1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lang thang Hà Nội

Chủ đề trong '7X - Chi hội Hà Nội' bởi GodFatherHN, 18/09/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. latrung

    latrung Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Bài viết:
    694
    Đã được thích:
    0
    Thôi nếu BỐ GIÀ của HÀ NỘI mà có vẻ không bằng lòng với cách viết của em ,thì em biến.Đáng lẽ phải xuyên tạc là những nơi bãi tàu ,bến xe,hang cùng ngõ hẹp của HÀ NỘI toàn người tốt việc tốt ,em lại nói linh tinh . Mà đúng ra ở chế độ mình chỉ nên nhìn thấy những cái tốt đẹp như các bác thôi thì mới tồn tại được,chỉ vì em đọc ở www.vnn.vn người ta đăng bài dưới đây nên em cảm hứng làm vài bài.;
    Có nên viết về khuyết tật của dân tộc mình không?
    (10:03:00 11-10-02)
    Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, từng có những tác phẩm viết về những thói hư tật xấu của con người. Còn trong thời hiện đại, cho đến nay, vẫn chưa có một tác giả nào viết về những điều đó. Sau đây là ý kiến của GS Cao Xuân Hạo.
    - Cách đây nhiều năm, nhiều bạn đọc đã có được một ấn tượng khá mạnh sau khi đọc bài viết Đôi chút tự trào của ông đăng trên Tuổi trẻ Cười. Trước khi viết bài này, ông có đọc cuốn Người Trung Quốc xấu xí... không?
    - Rất tiếc là mãi mấy năm sau tôi mới được đọc. Tôi rất thích cuốn đó. Tôi nghĩ rằng những cuốn sách như thế rất có ích cho người đọc, nhất là những người thực sự có quan tâm đến dân tộc, và nhất là trong thời kỳ hiện nay.
    - Nghe nói GS Trần Quốc Vượng có ý định hợp tác với ông để viết một cuốn sách tương tự, không biết có đúng không?
    - Tôi cũng có nghe mấy người biết GS Vượng nói thế, nhưng bản thân tôi thì chưa nghe GS nói gì. Tôi không biết quan điểm và văn phong của tôi có thích hợp với một sự cộng tác như vậy hay không. Nếu thống nhất được với GS về hai mặt ấy, chắc chắn là tôi sẽ nhận lời, và coi đó là một vinh dự đối với tôi.
    - Ông có nói: ''Những cuốn sách như thế rất có ích cho người đọc, nhất là trong thời kỳ hiện nay''. Phần cuối câu này nên hiểu như thế nào?
    - Bấy lâu các tác giả viết về tính dân tộc và bản sắc của dân tộc ta, dù là những chuyên gia về dân tộc học, hay là những tác giả nghiệp dư, không trừ một tác giả nào, đều đã hết lời ca ngợi những cái hay cái đẹp của dân tộc ta. Những cuốn sách và những bài vở tự ca ngợi như thế rất cần cho chúng ta, ít nhất là để nâng cao niềm tự hào dân tộc, và khắc phục tâm lý tự ti vốn thường thấy ở những dân tộc nhỏ yếu đã từng lệ thuộc ngoại bang trong những thời gian dài. Tự ca ngợi là việc rất cần làm trong những thời kỳ mà ta phải đương đầu với những kẻ thù mạnh hơn ta gấp bội. Nhưng có một điều quan trọng không thể quên: người Việt Nam cũng là người chứ không phải là thần thánh. ''Con Rồng cháu Tiên'' là một huyền thoại, chứ thật ra chúng ta là con cháu của cha ông ta, vốn là những con người, không hơn không kém, dù cái danh hiệu này có viết hoa hay viết chữ thường. Chỉ có người theo chủ nghĩa vị chủng mới cho rằng dân tộc mình là ''ưu tú nhất'', là sinh ra để dìu dắt các dân tộc khác, để khai hóa cho họ trở thành văn minh và ưu tú như mình, vì các dân tộc khác còn man rợ và kém cỏi, không thể thiếu sự hướng dẫn và ban ơn của mình, một dân tộc thượng đẳng có quyền và có sứ mệnh dìu dắt họ thoát khỏi tình trạng mông muội. Ta đã biết rõ cái tâm lý tự hào dân tộc kiểu đó đã đưa đến những cuộc chiến tranh tàn khốc như thế nào, và đã làm cho những dân tộc ''thượng đẳng'' thảm bại một cách nhục nhã ra sao.
    Một nhà hiền triết cổ đại có nói rằng, một trong những nhân tố quan trọng nhất khiến cho một dân tộc, một triều đại, một nhà vua, một tướng lĩnh sa đọa nhanh nhất chính là một trận đại thắng lẫy lừng khiến cho người ta có ảo giác là mình bất khả chiến bại, mình là tinh hoa của nhân loại, mình là tuyệt đối hoàn hảo. Đó chính là dấu hiệu chắc chắn nhất của sự suy đốn và đồi bại. Cho nên, sau một thắng lợi lớn, nguy cơ suy vong của một dân tộc không những không mất đi, mà còn tăng gấp bội.
    - Vậy làm thế nào để giải quyết mối mâu thuẫn giữa niềm tự hào dân tộc và chủ nghĩa vị chủng?
    - Có lẽ cách đặt vấn đề như thế không thật ổn, vì ở đây vấn đề không phải là một sự lựa chọn giữa hai cực. Nếu có khác nhau chăng thì đó là khác nhau giữa tự hào và tự mãn mới đúng. Dĩ nhiên ta có quyền tự hào đúng mức về những thắng lợi vẻ vang mà ta đã giành được trong dĩ vãng và đang giành được trong hiện tại. Tôi nói ''tự hào đúng mức'' là vì nếu vượt quá một mức độ nào đó ta rất dễ trở thành lố bịch. Có những dân tộc không có thành tích vẻ vang bằng ta trong lịch sử chống xâm lược, chỉ vì trong lịch sử họ chưa từng bị xâm lược kể từ khi lập quốc. Và sở dĩ như vậy cũng có thể vì họ quá hùng cường, và dĩ nhiên họ cũng có quyền tự hào về sự hùng cường ấy.
    Tự hào quá mức rất dễ đưa đến tự mãn. Mà tự mãn thì bao giờ cũng có hại. Điều đó xưa nay không có ai không thừa nhận. Sống có nghĩa là tiến lên, là cải thiện, là phát triển, là khắc phục, là sửa chữa. Vậy nếu thấy mình không cần tiến lên, không cần cải thiện, không cần sửa chữa gì hết, thì kết quả chắc chắn mười phần là tiến thẳng đến cái chết. Muốn sống tiếp, không thể nào tự mãn được. Mà muốn không rơi vào tự mãn, phải biết rất rõ bản thân có những nhược điểm gì. Điều đó cũng cần thiết như niềm tự hào dân tộc.
    Không những phải nêu rõ những nhược điểm, mà còn phải làm cho mỗi người thấy xấu hổ trước những nhược điểm ấy một cách sâu xa. Cho nên viết về cái xấu cần có một ngòi bút thật sắc bén, thiện chí và tài hoa. Đó chính là vấn đề khó khăn nhất đặt ra trước những người có ý định viết về những thói hư tật xấu của dân tộc. Và những người có vai trò cầm cân nảy mực cho các tác giả phải phóng tay phát động lòng dũng cảm của họ lên, dẹp lòng tự ái dân tộc đến tối đa. Hễ tác giả nào nêu lên được một sự thật đáng buồn đến đâu chăng nữa, bằng một giọng điệu giễu cợt cay độc đến đâu chăng nữa, thì cũng không gặp phải bất cứ sự phản ứng nào. Và dù những lời chê bai của họ chỉ đúng với một thiểu số ''không đáng kể'' chăng nữa, thì việc họ làm vẫn hết sức có ích, không những cho những người đương sự, mà cả cho những người còn lại nữa.
    Cho nên tôi có thể hoan nghênh những cuốn sách và những bài báo viết về những nhược điểm tiêu biểu nhất và có tác dụng cản trở lớn nhất cho sự phát triển và đổi mới của dân tộc.
    - Ông là người tâm huyết với giáo dục, vậy thưa ông, giáo dục thời nay - nhất là trong cải cách có những sai lầm về chữ viết, sách giáo khoa... Những cải cách này có ảnh hưởng gì...?
    - Thật ra khi các tác giả thực hiện cuốn sách Giáo khoa Tiếng Việt tập 1, tôi và một số đồng nghiệp đã có góp ý. Nhưng dường như các tác giả không chịu tiếp nhận, và như anh đã thấy, hậu quả của nó bị báo chí và dư luận đang phê bình. Nhưng có lẽ việc đã lỡ nên... vậy thôi. Theo chúng tôi thì chúng ta không nên đem con người ra ''thí nghiệm'', nhất là lại đem giáo dục ''thử'' thì thật là nguy hại.
    - Xin cảm ơn Giáo sư !
    (Theo Báo Văn Nghệ)
    Mấy thằng cha này định đầu độc thanh niên ,làm họ có những cái nhìn tiêu cực đây,đề nghị các bác lạc quan yêu đời tụ tập lại đáp trả trên www.vnn.vn cho mấy lão kiến thức ,trình độ hẹp hòi,cái nhìn thiển cận này một bài nhé.Mị kíp may mà có các bác nhắc nhở ,không thôi em đã ăn phải bả của mấy lão già ngu si này.Mong sao các bác nhanh chóng tạo dựng chức quyền,chớ để cái lũ già này ăn nói lung tung ,hỏng hết thanh niên chúng ta,mà em tí nữa là nạn nhân đấy
  2. vari_ty_xyz_new

    vari_ty_xyz_new Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/03/2002
    Bài viết:
    1.519
    Đã được thích:
    0
    Ờ hờ hờ, cứ thế này thì cái đất để lang thang Hà nội sẽ thành cái chỗ để trânh luận về quan điểm tốt xấu của Hà nội mất. Tôi chỉ đơn giản nghĩ là đay là đất để lang thang, ai nghĩ gì viết nấy, ai cảm nhận sao viết vậy, làm sao mà các bác phải lý luận chặt chẽ và cạnh khoá nhau ghê thế nhẩy.
    Thiết nghĩ, chỉ khoảng gần chục năm về trước, mức sống của Hà nội không được ồn ào náo nhiệt như bây giờ. Xe cộ ngoài đường ít , phố xá không tập nập bằng, nhà cửa thì lộn xộn, bẩn thỉu, mạnh ai nấy xây.
    Còn bây giờ thì sao, rỗi rãi lượn một vòng quanh Hà Nội, phố xá bụi hơn, ồn ào hơn và đông đúc hơn. Xe máy, xe ô tô đi rợp trời, đến mức mà đôi khi cảm thấy đi xe máy chậm chả khác gì đi xe đạp cái hồi mà xe máy chưa nhiều. Ý thức của người đi đườngcũng có vẻ xuống cấp hơn. Cách đây khoảng 2 năm tôi còn thấy dân tình đứng chờ đèn đỏ một cách rất lịch sự và nghiêm chỉnh. Thế mà bây giờ thì sao. Mạnh đường thằng nào thằng đấy lấn, đèn đỏ không có công an, tội gì không đi, ai bắt đâu mà sợ. Còn muốn phun ngọc minh châu à, hờ hờ, vô tư đi, đường của xã hội chứ có phải là đất nhà mình đâu ma lo.
    Tuy nhiên, phố xá lại đẹp hơn rất nhiều, nhà cao tầng mọc lên, một số dãy phố cũng được quy hoạch quy củ, trông đẹp mắt. Vườn hoa cây xanh mọc lên nhiều , mát mắt hơn. Con người bây giờ cũng ăn mặc đẹp hơn, bắt mắt hơn.
    Đấy tất nhiên là có những mặt tốt mặt xấu của nó, xã hội mà, các bác cãi nhau tiếp đi.
    Cái gì đây kỳ này



    Click
    No woman no cry

    ]
  3. latrung

    latrung Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Bài viết:
    694
    Đã được thích:
    0
    Dạ thưa các quan bác của 7x chi hội HÀ NỘI,em vốn vào được ttvn mới được có chừng ba tháng,cái box này em mới chân ướt ,chân ráo được vài hôm,cũng chỉ dám mon men ,khiên tốn pos vài ba bài.là kẻ lạ em cũng không dám làm kinh động đến những tâm trạng lãng mạng đầy thi vị của các bác,em tưởng lang thang HÀ NỘI gặp gì thì kể lấy.Đâu biết là chỉ được nói về những cái hay cái đẹp.Thôi thì em xin bỏ dở bài mình vậy.Chúc các bác tìm lại cảm hứng về hương hoa và thanh lịch của đất TRÀNG AN,mong các bác đại xá cho con ma mới này đã quấy quả những tình cảm ,cái nhìn trong sáng ,lạc quan đầy chất thi vị của các bác.Các bác ở lại lãng mạn với nhau nhé.Em ngược đây.
    Nếu các bác đồng ý cho mỗi người được tự do nêu ra cái nhìn của mình,miễn là đúng sự thật ,thì ới em một câu nhé.Bảo đảm em viết thật,em ghét những thằng nói điêu lắm
  4. LamGiang

    LamGiang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/07/2002
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0
    Phở chỉ là một phần rất nhỏ trong cuộc đời???
    1. Hoạ sĩ T. vừa nhấp chén trà đặc sánh nghi ngút khói vừa cười: ??oỞ Sài Gòn, một mét vuông có ba thằng Hà Nội!???.
    Ngoa nhưng không phải là không có lý. Hãy nhìn sự xuất hiện ngày một dày đặc của các dịch vụ dành riêng cho đối tượng này: nào phở Hà Nội, bún chả, bún thang Hà Nội,miến lươn Hà Nội, siêu thị Hà Nội, đêm nhạc Hà Nội,kịch Hà Nội thậm chí đến cả mắm tôm, mắm tép Hà Nội???
    Trong số dân Bắc nhập cư Sài Gòn, người Hà Nội có vẻ ??ooai??? hơn cả, ??ooai??? đến nỗi cứ mở miệng nói tiếng Bắc là bị hỏi: ??oCó phải người Hà Nội không????. Nếu gật thì người ta khoe ngay: ??oNăm ngoái tui ra Hà Nội, được mấy nhỏ bạn dẫn đi ăn phở ở Cấm Chỉ??? và không quên than phiền: ??oĂn ở Hà Nội sao mà cực, chủ quán thì mặt khó đăm đăm, chỗ ngồi chả có, rau sống hà tiện, đến cả ly nước cũng không???. nếu bạn bật cười và ??osửa sai??? ngay rằng: ??oAnh Hai Nam Bộ ơi, ai lại đi ăn phở ở Cấm Chỉ, lại còn đòi rau sống và trà đá nữa chứ??? thì nhất định bạn chẳng phải dân ??oNam Tiến???.
    ??oNam tiến??? nghĩa là phải quen với chuyện đó, cũng như quen với chuyện các quán ăn trưng biển Hà Nội mà vẫn cho đường vào nước dùng, vẫn bày một đĩa húng chó dài nghêu cạnh một tô phở loe miệng đã rắc sẵn hạt tiêu cùng với tương Tàu!
    2. Bạn sẽ thắc mắc vì sao cái xứ 12 tháng hè và bói không ra một bát phở tử tế mà dân Hà Nội vẫn kéo vào đông thế? Thì tôi xin thưa với bạn rằng phở chỉ chiếm mười phút một ngày, nghĩa là nó chỉ là một phần rất nhỏ trong cuộc đời.
    Nếu có thể so sánh thì Hà nội giống như nước Pháp, còn Sài gòn giống như nước Mỹ. Đặc tính ??ohợp chủng quốc??? ở đây rất rõ. Sài gòn rộng lòng với dân nhập cư chứ không như Hà Nội. Trong mắt người ??ohàng phố???, trừ Tây và Việt kiều, ai không phải gốc gác ba đời đều bị coi là ??onhà quê???, đối tượng của khinh nhờn,lừa đảo và ăn hiếp. ??oNhà quê??? hỏi đường mà gặp mấy cậu choai choai hay mấy cô ??othiếu nữ ngủ ngày??? rỗi việc ngồi xổm ăn quà vặt ở vỉa hè thì khốn,chỗ cần đến thì chẳng đến được. lại còn bị chỉ cho đi sai vài cây số. Nhà quê đi bán rong, bị ném lên ném xuống, chê ỏng chê eo. Nhà quê đi mua hàng, tiền đã ít lại chẳng dám chọn, vớ vẩn có khi còn bị mắng xơi xơi vào mặt. Nhà quê mà ??omàu??? nhiều thì cũng được nịnh, nhưng là nịnh để lừa bán với giá cắt cổ, lớ xớ mua rồi còn trả lại thì cầm chắc tăng chửi vuốt mặt không kịp.
    Người Sài Gòn chẳng bận tâm anh quê Hà Nội hay Hà Tĩnh, chỉ có một chữ để gọi: ??ongười Bắc??? để phân biệt với một đối tượng nhập cư khác ở các tỉnh lân cận: ??ongười dưới tỉnh???. Ở xứ sở dịch vụ này, một công thức rầt giản đơn: ai có tiền người ấy là thượng đế. Nếu anh vào một cửa hàng với bộ cánh hiệu Valentino và một xấp tiền lẻ loại 2000 đ trong tay, anh sẽ bị khinh thường hơn là ở trần,quần xà lỏn với một xấp tiền 50 000 đ mới coóng! Cũng như thế, bạn khó lòng thuyết phục ai đó rằng bạn là thiên tài, rằng điều bạn nói là chân lý, nếu túi bạn chẳng có lấy một xu. Người ta sẽ thản nhiên hỏi ??~bi nhiêu???? rồi ??oxú- vơ- nia??? bạn một lời tạm biệt rất Mỹ: ??ono money no talk!???.
    3. ??oNam tiến??? hay bị bệnh ??othương nhớ mười hai???, ra Hà Nội là sáng dậy đi ăn phở ??omậu dịch???, mò đến Hàng Cân ăn bánh cuốn cà cuống, đến Hàng Hành ăn xôi gà, bún thang, gật gù tán phét đến trưa với bạn bè ở cà phê Nhân, trưa ăn cơm bình dân ở Hàng Cá, chiều nhẩn nha dạo Nguyễn Xí mua sách đại hạ giá, xẩm tối kéo nhau lên Hồ Tây ăn bún ốc???
    Ăn ở Hà Nội có cái sướng riêng. Chỗ ngồi thi vị, rau tươi roi rói, gia vị thơm tho, nêm nếm ??obá cháy???, vừa ăn vừa nghe chủ và khách véo von toàn tiếng lóng với chửi thề. Chả thế mà ngoài những bún, phở, cháo lòng???, đám kinh doanh ẩm thực gốc Bắc ở Sài Gòn tinh khôn còn đem theo cả??? tiếng chửi và phong cách phục vụ lề mề. Quán ??omiến chửi??T góc Nguyễn Du-Đồng Khởi nổi tiếng một thời vì bà chủ quán vừa bốc hành răm thoăn thoắt vừa chửi nhân viên ra rả bằng tiếng kẻ chợ rất giòn.
    Nhưng chỉ ??omười hai??? thôi thì còn thương được, chứ lên đến ??omười ba??? là hết chịu nổi. Ở Sài Gòn đã sáu năm mà tôi chỉ đến quán ??ochửi??? có mỗi một lần, còn lại tôi đến các quán khác, ăn dở một tí nhưng rộng rãi, sạch sẽ và nhất là được ??ocảm ơn- xin lỗi??? bằng giọng Nam Bộ ngọt như mía lùi.
    Tôi cũng bỏ luôn thói quen đến ??ochợ Đồng Xuân mini??? ở Hai Bà Trưng mua cà pháo, mắm tôm sau khi chứng kiến hai chủ hàng chém nhau vỡ đầu chỉ vì một chiếc bánh trưng!
    Ra Hà Nội tôi, cũng hết muốn ăn bánh cuốn Hàng Cân vì lỡ có mặt đúng lúc tay chủ quán đẹp trai vưa soi tiền lên bóng điện (vì nghi ngờ là tiến giả), vừa mắng xơi xơi vào mặt hai thực khách miền Nam chỉ vì dám cả gan thắc mắc ??otại sao hai suất bánh cuốn với mấy giọt cà cuống lại tới gần 100 ngàn????.
    Tôi chán đi taxi ở Hà Nội vì lái xe ??othiên nhiên??? xưng ??oanh??? với khách nữ, ??othân ái??? (một cách lỗ mãng) hỏi: ??oem có chồng chưa???????
    Nhịp sống hối hả của đô thị lớn đã lấy mất của tôi sự kiên nhẫn trước những tập quán ??ođậm đà bản sắc??? nhưng quá thiếu văn minh này chăng?
    Bạn sẽ kết án tôi ??omất gốc???, thành kiến và quá ư cố chấp. rằng đó là những mặt trái có tính chất bề nổi. Còn phần lớn người Hà Nội thanh lịch và tinh tế lắm. Tôi không phản đối.Nhưng nếu người thanh lịch thấy những chuyện trên là thường, sáng nào cũng chen vai thích cánh đi ăn cháo ??oquát??? với phở ??ochửi??? thì tôi thấy trong cái sự ẩm thực tinh tế này có cái gì hơi ??? dã man.
    Nhưng tôi yêu Hà Nội hơn bất kỳ một người Hà Nội nào. Một tình yêu không đi qua dạ dày nên khó có thể lấp đầy bằng ??ocà pháo, mắm tôm??? hay vài gói ô mai ??omade in Hà Nội???, chỉ mất hai tiếng đồng hồ là hạ cánh xuống Sài Gòn.
    Bạn đã bao giờ đúng ở ngoài cửa sổ, nhìn vào ngôi nhà thời thơ bé, giờ trở thành khách sạn? Hay gặp lại người yêu thời sinh viên, bây giờ đi xe cá mập, ăn buffet, chơi tennis nhưng mở miệng là toàn giọng Chợ Trời?
    Tôi luôn có cảm giác như thế khi về Hà Nội. Đẹp hơn, cao hơn và bóng bẩy hơn. Nhưng những điều tốt đẹp như những con người khả kính, ngại những bát nháo phố phường mà theo Rùa thần lặn mãi vào ký ức???
    Mạn phép các bác em gửi bài này lên đây cho các bác đọc, người Hà Nội xa Hà Nội viết về Hà Nội, em thấy các bác tranh cãi nhau mà thấy buồn quá. Hà Nội có muôn mặt của nó, tốt, xấu đầy đủ cả, các bác đứng quá lý tưởng hoá Hà Nội lên như thế.
    Tình yêu đầu tiên, trò chơi cuối cùng.
  5. hope

    hope Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/06/2001
    Bài viết:
    182
    Đã được thích:
    0
    Trời Hà nội vào thu dễ được hơn hai tháng rồi nhỉ? Năm nay thu Hà nội đến sớm, giữa tháng 8 mà trời đã dịu. Những bất ổn trong cuộc sống cũng khiến mật độ những vụ lang thang Hà nội của mình nhiều hơn.
    Uh thì từ xưa đến nay mình vẫn thích lang thang. Nói cho đúng, mình yêu mùa đông nhất. Nhưng Hà nội cả bốn mùa đều đẹp. Mùa xuân là khởi đầu của một năm, tràn nhựa sống và mưa phùn lâm thâm đêm giao thừa đi chùa cùng cô bạn thân. Những buổi trưa mùa hè nắng chói chang, đường Thanh niên vắng lặng ran tiếng ve sầu, những chiếc ghế đá lặng im dưới tán phượng đỏ. Những đêm hè ngập tràn hương vị cổ tích (có Chúa mới hiểu vì sao mình luôn gắn từ cổ tích với đêm hè Hà nội). Mùa đông là những đoạn đường hun hút gió bấc, những quán cóc 'liêu xiêu một câu thơ'. Còn mùa thu ... mùa thu thì sao?
    Mỗi buổi sáng thức dậy ra khỏi cửa sương mù bảng lảng. Sáng và tối là rét, nhưng trưa trời lại nắng. Nắng không gay gắt và dữ dội như nắng hè, ở ngoài nắng cũng đủ để rát tay, nhưng vào trong bóng râm lại thấy lành lạnh. Trang phục của các cô gái cũng dịu dàng hơn, thiên về nữ tính, chứ không sôi nổi và khoẻ khoắn như mùa hạ. Lang thang nghĩa là đi qua đủ ba cái hồ của Hà nội từ Thiền Quang đến Hồ Gươm rồi ra Hồ Tây, có một người bạn bên cạnh hoặc đôi khi cũng chẳng cần ai, nói chuyện hoặc đôi khi không nói, chỉ cần gió nhẹ và nắng vàng, sương dăng trên mặt hồ, những ngôi chùa im lìm và quạnh quẽ. Hình như vào mùa thu người ta ra đường không phải vì công việc. Người ta ra đường để tận hưởng không khí trong lành, để sưởi nắng, để ngắm cảnh, và cuối cùng, để lang thang!
    Tối hôm trước mình đã đi lang thang Hà nội về đêm. Kỳ lạ thật, không ngờ Hà nội về đêm vẫn thức. Nghĩ lại thấy mình thật ngây thơ khi nghĩ rằng an ninh ở bên Gia lâm thật tốt, vì vẫn thấy vài ba cô gái chậm rãi tản bộ ngoài đường. Những nhà nghỉ ven đường Nguyễn Văn Cừ với ánh sáng leo lét hắt ra từ trong. Cây cầu Long Biên vẫn lam lũ trong đêm, vỏ hoa quả vứt bừa bãi dưới chân cầu.
    Không, Hà nội về đêm với mình không phải là một Hà nội ăn chơi và sa đọa. Hà nội về đêm là Hà nội của lao động hiện ra dưới ánh sáng màu vàng của những ngọn đèn đường mệt mỏi, với những chuyến xe chở hàng dài ngoẵng ban ngày không vào được nội thành, những người lái xe ôm vẫn đứng đợi khách, những quán ăn về đêm, những người lao công cặm cụi, những công trường sắt thép bừa bãi... Lởn vởn trong đầu là một câu hát của Trịnh Công Sơn: Nhớ đèn đường từng đêm thao thức, sáng cho em vòm lá me xanh... Góc độ nào đi nữa, Hà nội vẫn là Hà nội. Và trên cao, hoa sữa vẫn nở. Ước gì có thể một đêm nữa được lang thang ở Hà nội.
    Viết lung tung và lan man quá! Mùa thu Hà nội cũng thật tệ, chị bạn thân đã nói với mình: Em ơi đừng có đi nhiều với tên con trai nào mà xác định là không thể yêu được vào những buổi tối mùa thu, trời đẹp thế này dễ làm một điều gì đó điên cuồng lắm. Thế mà cuối cùng mình cũng vẫn đi, để cuối cùng còn lại là hai tháng đi chơi, một lần ... cầm tay, và những day dứt về một tình yêu không nên có! Đến hôm nay mùa thu chưa chết, nhưng chắc là một điều gì đó đã chết. Có những điều không thể vượt qua được.

    HOPE
  6. codet

    codet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2002
    Bài viết:
    1.130
    Đã được thích:
    0
    Hope viết hay lắm.
    Đúng là có những điều không thể vượt qua được.
    Đúng là trời đẹpnhư này dễ làm một điều gì đó điên cuồng !
    Tôi thì không cảm nhận được nhiều điều như mấy bác ở đây , nhưng cảm nhận về thời gian ở HN rất rõ vào mùa thu, chả mấy lúc mà mùa đông , rồi Tết, rồi già , sợ quá xá!
    À , mà phải chăng vào cái chủ đề này là chỉ được mơ , được mộng được đắm mình vào những vẻ đẹp của Hn thôi a?
    phantincodet
  7. power160watt

    power160watt Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/08/2002
    Bài viết:
    296
    Đã được thích:
    0
    Bình tĩnh nào các chiến hữu, đang vui vẻ mà, cứ trào tuôn những âm thanh ngọt ngào như các chiến hữu muốn đi, vừa tai, vừa mắt các chiến hữu là được, âm thanh mà nó có trong sáng trung thực hay không còn phụ thuộc vào đường truyền, vào bộ xử lý mà. Nào, đừng bận tâm vào những tín hiệu bị nhiễu chứ, latrung đọc bài của ông, thật là thú vị, cả giọng văn và tình tiết.
    Âm thanh sống động và trung thực: Power 160 watt
  8. latrung

    latrung Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Bài viết:
    694
    Đã được thích:
    0
    Được sự đồng ý của người tạo ra chủ đề này ,em xin viết tiếp về cái chợ kia.
    .......hình như có cấp chính quyền nào đó nghĩ RA kế DĨ ĐỘC TRỊ ĐỘC .Dùng lưu manh để trị lưu manh,những tên côn đồ tù tội đầy chiến tích được dựng lên để cai quản chợ này,dựa vào chiêu bài đội trật tự,quản lý chợ ngang nhiên trấn áp,tự đặt ra mức giá thu lệ phí mà chúng muốn.Nhưng không dễ yên ổn cho chúng ,những băng đảng khác cũng rập rình thò chân vào chợ .Nhiều cuộc chiến đã xảy ra , một gã võ sĩ trẻ tuổi từng nổi đình nổi đám trên võ đài HÀ NỘI,cao to lực lưỡng, đầu quân cho một đàn chị ,với nhiệm vụ quấy rối chợ để giành ảnh hưởng,sau một lần giao tranh với một tay anh chị của chợ,tuy nhỏ con hơn,nhưng tay anh chị này với phản ứng đầy kinh nghiệm của nhiều năm lăn lộn bụi đời đã cho tay võ sĩ trẻ từng vô địch VIỆT NAM ở một hạng cân kia đi một con mắt.
    Em cố viết vài câu cho xong cái chợ kia,hẹn các bác tham quan HÀ NỘI qua một nơi khác nhé
  9. latrung

    latrung Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Bài viết:
    694
    Đã được thích:
    0
    Con phố nhỏ nằm len lỏi trong lòng của 36 phố phường HÀ NỘI.khiêm tốn hay gian manh,chả biết nói thế nào.So với những con phố lớn mà trị giá nhà mặt tiền hàng chục cây vàng một mét vuông vây quanh nó,trông nó thật là khiêm tốn.Nhưng cũng rất gian manh,nó che chở trong lòng những công dân không lấy gì làm lương thiện cho lắm.Người dân ở đây bảo nhau câu cửa miệng,<< mỗi gia đình phải đóng góp cho xã hội một thằng khốn nạn>>không hiểu họ an ủi nhau,hay là giải thích cho số liệu,hầu như nhà nào cũng có thằng đi tù,thậm chí là con, xanh xao ,vàng vọt vì thuốc phiện đó là hình dáng của những đứa chưa đi hay đang về phép<<về phép,có nghĩa là chưa tái tù>>.Cha trộm cắp đi tù,con ở nhà cắp trộm lấy tiền lo lót cho cha trong ngục,mẹ đi ngoại tình,chị đi làm điếm.Có gia đình có 4 người con,đã nhiều năm ,những ngày giỗ tết trong gia đình họ chưa thấy đủ mặt mọi người,họ cứ lần lượt thay nhau vào chốn lao ngục như các đấng sinh thành cuả họ ngày xưa đi phu phen cho thực dân .Trong căn buồng tăm tối của một căn nhà nằm sâu trong hẻm,một người bố trạc năm mươi tuổi liếc mắt thèm thuồng nhìn thằng con trai 16 tuổi,đang nâng tờ giấy bạc lên ngang mặt,mồm nó ngậm tờ giấy bạc 200 VNĐ cuốn hình sâu kèn,tay kia bật lửa ga lướt một đường dẻo như mấy ông bán kẹo kéo.Nó chĩa chiếc tẩu giản đơn đó để hít những làn khói trắng mỏng manh,đầy khoái trá.trong cơn đê mê nó nhìn thấy bố mình gục đầu thất vọng,áng chừng thương hại bố,nó vất mấy thứ đồ dùng về phía bố.<<còn chỗ ấy bố dùng đi>>Như bắt được của rơi,bố nó vồ lấy,lập cập lão cũng xài gọn chỗ dư mà quý tử để lại.Thuốc không còn nhiều đủ để lão đi vào cơn say,lão nửa trách móc nửa phàn nàn<< mày chả nghĩ gì đến bố cả,mày tưởng bố ở nhà sướng lắm hử,mỗi lần mày đi chợ((đi chợ;tiếng lóng có nghĩa là đi móc túi))bố ở nhà ruột gan nôn nao,lo lắng vì mày>>Thằng con cố rướn đôi mắt nặng trĩu,trề môi<<thế hồi trước bố có tiền bán cái ngõ cho nhà N,bố bao con T hút,bố có nghĩ đến con không?>>
    Có tiếng bất đĩa khua lanh canh ngoài ngõ,gã đàn ông trung niên tay cầm cái bát úp trên cái đĩa,xóc lọc xọc nhưng quân bài tú lơ khơ cắt hình tròn vừa đi vừa rao<< nào ! bà con ra đây để tôi tổ chức công ăn việc làm nào>> gã ngồi xuống đầu ngõ ,chỗ mấy người đang tụ tập,tay mở miệng bát,chẳng hiểu là quảng cáo hay thanh minh mồm liến thoắng<<nào ssấp bốn về thâm ba,có chẵn có lẻ,làng xuống tiền đi nào,chẵn phải lẻ trái,tiếng châm hương đôi bên cái cân,mời làng xuống tiền nào>>Đám đông tụ lại thành một vòng tròn,kẻ vòng trong thì ngồi xổm ,kẻ vòng ngoài đứng chổng mông cắm đầu lắng nghe tiếng xóc để phán đoán đặt cửa
    Cách đó một quãng .cái nhà chứa mấy cô gái làng chơi,nghe chừng hôm nay có vẻ ế khách,một cô nàng chạy ra giữa cửa tây cầm tờ giấy đang cháy luồn đi luồn lại qua háng,mồm lẩm nhẩm<< ba hồn bảy vía,vía lành ở lại vía dữ bay đi>> dứt câu bay đi,cô quăng mạnh tờ giấy ra xa.Lú lẫn thế nào cô tung ngược chiều gió,tờ giấy đang cháy bị gió cuốn táp thẳng vào mặt cô<<ối trời ơi!>> tiếng rú thất thanh đầy bất ngờ cảu cô làm đám bạc tưởng có công an,chúng tranh nhau cướp tiền đặt cửa,nháo nhác như gà thấy diwều hâu.Sau phút hỏang loạn,chúng chửi nhau chí choé,thằng này cướp của tao,thằng kia cướp của tao,ông này trả mẹ tôi tiền đi.Cho dù trong đám đông đó có những lứa tuổi khác nhau,nhưng nghe cách xưng hô thì hình như họ bằng nhau tất,chả thấy đại từ xưng hô ,anh hay chú ,bác nào được phát ra từ đám đó cả.Kết cục là có kẻ đập tan bộ đồ nghề kiếm công ăn việc làm cho đám đông đang thất ngiệp nhưng vẫn có tiền cờ bạc từ những nguồn thu chỉ được đăng ký môn bài thời PHÁP đô hộ.
    <
    Một con sâu rượu đã bán căn nhà tầng dưới lên ở tầng hai,khi rượu vào hắn cởi truồng chửi bố mệ vì cơn sướng không kìm được đã sinh ra hắn.Lúc bốc đồng trong cơn say gã bê tủ quần áo trong nhà ra gĩưa đường đập tan tành,chuột to chạy tứ tung,chuột con đỏ hồng nằm ngắc ngoải giữa đám quần áo cũ kỹ nhàu nát,ngơ ngác như trẻ thơ của ngõ hẻm.Hắn đổ dầu hoả ra khắp nhà tuôn bố đốt sạch,hàng xóm đứng xem,có thằng cười to bảo<< đốt thử xem nào>> thằng say quay ngoắt 180 độ chửi<< bố đẽo đốt nữa,đốt để chúng mày xem à,khi nào không có chúng mày thì bố mới đốt>>.....................................
  10. dearfriend

    dearfriend Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    388
    Đã được thích:
    0
    To bác Latrung: Chuyện của bác chán bỏ ... ( nể tác giả topic :)
    Trước khi làm một việc bác nên nghĩ bác làm việc đó để làm gì?Bác có nghĩ mục đích bác viết làm cái gì không? kêu gọi phục quốc? hay là kêu gọi những người khác viết thêm như bác để cuộc đời này thêm tối tăm? Bác tự đầu độc cuộc đời bác còn chưa đủ hay sao mà còn đi đầu độc của người khác? Bác bao nhiêu tuổi? Chắc cũng đầu 7, như vậy có thể nói là một phần 3 cuộc đời, vậy 2/3 cuộc đời em đoán không nhầm bác vẫn tiếp tục nhìn cuộc sống như cách bây giờ bác vẫn nhìn phải ko? Bác cứ làm như mấy chuyện bác kể chỉ mình bác biết, còn người khác không biết gì í, chuyện của bác thích đọc thì đặt báo công an nhân dân, mỗi ngày họ đăng đến cả chục chuyện, bác copy lại rồi gửi lên có phải nhàn không?Lời khuyên chân thành là: tuy bác nghĩ đời là bể khổ, vậy có giây phút nào có thể làm cho cuộc đời của bác sung sướng hơn thì bác tìm đi, tự nhiên đâm đầu vào nỗi khổ làm gì?
    Ối, khổ thân bác, bác ko muốn ai bình luận bài viết của bác thì bác chỉ còn cách gửi vào hộp thư của riêng bác thôi :D
    Bill Delon - Đẹp trai hơn Alan Delon thông minh hơn Bill Gate

Chia sẻ trang này