1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lang thang loanh quanh Hà Nội: làng cổ Cổ Nhuế

Chủ đề trong 'Hồi ức về các chuyến đi' bởi begift, 25/03/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. begift

    begift Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2005
    Bài viết:
    1.761
    Đã được thích:
    0
    Lang thang loanh quanh Hà Nội: làng cổ Cổ Nhuế

    Cổ Nhuế, ai từng ở Hà Nội cũng biết cái tên này với câu vè:

    Thanh niên Cổ Nhuế xin thề
    Chưa đầy hai sọt chưa về quê hương.


    Hay: Đào Nhật Tân, phân Cổ Nhuế

    Nhưng không phải ai cũng biết Cổ Nhuế vốn là một làng cổ rất đẹp với nghề truyền thống là nghề may (không phải cái nghề 2 sọt đâu nhá). Nói đến sản phẩm may của Cổ Nhuế thì không phải là nổi tiếng khắp Việt Nam mà phải nói là nổi tiếng khắp thế giới. Chỉ tiếc là sản phẩm may của làng Cổ Nhuế lại không có thương hiệu, vì sản phẩm may tập trung vào việc đánh hàng copy... Từ những năm trước đổi mới, người Việt Nam đi lao động hợp tác ở Đông Âu, Tây Âu thường cố gắng mua về áo bay, quần bò Levi''s, áo Nato, áo lông Đức,... nhưng cũng nhiều người mua về đến Hà Nội mới biết mình đã mua phải đồ copy Made in Cổ Nhuế...

    Xã Cổ Nhuế ngày nay nằm ngay chân cầu Thăng Long, bên con Sông Hồng cuộn đỏ phù sa. Ngày xưa, khi sau khi học xong 2 năm đại cương tại thị trấn Phúc Yên, bọn em chuyển xuống Cổ Nhuế học giai đoạn 2, các anh chị sinh viên cũ căn dặn rằng "Chúng mày đi học dưới ấy cẩn thận nhá, bọn Cổ Nhuế gấu lắm đấy!". Khổ thân thằng bé, suốt mấy tháng đầu ở Cổ Nhuế phải đi nhẹ, nói khẽ, cười duyên,... mãi rồi cũng quen với các anh giai Cổ Nhuế, thấy người dân ở đây cũng lành, chẳng đến nỗi nào.

    Nền kinh tế phát triển đã làm Cổ Nhuế mất đi cái vẻ đẹp vốn có của nó, nhưng đâu đó vẫn phảng phát những nét xưa liêu tịch với những nếp nhà rêu phong, những bức tường cũ kỹ nham nhở, những con đường lát gạch, những chiếc cổng xiêu vẹo...

    Nhân cái hôm bỏ lỡ chuyến đi Ba Bể tắm tiên với nhóm VIVU4EVER, em đành vác xe đi loanh quanh Hà Nội, nghe thằng bạn rủ rê quay lại Cổ Nhuế ngắm làng cổ mới phát hiện ra Hà Nội có quá nhiều chỗ mình chưa biết.

    [​IMG]

    [​IMG]

    Xiêu vẹo

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    Được begift sửa chữa / chuyển vào 17:02 ngày 26/03/2007
  2. begift

    begift Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2005
    Bài viết:
    1.761
    Đã được thích:
    0
    Tường cổ với dấu ấn của thời gian
    [​IMG]
    [​IMG]
    Không hiểu sao tường cổ lại bị thời gian sói mòn thành những đường tròn, vòng cung thế này? Nhìn tưởng bức tường này cũng kết cấu với những viên đá ở bãi Đá Cổ tít tận Sa Pa vậy.
  3. begift

    begift Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2005
    Bài viết:
    1.761
    Đã được thích:
    0
    Và em khám phá ra 1 điều lý thú: Người Hà Nội hiện đại đã từng đến nơi này:
    [​IMG]
    Người Phần Lan cũng đã đến đây và để lại dấu ấn bằng những cục gạch
    [​IMG]
  4. begift

    begift Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2005
    Bài viết:
    1.761
    Đã được thích:
    0
    GIẢI NỖI OAN CỔ NHUẾ

    Anh cán bộ phụ trách văn hoá khoát mạnh tay vào khoảng không trước mặt: ?oĐấy, nhà báo cứ đi khắp cái xã này, hỏi dân, tra sử sách xem có thấy ai trong chúng tôi làm nghề đấy không. Tiện thể, anh sẽ được tận mắt chứng kiến nghề truyền thống thực sự của xã tôi luôn?. Chết thật, không lẽ anh chàng ?ohai sọt một gầu? bị ông quản trị khu tập thể nơi tôi ở bắt quả tang chạng vạng sáng hôm ấy cứ sống chết ?oem ở Cổ Nhuế? lại là chuyện đùa. Lại còn câu ví ?oĐào Nhật Tân, phân....? nữa chứ...
    Giải nỗi ?ooan? Cổ Nhuế
    Có gì không phải, xin quý vị bạn đọc lượng thứ cho cái ?otít? đầy chất hình sự này. Nhưng quả thật, chuyện xảy ra ở khu tập thể của tôi hôm ấy đã gợi ý cho tôi về một chuyến hành hương về Cổ Nhuế.
    Cái nghề chẳng ra cái nghề đó, xét cho cùng, trong khi phương tiện cơ giới của chúng ta chưa kịp phát triển, đất nước ta lại chủ yếu dựa vào nghề nông, thì đó là một nghề tối cần thiết. Và thời nào cũng thế, xung quanh nó là biết bao giai thoại, thực cũng có, dân gian sáng tác cũng nhiều, nhưng không thể không thừa nhận rằng, đã có một nghề như thế với đầy đủ mọi buồn vui, vất vả. Và tên tuổi của xã Cổ Nhuế đã gắn liền với sự hưng- thịnh, quen thuộc như câu thơ cửa miệng:
    Thanh niên Cổ Nhuế xin thề
    Chưa đầy hai sọt chưa về quê hương

    Tôi đưa quý danh anh thanh niên nọ hỏi anh cán bộ xã. Chẳng cần tra sổ sách, anh cán bộ văn hoá chắc nịch: ?oXã Cổ Nhuế làm gì có xóm Đoài, lại càng không có ai là Trần Tiến Hoạt cả?. Vậy là anh thanh niên đó đã nói dối tôi. Nhưng không sao. ?oThế còn đền thờ vị thành hoàng làng chuyên nghề đi phân, rồi tập tục mỗi năm xã tổ chức lễ rước sọt, gầu?? ?oAnh sưu tầm ở đâu giai thoại đấy thế??- Anh cán bộ có vẻ cáu. Và như để lấy lại bình tĩnh, anh bắt đầu giới thiệu sơ lược về các công trình tâm linh trên địa bàn Cổ Nhuế. Lúc này tôi mới lờ mờ hiểu được. Cổ Nhuế xưa tuần 3 phiên chợ... phân. Chợ vắt qua đường quốc lộ, lan tới cả khu vực bệnh viện E bây giờ. Những hôm trở gió, đứng cách chợ cả cây số vẫn ?ođượm? mùi. Người Hà Nội ít người dám đi Cổ Nhuế, trừ những người có nhu cầu trồng trọt. Dân gian vẫn rỉ tai nhau về giai thoại mặc cả... phân của một anh thu mua và bán phân chuyên nghiệp. Bực mình về lời chê của khách hàng ?ohàng này trông có vẻ không sánh lắm nhỉ? Bên dưới có đất sét không đấy??. Tức mình, anh vứt tọet gói xôi lạc đang ăn xuống đất, chạy xăm xăm ra chỗ đôi sọt, sắn tay áo lên tận nách, khoắng mạnh ?onày thì đất sét này, này thì không sánh này"...
    Giai thoại thì hài hước như vậy, nhưng đó là một nghề có thật và vô cùng cực nhọc. Ngót nghét 20 năm trước đây, khá quen thuộc với mọi người dân là hình ảnh giữa trưa hè, một người thanh niên mặt mũi, quần áo ướt đẫm mồ hôi, gò lưng đạp chiếc xe đạp đằng sau lắc lẻo hai sọt ?ohàng? nặng trịch, dù đã cố gắng đạp rất nhanh, song không thể tránh được những ánh mắt sợ hãi và những cái bịt mũi, thậm chí, nhổ nước bọt của người dân hai bên đường. Và đã từ rất lâu, người ta đã nhất trí gán ghép cho người dân xã Cổ Nhuế cái nghề ít thiện cảm này. Chỉ đến khi tìm về xã Cổ Nhuế, tận mắt thấy những đổi thay, nghe được những thông tin, tôi mới hiểu: Cổ Nhuế đã bị oan!
    Nghề may mới là nghề truyền thống
    Về nỗi oan kia, ông Chu Văn Đoàn, chủ tịch Hội nghề may xã Cổ Nhuế lý giải: ?oĐi phân là nghề đặc thù của nhà nông. Không chỉ ở Cổ Nhuế chúng tôi, mà hầu như các xã ngoại thành đều có đội ngũ này. Cổ Nhuế không có người đi chuyên nghiệp mà chỉ tranh thủ lúc nông nhàn. Có thể, địa bàn Cổ Nhuế giáp ranh với nhiều xã, người ta cứ gán thế cho tiện?. Thật ra, nếu chỉ là một công việc nặng nhọc bình thường thì chẳng có gì đáng nói. Nhưng cái sự không bình thường ở đây chính là ở chỗ ấy. Thế là, xã Cổ Nhuế lại mang danh là khai sinh ra nghề "hai sọt một gầu" và vì thế, đã có không ít người tìm đến Cổ Nhuế với hy vọng được nhìn thấy đền thờ Thành Hoàng làng chuyên nghề đi phân cho thoả nỗi hiếu kỳ. Trong khi đó, người ta lại hoàn toàn không được biết rằng, nghề may mới là nghề truyền thống của xã Cổ Nhuế.
    Cây kim, sợi chỉ trở thành nguồn thu nhập với Cổ Nhuế dễ cũng phải hơn trăm năm. Người Cổ Nhuế hay nhắc đến ba ông cụ họ Nghiêm đã khai sinh ra nghề bằng tiệm may quần áo nhỏ, may bằng tay, chứ không có máy móc như bây giờ. Nhiều chị em phụ nữ trong xã, cả cánh nam giới nữa, nếu có nguyện vọng, đều được truyền nghề. Nghề may phát triển rộng ở Cổ Nhuế những năm thực dân Pháp chiếm đóng. Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, những nghệ nhân hàng đầu của Cổ Nhuế tham gia vào xưởng may quân nhu cho bộ đội trên Thái Nguyên. Người Cổ Nhuế hôm nay còn lưu truyền với nhau kỷ niệm của một nghệ nhân trong làng đã vinh dự được may biếu Bác Hồ một bộ quần áo?
    Đất nước thống nhất, cơ chế bao cấp là tiền đề cho may Cổ Nhuế tạo được tiếng tăm. Ba hợp tác xã may với hơn 1.000 xã viên làm không hết việc. Đến khi cơ chế chuyển đổi, khi các mối hàng vốn trông vào đơn đặt hàng của các cơ quan nhà nước không còn nữa, bởi chính các doanh nghiệp ấy cũng gặp khó khăn. Cổ Nhuế khủng hoảng. Nhuệ Giang, Xuân Hà, Tự Cường lần lượt giải thể, phải chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai. Mãi đến năm 1989, nghề may của Cổ Nhuế mới có dịp phục hồi, nhờ những đúc kết sau cú sốc ghê gớm kia và cả chút nhanh nhạy nắm bắt thị trường.
    Cổ Nhuế hồi sinh. Những chiếc máy khâu tuổi đời đã mấy chục năm được trưng dụng lại. 3.000 lao động là con số bây giờ nhắc lại nhiều người vẫn thèm. Ông Đoàn nhớ lại: "Hàng xuất được nhiều với số lượng lớn khiến chúng tôi sinh ẩu. Mẫu mã chẳng chịu thay đổi. Thế là khi các nước Đông Âu tan rã, sản phẩm của Cổ Nhuế lập tức bị quay lưng. áo gió, tơ tằm, xoa, cốt tông? ê chề chẳng ai đoái hoài tới. May sao lúc ấy, thị trường nội địa mở rộng cánh cửa". Sau mấy phen hú vía, Cổ Nhuế đã coi trọng khâu thăm dò thị trường. Chất lượng sản phẩm luôn đi kèm với thị hiếu người tiêu dùng. Những mô hình công ty đầu tiên đã ra đời.
    Hiện tại, Cổ Nhuế có hơn 30 xưởng may chuyên nghiệp dưới dạng doanh nghiệp, trang bị từ 15 máy may trở lên cùng máy cắt, máy thêu hiện đại. Nhiều cơ sở đầu tư hàng tỉ đồng cho nhà xưởng, thiết bị và đào tạo nghề. Nghề may phát triển gắn bó với thị trường nhờ sự gần gũi về địa lý với nội thành và sự chuyên nghiệp hoá của các doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp đều có nguồn nhân lực ổn định gồm hàng chục người địa phương thạo nghề có thể đảm nhận những đơn đặt hàng gia công quanh năm. Nhìn chung, công việc khá dồi dào nhờ uy tín của các doanh nghiệp, nên thu nhập của người lao động cũng đạt 700.000đồng/người/ tháng.
    Năm 2002, doanh thu từ nghề may đạt khoảng 52 tỷ đồng, thị trường tiêu thụ chính là ở chợ Đồng Xuân- Bắc Qua, các tỉnh phía Bắc. Các cơ sở còn lập ra hội nghề may để tăng cường thông tin thị trường và bảo vệ quyền lợi cho hội viên.
    Cổ Nhuế hiện còn có 70 hiệu may chuyên phục vụ nhu cầu may quần áo theo yêu cầu của các loại khách hàng. Những hiệu may này có tay nghề khá cao, lại nắm bắt nhanh các mốt trên thị trường, giá tiền công phù hợp, nên cũng có việc làm liên tục. Bên cạnh đó là những gia đình lẻ, không có khả năng lập doanh nghiệp hặc cửa hàng riêng, thì nhận lại một phần việc từ các cơ sở lớn để gia công. Hoạt động may ở đây thật sự liên hoàn, có phân chia từng công đoạn trong phạm vi toàn xã.
    Còn đó những khó khăn
    Sự cạnh tranh của hàng may mặc từ bên ngoài tràn vào, chiếm lĩnh thị trường của Cổ Nhuế do ảnh hưởng từ hiệp định AFTA đang dần thành sự thật. Các doanh nghiệp cũng đã tăng cường đầu tư từ nhiều nguồn như vốn tự có của gia đình kết hợp vốn vay ngân hàng hoặc mỗi cơ sở đều có thể vay 100 triệu đồng từ quỹ tín dụng. Nhưng vấn đề quyết định vẫn là năng lực sản xuất, kinh doanh, trình độ quản lý của mỗi cơ sở để sử dụng vốn vay có hiệu quả, tạo sức cạnh tranh.
    Tuy nhiên, Cổ Nhuế lo ngại nhất là tình trạng thiếu mặt bằng sản xuất đối với các doanh nghiệp. Chính quyền xã đã đề nghị các cấp có thẩm quyền đồng ý xây dựng một cụm công nghiệp rộng 15ha để có điều kiện cơi nới diện tích cho các cơ sở. Anh Nguyễn Quốc Bảo, Giám đốc Công ty May Hải Bảo, một trong ba công ty đầu tiên của Cổ Nhuế cho biết: Công ty của anh phải triển khai sản xuất ngay tại nhà riêng- một ngôi nhà 5 tầng, song cũng phải cất đi 10 máy may, vì thiếu mặt bằng để đặt máy. Môi trường làm việc thì quá nóng bức, ngột ngạt. Đề phòng hoả hoạn, bà con Cổ Nhuế đã phải dự phòng mỗi tầng, ở tại góc cầu thang một bình xịt cứu hoả? Rõ ràng, vấn đề bức xúc nhất hiện nay của các doanh nghiệp may là diện tích mặt bằng để triển khai sản xuất. Nó không chỉ là điều kiện "cần" mà còn là điều kiện ?ođủ? để doanh nghiệp được ký kết hợp đồng với các chuyên gia nước ngoài khi họ đi thị sát.
    Phương hướng phát triển kinh tế của xã đến năm 2005 sẽ là lấy nghề may làm mũi nhọn, Cổ Nhuế luôn mở rộng vòng tay với những đối tác của mình. Không chối bỏ nghề nghiệp dư "hai sọt một gầu" trong quá khứ mà thiên hạ đã phong tặng, chỉ muốn vươn lên bằng chính nghiệp truyền thống cha ông để lại, đó chính là tâm nguyện của mỗi con người Cổ Nhuế.
    Sưu tầm bài viết của Hoàng Quân, báo Công nghiệp, số 20/2003 (trang 50)
    Đang đi Cổ Nhuế thì thằng bạn đi cùng có điện thoại gọi về gấp, thế là mới được khám phá Cổ Nhuế vẹn vẹn trong 1 tiếng đồng hồ. Hẹn tuần sau quay lại Cổ Nhuế vậy.
  5. begift

    begift Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2005
    Bài viết:
    1.761
    Đã được thích:
    0
    Tranh thủ sáng tác 1 bức ở Cổ Nhuế
    Đợi
    [​IMG]
  6. Duality

    Duality Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/03/2007
    Bài viết:
    543
    Đã được thích:
    1
    Ảnh bạn chụp đẹp thật đấy !
  7. cogaiThangTu

    cogaiThangTu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/01/2005
    Bài viết:
    58
    Đã được thích:
    0
    Chị begift ơi, tuần sau qua làng Cổ Nhuế cho em bám càng với. Chị PM cho em với nhé, hoặc YM co_gai_thang_tu giùm em nhé. Thank chị.
    Ảnh chị chụp đẹp quá ạ.
  8. quangtri72

    quangtri72 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/02/2005
    Bài viết:
    611
    Đã được thích:
    0
    Cảm on bài viết và các bức ảnh của bạn!
  9. nobita_hn

    nobita_hn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2005
    Bài viết:
    207
    Đã được thích:
    0
    ơ thế begift là con gái à? sao cậu ấy viết thế này cơ mà:
    "Ngày xưa, khi sau khi học xong 2 năm đại cương tại thị trấn Phúc Yên, bọn em chuyển xuống Cổ Nhuế học giai đoạn 2, các anh chị sinh viên cũ căn dặn rằng "Chúng mày đi học dưới ấy cẩn thận nhá, bọn Cổ Nhuế gấu lắm đấy!". Khổ thân thằng bé, suốt mấy tháng đầu ở Cổ Nhuế phải đi nhẹ, nói khẽ, cười duyên,... mãi rồi cũng quen với các anh giai Cổ Nhuế, thấy người dân ở đây cũng lành, chẳng đến nỗi nào."
    begift ơi, bạn chụp ảnh rất đẹp và giọng văn đúng chất báo chí, dí dỏm và thông minh. Mình rất mến mộ tài viết và tài chụp của cậu. Tất nhiên là mến mộ cả cái thú đi loanh quanh khám phá dấu ấn cổ xưa của Hà Thành.
    À bạn đang dùng máy ảnh nào đấy? cậu học chụp aảh lâu chưa mà chụp đẹp thế? mình mới dùng con Nikon 50D, và mới tập toẹ chụp hình nên còn non tay lắm. Rất muốn được gặp Begift để học hỏi. Cậu cho mình địa chỉ email và thông tin liên lạc được không?
    Chúc begift luôn có những bức hình và những chuyến đi tuyệt thú vị như thế!
  10. begift

    begift Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2005
    Bài viết:
    1.761
    Đã được thích:
    0
    Hehe... Nick begift 2 vợ chồng em dùng chung các bác ạ.
    Bác nobita_hn làm ở FIS mấy ạ? Trước em hay làm việc với FIS 14. Bác dùng máy Nikon D50 là quá ổn rồi. Em dùng Canon 350D. Bác cho em xin cái số fone, lúc nào đi loanh quanh em rủ bác đi cùng nhá.
    @cogaiThangTu: Đang nổi hứng định xách xe đi tiếp đây. Vừa gửi msg bên Y! cho bác mà chưa thấy rung rinh gì.

Chia sẻ trang này