1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Làng Nam học võ

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi linh21011970, 10/02/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. linh21011970

    linh21011970 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/05/2004
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Làng Nam học võ

    Làng Nam học Võ
    1) Chuyện học võ
    Dân làng Nam đi chợ huyện về hớt hơ hớt hải chạy vô báo cáo Lý Toét và Xã Xệ
    - Báo cáo hai đại ca, bọn em đi chợ huyện bị ngăn cản, tức không chịu được
    - Ai ngăn tụi em
    - Thưa, trên đường gần làng Trung, thanh niên làng Trung dàn hàng trên đường luyện võ Thiếu lâm, bày thập bát ban binh khí ra đầy góc đường, vũ khí sáng choang
    - Bọn em phải lách mình mà đi còn bị mấy thằng đấm gió vù vù ngay sát vành tai
    - Vậy có mất gì không
    - Thưa, mất ít cá với nải chuối
    - Bọn họ còn khoe mới qua làng Bắc thửa được ít đồ lặn. Hôm nào sẽ lặn bắt hết cá ở ao chung.

    Lý toét và xã Xệ suy nghĩ lung lắm, sau gọi bọn tham miu vô phòng bàn bạc.
    - Dân làng đã biết chuyện bị ăn hiếp chưa?
    - Thưa 2 anh, dân làng biết rồi, hiện chia làm 4 phe, cãi nhau loạn xạ
    - Nói bọn ta nghe xem là những phe nào. Bọn này láo thật, chia phe mà không báo cáo ta.
    - Phe thứ nhất, phe này mạnh nhứt, gồm toàn nhà giàu, có buôn bán với làng Trung. Bọn này nhập hàng mã từ làng Trung về và xuất củ chuối sang. Sếp làng Trung khoái món củ chuối của làng ta lắm.

    Cả lý Toét, xã Xệ cùng đám tham mưu cười khoái chí.
    - Vậy phe này muốn gì?
    - Tụi nó bảo, thời này là thời làm ăn. Phàm làm ăn thì không nên đánh nhau. Ngậm miệng ăn tiền thì tốt nhất. Phe này có cao kiến, cao kiến thưa 2 anh
    - Cao kiến gì mau nói nghe
    - Tụi nó bàn, từ thời ông cha mình cứ 4 năm lại tiến cống sếp làng Trung một lần, mãi sau huyện đổi mới nên mới bỏ lệ tiến cống đi nhưng xem chừng dân làng Trung còn khoái món đó lắm.
    - Giờ làm vậy dân làng biết họ chửi cho
    - Không tiến cống kiểu cũ nữa. Mình cử thanh niên qua xin học võ của họ, trả họ học phí tương đương đồ tiến cống, chắc họ hiểu mình chịu làm em. Học võ là tình sư phụ đệ tử kia mà.
    - Kế này hay, làm ngay
    - Thưa, thế còn 3 phe kia
    - ờ nhỉ, chú nhắc không ta quên béng đi mất. Trình bày đi.
    - Phe thứ 2, hung hăng lắm, đòi đánh, đòi đánh.
    - Đánh như thế nào?
    - Họ bảo, làng mình xưa nay đánh nhau đâu có thua ai bao giờ
    - Họ kể toàn chuyện đánh lén, đánh du kích. Như năm xưa trai làng Đông sang tranh tài hội vật làng. Đám đó cao to quá, vật trai làng ta té oành oạch. Tưởng họ thắng giải tới nơi, may mà ta nhớ mưu trạng Quỳnh ngày xưa, nên thắng ngược
    - ???
    - Ta cử o Mô đóng khố ra vật thi, trai làng Đông vốn hám gái, tính đè ngửa đô nhà mình ra, dè đâu đô mình không có vật mà lại ôm chặt đô làng Đông. Âm dương tương hợp, chú em sướng nhủn người ra thì bất thình lình o Mô thò tay bóp dái mạnh quá làm đô làng Đông bất tỉnh nhân sự. Nghe đâu giờ đô làng Đông vẫn vừa thèm vừa sợ nên chỉ dám lảng vảng ở cổng làng.
    - Bọn này biết một chẳng biết hai, có phải bọn ta không tức đâu nhưng kế đó không dùng với dân làng Trung được vì tụi nó đâu gallant với gái như đô làng Đông.
    - Nhớ mấy năm trước tranh nhau ở hồ cá ta tính dùng kế củ đậu bay cho tụi nó một trận mà không thành.
    - Cử hơn chục trai làng đóng khố chèo thuyền giả vờ dạo chơi, đáy thuyền chất đầy đá cục, tính đi ngang qua bọn đánh cá làng Trung thì chọi cho chúng sưng mặt sưng mũi.
    - Dè đâu tụi nó nghi ngờ, ta ra chưa tới nơi đã bị chúng dùng kế Yết Kiêu lặn dưới hồ đục đắm thuyền ta chết mất gần nửa. Căm lắm mà chưa nghĩ ra cách gì cả.
    - Đêm vẫn nghe mùi cá nướng từ hồ thoảng qua, tức lắm tức lắm mà phãi nhẫn nhịn mãi.
    - Cho nên quyết đánh thì mình chắc thua
    - Phe đó nó cứ nói mình theo kế Chí Phèo, đánh xong lăn ra ăn vạ, cả làng cả huyện đổ xô tới xem, mình cứ tố ỷ lớn ăn hiếp nhỏ, tụi làng Trung chắc quê độ không dám đánh mình nữa. Mà phe này đông lắm
    - Không ổn, không ổn, mạo hiểm lắm, được vạ thì má đã sưng.
    - Thế còn phe thứ 3
    - Thưa phe này trung dung, chủ trương nhỏ hóa và to hóa do mấy thằng mắt cận chủ xướng
    - Gớm, đám đó trói gà không chặt, chỉ lý thuyết suông
    - Bác Xệ bình tĩnh nghe mấy em báo cáo đã
    - Thế nào là nhỏ hóa, thế nào là to hóa
    - Thưa nhỏ hóa là thế này, mấy gò đất nướng cá giữa hồ xưa nay ta đặt biển cấm đái trong vòng 200m, làng Trung, làng Đông Nam cũng làm thế cả. Giờ ta nên giảm biển cấm đái xuống còn 10m, bố cáo cho cả huyện biết, mấy làng kia quê độ không hiểu luật lệ huyện chắc phải chịu theo.
    - Thế còn to hóa
    - To hóa là ta đi kết giao với làng Đông, làng Bắc và các làng khác nữa
    - Làng đông thì có vẻ khó nhẩy, mình vừa bóp dái nó xong
    - Thưa, nhưng nó khoái gái làng mình nên chắc nó chịu
    - Mấy làng khác xưa mình đánh nhau với nó không, chắc gì họ chịu
    - Thời thế thay đổi rồi, vả lại họ cũng ghét dân làng Trung hay ỷ lớn hiếp nhỏ
    - Kế đến qua làng Bắc mua mấy bộ đồ thợ lặn, cung tên, kiếm. Chỗ đó là lò vũ khí mà. Làng Trung cũng khoe mua đồ ở đó suốt
    - Tiếp đến phái mấy người lẻo mép đi du thuyết, làm hội thảo cho cả huyện biết mình oan ức
    - Kế đó thực ra nghe cũng được nhưng phức tạp quá. Thế còn phe 4
    - Nhóm đó gọi là phe vì đông chứ thực ra chẳng có chủ kiến gì, chỉ lo kiếm ăn, trai gái. Hờ hững lắm.
    Sau một hồi bàn bạc lý Toét và xã Xệ quyết định theo ý của phe 1 là thượng sách, phe 2 là hạ sách còn phe 3 là trung sách.
    Thông báo cho trai làng tuyển chọn đi học võ làng Trung. Vì người chọn lởm khởm lại nghĩ học võ là phụ, giao lưu là chính nên chọn toàn bọn cao to, hát karaoke hay, lẻo mép chỉ tội bụng phệ, xoay trở chậm chạp.
    Lũ thanh niên đi học được vài tháng, thỉnh thoảng lý Toét, xã Xệ qua làng Trung thăm, chén tạc chén thù với võ sư làng Trung, lấy làm hể hả lắm.
    Tưởng sự thế là êm, nào ngờ một hôm tụi đi học võ về than khóc như ri.
    - Thưa, tụi nó có cho học võ đâu, toàn phải phục dịch hoặc làm bao cát cho tụi nó đánh đá, khổ sở lắm.
    - Nó lại còn đòi về đào củ chuối giữa làng mang sang cho võ sư ăn, vừa ăn nó vừa chê tụi mày học võ dở ẹt.
    Xã Xệ, lý Toét cùng đám tham miu lại chụm đầu bàn bạc
    - Không xong rùi, tưởng êm mà không phải
    - Tụi làng Trung tham quá, đã được voi lại còn đòi củ chuối, lại còn đá đít con em ta nữa. Việc này tới tai tụi đòi đánh là rách việc lắm. Mà củ chuối ta cũng có còn nhiều đâu, sợ vài năm nữa cũng phải sang làng khác mua. Không biết đến đó thì sao.
    - Gọi thằng nào giỏi võ nhất trong đám đi học vào đây
    - Thưa, không có thằng nào biết đánh nhau cả
    - Thôi gọi thằng nào hát dở nhứt, bị đánh đau nhứt vô
    - Thưa em có mặt
    - Nói bọn ta nghe, qua bên đó nhận xét tụi làng Trung thế nào
    - Thưa thoạt đầu tưởng là hùm là hổ, sau thấy cũng thường thôi
    - Thằng này khá, nhờ cái tính đó mà làng Nam còn đó.
    - Thường ở chỗ nào
    - Thưa, tụi nó hoa hòe hoa sói, múa may đẹp nhưng tấn đứng không vững, cận chiến thì vớ vẩn lắm. Có thằng em thấy còn về giành ăn với vợ, tát vợ hộc máu mồm nên con vợ người dân tộc này còn thù thằng chồng lắm.
    - Còn gươm giáo sáng choang thế nhưng em phát hiện 10 cái thì 5 cái là bịt giấy bạc cho nó long lánh, cho oai thôi chứ đánh đấm gì cái thứ đó

    Lý Toét, xã Xệ vụt tỉnh ngộ vì nhớ tới tụi làng Trung là vua làm hàng mã. Lý Toét nhả miếng cơm đang ăn xuống đất nói:
    - Tụi buôn hàng mã suýt làm hỏng việc của ông, thế mà cứ dương dương tự đắc là thượng sách
    - Thôi ta theo trung sách vậy
    - 2 đại ca thật sáng suốt. Ta tương kế tựu kế rất hay
    - Tương tương cái gì, cũng mồm tham miu bọn bay cả, thượng sách với chả hạ sách
    - Thưa anh Xệ đừng nóng, kế mình vừa rồi là kế Câu Tiễn nếm phân
    - Trước ta chịu làm em mà làng Trung không chịu, chừ ngoài thì cả huyện chê cười, trong thì các phe sôi sung sục, ngay cả phe 1 nghị hòa nay lắm người cũng tức. Đó chính là thời cơ ta dùng trung sách.
    - Cái tụi dài lưng tốn vải hiến kế nghe cũng được chứ nhẩy.
    - Thôi, không bàn nhiều nữa. Mau cử người đi mua sắm, học võ sambo, du thuyết, quảng bá, mau.
    2) Chuyện tàu lặn
    Nói chuyện lý Toét, xã Xệ sau khi làng Bắc đồng ý chế đồ lặn cho mới gấp rút tìm thanh niên để luyện môn lặn có khí tài.
    Lạ thay, sau vài tháng số người tuyển được rất lèo tèo. Lý Toét cằn nhằn:
    - Con cháu Yết Kiệu đâu cả rùi. Lạ thật, lạ thật
    Trong đám tham miu có đứa báo cáo:
    - Tụi thanh niên nghe đồn lặn có khí tài rất nguy hiểm. Khi đang lặn mà có thằng cắt ống thở thì chết toi, nên tụi nó ngán. Vả lại, tụi nó cũng chỉ rành lạng lách đánh võng trên đường. Có thằng lạng lách dữ quá bay qua cả thành cầu rớt xuống sông nên tụi nó sợ nước lém.
    Lý Toét, xã Xệ vò đầu bứt tai mãi. Chợt xã Xệ vỗ đùi cái bép:
    - Tui nghĩ ra rùi, lựa mấy đứa bằng cấp tiến sỹ lâu nay vẫn khoe tài khoe giỏi cho đi học lặn
    - Ông chỉ được cái tếu. Lũ đó học hành gì, tiến sỹ gíây cả đó
    - Thôi đành nhờ tư vấn vậy, gọi giáo làng vô đây.
    Giáo làng lật đật tới.
    - Sao ông giáo trễ vậy?
    - Thưa, vì còn vướng mấy cái hội đồng chấm thi tiến sỹ, hai quan anh thông cảm
    - Ông cắt nghĩa giùm bọn tui xem tại sao trai làng miềng sợ nác hỉ?
    - Thưa ông Lý, ông Xã, chuyện này thì dài dòng. Hai ôn có nhớ ngày xưa đám thanh niên chia làm hai phe không?
    Phe lên rừng đẵn gỗ săn thú thì thành vương thành tướng nào là Sơn tinh, thánh Tản (thực ra Sơn tinh trước cũng theo đoàn đi biển nhưng quay lại vùng núi từ rất sớm)?rất nhiều. Còn đám xuống biển mò cua (bể), bắt cá (kình) thì hăng quá vượt biển sang sống ở làng đảo, trong sách sử vẫn còn ghi, mấy ngài đó cũng hiển hách. Kể ra phải gọi đó là đợt chảy máu thanh niên đầu tiên của làng miềng, thiệt hại không nhỏ.
    Chỉ còn mỗi chú Thủy tinh ngủ quên ở lại, sau cầu hôn công chúa bị vua xử thua nên cũng không vui vẻ gì.
    Từ đó tới nay dân làng khi hướng nghiệp hay căn dặn con cháu đều lấy núi làm đầu, tránh xa vùng nước ao chuôm sông hồ, nên đâm ra miết rùi dân làng sợ nước. Nỗi sợ lan ra cả tới chuyện tình duyên, có ca dao làm chứng rằng:
    ?oThà nằm đất với chị hàng hương (nhang)
    Còn hơn nằm giường với em hàng cá?.
    - Vậy chừ tính răng
    - Thưa, cái đó làng Bắc họ có kinh nghiệm, cứ để họ quyết là chắc cú
    Lý Toét, xã Xệ cất đi được một nỗi lo, kê cao đầu ngủ kỹ.

    Chuyện ở làng Giữa, lâu la vào báo:
    - Bẩm đại ca, làng Nam mua đồ lặn của làng Bắc, tính bắt cá và săn san hô đỏ ở hồ
    - Bọn đó thửa đồ lặn loại nào?
    - Cùng loại với ta mua mười năm trước
    - Vậy thì hỏng lo, hỏng lo. Xường thui, xường thui
    - Em có kế này
    - Kế gì nói nghe
    - Tụi nó ít tiền mua được ít đồ, lại mới tập lặn nên lạng quạng
    - Ừa, tụi đó bơi còn chả ra sao mà đòi lặn
    - Khi nào tụi làng Bắc hết huấn luyện tụi làng Nam ta sẽ khởi sự. Ta có máy dò cá trên thuyền, phát hiện tụi làng Nam ra lặn thì cứ ba đứa mặc đồ lặn kè một đứa thợ lặn làng Nam, trên thuyền bủa lưới vây, một đứa giữ tay, một đứa giữ chưn, đứa còn lại giựt ống thở. Thể nào tụi làng Nam cũng thua, đó là ngón gia truyền làng ta, chiến thuật biển người mừ.
    Tụi võ sư làng Giữa vỗ tay khen:
    - Diệu kế, diệu kế.
    - Cái này dùng để trị tụi thợ lặn, bọn bay còn có kế sách gì nữa hong?
    - Bẩm, ta dùng tụi thuyền chài dàn hàng ngang chèo vô sát bờ hồ tụi làng Nam, vừa bắt cá, vừa ca hát chẹn đường đánh cá của tụi nó. Cả quãng hồ dài của tụi nó chừ như cái hẻm hẹp téo, xe phòng cháy chữa cháy vô không lọt cho tụi nó tức ứa máu chơi
    - Cái này cũng là diệu kế. Làng ta quả lắm bậc túc trí, đã có Lượng nay lại có cả Du. Mừng thay, mừng thay

    Nói chuyện lý Toét một đêm đang thiu thiu ngủ mơ thấy một ông lão cổ quái mặt đỏ au cứ lúi húi sau gốc chuối không biết làm gì. Đêm sau, lại đêm sau nữa Toét ta cũng vẫn mơ vậy.
    Trong bụng giận lắm nghĩ ta nhìn thấy tụi đái đường nhiều lắm hay sao mà cứ mơ thấy suốt, hỗn loạn quá.
    Bèn đem chuyện kể với Xệ. Xã xệ bảo:
    - Me too, cũng đang tính kể cho quan bác nghe
    Thấy sự trùng hợp, cả hai cùng ra bụi chuối đào lên thì thấy dưới chôn một quyển sách còn mới, bìa vẽ trâu vàng hồ Tây bên trong có câu thơ con cóc:
    - ?oĐồ chơi đắt giá
    Không dùng oánh nhau
    Chỉ để đánh võng.?

    Toét, Xệ chụm đầu bàn bạc hồi lâu rồi nói:
    - Cảm tạ Thành Hoàng Tổ đoái thương

    Hồ cá, một buổi chiều đẹp, hai thợ lặn làng Nam thực hành buổi lặn độc lập không có huấn luyện viên làng Bắc lần thứ 2.
    Hai chú bơi tới gần vùng rất nhiều mỏm đá nhỏ, tương truyền là đuôi cũa con rồng trắng bỗng thấy khí lạnh bốc lên ngùn ngụt.
    Vùng này nằm trên đường thẳng với ngọn đồi cao nhứt của huyện, nếu kéo dài đường thẳng nầy sẽ tới điểm sâu nhứt trong hồ, nơi hà bá, bạch tuộc chân dài sinh sống.
    Đường thẳng nầy xưa Cao Biền gọi là đại địa mạch, rất xung yếu. Nay 2 chú nhờ có đồ lặn hitech nên mới ra được tới vùng này ngắm nghía.
    Ku ếch nói với ếch em:
    - Tau thấy ghê ghê
    Vừa dứt lời bỗng thấy 06 chàng thợ lặn im lìm bơi tới gần. Ếch em hoảng quá loạng choạng. Ba thợ lặn lạ mặt kè sát ếch anh. Thốt nhiên nước hồ đen kịt và một tấm lưới cá phủ lên mấy thợ lặn lạ.
    - Chuồn gấp thôi ku em
    Vừa nói tới đó ếch anh và ếch em bị một xoáy nước lớn đánh văng đi. Cuống quit một lúc thì thấy bến làng Nam .
    - Thoát rùi anh, tạ ơn trời đất
    Thì ra, theo cẩm nang của cụ tổ dạy. Hai thợ lặn mang kèm theo bình mực để khi gặp nguy hiểm phun ra bắt chước con mực cho đối phương không nhìn thấy gì nữa, kế đó vung lưới ra quấn chân quấn tay tụi kia rùi lặn trốn về nhà gấp.
    Tuy vậy, thợ lặn lạ quá lão luyện và đông. May nhờ luồng xoáy bất thần mà thoát. Cho nên mới ngộ ra rằng hay cũng còn cần hên.
    Hai hôm sau, thấy cả huyện đồn ầm lên có hai thợ lặn làng Giữa bị bạch tuộc chân dài kéo xuống vùng nước sâu, mất tích.
    Chỉ lý Toét, xã Xệ và võ sư làng Giữa biết đầu đuôi câu chuyện nhưng âm thầm không nói.
    Không biết sau rùi làng Nam có còn cho thợ lặn đi bắt cá hay luyện ngón trâu húc nữa không thì chưa thấy chuyện nói tới.

  2. nobita1102

    nobita1102 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    5.394
    Đã được thích:
    655
    Hay, kính bác 1 ly
  3. tomoabc

    tomoabc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/10/2007
    Bài viết:
    137
    Đã được thích:
    0

    Tuy vậy, thợ lặn lạ quá lão luyện và đông. May nhờ luồng xoáy bất thần mà thoát. Cho nên mới ngộ ra rằng hay cũng còn cần hên.
    Hai hôm sau, thấy cả huyện đồn ầm lên có hai thợ lặn làng Giữa bị bạch tuộc chân dài kéo xuống vùng nước sâu, mất tích.
    Chỉ lý Toét, xã Xệ và võ sư làng Giữa biết đầu đuôi câu chuyện nhưng âm thầm không nói.
    Không biết sau rùi làng Nam có còn cho thợ lặn đi bắt cá hay luyện ngón trâu húc nữa không thì chưa thấy chuyện nói tới.

    [/quote]
    Bài viết công phu, thông điệp 2 thợ lặn lạ bị mất tích bởi 2 ếch mới tập bơi mà là thật thì kể cũng đáng mừng (?)
  4. Mad_Owl

    Mad_Owl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/03/2006
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Hay Hay hay
    Bác còn thiếu chút...để em thêm chút mắm muối vào cho dzui
    Số là vầy, Làng Nam cầy cục quyên góp được mấy chục lạng bạc mang qua làng Bắc đổi mấy con diều về chơi, tính là đúng hướng gió qua làng Trung là cho mấy con diều bay qua thả mấy cục ph*n cho bỏ tức. Tuy là vậy, mấy con diều mới đó cũng hơi mắc mỏ cho nên làng Nam chỉ dám trùm mền không dám mang ra thả sợ bị hư...
    Bài của chủ thớt hay quá, em thêm chút nếu có gì mạo phạm bỏ qua cho em nhe
  5. DragonPhoenix

    DragonPhoenix Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/01/2002
    Bài viết:
    676
    Đã được thích:
    13
    Bái phục !
  6. MMichelHung

    MMichelHung Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/12/2009
    Bài viết:
    7.599
    Đã được thích:
    7
    Hi vọng sẽ được nghe bác kể tiếp chuyện làng
  7. thanhlaota

    thanhlaota Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2008
    Bài viết:
    377
    Đã được thích:
    0
    Quá tuyệt
  8. MMichelHung

    MMichelHung Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/12/2009
    Bài viết:
    7.599
    Đã được thích:
    7
    hay nhưng không biết có thật hok?

Chia sẻ trang này