1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Làng báo có ??oquyền lực đen????

Chủ đề trong 'Báo chí - Truyền thông' bởi MecghiRan, 20/04/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. MecghiRan

    MecghiRan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Làng báo có ?oquyền lực đen??

    Báo chí đã và đang có những đóng góp rất lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Tuy nhiên gần đây dư luận cho rằng trong làng báo đang tồn tại một thứ "quyền lực đen". Có đúng như vậy không và làm thế nào để xoá bỏ thứ quyền lực đó? Bộ trưởng Bộ VH-TT Phạm Quang Nghị đã trả lời báo giới về vấn đề này như sau:

    Thưa ông, gần 10 năm trước, khi còn là Phó Trưởng Ban thường trực Ban TT- VH TƯ, ông đã cảnh báo về những tiêu cực trong làng báo: khen cùng khen, chê cùng chê vì động cơ không trong sáng. Theo ông lời cảnh báo của ông hiện nay đã trở thành hiện thực chưa?
    Nói cụ thể từng sự việc thì rất khó bởi vì nhiều khi xảy ra một sự kiện nào đó báo chí thường có chung một nhận thức cùng lên tiếng.

    Vì thế, khi thấy có chuyện nhiều báo nói giống nhau về một vấn đề thì chúng ta cũng nên coi đó là chuyện bình thường. Thế nhưng, trong nhiều sự kiện bình thường ấy lại xen vào những việc không bình thường.

    Ví dụ, như bỗng dưng một số tờ báo xúm vào đề cao quá mức một sự việc rất bình thường nào đấy; hoặc phê bình ầm ĩ một một sự việc không đáng làm ầm ĩ một tí nào...

    Sở dĩ có tình trạng này, đôi khi, là do năng lực, nhận thức về sự việc của anh em làm báo. Tuy nhiên, cũng có khi không phải do nhận thức và năng lực kém mà là có chủ ý hẳn hoi. Tức là khen, chê một sự kiện nào đấy vì những động cơ không trong sáng.

    Dư luận xã hội đã từng lên án những hiện tượng báo chí khen hoặc ?ođánh? hội đồng một tập thể hoặc cá nhân nào đấy. Bản chất vấn đề không đáng như thế, mình lại tạo dựng cho khác bản chất của nó đi. Đó là điều rất đáng phê phán. Dư luận đang lưu ý báo chí cái đó và bản thân báo chí cũng phải tự nhắc nhở, cảnh giác với mình, nhất là vai trò TBT và những nhà quản lý báo chí, những người quyết định đăng hay không đăng bài. Phải để ý đến việc dư luận xã hội đang có sự e ngại về việc các nhà báo vì có động cơ gì đó mà có sự trao đổi, bàn bạc với nhau để tung ra dư luận những bài viết, cùng khen, cùng chê quá mức một sự kiện nào đó. Đấy là điều khiến người ta băn khoăn, nghi ngờ về động cơ...

    Nhiều doanh nghiệp than phiền rằng họ rất sợ báo chí vì có lúc họ bị ?omoi móc?, thậm chí ?ođe doạ?, nếu như không biết điều...

    Chính báo chí cũng đã từng phê phán hiện tượng như vậy rồi và một số nhà báo đã từng bị xử lý kỷ luật, thậm chí phải ra trước vành móng ngựa. Việc lợi dụng chức năng báo chí để làm những chuyện tiêu cực từ việc nhỏ như đến doanh nghiệp xin quảng cáo, ép cho quảng cáo, người ta không muốn tuyên truyền nhưng có nhà báo nào đó tự xung phong viết sẵn bài đề cao thành tích, rồi đưa cho doanh nghiệp để người ta phải trả thù lao, trả ơn ngoài ý muốn của người ta, đến việc nhìn thấy dấu hiệu sai sót của họ thì viết bài đăng để doạ, hoặc doạ nhưng không đăng. Doanh nghiệp biết cả đấy nhưng người ta "nhịn" bởi "một điều nhịn là chín điều lành".

    Hiện nay có tình trạng là cùng một sự việc, nhưng các tờ báo lại có ý kiến khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Thưa ông, đó có là hiện tượng bình thường không?
    Đã có những vụ việc mà báo chí nói ngược chiều nhau, điều đó cũng gây khó cho công luận và bạn đọc, người ta không hiểu là nên nghe theo ai. Nếu vụ việc được pháp luật làm rõ trắng đen thì còn đỡ nhưng nếu bỏ lửng thì dư luận không biết thực hư thế nào.

    Tôi cho rằng bản chất vấn đề ở đây một phần là do năng lực, trình độ, cách phân tích thông tin của mỗi nhà báo một khác, nên không soi rọi tới cùng bản chất của sự việc; nguyên nhân thứ hai do động cơ thiếu chân thành không muốn làm rõ sự thật...

    Có dư luận cho rằng trong làng báo hiện đang có những đường dây chạy án. Ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào?

    Nếu các nhà báo cũng cảm nhận thấy cái đó, cơ quan pháp luật thấy cái đó, dư luận, công chúng cũng thấy rõ cái đó thì chứng tỏ là có cái đó. Vấn đề là nó xảy ra khi nào, ở đâu thì cần phải nói chính xác. Trên thực tế đã có những vụ án được đưa ra xét xử với chứng cớ rõ ràng là có nhà báo đã tham gia chạy án. Vụ án Năm Cam vừa qua là một thí dụ.

    Thưa ông, có ý kiến cho rằng hiện nay trong giới báo chí viết về văn hoá- văn nghệ cũng đang có ?omột quyền lực đen?. Họ hùn hạp lại với nhau để đưa nhạc sỹ này, ca sỹ nọ lên thành sao, nếu được lòng họ, hoặc ?ovùi dâp?, nếu trái ý họ...

    Cũng giống như các lĩnh vực khác thôi, văn hoá- văn nghệ cũng đang bị ảnh hưởng của mặt trái cơ chế thị trường. Nhiều khi có nhà báo khen chê để được những lợi ích cụ thể. Họ muốn làm nổi người này lên thì phải đẩy người kia xuống. Nhưng trong các ngôi sao ấy, cũng có những người có tài năng thực sự, đã đích thực là ngôi sao thì thậm chí không cần khen chê nhiều lắm cũng thành ngôi sao, họ tự toả sáng bằng giọng ca, bằng đạo đức, bằng phong cách thực sự của mình. Còn việc tạo dựng những ngôi sao giả thì thật là đáng trách.

    Thưa ông, gần đây dư luận bàn tán nhiều về sự "cai thầu" của một số cây bút trong lĩnh vực ca múa nhạc. Ở cương vị quản lý của mình, ông thấy hiện tượng đó có lành mạnh không?

    Tôi nghĩ nhận định chi phối đến mức đó thì chưa chắc bởi vì có nhiều ca sĩ họ rất tự tin, họ tồn tại được là do tài năng, do công chúng ủng hộ nên họ không thể phụ thuộc vào báo chí đến mức ấy.

    Nhưng bên cạnh đó, có những ca sĩ đã xây dựng chỗ đứng, vị trí của họ không phải trên tài năng thực sự nên họ phải phụ thuộc vào quan hệ, cả quan hệ lành mạnh lẫn những quan hệ không trong sáng. Tôi nghĩ là phải xét trên nhiều góc độ, không phải người nào cũng bị ngăn trở nếu không qua "cai thầu" báo chí.

    Có một nhạc sỹ nổi tiếng vừa gửi một bức thư cho VietNamNet phản ánh rằng, nếu nghệ sĩ không ăn cánh với báo chí thì rất khó hoạt động?

    Tôi khẳng định lại một lần nữa vai trò của báo chí là rất quan trọng. Một nhà báo, tờ báo trong sáng và lành mạnh không nên để tình trạng có ai đó phải đi nhờ vả, chạy vạy mình thì mới viết, mới nói, hoặc giới thiệu một nhạc sĩ, ca sĩ tài nằng. Nhưng trong lĩnh vực nào cũng vậy, cũng có người tích cực, người tiêu cực. Chúng ta cũng có rất nhiều nhà báo có lương tâm, cái gì hay, cái gì tốt thì họ sẵn sàng khen hoặc ngược lại.

    Đứng ở góc độ quản lý, theo ông thì cần phải làm gì để đội ngũ báo chí thực sự là những chiến sỹ trên mặt trận văn hoá?

    Cái đó Hội nhà báo nhấn mạnh quá nhiều rồi. Rất nhiều cuộc hội thảo nói về đạo đức, lương tâm nghề nghiệp. Luật báo chí cũng đã quy định rồi. Nhưng ngoài luật, điều quan trọng nhất vẫn là lương tâm nghề nghiệp, tự bản thân mỗi người phải tự mình cân nhắc, việc gì nên làm, việc gì không nên làm.
  2. lomo1

    lomo1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/03/2004
    Bài viết:
    131
    Đã được thích:
    0
    hôm qua tôi đã có bài trả lời,rất nghiêm túc,sao lại bị xoá nhỉ
  3. Katjusha

    Katjusha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2003
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    Ơ, bác lọ mọ này hay nhỉ, bác trả lời bài đấy vào box Thảo Luận rồi lại quay sang box Báo Chí - Truyền Thông này đổ tội cho Mods xoá bài vô tội vạ là làm sao?
    Đây, xin được copy-paste lại bài của bác gửi bên TL đây:
    Được katjusha sửa chữa / chuyển vào 00:05 ngày 22/04/2004
  4. lomo1

    lomo1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/03/2004
    Bài viết:
    131
    Đã được thích:
    0
    ừ nhỉ,nhầm,kê kê..
    Cám ơn nhé.
  5. TrangNEU

    TrangNEU Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/03/2004
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    0
    Câu này hỏi cũng có nghĩa là trả lời rồi phải không ạ ?

Chia sẻ trang này