1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Làng Gà ở Đà Lạt

Chủ đề trong 'Ẩm thực' bởi hayen69, 06/02/2014.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hayen69

    hayen69 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/01/2014
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    1
    Từ Đà Lạt xuống đèo Prenn xuôi theo quốc lộ 20 khoảng 15km, bạn sẽ đến với làng K’Long (hay còn gọi là làng Gà) - một ngôi làng nhỏ nằm dưới chân Núi Voi, tại xã Hiệp.

    [​IMG]

    Làng Gà là nơi định cư chủ yếu của các gia đình người K’Ho trên núi rừng Tây nguyên. Hằng ngày họ sống trong yên bình với công việc chủ yếu là lên nương, làm rẫy, lao động miệt mài kiếm sống cùng niềm tin sắt đá vào chế độ mẫu hệ thiêng liêng, vào thiên chức cao cả của người mẹ. Và đây cũng chính là khởi nguồn cho sự hình thành của cái tên rất độc đáo - làng Gà.
    Theo những người dân ở đây, làng Gà được bắt nguồn từ câu chuyện tình yêu đầy cảm động của đôi trai gái người K’Ho. Vì tình yêu, người con gái đã không tiếc thân mình đi tìm cho bằng được một con gà chín cựa để làm lễ vật cưới chồng. Người con gái ấy đã lao vào rừng sâu kiếm tìm trong vô vọng và cuối cùng chết bên sườn núi.
    Cảm động trước tình yêu của nàng sơn nữ, dân làng đã dựng lên một con gà chín cựa bằng đá khổng lồ để tưởng nhớ. Tượng gà sừng sững như lời nhắc nhở hãy bỏ những thủ tục hà khắc để đôi lứa đến với nhau, cùng nhau xây dựng cuộc sống tốt đẹp.
    Lời kể về chú gà đã đi từ làng này qua làng khác và trở thành một truyền thuyết đẹp ở xứ cao nguyên Lâm Viên này.
    Hằng năm sau khi thu hoạch xong vụ mùa dân làng thường tổ chức lễ hội, mọi người tập trung dưới pho tượng Gà khổng lồ đánh cồng chiêng, uống rượu cần và cầu nguyện cho dân làng sống trong sự bình yên mưa thuận gió hòa, cầu nguyện cho tình yêu đôi lứa mãi mãi không xa cách.
    Hình pho tượng này cùng truyền thuyết “voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao” đã tô thắm thêm những vẽ đẹp độc đáo của dân tộc Việt Nam với ước mơ chinh phục thiên nhiên. Hiện mỗi năm làng Con Gà của người K’Ho là điểm đến thú vị của rất nhiều du khách trong và ngoài nước khi tới du lịch Đà Lạt.
  2. sad angel

    sad angel Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/01/2014
    Bài viết:
    47
    Đã được thích:
    0
    Từ Đà Lạt xuống đèo Prenn xuôi theo quốc lộ 20 khoảng 15km, bạn sẽ đến với làng K’Long (hay còn gọi là làng Gà) - một ngôi làng nhỏ nằm dưới chân Núi Voi, tại xã Hiệp.
  3. hayen69

    hayen69 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/01/2014
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    1
    Người làng kể rằng: Cũng như nhiều buôn làng trên Tây nguyên, làng Darahoa cũng có rất nhiều truyền thuyết, nhưng có một câu chuyện mà lúc ấy các già làng thường hay kể trong những dịp hội hè… Chuyện rằng, ngày xưa ở làng Darahoa này có đôi trai gái là nàng Hơ Bia và chàng K’Tien. Họ đang độ tuổi trăng tròn và yêu nhau thắm thiết. Cả làng ai cũng trầm trồ khen ngợi và đều mong cho họ sớm nên vợ nên chồng.

    Nhưng cha của K’Tien thì không muốn vậy, vì theo ông thì gia đình Hơ Bia quá nghèo nên của hồi môn sẽ chẳng có bao nhiêu. Nghĩ vậy nên cha của K’Tien đã bảo với Hơ Bia là nếu muốn bắt K’Tien làm chồng thì phải có 100 chiếc xà rông và một số lớn sản vật quý như trâu, bò, chiêng, choé… để làm của hồi môn. Vì quá yêu nhau và mong sớm nên vợ nên chồng nên chẳng mấy chốc Hơ Bia đã chuẩn bị đầy đủ các lễ vật mà cha của K’Tien đã thách cưới.

    Nhưng lúc này người cha tham lam và ích kỷ ấy lại đòi Hơ Bia phải có thêm mấy thứ lễ vật nữa như: voi chín ngà, gà chín cựa… với mục đích làm cho nàng bỏ ý định lấy K’Tien. Tuy nhiên đôi trẻ không nản chí mà lần này chính K’Tien lại xung phong đi tìm các sản vật tận trên rừng xanh, còn Hơ Bia ở lại chăm lo việc nhà. K’Tien đi lâu ngày mà chẳng có tin tức gì, còn Hơ Bia cũng thao thức từng đêm suy nghĩ mà không làm sao biết được những con vật ấy ở đâu.

    Rồi đến đêm nọ nàng mơ thấy K’Tien đang bị nạn trên rừng. Sợ quá, nàng vội đi tìm chàng. Nàng đi, đi mãi rồi cuối cùng họ cũng gặp được nhau. Cả hai ôm nhau khóc nức nở rồi gục chết vì đói khát và kiệt sức.

    Xót thương cho mối tình chung thủy và lắm trái ngang của đôi trai gái, lũ voi rừng kéo về quỳ mọp chung quanh họ trong suốt thời gian dài rồi lăn ra chết và hoá thành đá ở cách làng Darahoa không xa. Nơi ấy sau này được người đời gọi là núi Voi vì dáng núi có hình đàn voi nằm.

Chia sẻ trang này