1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Làng cổ Đường Lâm - Kiến Trúc đặc thù của Miền Bắc

Chủ đề trong 'ĐH Xây Dựng' bởi xadieu_2000, 05/11/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. xadieu_2000

    xadieu_2000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/01/2006
    Bài viết:
    3.649
    Đã được thích:
    1
    Làng cổ Đường Lâm - Kiến Trúc đặc thù của Miền Bắc

    ĐẤT TỔ - LÀNG CỔ ĐƯỜNG LÂM
    Dọc theo sông Hô?ng vê? phía tây, cách Thu? Đô Ha? Nội hơn 40 km nă?m giưfa ti?nh Vifnh Phúc, huyện Ba Vi?, Phúc Thọ, có một vu?ng đất ma? xưa kia ngươ?i ta hay gọi la? xứ Đoa?i, một vu?ng đất cô? Phong Châu có tới 18 đơ?i vua Hu?ng dựng nước va? giưf nước, nơi có truyê?n thuyết Sơn Tinh - Thu?y Tinh, có tha?nh Sơn Tây hu?ng khí. Tra?i qua bao thăng trâ?m cua? lịch sư? vâfn co?n nguyên vẹn một quâ?n thê? kiến trúc với nhưfng khu di tích văn hóa lịch sư? đặc sắc - La?ng cô? Đươ?ng Lâm.

    Mình tổ chức một nhóm các bạn đi du lịch Làng Cổ Đường lâm ngày 11/11 chủ nhật tuần này. Vào topic này rủ thêm các bác trường mình cho thêm có bạn Am hỉu về Kiến Trúc, Xây Dựng.
  2. tvtol7

    tvtol7 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/11/2007
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Em cũng muốn đi, nhưng không phải là Sinh Viên Trường các bán, cho em đi với được không ?
  3. xadieu_2000

    xadieu_2000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/01/2006
    Bài viết:
    3.649
    Đã được thích:
    1
    Làng Cổ Đường Lâm
    Đến Đường Lâm vào thăm làng Việt cổ đá ong, một mình mình nghe tiếng bước châm mình rộn lên trong từng ngõ nhỏ, chắc hẳn các bạn cũng như chúng tôi đều cảm thấy hình như có một điều kỳ diệu còn tiềm ẩn dưới lớp đá dày trầm mặc đã tích tụ tự bao đời. Và khi ra khỏi cổng làng Mông Phụ, mấy chữ đại tự còn in đậm trong lòng: "Thế hữu hưng ngơi đại" (thời nào cũng có người tài giỏi) như một lời động viên, nhắn nhủ của tiền nhân với chúng ta hôm nay.

  4. xadieu_2000

    xadieu_2000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/01/2006
    Bài viết:
    3.649
    Đã được thích:
    1
    Làng cổ Đường Lâm: Đất hai vua
    Dọc theo sông Hô?ng vê? phía tây, cách Thu? Đô Ha? Nội hơn 40 km nă?m giưfa ti?nh Vifnh Phúc, huyện Ba Vi?, Phúc Thọ, có một vu?ng đất ma? xưa kia ngươ?i ta hay gọi la? xứ Đoa?i, một vu?ng đất cô? Phong Châu có tới 18 đơ?i vua Hu?ng dựng nước va? giưf nước, nơi có truyê?n thuyết Sơn Tinh - Thu?y Tinh, có tha?nh Sơn Tây hu?ng khí. Tra?i qua bao thăng trâ?m cua? lịch sư? vâfn co?n nguyên vẹn một quâ?n thê? kiến trúc với nhưfng khu di tích văn hóa lịch sư? đặc sắc - La?ng cô? Đươ?ng Lâm.
    Đường Lâm tên nôm gọi là Kẻ Mía, có lẽ tục danh này được bắt đầu từ một cái tên rất chữ nghĩa: Cam Giá (Mía ngọt)! Cam Giá xưa kia được chia ra thành hai ''''Tổng'''': Cam Giá Thượng và Cam Giá Hạ. Cam Giá Thượng là các xã thuộc miền Cam Thượng, Thanh Lũng, Bình Lũng.. .(Nay thuộc về huyện Ba Vì). Cam Giá Hạ là xã Đường Lâm (Nay thuộc thị xã Sơn Tây).
    Phải chăng đai đất hữu ngạn sông Hồng từ thời thượng cổ, khi chưa có hai bờ đê sừng sững chạy dài định vị dòng sông (Đê sông Hồng trở thành hệ thống có lẽ vào thời Lý), để mỗi khi vào mùa nước lại ào ạt đổ về ngầu đỏ phủ sa, bồi đắp nên Tam giác châu thố đồng bằng Bắc Bộ mà sông Hồng là cái trục phân chia địa giới hành chính hai tỉnh rất rõ rệt: Vĩnh Phúc - Hà Tây. Dải đồng bằng hữu ngạn sông Hồng kéo dài từ những bậc thềm của núi Tản (Tản Viên Sơn - Núi Tổ) xoải mải về xuôi, tạo ra một miền phì nhiêu trù phú, một năm hai vụ bốn mùa rộn rã tiếng canh cửi tằm tang: Ngọt mãi đến tận bây giờ với một địa danh đã đi vào lịch sử bằng những kỳ tích như những huyền thoại.
  5. xadieu_2000

    xadieu_2000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/01/2006
    Bài viết:
    3.649
    Đã được thích:
    1
    Đường Lâm là vùng bán Sơn địa, trên những quá đồi trung du thuộc làng Cam Lân, đến tận bây giờ vẫn còn lại những cái tên: Đồi Cấm, Nghẽn Sơn, Vũng Hùm... in đậm dấu tích một thời trai trẻ của ạnh em Phùng Hưng, Phùng Hãi.. . Truyền thuyết kể lại rằng: Thủa ấy trên đồi là rừng đại ngàn rậm rạp, dưới trằm giộc lau lách um tùm. Năm ấy cọp về, có một con cọp hung đữ đã bắt đi bao mạng người. Dân trong vùng sợ hãi không dám vào đồi kiếm củi hái chè. Đêm đêm cọp dữ còn mò cả vào làng rình bắt trâu bò lợn gà, khắp cả làng chưa nhọ mặt người đã vội vã về nhà, luồng lạch rấp kín, cổng ngõ văng chặt, xóm làng eo óc một nỗi sợ hãi rình rập bất cứ lúc nào. Có một trai làng cực kỳ khoẻ mạnh quyết tâm diệt hổ dữ trừ hoạ cho dân làng. Lựa một tháng cuối đông gió Bấc se sắt thối, khí lạnh trên đồi tràn về làm rờn rợn da người, chàng trai bện người nộm đem vào đồi đến bên mép nước cắm xuống, ba bốn đêm liền như thế... Đêm ấy như bao đêm khác, hổ dữ ra vũng nước duy nhất còn xót lại trong vùng, trước khi vục đầu uống hổ ta lấy tay tát đổ người nộm như mọi hôm thường vẫn thế. Nhưng nó đâu có ngờ hôm nay có một cánh tay rắn chắc đã túm chặt lây bờm nó và liên hồi giáng xuống những quả đấm nặng như búa tạ... Chàng trai thông minh dũng cảm, có sức khoẻ phi phàm đó chính là Phùng Hưng!
    Phùng Hưng sinh ra và lớn lên ở làng Cam Lân (xã Đường Lâm), nửa sau thế kỷ VIII, đất nước ta chịu ách đô hộ của nhà Tùy Đường cực kỳ hà khắc. Phùng Hưng đã cùng em là Phùng Hãi và Bồ Phá Cần chiêu tập binh sĩ cùng nhân dân phất cờ khởi.nghĩa. Từ quê hương ông đánh thành Tống Bình (Hà Nội), đập tan tành đạo quân xâm lược của Cao Chính Bình, dành lại quyền độc lập tự chủ (791- 802). Nhân dân tôn vinh ông là: Bố Cái Đại Vương!
  6. xadieu_2000

    xadieu_2000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/01/2006
    Bài viết:
    3.649
    Đã được thích:
    1
    Nói đến Phùng Hưng không thể không nói đến một người còn ưu tú nữa đó là Ngô Quyền. Ngô Quyền là con trai Châu Mục Đường Lâm Ngô Mân (Ông chính là người làng Cam Lâm). Ngô Quyền sinh ra tướng mạo tuấn kiệt hơn người, sáng mắt như sao, sức địch muôn người. Thuở tráng niên đã từng ghì sừng hai con trâu đực đánh nhau làm cho chúng hoảng sợ mà buông nhau bỏ chạy. Lớn lên ông làm nha tướng cho Dương Diên Nghệ, trấn thủ châu Hoan, Châu Ái. Sau loạn Kiều Công Tiễn ông đã trấn yên nước nhà và tiến hành cuộc kháng chiến chống thù ngoài, trận đánh trên sông Bạch Đằng thể hiện sự thông minh tài trí thiên tài trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta.
    Một nhân vật lỗi lạc nữa đã để lại mốc son chói lọi trong trang sử nước nhà là Thám Hoa Giang Văn Minh. Ông sinh năm Nhâm Ngọ (1582) ở làng Mông Phụ. Tháng 2 năm Mậu Thìn (1628), đời Lê Vĩnh Tộ ở nước ta ông dự khoa thi Hội, đỗ nhất giáp Tiến sĩ, cập đệ tam danh. (Có điều đáng lưu ý là khoa thi năm ấy không lấy Trạng Nguyên, Bảng nhãn). Năm Đinh Sửu (1637) ông được Triều đình cử làm chánh sứ, dẫn đầu một phái bộ sang Triều Minh. Sử cũ chép rằng: Trong khi hội kiến với vua nhà Minh, sứ thần Giang Văn Minh đã trổ tài thao lược, đối đáp với vua nhà Minh. Một lần vua Minh ra vế đối: ''''Đồng trụ chí kim đài dĩ lục" (Cột đồng trụ đến ray rêu đã phủ xanh) Giạng Văn Minh khảng khái đối lại rằng: ?oĐằng giang tự cổ huyết do hồng" (Sông Bạch Đằng từ xưa máu thù còn loang đỏ). Vua Minh nổi giận vì bị nhắc đến nỗi nhục thua trận, liền sai mổ bụng sứ thần Giang Văn Minh xem "gan to mật lớn" đến nhường nào! Giang Văn Minh chết, vua Minh tiếc một bậc tài danh, sai người ướp thủy ngân vào xác đưa về nước.
  7. xadieu_2000

    xadieu_2000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/01/2006
    Bài viết:
    3.649
    Đã được thích:
    1
    Vốn là mảnh đất giàu truyền thống, đến những năm đầu thế kỷ XX làng Mông Phụ lại sinh những người con ưu tú khác, đó là cụ Phan Kế Toại. Phan Kế Toại (1898-1973) là con Tuần phủ Phan Kế Tiến. Lúc còn trẻ ông được cha cho đi du học tại Pháp ở Pháp ông được đưa vào đào tạo ở trường "Hành Chính" trong khi nguyện vọng ông muốn học luật. Tại đây, ông đã được gặp lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong những năm bôn ba hải ngoại, Nguyễn Ái Quốc đã khuyên ông nên học trựờng "Hành Chính", sau này có nhiều điều kiện giúp ích cho nước nhà... (Theo lời kể của Hoạ sĩ Phan Kế An). Học xong Phan Kế Toại về nước, ông được thăng nhậm từ "tri phủ" đến "Khâm sai đại thần"... Sau khi cách mạng Tháng Tám bùng nổ ông bỏ nhiệm sở về nhà, sống nhàn tản nhưmột người làng Mông Phụ. Nếu có ai hỏi ông chỉ cười mà rằng: "Lão giả an tri!" (Già rồi về nhà dưỡng lão). Sau đó ông nhận thý của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ông đã lên Việt Bắc tham gia vào cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc. Tại chiến khu ông được chính phủ cử giữ chức: Bộ trưởng Bộ Nội vụ, chức năng của Bộ Nội vụ ngày ấy, rộng hơn bây giờ, nó bao gồm cả Bộ Công an trong quán lý lãnh đạo... ở cương vị của mình trong chính phủ kháng. chiến tại Việt Bắc ông đã có một phần đóng góp rất khoa học, quan trọng; nhiều nhân sĩ sống trong "thành" tấm tắc ngợi khen, và họ tham gia rất tích cực. "Hoà bình lập lại" (1954) ông cùng chính phủ về Hà Nội, và được Đảng, Nhà nước cử giữ chức Phó Thủ tướng Chính phủ!
  8. xadieu_2000

    xadieu_2000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/01/2006
    Bài viết:
    3.649
    Đã được thích:
    1
    Đường Lâm- làng nông thôn Bắc bộ điển hình
    Làng cổ Đường Lâm với cái tên đã rất quen thuộc mà các sử gia hay gọi từ lâu "Làng Việt cổ", "Làng cổ đá o­ng" lại mang trong mình tất cả những nét đặc trưng, điển hình, tiêu biểu của làng quê, nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, khu vực Đồng bằng Bắc bộ - Châu thổ sông Hồng. Làng cổ Đường Lâm vẫn còn nguyên vẹn những thuần phong mỹ tục, cuộc sống đậm đặc chất nông thôn - nông nghiệp, cảnh quan môi trường ngôn ngữ giao tiếp... Trong ca dao, tục ngữ, văn học dân gian Việt Nam có những gì đẹp đẽ, thân thương nhất của thôn quê xưa thì Làng cổ Đường Lâm là những bức tranh hội tụ đầy đủ những nơi ấy như: Lũy tre, cánh đồng, cánh cò, cây đa, giếng nước, sân đình, ao làng, ngõ, xóm, hàng cau, cây rơm...
    Làng cổ Đường Lâm nổi tiếng với nhiều di tích kiến trúc đẹp như cổng làng Mông Phụ, đình Đông Sàng, đình Đoài Giáp, cầu Cam Lâm, chùa Mía... và đặc biệt là những ngôi nhà cổ tiêu biểu, với vòm cổng và tường xây bằng đá ong. Người dân quanh vùng gọi quen là ?olàng Việt cổ đá ong? cũng bởi đặc trưng này. Khuôn cổng cổ kính đã có từ mấy trăm năm, cây đa cổ thụ và bến nước đậm chất Bắc bộ... cũng góp phần tạo cho Đường Lâm vẻ rêu phong hiếm có, không giống với những làng Việt khác.
  9. xadieu_2000

    xadieu_2000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/01/2006
    Bài viết:
    3.649
    Đã được thích:
    1
    Đường Lâm gồm 9 làng, trong đó 5 làng Mông Phụ, Đông Sàng, Cam Thịnh, Đoài Giáp và Cam Lâm liền kề nhau. Các làng này gắn kết với nhau thành một thể thống nhất với phong tục, tập quán, và tín ngưỡng hàng ngàn năm nay không hề thay đổi.
    Ngày nay, làng Đường Lâm vẫn giữ được hầu hết các đặc trưng cơ bản của một ngôi làng người Việt với cổng làng, cây đa, bến nước, sân đình, chùa, miếu, điếm canh, giếng nước, ruộng nước, gò đồi. Hệ thống đường xá của Đường Lâm rất đặc biệt vì chúng có hình xương cá. Với cấu trúc này, nếu đi từ đình sẽ không bao giờ quay lưng vào cửa Thánh.
  10. xadieu_2000

    xadieu_2000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/01/2006
    Bài viết:
    3.649
    Đã được thích:
    1
    ----------------------------
    Mọi người dù lứa tuổi nào, trai hay gái, trẻ hay già, Tây hay Ta đều có thể tham gia được . Rất hoan nghênh các bạn
    Ban Tổ Chức: Đại Hiệp Xạ Điêu
    Việt: 0982.589979
    YM: xadieu_2000@yahoo.com

Chia sẻ trang này