1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lang thang đất Việt hình ảnh 54 dân tộc anh em

Chủ đề trong 'Du lịch' bởi duyk6, 23/01/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. bopbopchatchat

    bopbopchatchat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/09/2005
    Bài viết:
    814
    Đã được thích:
    0
    Cho tớ hỏi một câu hơi tóc vàng hoe một tý, dù tóc tớ đã đen toàn phần nhưng cái đuôi vẫn hơi bị râu ngô (ngày xưa tớ có đua đòi đi nhuộm tóc): Kinh nghiệm tự thân hay là copy&paste ạ?
  2. kienxanh

    kienxanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/06/2006
    Bài viết:
    762
    Đã được thích:
    0
    Chuối nhỉ, post ảnh lên topic của mình thì không được. Post ở topic nhà khác thì ngon lành.
    He he he, thế là mọi người cũng được biết rồi.
    Làm tiếp vậy:

    3. Người H''Mong:
    Người H''mông có nhiều chi: H''mông Đơ (trắng) H''mông Lềnh (vàng) H''mông Sy (Đỏ) H''mông Súa (Hoa) H''mông Đu (Đen).
    Một bộ trang phục cổ truyền của phụ nữ gồm váy hình nón cụt, xếp nếp, phần mông bó chặt, phần thân váy xòe rộng. Aỏo có cổ lật ra phía sau gáy. Thắt lưng buông hai dải dài phía sau. Tấm vải che đằng trước váy. Vuông vải che ở phía mông. Khăn quấn đầu. Xà cạp, và tấm áo khoác ngoài không có tay, có cổ lật ra phía sau gáy. Tất cả các chi trong dân tộc H''mông đều có kỹ thuật thêu khá tinh vi và có truyền thống giỏi trong trang trí bằng hình chắp vải mầu, vẽ sáp ong trên vải để lấy họa tiết mầu trắng trên nền mầu chàm. Hầu hết các họa tiết được thêu, vẽ, chắp vải trên nền vải lanh trắng, hoặc vải đỏ, có định hình sẵn là các bộ phận của áo, váy. Sau khi hoàn thiện đồ án trang trí từng bộ phận riêng lẻ, người ta mới may ráp, hoàn chỉnh váy, áo... Đó là cách làm riêng của người H''mông, khác các dân tộc anh em đã thể hiện trang trí ngay trên thành phẩm của mình. Trong sưu tập này giới thiệu các đồ án trang trí trên các bộ phận hợp thành của y phục H''mông các chi.
    Những ô trang trí những đường diềm hình chữ thập, chữ đinh, chữ công được chuyển biến một cách hết sức phong phú, đa dạng, tài tình, kết hợp với các ô hình quả trám, hoặc tam giác có các đường viền hình gẫy khúc trong các thể bố cục khác nhau lúc thẳng đứng, lúc nằm ngang tạo cho đồ án trang trí hoa văn của người H''mông có vẻ linh hoạt, không những thể hiện trên thân váy vẽ bằng sáp ong, mà cả trên thể loại khác, cho thấy trang trí hoa văn H''mông có một phong cách riêng biệt đặc sắc, không hề lẫn lộn với các trang trí của dân tộc khác.
    Ngoại các họa tiết có cấu tạo bằng đường thẳng, đoạn thẳng. Người H''mông còn thành thục trong việc bố cục đồ án văn hình tròn, đường cong, hình xoáy trôn ốc, hay các biến thể của nó là hai hình xoáy trôn ốc được bố trí đối xứng qua gương tạo thành hình móc hoặc đối xứng trục quay thành hình chữ S là những loại họa tiết có đường cong, đường xoáy dứt khoát thanh thoát, nhịp nhàng, uyển chuyển tạo cho bố cục hài hòa, không đơn điệu - chỉ thấy xuất hiện trong trang trí y phục của người H''mông. Những họa tiết này biểu hiện cho sự biến chuyển của mặt trời, thời tiết, không gian và thời gian, trong vũ trụ quan cổ đại của nhiều cư dân, là vốn văn hóa chung của nhiều dân tộc, nhưng được thể hiện đậm đà trong trang trí H''mông.
    Chắp vải mầu của người H''mông rất dầy, nhiều lớp đè lên nhau, tạo thành các đường viền lé mầu bao quanh các hình, các đường nét, chứng tỏ một kỹ thuật thành thạo, có truyền thống riêng khác hẳn các dân tộc anh em.
    Mầu sắc ưa dùng trong thêu và chắp vải là đỏ tươi, đỏ thắm, nâu, vàng, trắng, xanh lá cây, lam. Ngay trên các đồ án hoa văn vẻ sáp ong nhuộm mầu chàm người ta cũng ưa ghép thêm hình vải mầu đỏ-trắng, xanh-trắng, rực sáng tươi vui. Đó cũng là điều khác biệt.
    Kỹ thuật thêu của người H''mông có hai cách thêu lát và thêu chéo mũi. Hai cách thêu này làm cho việc tạo nét mềm mại chủ động, phóng khoáng, không bị gò bó trong kỹ thuật thêu luồn sợi, mầu, dựa theo thớ vải ngang, dọc mà các dân tộc khác thường làm.
    Ngoài họa tiết hình hoa tám cạnh, biểu thị sự chuyển động của mặt trời, trang trí H''mông không nhằm diễn đạt một nội dung nào, nhưng mang được sắc thái rất riêng biệt có bản sắc thẩm mỹ của dân tộc rất rõ nét.
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  3. kienxanh

    kienxanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/06/2006
    Bài viết:
    762
    Đã được thích:
    0

    4. Người Dao:
    Dân tộc Dao có nhiều nhóm địa phương và phương ngữ khác nhau, mỗi nhóm đều có trang phục riêng.
    Trang phục Dao đỏ thích dùng mầu đỏ tươi rực rỡ để trang trí : khăn đỏ, bông trên ngực áo, cổ áo, trên khăn-đỏ, tua-đỏ, yếm đỏ, nẹp ngực áo đỏ, yếm lưng-đỏ, yếm che trước bụng-đỏ, mầu thêu trên quần cũng dùng các mầu sắc đỏ. Hoa văn trang trí thêu dày đặc. Các vật liệu trang trí như bạc, nhôm, hạt cườm có tác dụng phát sáng, mầu sắc lóng lánh, lung linh được sử dụng nhiều càng làm tôn vẻ rực rỡ sang trọng cho bộ y phục đầy bản sắc của dân tộc mình.
    Dao Đỏ, Dao Tiền, Dao Coóc mùn, Dao Ôgang, Dao Quần chẹt đều có kỹ thuật thêu thoáng trên nền vải đen, vải chàm. Kỹ thuật thêu thoáng này để lộ nền đen, nền chàm ẩn ngay trong các họa tiết, có tác dụng làm giảm độ rực chói, mạnh mẽ của các mầu nguyên sắc làm cho hòa sắc chung có độ chuyển êm, trầm, nhuần nhụy. Đó là điều đặc sắc cho sắc thái trang trí Dao.
    Ngoài những họa tiết là vốn chung của nhiều dân tộc như hình hoa tám cánh, chữ S, mào gà, chữ vạn, người Dao có nhiều sáng tạo họa tiết riêng cho trang trí, khai thác các hình tượng trong thiên nhiên có cách điệu kỹ hà hóa cao nhưng vẫn nghiêng về xu hướng diễn tả gần gũi với hiện thực như : cây thông, người, ngựa, chim, chó, sóng nước, mặt trời, mặt trăng, ngôi sao... là những thành tựu trang trí đặc sắc của họ.
    Trong trang trí Dao có những họa tiết thể hiện tín ngưỡng vật tổ của dân tộc như hình "Tua chồ" (Con chó) theo truyền thuyết của người Dao; Bình Vương - hay Bình Hoàng đế, nuôi được con chó Tiên đẹp đẽ và khôn ngoan. Gặp lúc vua nước láng giềng là Cao Vương đem quân xâm lược. Bình Vương cùng tướng sĩ, quân lính chống giặc bị thất bại. Trước hiểm nguy của đất nước, Bình Vương liền hiệu triệu thần dân trong cả nước góp sức chống giặc và hứa hẹn rằng: Nếu ai dẹp được giặc ngoại xâm, sẽ được vua gả công chúa và truyền ngôi cho. Con chó Tiên liền xin đi dẹp giặc. Chó Tiên vượt biển đến ở ngay trong nhà Cao Vương, nhân lúc Cao Vương say rượu, chó Tiên xông vào cắn đứt cổ Cao Vương, ngậm đầu Cao Vương vượt biển đem về dâng trình Bình Vương. Dẹp được giặc, nhớ lời hẹn, vua gả công chúa cho chó Tiên biến thành người, đẹp duyên cùng công chúa và được lên ngôi báu trị vì đất nước, đó là Bàn Vương. Theo quan niệm của người Dao thì Bàn Vương là thủy thổ của họ. Người Dao có hơn 12 dòng họ, nhưng đều suy tôn họ Bàn là họ gốc và là anh cả của các dòng họ. Truyền thuyết cũng kể rằng, Bàn Vương khỏe mạnh, trường thọ, sống tới 800 tuổi, cho nên việc trang trí họa tiết hình chó trên áo, ngoài ý nghĩa là vật tổ để ghi nhớ công ơn tổ tiên, truyền thống của dòng họ, còn có ý thức phương thuật cầu mong phép thiêng của tổ tiên che chở để cháu con được yên bình, khỏe mạnh trong cuộc sống. Người Dao còn thêu họa tiết, dấu ấn của Bàn Vương trên lưng áo của cả người nam và nữ cũng mang ý nghĩa này, nhưng theo phong tục tập quán tín ngưỡng của dân tộc, họ còn quan niệm rằng: Khi người ta chết đi, được mặc áo có các loại họa tiết này trong lúc khâm liệm thì linh hồn mới được tổ tiên đón nhập vào cõi thiên đường, siêu linh tịnh độ.
    Bàn Vương còn được coi là một trong ba vị thánh tiên của Đạo giáo Trung hoa là tôn giáo có nhiều ảnh hưởng trong đời sống văn hóa tinh thần trong đó có trang phục của người Dao.
  4. kienxanh

    kienxanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/06/2006
    Bài viết:
    762
    Đã được thích:
    0

    5. Dân tộc Pu Péo:
    Người Pu Péo không thêu trên trang phục - các dải hoa văn chắp ghép bằng vải mầu xanh, đỏ, trắng, tím, vàng, nổi lên rực rỡ viền quanh 2 tà áo, trên tấm choàng hình quả trám phủ trước váy, quanh gấu váy và trên khăn đội đầu - các hình tam giác, quả trám, hình chữ nhật là những hình cơ bản được chắp ghép tỉ mỉ, khéo léo tạo nên các họa tiết hình mào gà, mặt trời thể hiện những ý niệm chung về tín ngưỡng sùng bái. Mặt trời và những quan niệm Âm-Dương tương hợp nguồn gốc tăng trưởng, phồn vinh của con người và vạn vật trong vũ trụ.
    Chủ đề tập trung, hình thức đơn giản, gây được một ấn tượng mạnh mẽ về mối tương quan, sự chuyển động của sắc mầu để tượng trưng cho sự biến chuyển của thiên nhiên, biểu trưng cho sự biến ảo kỳ diệu của vũ trụ, vạn vật là những điều khó khăn trong sự hạn chế của nghệ thuật trang trí, song người Pu Péo đã thực hiện được trên trang trí y phục của người mình với một mỹ cảm đặc sắc độc đáo. Những quy tắc bố cục cân đối cứng nhắc đã bị phá vỡ, nhường chỗ cho một phong cách phóng khoáng, linh hoạt.
    Hạt cườm các mầu, mặt mài bằng kim loại là các chất liệu trang trí có giá trị gợi cảm, gây ấn tượng trong đồ án trang trí.
    Trong mấy mươi năm gần đây, phụ nữ các dân tộc nói chung, phụ nữ Pu Péo nói riêng có xu hướng sử dụng những mảnh vải mầu in hoa công nghiệp hiện đại để cắt, ghép hình trang trí kỷ hà trên trang phục, dường như trong tâm thức: Người ta muốn đưa sự tươi mát, đường nét mềm mại uyển chuyển của tự nhiên mà họ tìmj thấy sẵn trên các mẫu hình in hoa công nghiệp hiện đại - bổ sung cho trang trí cổ truyền? Song cách làm đó đã phá vỡ tính thuần nhất của nghệ thuật trang trí, gây ấn tượng có tính chất biểu trưng, và đó là những dấu hỏi đặt ra cho các thế hệ cháu con về sự kế thừa và phát huy vốn trang trí truyền thống của Ông Bà trao lại, nó báo hiệu cho sự thay đổi nhiều mặt trong trang trí y phục dân tộc trong tương lai.
  5. kienxanh

    kienxanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/06/2006
    Bài viết:
    762
    Đã được thích:
    0

    6. Dân tộc Lô Lô:
    Hai nhóm Lô Lô Hoa và Lô Lô Đen đều sử dụng phối hợp kỹ thuật chắp vải mầu có thêu khá tinh tế trong những khuôn thức bố cục chặt chẽ, có hòa sắc rực rỡ sáng, tươi của các mầu nguyên sắc được bố trí bên nhau làm rõ, làm tăng độ tương phản vốn có.
    Người Lô Lô Hoa sử dụng kỹ thuật trang trí chắp hình vải mầu nhiều hơn trên trang phục. Người Lô Lô Đen sử dụng kỹ thuật thêu nhiều hơn, dùng xen kẽ với chắp hình vải mầu, bố cục trang trí trang phục thoáng, nhẹ hơn. Cả hai nhóm đều thể hiện nhiều mẫu hình trang trí đặc sắc của các dân tộc có ngôn ngữ: nói tiếng Tạng-Miến ở phía Bắc nước ta.
    Hình tượng thần vị Kết Dơ - cai quản vũ trụ, tạo ra con người; các hình tròn có chữ Hán trên các hình chạm bạc, các khuy hình tròn bằng vỏ trai, vỏ ốc xà cừ có mầu sắc lóng lánh dính thành dẫy, thành chùm trên nền khăn đen, các hạt cườm ngũ sắc, các tua đỏ dính viền mép khăn đội đầu, thể hiện cho bầu trời cùng các vị thần tinh tú. Đường diềm trang trí bổ ô thể hiện họa tiết biểu trưng cho sự tuần hoàn của Mặt trời, Mặt trăng, thời tiết, mùa màng viền quanh khăn, là một kiểu bố cục khăn đội đầu của họ.
    Hình tượng thần vị Mít Dơ - cai quản mặt đất, che chở con người, các hình tròn có chữ Hán trên các hình chạm bạc. Đường diềm trang trí bổ ô hình vuông thể hiện họa tiết tượng trưng cho bốn phương và trung tâm viền quanh khăn đội đầu, các mảng trang trí trung tâm chia thành nhiều ô vuông, trong ô vuông có chắp vải hình tam giác kèm nhau đôi một; một bên sáng một bên tối, một bên đậm mầu một bên nhạt mầu, một bên rực sáng một bên trầm u... thể hiện cho sự chuyển biến tuần hoàn của không gian, thời gian, của vũ trụ kỳ bí - là một kiểu bố cục khăn đội đầu của ho.
    Cả hai kiểu bố cục đó đều sử dụng các họa tiết khác nhau nhằm biểu trưng cho cõi trời, cõi đất. Sự thể hiện nội dung này trong trang trí Lô Lô là hoàn toàn khác biệt.
    Trong trang trí Lô Lô, nhất là trên trang trí của nhóm Lô Lô Đen, ta thấy xuất hiện hình trang trí: chim ngó bá (?). Phải chăng con chim huyền thoại ngó bá này chỉ có liên quan đến nhóm Lô Lô Đen, như hiện tượng dân tộc học về tín ngưỡng vật tổ, còn tồn tại trong văn hóa của nhiều dân tộc, trong đó có dân tộc Lô Lô.
    Trên cả hai tấm khăn người ta còn thêu những đường diềm nhỏ trang trí hình con cừu, đó là một con vật trong số 12 con vật tượng trưng để tính lịch, ngày, tháng, năm trong cách tính thời gian của nhiều dân tộc có ngôn ngữ Tạng - Miến.
    Trên trang trí Lô Lô còn xuất hiện hoa văn trang trí hình bông lúa, là loại họa tiết thường trang trí trên quai trống đồng, một loại hình nhạc cụ phổ biến của các dân tộc ở miền Nam Trung Hoa và ở Việt Nam, trong đó có dân tộc nói ngôn ngữ Tạng - Miến. Hiện nay người Lô Lô vẫn còn lưu giữ bảo quản loại trống đồng cổ truyền này với tư cách một nhạc cụ, sử dụng trong những dịp tiến hành nghi lễ trang trọng phục vụ cho phong tục, tập quán của dân tộc.
    Trang trí Lô Lô thực sự mang bản sắc văn hóa, cách nhìn quan điểm thể hiện nghệ thuật độc đáo riêng.
    (Nguồn : binhthuan.gov)
    Hoa ơi, đọc mệt chưa??????????
    Được kienxanh sửa chữa / chuyển vào 14:00 ngày 24/01/2007
  6. anson1

    anson1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/02/2006
    Bài viết:
    246
    Đã được thích:
    0
    Cô gái Vân Kiều
    [​IMG]
    Cô gái Thái
    [​IMG]
  7. anson1

    anson1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/02/2006
    Bài viết:
    246
    Đã được thích:
    0
    Gái một con
    [​IMG]
    Em đi chợ phiên
    [​IMG]
  8. anson1

    anson1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/02/2006
    Bài viết:
    246
    Đã được thích:
    0
    Bên bếp lửa người Dao
    [​IMG]
    Trang phục của người dân tộc ???
    [​IMG]
    [​IMG]
  9. smkt

    smkt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/12/2004
    Bài viết:
    6.586
    Đã được thích:
    1
    Vậy thì đây cũng là một cô gái Thái nhỉ...
    [​IMG]
    [​IMG]
    @kiến: kiến gọi mỗi Hoa
  10. dhlv

    dhlv Guest

    Có cái link này của Wikimedia tiếng Việt dạng sơ sài nhưng còn hơn là ko
    Ai có máy scan thì post hẳn sách giấy lên loại này ở HN khá nhiều
    Các dân tộc Việt Nam : http://vi.wikipedia.org/wiki/D%C3%A2n_t%E1%BB%99c_Vi%E1%BB%87t_Nam
    Muốn biết dân tộc nào thì click vào link cụ thể, còn muốn xem video vào www.youtube.com mà tìm.
    Được dhlv sửa chữa / chuyển vào 20:21 ngày 24/01/2007

Chia sẻ trang này