấy đã được khẳng định bằng hàng triệu lượt người qua lại trong 21 năm qua và đã là một minh chứng rằng, với khối óc và bàn tay người Việt Nam, mọi việc đều có thể!
    [​IMG]
    Đi trên cầu Chương Dương, ai cũng vội vàng, hối hả. Ảnh: Lê Anh Dũng
    Khác với cảm giác xưa cũ mà cầu Long Biên gợi lại, vào buổi tối, đứng sát thành cầu Chương Dương nhìn về xuôi sẽ thấy màn đêm như cuộn sóng. Gió ***g lộng?hình như thổi tạt đi mọi sự yên tĩnh có thể tồn tại, ngay cả sự yên tĩnh trong tâm hồn. Đi trên cầu Chương Dương, ai cũng vội vàng hơn, hối hả hơn, như thể sự gấp rút ấy mới nối liền hai bờ sông chứ không phải do chiếc cầu dài hơn 1.200 mét.

    Nằm cách cầu Long Biên 11 km về phía thượng lưu sông Hồng, cầu Thăng Long là một công trình mang tính thế kỷ, không chỉ bởi tầm cỡ và vai trò của cây cầu mà bởi nó được xây dựng nên trong thời kỳ quan hệ với các nước bao năm là bè bạn anh em trải qua những sóng gió khôn lường. Nhưng vượt qua thác ghềnh, cầu cũng được hoàn thành kịp cùng đất nước đi vào hành trình hòa nhập với toàn thế giới để đổi mới suy nghĩ và hành động, đổi mới đất nước.
    [​IMG]

    Cầu Thăng Long nối Hà Nội với những phương trời xa. Ảnh: Lê Anh Dũng
    Đến bây giờ, cảm giác khi đi trên cầu Thăng Long cũng rất khác, không còn cảm thấy như mình đang dạo quanh thành phố thân yêu như đi trên cầu Long Biên và Chương Dương, mà vẫn rất mới mẻ. Có lẽ bởi đó là nơi nối Thủ đô với những hành trình dài đến mọi nơi trên thế giới, cũng là nơi đầu tiên đón nhận những bước chân lạ có, quen có từ phương xa đến với Hà Nội và từ Hà Nội trở về.

    Khi màn đêm buông xuống, đứng trên con đường vắng nhìn toàn cảnh cầu Thăng Long phía xa xa, thấy như một dải sáng thần tiên trót để quên chốn trần gian. Cuộc sống vẫn ồn ã trên cây cầu lớn ngày đêm đón người qua lại mọi miền này, nhưng lòng người lại thấy một vẻ đẹp lung linh, giàu sức sống mà không phù phiếm. Cây cầu trở thành món đồ trang sức tinh tế cho màn đêm Hà Nội.

    Và câu chuyện của ngày mai đã bắt đầu

    Cuộc sống của Thủ đô ngày càng hiện đại, càng tăng tốc vươn lên, điều đó thể hiện qua nhiều mặt phát triển và qua cả đời sống những cây cầu.

    Được coi là dự án lớn nhất Đông Dương hiện nay, cầu Thanh Trì đã được thông xe vào tháng 2 năm 2007, trở thành nhịp cầu rút ngắn những quãng đường xa xôi, cũng là cây cầu đang được trông đợi về nhiều mặt của người Hà Nội, đồng bằng Bắc Bộ và người dân cả nước.
    [​IMG]
    Cầu Thanh Trì, biểu tượng sống động của thời kỳ đổi mới. Ảnh: Lê Anh Dũng
    Do những điều không thật vui khi thi công cây cầu này - cầu xây xong mà đường lên cầu chưa xây kịp, nên nay để đến được cầu phải đi qua một con đường dài đầy khói bụi. Nhưng khi lên cầu rồi thì không gian mở ra vô cùng rộng lớn, trong lành và một cảm xúc thú vị bỗng ập đến. Cầu đủ dài, đủ rộng và đủ đẹp để quên đi chặng đường khách tham quan vừa mới đi qua. Xe đi chậm rãi bên phía sát thành cầu được thiết kế đơn giản nhưng khá đẹp mắt, sẽ thấy thơ hiện về trong thực tại: ?oXanh xanh bãi mía bờ dâu, ngô khoai biêng biếc?. Con đường rộng thênh thang đang vươn dài về phía trước, nhưng không gian hai bên là cảnh đồng quê châu thổ sông Hồng bao đời vẫn trải ra êm đềm, đẹp đẽ.

    Cây cầu đầu tiên được xây dựng trong thời kỳ đổi mới ấy để lại nhiều suy ngẫm, suy ngẫm về sức trẻ Việt Nam và ý thức con người trong thời kỳ hội nhập, về cái có thể và không thể, về nhiều điều cho một ngày mai phát triển!
    [​IMG]
    Cầu Vĩnh Tuy gấp rút vươn qua sông Hồng. Ảnh Lê Anh Dũng
    Cầu Vĩnh Tuy với những chiếc cột cao đang mọc lên giữa sông Hồng. Cầu Nhật Tân đang chờ ngày khởi công? Mỗi sự ra đời ấy lại thêm một niềm vui, một niềm hy vọng, một lần khẳng định và nhìn nhận những điều đã qua, những việc mới sắp tới, mỗi cây cầu đều lắng đọng nhịp thời gian, lặng lẽ viết thêm những trang sử mới.

    Từ chiếc cầu cổ nhất - cầu của dĩ vãng - cầu Long Biên, đến chiếc cầu mới nhất - cầu của tương lai - cầu Nhật Tân, những chiếc cầu nối đôi bờ sông Cái, sông Hồng, nối một Thăng Long cổ kính với bề dày lịch sử ngàn năm và một Hà Nội hiện đại, nối chiều dài lịch sử một dân tộc xuyên qua hai thế kỷ, hai thiên niên kỷ, kết nối những thế hệ, những số phận, đời người...
    Khánh Chi

  5. hanoipho

    hanoipho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2003
    Bài viết:
    1.940
    Đã được thích:
    0
    Loài cây bị đặt "nhầm" tên - Cây Sấu
    Người Hà Nội ăn xong cái Tết Nguyên đán thì tiết trời cũng ấm dần lại. Mưa xuân phơi phới bay. Các loài cây nảy lộc, đâm chồi. Rồi, thoắt cái, bằng lăng, bàng, phượng vĩ, sầu đông? nhất loạt hồi lại màu xanh. Hà Nội hớn hở một màu xanh. Và đúng lúc này - giống như một chiến binh được đổi gác - chàng hiệp sĩ sấu mới vội vàng thay áo lá.
    Xem ra cái cách rụng lá, thay lá của sấu cũng khác hẳn các loài cây khác.
    Đây là cách rụng lá của bàng, qua thơ Nguyễn Bính:
    Thu đi trên những cánh bàng
    Chỉ còn hai chiếc lá vàng mà thôi
    Hôm qua đã rụng một rồi?
    Trong khi ấy sấu cứ thong thả, nhẩn nha, vừa ra lộc xanh, vừa rụng lá vàng một cách rất bản lĩnh, rất tự tin. Nên chi, sấu được mệnh danh là chàng chiến binh đứng gác cho màu xanh Hà Nội, là vậy.
    Bước sang tháng Tư, tính theo lịch âm, trời đã hoe lên làn nắng mới. Gió nồm Nam hây hẩy. Lá sấu rụng hối hả. Gặp cơn gió mạnh, lá sấu bay bay như những trận mưa vàng.
    Vậy là đến lúc này, người Hà Nội coi như đã đặt cả hai chân vào mùa hè rồi. Bao nhiêu âm thanh, màu sắc, niềm vui, nỗi lo của buổi hè sang, choán lấy tâm trí mọi người. Nào chuyện điện đóm, nước nôi. Nào chuyện dán tem máy điều hoà nhiệt độ và quạt Nhật, quạt Tàu. Nào các buổi trình diễn thời trang áo tắm, mát mẻ đến bốc lửa. Rồi tiếng sấm đầu mùa bốc lên. Trận mưa rào đầu mùa sập xuống?
    Sau một đêm mưa, sáng ra, vừa mở cửa bỗng giật mình. Trên nền thảm lá sấu rụng đêm qua còn vàng tươi mặt hè, đã thấy la liệt những chấm trắng tựa như những cánh hoa cau rụng. Thì ra sấu đã đơm hoa.
    Cái cách thay lá của sấu đã khác, cách đơm hoa của sấu càng rất khác. Phàm là cây, như bưởi, như chanh, như lựu? khi nở hoa lá khoe hoa, đua hoa. Sấu đơm hoa lúc nào, đố ai biết. Cho đến khi những chùm hoa sấu đực rụng trắng vỉa hè, người ta mới hay.
    Bạn tôi, một người làm thơ không chuyên, đã có những câu thơ viết về cây sấu như thế này:
    Đơm hoa kết trái
    Lặng thinh vòm cao
    Nghĩ mình là sấu
    Cần chi ồn ào...
    Kể cũng là một nét đẹp thầm, nét duyên thầm của một loài cây từng gắn bó với nhiều thế hệ người Hà Nội.
    Thế rồi, chả biết bằng con đường nào, chỉ ít lâu sau đó một buổi sáng các bà các chị nội trợ xách làn ra chợ, đã thấy sấu non xuất hiện ở các quầy rau quả tươi. Một mớ rau muống, vài chục quả sấu non, thêm quả cà bát muối, ấy là khẩu phần quen thuộc của mọi nhà. Nếu có thêm đĩa tôm rảo rang, vỏ tôm ửng tươi màu da cam, đặt bên đĩa rau muống luộc xanh mơ; bên bát nước rau đánh sấu non thoáng một màu hồng dịu... thì có thể nói đó là bữa ăn mùa hè ?okinh điển'''''''' của người xứ Bắc. Và, thú vị thay, trong các bữa ăn thanh đạm ấy, bát nước rau muống luộc đánh sấu chả đáng giá là bao, lại trở thành mớn át chủ bài. Còn như những gia đình có cha già, mẹ yếu thì đây chính là dịp để người ta thể hiện tình yêu thương, lòng hiếu thảo. Chỉ cần ít quả sấu, chút thịt nạc là đã có bát canh chua ngọt, mát ruột người già. Chao ôi! Cái thứ quả của cái loài cây có tên là? sấu ấy!
    Tháng tư bước sang tháng Năm - cũng theo lịch âm - là tiết của hạ chí, đêm ngắn ngày dài. Sự nóng nực gia tăng. Ve trốn nắng trên những vòm sấu, kêu như điên. Lúc này quả sấu đã vào kỳ chắc xanh. Các nhà thầu tung ra một lực lượng chuyên nghiệp đi gồi sấu. Họ trèo thoăn thoắt, lần ra các cành, bẻ từng nhành sấu ném xuống, hoặc bứt quả cho vào bị, ròng dây thả xuống. Quả sấu xanh bắt đầu tràn ngập các chợ, các bến tàu, bến xe, tỏa về các vùng. Sấu còn biến dạng, ngoài bát canh chua, trở thành các món quà vặt mà hấp dẫn của người Hà Nội. Lúc này, trên các đường phố, ở các cổng trường học, đã thấy xuất hiện những chiếc xe đẩy với món sâu dầm độc đáo. Gặp cơn oi nồng, khô rát, thấy món sấu dầm là mọi người thưởng thức ngay một cốc. Hương vị dịu chua, ngọt mát của sấu dầm giải đi cái khát một cách rất hiệu nghiệm, lại cho ta cảm giác khoan khoái nơi thanh quản.
    Và chưa hết, cũng vào lúc mùa quả sấu đang rộ này, người ta bắt đầu muối sấu, làm ô mai sấu. Mùa sấu qua đi nhưng quả sấu còn lại suốt bốn mùa với con người. Đó là món ô mai sấu rất hợp ''''''''gu'''''''' các bà, các chị lại rất hay chui vào cặp sách của các cô nữ sinh Hà Nội ''''''''hơi bị'''''''' thích quà vặt!
    Tôi có may mắn là nhà ở ngay tại một đường phố ?orất sầm uất? về cây sấu. Ở đây sấu đã thành cổ thụ. Gốc vững, thân cao, tán lá giao nhau phía trên lòng đường, tạo thành một vòm xanh cao vút như vòm mái một cung điện. Bởi thế, chúng tôi không thể không sót ruột, vào những ngày nhà thầu cho gồi sấu. Người ta leo trèo hái lượm. Mà không phải chỉ là hái lượm, họ bẻ cả những cành sấu tướng, chi chít quả, ném xuống cho người ở dưới gốc bứt hái, lấy quả bỏ lại cành lá ngổn ngang. Sau những buổi gồi sấu như thế mái vòm ?ocung điện? của chúng tôi lỗ chỗ thủng, nhìn lên thấy có những mảnh trời.
    Vậy là xong một vòng quay của một tuổi đời cây sấu, kể từ lúc sấu ra lộc, thay lá, đơm hoa, kết trái cho đến lúc người ta bứt hái, gồi tỉa. Và người ta quên đi. Bởi cuộc sống còn có nhiều điều cần nhớ, nhiều việc cần làm.
    Thế rồi cữ mưa ngâu đến tự lúc nào. Trời dịu lại. Đêm nằm, nghe tiếng gió mưa, tiếng rơi lộp bộp trên mái ngói, mới giật mình mà nhớ ra: Sấu đã chín!
    Nhưng, đã qua trận bứt hái như thế, hỏi còn đâu là sấu xanh để mà chín?
    Vậy mà còn. Thế mới lạ cho cái loài cây có tên gọi là sấu ấy!
    Cư dân trong khu ?ophố cây sấu? chúng tôi có câu thành ngữ: Cây sấu giấu quả. Chả là trong khi trèo cây, hái lượm, người ta như bị choáng ngợp trước màu xanh vòm sấu. Quả sấu lúc chắc xanh, da biếc đúng như màu lá sấu. Trên cao, gió đưa cành, những chùm quá sấu lúc ẩn lúc hiện trong ngách lá. Qua cơn ''''''''càn quét'''''''', quả sấu còn lại không phải là ít. Và nó lặng lẽ chín như nó từng lặng lẽ đơm hoa kết trái ngày nào. Đến lúc này, những người trèo sấu cho các nhà thầu, tự cho mình có quyền đi vét nốt đợt sấu chín. Họ dùng những con sào dài, đầu sào có cái cù nèo mà ngoặc xuống những chùm sấu vàng ươm.
    Cuối cùng, để chấm hết một mùa sấu, quả sấu một lần nữa lại trở thành món quà khá thú vi của người Hà Nội. Sấu chín được gọt vỏ, cắt khoanh theo hình ốc, bày lên đĩa, đặt trên các xe đẩy, bán rong. Ăn miếng sấu chín, ngọt lự, giòn tan còn nghe như có mùi thơm của nắng.
    Món quà ngon chả đáng giá gì. Nhưng người Hà Nội vốn cầu kỳ, tinh tế, nên cái sự thưởng thức trái sấu chín cuối mùa còn có ý nghĩa tiếp nhận lời chào tạm biệt của một thứ quả của loàí cây lá xanh bốn mùa, quả sai lúc lỉu, chua thì chua gắt, ngọt thì ngọt đến tận cùng của vị đằm thắm, hiếu thảo và thủy chung.
    Và xin hãy nhớ cho, nó tên là? sấu!
    Lưu Loan - Hà Nội tạp văn
  6. hanoipho

    hanoipho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2003
    Bài viết:
    1.940
    Đã được thích:
    0
    HÀ NỘI MÙA HOA SẤU
    Sáng nay, tôi dạo quanh hồ Hoàn Kiếm, ngồi hít thở không khí trong lành của sương sớm ban mai khi thành phố lúc còn chưa ồn ã náo nhiệt. Chút nắng sớm chiếu rọi qua hàng sấu già càng làm lộng lẫy vẻ đẹp kiêu sa của những chùm hoa sấu li ti đầu mùa đang thầm lặng tỏa hương. Tôi hơi bất ngờ vì hoa sấu nở nhanh đến như vậy. Mới hôm nào cách đây vài độ, lá vàng còn xào xạc rụng hoài trên phố. ấy vậy mà chỉ qua một vài cơn mưa đầu mùa hạ, lá sấu xanh non đã phủ kín những cành gầy run rẩy. Những chùm hoa sấu cũng bắt đầu nhú lên từ những đầu cành non đó.
    Người ta vẫn từng nói, Hà Nội là nơi tập trung của hầu hết các loài hoa đặc trưng nhất ở mọi miền đất nước. Mỗi phố cổ hay một con đường mới nào đấy, đâu đâu ta cũng bắt gặp muôn vàn cây hoa với đủ màu sắc kiểu dáng từ phượng vĩ, hoa bằng lZng, hoa ban cho tới các loài hoa quý phái hơn như hoa lan, bạch lan, hoa sữa... Vâng! Nhưng có lẽ hoa sấu đối với tôi nó gắn nhiều kỷ niệm hơn cả bởi sự mộc mạc, giản dị đến khiêm nhường, bởi tuổi thơ tôi đã từng được những hàng cây sấu minh chứng. Tôi nghĩ chẳng riêng gì tôi mà hầu như tất cả những ai sinh ra và lớn lên ở Hà Nội thì ngoài các loài hoa khác ra, hoa sấu không thể thiếu trong hành trang tuổi thơ đầy ắp của mỗi người trước khi bước vào cuộc sống... chính vì lẽ đó mà mỗi khi mùa hè tới, mùa hoa sấu về những kỷ niệm trong tôi lại dâng trào.
    Ngày nhỏ, mỗi lần dạo phố vào ban đêm, dưới ánh trZng bàng bạc xuyên qua những lỗ hổng của cành lá xuống đường, bà tôi thường bảo: "Cháu có nhìn thấy hàng hoa sấu li ti màu trắng trên cây kia không?". Tôi cZng mắt ra nhìn nhưng không sao nhìn thấy, chỉ một màu xanh đen của lá và những khoảng sáng của trZng. Sáng sớm hôm sau tôi dậy thật sớm để ra xem hoa sấu, quả thực nó nhỏ lắm, chỉ bằng đầu cái cọng cỏ màu trắng. ít bữa hoa sấu rụng, tôi và bọn trẻ con tha hồ nhặt chúng, xâu lại thành chuỗi hạt đeo cổ trông rất ngộ và thích thú.
    Đẹp nhất, thơ mộng nhất là phố Phan Đình Phùng, bởi lẽ phố này rất nhiều cây sấu. Đi dưới đường vào mùa hoa sấu người ta như ngây ngất hơn khi những cánh hoa sấu rụng như mưa bụi, đậu trên đầu, trên vai. Hoa sấu đẹp giản dị, khiêm nhường. Mùi hương và màu sắc của hoa không quý phái, ngất ngây như hoa sữa, hoàng lan hay dạ lan..., nhưng vẫn toát lên vẻ quyến rũ riêng làm ta nao lòng. Dọc Trần Phú, Phan Đình Phùng, Bà Triệu, quanh Hồ Hoàn Kiếm, Tràng Thi..., màu lá xanh rì của những hàng sấu gợi lên nét riêng của phố phường Hà Nội. Lũ trẻ lớn lên ôm kỷ niệm từ màu lá xanh, chùm hoa bé xinh, đến những quả sấu non lớn dần theo thời gian, nóng lòng chờ sấu già, sấu chín để được leo trèo hái quả. Hái cho thỏa lòng khao khát chứ nào có Zn được bao nhiêu!
    Những mùa sấu ở Hà Nội cứ đến và qua đi. Có khi người ta quên mất nó trong bận bịu thời gian, nhưng với những người đi xa, mùa hoa sấu là ký ức tuổi thơ, là nỗi nhớ nao lòng về một Hà Nội không thể nào quên được ..
    [​IMG]
  7. hanoipho

    hanoipho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2003
    Bài viết:
    1.940
    Đã được thích:
    0
    Bên thềm hoa sấu trắng
    -Nguyễn Đăng Hưng-[
    Âm thầm theo bước chân em
    Mùa hoa sấu trắng nửa thềm nắng hanh
    Khéo vô duyên quá nên đành
    Nhặt hoa phượng đỏ chắp thành đôi môi
    Đường xưa luống những ngậm ngùi
    Em đi đạp cả một trời thư sinh
    Trăm năm tôi một bóng hình
    Trăm năm em vẫn vô tình không hay
    Trưa hè hanh nắng hôm nay
    Cho tôi nhặt cánh phượng bay ngang thềm
    Hoa mùa đỏ như máu tim
    Người yêu áo trắng có tìm được đâu
    Bài thơ nón lá che đầu
    Trăm năm tôi một mối tình tháng tư.

  8. buck

    buck Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/02/2004
    Bài viết:
    1.020
    Đã được thích:
    0
    Ái chà, có lẽ Hà Nội lại cần một Ba Giai và một Tú Xuất nữa chăng
    Buck
  9. yem_dao_lang_lo

    yem_dao_lang_lo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/06/2004
    Bài viết:
    3.499
    Đã được thích:
    0
    Ngoại thành đốt rơm rạ làm cả Hà Nội ngập trong không khí của một thành phố mây mù. Làn sương quánh đặc vương vất mùi thơm của rạ còn non
    Nắng thiêu đốt và đêm mưa chớp tầm tã
    Một mùa hè khủng khiếp đang thiêu đốt
    Sợ mùa hèm cho dù sấu rất ngon và hoa sen rất đẹp
  10. oh_mylove

    oh_mylove Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/05/2003
    Bài viết:
    618
    Đã được thích:
    0
    Hà Nội
    Nắng
    Hà Nội
    Mưa
    Hà Nội
    Bụi
    Hà Nội
    Đông đúc_ nhộn nhịp
    Hà Nội
    Chiều Hồ Tây lộng gió
    Hà Nội
    Hè không anh.

Chia sẻ trang này