1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

LANG THANG PHỐ PHƯỜNG

Chủ đề trong 'Public Hà Nội' bởi nelly, 22/09/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. nelly

    nelly Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/05/2003
    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    0
    LANG THANG PHỐ PHƯỜNG

    Tớ xin mở chủ đề này cho những người xa Hà Nội . Mỗi một phố phường đều gắn những kỉ niệm không bao giờ wên của mỗi con người . Không ngoại trừ tớ . . Mở đầu bài viết này tớ muốn các bạn way về với trung tâm Hà Nội với Đinh Tiên Hoàng .




    Con phố dài 900m chạy quanh bờ Đông đến Bắc hồ Hoàn Kiếm, từ quảng trưòng Đông Kinh nghĩa Thục, chỗ gặp nhau của các phố Hàng Đào, Hàng Gia, Cầu Gỗ, Lê Thái Tổ. Phố chạy qua các phố Lò Sũ, Trần Nguyên Hãn, Đinh Lễ, đến ngã tư Tràng Tiền - Hàng Khay nối với phố Hàng Bài, thuộc quận Hoàn Kiếm.

    Thời Pháp thuộc, từ đền Bà Kiệu (trông sang đền Ngọc Sơn) tới phố Tràng Tiền gọi là phố Hồ (Rue du Lac), đoạn còn lại gọi là phố Hàng Chè. Sau hai đoạn này nối liền với nhau gọi là đại lộ Phơrawngxi Cácnhiê (Boulevard Francis Garnier). Năm 1883, trên phố này có Toàn đốc lý (nay là chỗ UBND thành phố Hà Nội), vườn hoa Pôn-be (Paul Bert), nay là chỗ vườn hoa 1. Gandhi, chùa Báo Ân (nay là chỗ trung tâm Bưu điện Hà Nội và nhà máy điện Bờ Hồ (nay là công ty điện lực và trung tâm điện lực Hà Nội.)

    Đây là một trong những phố đẹp nhất của Hà Nội. Một bên là hồ Hoàn Kiếm, giữa hồ là đền Ngọc Sơn, nối với phố bằng cầu Thê Húc, có Tháp rùa, vườn hoa. Một bên là các công sở, cửa hàng buôn bán đồ da, tạp hoá, với đền Bà Kiệu nổi tiếng.

    Đền Bà Kiệu ở địa phận làng Tả Vọng xưa. Đền có tên chữ là Tiên Tiên điện, dựng từ đời Lê Thần Tông (1619 - 1628), là nơi thờ Liễu Hạnh. Trong đền có quả chuông đúc từ đời Cảnh Thịnh thứ năm (thời Tây Sơn, 1798). Khi làm đường đi ven hồ Hoàn Kiếm, Pháp đã cắt ngang đền, nên phần tam quan nằm về phía bên hồ, nơi bán hoa, bưu phẩm, chụp ảnh lưu niệm hiện nay. Còn chùa Báo Ân lưu lại di tích cái tháp gần ngã tư Tràng Tiền - Hàng Bài - Đinh Tiên Hoàng - Hàng Khay, chỗ chờ xe điện ven bờ Hồ Gươm trước đây.

    Phố mang tên Đinh Tiên Hoàng là để ghi nhớ công lao người có công thống nhất đất nước hồi thế kỷ thứ X. Một vị vua sáng lập ra triều đại đầu tiên của chế độ phong kiến ViệtNam - triều đại nhà Đinh, có đền thờ cạnh đền thờ vua Lê Đại Hành (Ninh Bình).

    Chúc các bạn vui

    Được nelly sửa chữa / chuyển vào 22:41 ngày 22/09/2003
  2. nelly

    nelly Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/05/2003
    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    0
    Và đây là khu phố ẩm thực của Hà Nội : Mai Hắc Đế
    Tên một phố dài 840m đi từ phố Trần Nhân Tông cắt các phố: Tuệ Tĩnh, Tô Hiến Thành, Đoàn Trần Nghiệp, Thái Phiên đến phố Lê Đại Hành, chỗ gặp nhau với đường Đại Cồ Việt, thuộc hai phường Bùi Thị Xuân và Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng. Thời Pháp thuộc, đây là phố Sarông (Rue Charron).
    Sau năm 1945 đổi là phố Lê Bình. Sang giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1946 ?" 1954) gọi là phố Mai Hắc Đế. Trên phố này có nhà máy Trần Hưng Đạo, được đặt trên đất nhà máy diêm xưa, vốn là khu đàn Nam Giao đời Lê. Trong những năm gần đây, trên trục phố này nhiều nhà đã cải tạo nâng tầng, có một số khách sạn nhỏ được hình thành. Ngoài ra, đoạn đầu phố giáp Trần Nhân Tông, các cửa hàng bán quần áo phát triển, còn đoạn cuối phố lại hình thành nhiều quán ăn, chủ yếu bán các loại cháo, phở...
    Phố này được xây dựng trên nền đất xưa vốn thuộc các thôn Giáo Phường và Phúc Lâm Tiểu, tổng Tả Nghiêm (sau đổi là tổng Kim Liên), huyện Thọ Xương.
    Phố mang tên Mai Hắc Đế, người đã từng làm cuộc khởi nghĩa chống lại ách thống trị nhà Đường rồi xưng Đế, vào thể kỷ VIII. Ông tên là Mai Thúc Loan, người làng Mai Phụ (nay là xã Thạch Bắc, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh), chuyên nghề làm muối. Vì ông da đen nên người ta gọi ông là Mai Hắc Đế. Vì thế yếu, ông và nghĩa quân từ thành Vạn An rút về Rú Đụn ở Nam Đàn, Nghệ An và qua đời tại đây.
    When I need you
    I just close my eyes and I'm with you
  3. nelly

    nelly Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/05/2003
    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    0
    Khi tết về rảnh rỗi tôi thường lên tận Nghi Tàm - làng hoa để có thể tự chọn cho mình một bó hoa đặc biệt cho gia đình .
    Trồng hoa cây cảnh vốn đã có từ lâu đời, trở thành một nghề truyền thống ở Hà Nội với những làng hoa nổi tiếng như: Nghi Tàm, Quảng Bá, Ngọc Hà, Nhật Tân.
    Những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế, văn hoá và trình độ dân trí, nhu cầu sử dụng hoa cây cảnh trong đời sống hàng ngày càng trở nên phổ biến. Chịu tác động của các yếu tố kinh tế thị trờng và nhận thức xã hội, nghề trồng hoa cây cảnh những năm qua đang thực sự trở thành một ngành sản xuất mang lại hiệu quả cao.
    Sản phẩm hoa cây cảnh của Hà Nội phong phú với các loại hoa mang sắc thái dân tộc độc đáo như: đào, mai và không ít những giống hoa mới di thực đã trở nên quen thuộc với người trồng hoa như: lay-ơn, huệ tây (loa kèn), cẩm chướng... Các chủng loại hoa của làng hoa Hà Nội ngày nay bao gồm cả một số loài hoa có nguồn gốc á nhiệt đới và ôn đới.
    Các vùng hoa chủ yếu của Hà Nội hiện tại như: Nhật Tân, Quảng An, Phú Thượng, Vĩnh Tuy, Định Công... hầu như đều nằm trên đất phù sa sông Hồng. Đây là loại đất có chất dinh dưỡng cao tạo thành những đất vườn trồng hoa cây cảnh rất có giá trị. Hà Nội cũng là nơi tập trung nhiều nghệ nhân trong nghề trồng trọt, có nhiều khả năng và kinh nghiệm điều khiển, tạo thế và dáng cho cây và hoa cảnh.

    Mặt khác là mảnh đất với bề dày lịch sử của chốn đô hội nên Hà Nội cũng là nơi tích luỹ được nhiều kỹ thuật cổ truyền trong nghề trồng hoa cây cảnh qua các thế hệ. Hoa cây cảnh Hà Nội tập trung quanh vùng Hồ Tây là chủ yếu, với quy mô sản xuất khoảng 140ha - 160 ha. Đây chính là địa bàn cung cấp chính và thường xuyên cho nhu cầu hoa, cây cảnh của thành phố. Tuy nhiên các sản phẩm chính vẫn là hoa cắt cành (lay-ơn, thược dợc, cúc, đồng tiền, violet, huệ, hồng...), một số cây thế trong các dịp lễ tết: đào, quất và một số loại cây cảnh phổ biến như sứ, thiết mộc lan, thông lùn, vạn tuế, dứa hoa đỏ, tùng thấp, bách tán, xanh, si, chuối cảnh, xương rồng... Ngoài ra còn có các loại hoa chậu như : trà, địa lan, phong lan, đỗ quyên. Đặc biệt quất là loại cây cảnh chỉ phổ biến vào dịp Tết. Nhiều cây được tạo tán, tạo tầng độc đáo, những loại cây thế này chủ yếu phục vụ trang trí nội thất, khuôn viên, tư gia, các công sở, nhà hàng, khách sạn hoặc các công trình văn hoá. Đây là sản phẩm đòi hỏi phải có thời gian, nghệ thuật tạo hình nên giá trị rất cao.
    Sản phẩm hoa cắt cành của Hà Nội khá phong phú bao gồm cả các loại hoa, thu hoạch nhiều lần (lưu gốc), hoa thu hoạch một lần. Nghề cây cảnh mang nét đặc thù riêng về kỹ thuật, đặc biệt là các khâu nhân giống, tạo dáng. Sản xuất và tiêu thụ cây cảnh ít bị chi phối bởi điều kiện mùa vụ, khí hậu, thời tiết nên có thể chủ động trong sản xuất kinh doanh.
    Hoa cây cảnh là sản phẩm đặc thù vừa mang ý nghĩa kinh tế lại vừa có giá trị nghệ thuật - văn hoá cao. Trên thế giới, nghề sản xuất hoa cây cảnh đã trở thành ngành công nghiệp mang lại thu nhập đáng kể cho nhiều quốc gia. Những năm gần đây, nghề hoa cây cảnh đã có những bước phát triển mạnh mẽ, mang lại lợi ích to lớn cả về kinh tế - xã hội và cảnh quan môi trường. Tuy nhiên, sự phát triển còn mang tính tự phát, nhiều vấn đề về kỹ thuật và tổ chức kinh doanh sản xuất chưa được nghiên cứu giải quyết. Nhiều làng hoa truyền thống đã và đang có xu hướng bị thu hẹp về quy mô.
    Hiện tại thành phố đang quan tâm quy hoạch phát triển các vùng hoa ven đô và ngoại thành Hà Nội, nhằm tạo cho Hà Nội một vành đai hoa và cây cảnh, góp phần làm cho ?oThành phố vì Hoà bình? thêm rực rỡ sắc màu.
    When I need you
    I just close my eyes and I'm with you
  4. Augustan

    Augustan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/09/2003
    Bài viết:
    3.037
    Đã được thích:
    0
    Đúng là cái ông họ Đinh này là người dẹp loạn 12 sứ quân, giữ vị trí trụ cột trong việc củng cố quốc gia thống nhất đất nước và tạo tiền đề cho thắng lợi của Lê Hoàn trong cuộc kháng chiến chống quân Tống năm 981. Phải nói ông là người rất giỏi.
    Nhưng Nelly à, thử nghĩ xem khi viết ông là người thống nhất đất nước có nghĩa là trước đó nước ta đã có độc lập, có chủ quyền. Cũng có nghĩa là trước ông đã có một vị vua khác sáng lập ra triều đại đầu tiên của chế độ phong kiến Việt Nam. Đó chính là Ngô Quyền. Đinh Tiên Hoàng là vị vua thứ hai. Trước đó có một số nhà nước được thành lập nhưng không được coi là một nhà nước phong kiến theo nghĩa đầy đủ của nó. Ví dụ như Phùng Hưng, người được tôn là Bố Cái Đại Vương.
    Chúc vui.
    Hãy tha thứ cho người không có lỗi!
  5. MAGICSTAR

    MAGICSTAR Public HN Moderator

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    2.394
    Đã được thích:
    23
    Cái này như là từ điển phố,đâu phải chỉ cho người đi xa chứ.Và cũng có thấy kỷ niệm nào đâu!
    HN này,từ điển phố ngày xưa bị mất rồi,giờ MS làm lại ở đây vậy.hy vọng chúng ta sẽ biết thêm về phố phường HN.

    ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    Ấu Triệu
    Tên cũ: ngõ Père Leconu
    Chiều dài: 210m
    Tên một phố nhỏ, chạy từ cuối Lý Quốc sư sang phố Phủ Doãn, ven mặt phía Nhà thờ Lớn, dài khoảng 210m, thuộc quận Hoàn Kiếm. Thời Pháp thuộc, phố này có tên là ngõ Père Leconu. Phố này chưa có những công trình xây dựng mới, chủ yếu là khu nhà dân.
    Xưa kia, đây là phần đất của thôn Báo Thiên Tự và thôn Thiên Thị, thuộc Tổng Tiền Túc, huyện. Thọ Xương, Thăng Long cổ. Từ giữa thế kỷ XIX thôn Báo Thiên Tự hợp với thôn Báo Thiên Tự Tháp thành thôn Tự Tháp. Tổng Tiền Túc cũng đổi thành tổng Thuận Mỹ. Phố mang tên ấu Triệu là để tưởng nhớ người con gái anh hùng chống Pháp đầu thế kỷ XX. Bà tên thật là Lê Thị Đàn, người làng Thế Lại Thượng, huyện Hưng Trà, tỉnh Thừa Thiên. Vào khoảng 1903, bà gặp Phan Bội Châu ở Huế và từ đó bà trở thành một thành viên tích cực trong phong trào Đông Du. Bà phụ trách việc liên lạc với các cơ sở ở trong nước ra nước ngoài du học. Năm 1910, bà bị Pháp bắt, bị tra kho dã man, nhưng bà vẫn không khai. Rồi đêm 25-10-1910, sau khi đã cắn ngón tay, lấy màu viết lên tường nhà giam lời kêu gọi đồng bào, vững lòng đấu tranh, bà đã dùng tấm khăn lụa thắt cổ tự tử. Sau này, Phan Bội Châu lấy danh hiệu ấu Triệu (Bà Triệu trẻ) đặt cho bà ngụ ý biểu dương biết theo gương Bà Triệu xưa.
    4of7

Chia sẻ trang này