Làng Tôi 2 ( Làng Văn Hà Tây ) Hiện nay theo thống kê Hà Tây chúng ta có trên 1300 Làng. Thời xưa làng được coi là một đơn vị hành chính của nhà Nước.Thời nay Làng là một đơn vị văn hoá ( Làng Văn Hoá ) , đơn vị kinh tế ( Làng nghề ) một đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học. Mỗi một làng ở Hà Tây để mang một hằng số chung nhất của một làng Việt Nam ở vùng tam giác châu thổ sông Hồng .Tuy nhiên , tuỳ thuộc vào hoàn cảnh lịch sử, môi trường địa lý , mỗi làng ngoài những nét chung ddã hình thành những sắc thái văn hoá riêng. Trải qua thời kỳ dài xây dựng và phát triển ,các thế hệ người làng đã hun đúc , đắp bồi mỹ tục .Yếu tố truyền thống của quá khứ ở mỗi làng đóng dấu ấn không phai mờ trong ký ức người làng hôm nay, đã tác động mạnh mẽ vào mọi hoạt động kinh tế xã hội .Chúng ta không thể không tiếp nhận những giá trị tốt đẹp đó để tạo ra nguồn lực sức mạnh cổ vũ cho người làng đang sống và vươn tới tương lai. Cho dù trình độ phát triển ở mỗi làng khác nhau song dân làng nào cũng có quyền tự hào về làng mình với sự phong phú ,da dạng của văn hoá làng .Sẽ không thoả đáng nếu cho rằng làng này hơn làng kia về tổng thể văn hoá nhưng rõ ràng đặt trong một vùng văn hoá , chúng ta có thể dễ dàng nhận ra sự nổi trội về mặt này hay mặt khác ở mỗi làng. Điều đầu tiên dễ thấy là , ở Hà Tây có rất nhiều làng nổi danh bởi truyền thống hiếu học .Trải qua các thời đại, làng ấy có số đông người đỗ đạt từ tiểu khoa đến đại khoa ( tú tài đến tiến sĩ ) tên tuổi của họ được nêu trên bảng vàng, khắc vào bia đá ,sự nghiệp một số người còn ghi trong sử sách .Sự hiếu học và thành đạt trên con đường khoa cứ, quan trường của họ đã mang lại niềm tự hào cho làng,dân trong làng tôn vinh và gọi họ là làng của những ông nghè ông cống, tạo nên những làng khoa bảng. Cũng có những làng chưa hẳn nổi trội về các tiến sĩ , cử nhân nhưng đất ấy danh thơm về người hiền tài đã lưu truyền cả vùng . Hoài Đức có " Tứ đại danh hương " Sơn Tây có Đưòng Lâm cổ tích, tụ khí anh hoa, khởi phát hai vua ,rạng ngời sử sách. Chương Mỹ có Lương Xá, 18 quận công dòng họ Đặng nối dõi vinh hiển. Phú Xuyên có Phượng Dực có những văn nhân rạng rỡ văn đàn thời cận đại. Yên Sở sẽ khó quên cái ốc đảo xanh cao bay bổng những rặng Dừa giữa một vùng làng quá quen thuộc tre xanh. ...... Cuốn sách ra đời ghi nhận sự cố gắng của ngành Văn Hoá thông tin tỉnh Hà Tây nhằm khơi dậy truyền thống yêu quê hương xứ sở , tăng thêm niềm tự hào ,khích lệ vươn tới , noi theo gương sáng của tiền nhân , hướng tới cái đẹp .Đấy chính là việc làm thiết thực góp phần xây dựng , bảo tồn và đổi mới của quê hương . 20.02.1994 Phượng Vũ ( Giám Đốc Sở Văn Hoá ) Topic Làng Tôi tiếp theo đây cũng mong sẽ nhận được các bài viết về tình cảm, kỷ niệm thơ ấu, cuộc sống , gia đình dòng họ ...của các bạn từ chính nơi mình sinh ra hoặc biết đến trong Tỉnh Hà Tây. Jachinh sẽ cố gắng đưa lên những bài viết sau ( Làng Văn Hà Tây ) - Đường Lâm Kẻ Mía ( Đất văn Vật ngàn năm ) - Hương Ngải ( làng Văn Vật ) - Làng Bùng ( Quê hương của trạng Bùng , Khắc Khoan ) - Cổ Đô - Khê Thượng cái nôi của thi sĩ Tản Đà. - Đại Phùng. - Bút Ngọc nghiên Than . - Phượng Mỗ. - Giẽ Hạ và phủ từ họ Đặng. - Văn hiến Phượng Dực. - Nhị Khê - Nguyễn Trãi. - Đôn Thư. - Lương Xá. - La Cả - Vùng Canh. - Liên Bạt - Khả Lãm - Ứng Hoà khoa bảng. - Canh Hoạch đất hai trạng nguyên. "" Mỗi một làng quê đều có một giá trị lịch sử tình cảm thiêng liêng riêng biệt. Hãy tôn trọng và giữ gìn."" -.- Jachinh -.- Được jachinh sửa chữa / chuyển vào 03:26 ngày 07/12/2005
Ba Tiến Sĩ làng Dương Liễu. Đình làng Hậu Ái (Vân Canh, Hoài Đức). Ảnh: Khánh Châm Xã Dương Liễu (Hoài Đức) là một vùng quê có truyền thống cần cù và hiếu học. Trong lịch sử học thuật Nho giáo Việt Nam, làng Dương Liễu đã từng có nhiều người học giỏi, đạt các học vị cao, mang tài, đức cống hiến cho quê hương đất nước. Tiêu biểu là 3 vị tiến sỹ thời Lê mà tên tuổi hiện còn được ghi tại Văn bia Quốc Tử Giám (Hà Nội) và đến nay, nhân dân nhiều địa phương vẫn truyền tụng với lòng kính trọng. - Tiến sỹ Nguyễn Phi Kiến, sinh năm 1564, thi đỗ cử nhân đời nhà Mạc, làm Tri phủ Khoái Châu (Hưng Yên). Ham học, cầu tiến bộ, đến năm 59 tuổi, ông mới tham gia thi Hội, đỗ Hội nguyên tam giáp tiến sỹ khoa Quý Hợi, năm Vĩnh Tộ thứ 5 (1623). Sau khi thi đỗ, được vua phong Ngự sử đài, cử làm Hiến sát sứ Hải Dương. Theo các tài liệu của họ Nguyễn Phi, Tiến sỹ Nguyễn Phi Kiến là cháu đời thứ 5 của Nguyễn Phi Hùng (em ruột Nguyễn Trãi), tức hậu duệ đời thứ 6 của Tiến sỹ Nguyễn Phi Khanh thời nhà Hồ. Là một người học rộng, tài cao, có đức độ và thông thạo kinh văn địa lý, trong cuộc đời làm quan, Tiến sỹ Nguyễn Phi Kiến đã để lại nhiều dấu ấn tốt đẹp trong nhân dân. - Tiến sỹ Phí Đăng Nhậm, sinh năm 1618, là người thông minh hiếu học. Năm Dương Hòa thứ 2 (1636) lúc đó mới 18 tuổi, đã dự thi Hương và đậu Tứ trường. Đến năm Tân Sửu 1661, dự thi Đình, đỗ Tiến sỹ tam giáp, được Nhà vua sắc phong Giám sát ngự sử Cẩn sự lang đạo Kinh Bắc. Sau đó, ông đã được bổ nhiệm giữ nhiều chức vụ của triều đình. Tất cả các công việc được giao, ông đều hoàn thành xuất sắc và nhiều lần được triều đình phong thưởng. Trong thời kỳ làm quan, với mong muốn thiết lập một kỷ cương nền nếp tiến bộ ở làng quê, ông đã nghiên cứu soạn thảo ra bản Hương ước đầu tiên của làng Dương Liễu. Đây là một trong những bản Hương ước cổ có giá trị lịch sử, được các nhà sử học đánh giá cao. Trong Hương ước, có nhiều điều khoản thể hiện tinh thần dân chủ, bảo vệ quyền lợi cho tầng lớp dân nghèo. Hiện nay, ở nhà thờ Tiến sỹ Phí Đăng Nhậm tại xóm Chàng Chợ, xã Dương Liễu, còn lưu giữ được 1 văn bằng Tiến sỹ và 5 đạo sắc phong của triều đình ban cho Phí Đăng Nhậm và cuốn Hương ước do ông soạn thảo. - Tiến sỹ Nguyễn Danh Dự, sinh năm 1657, vốn tính thông minh, học giỏi, 19 tuổi đã dự thi Hội, trúng Nhất cử. Năm sau lại đỗ Tam tràng. Đến năm Chính Hòa thứ 6 (Ất Sửu 1685), triều đình lại mở khoa thi Hội, ông tiếp tục dự thi và đỗ Hội nguyên tam giáp tiến sỹ. Nghe kể lại trong khóa thi này, cả huyện Đan Phượng có 10 người đi thi (Dương Liễu lúc đó thuộc huyện Đan Phượng). Trong buổi gặp gỡ thí sinh tại huyện đường trước khi vào kinh đô, một viên huấn đạo đã ra một vế đối để thử tài. Vế đối là: Đan Phượng thập hàng, dực cánh phượng trì, trì thượng cách. (Phượng đỏ mười con, bay thẳng đến thềm phượng, đậu lên trên nền thềm). Nguyễn Danh Dự lập tức giơ tay xin đối lại: Thăng Long nhất nhập, danh tiêu long bảng, bảng cao tiêu. (Một phen vào Thăng Long, có tên ở bảng rồng, nêu phần cao của bảng). Quả nhiên khóa thi ấy, Nguyễn Danh Dự là người đỗ đầu khoa. Sau khi đỗ đạt, ông được triều đình giao phó đến chức Lễ Bộ tả thị lang. Trong quá trình làm quan, ông vẫn thường xuyên quan tâm đến đời sống văn hóa ở quê hương. Năm 1689, ông đứng ra vận động nhân dân 3 làng Quế Dương, Dương Liễu, Mậu Hòa (thuộc tổng Dương Liễu lúc đó) cùng nhau đóng góp làm đình tổng. Năm 1691, ông đề xuất ý kiến về việc sửa đổi một số điều trong bản Hương ước của làng cho phù hợp với thực tế đương thời. Nét nổi bật của 3 vị tiến sỹ làng Dương Liễu là tinh thần hiếu học, một lòng tận trung với nước và luôn quan tâm đến đời sống nhân dân. Truyền thống tốt đẹp đó đang được các thế hệ trẻ ngày nay gìn giữ và phát huy, để góp phần xây dựng quê hương đất nước./.
Và trước tiên là một loạt những bài viết đưọc Jachinh lấy từ Báo Hà Tây . Mong rằng đây sẽ là một Topic sưu tầm , hệ thống tất cả các làng nghê làng văn trên địa bàn tỉnh nhà . Ba vị Thành hoàng làng Vân Đình. Sự tích kể rằng: Tại trang Vân Đình, xã Phương Đình, huyện Sơn Minh, nay là làng Vân Đình, thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hòa có một cặp vợ chồng sống với nhau rất hòa thuận. Ông bà chuyên làm việc phúc đức, giúp đỡ người nghèo khó, kẻ nhỡ đường, người ốm yếu, hèn kém... nhưng lại hiếm con. Ông bà kêu cầu khắp nơi. Mãi đến năm 50 tuổi, bà mới sinh một lần được ba người con trai rất khôi ngô, tuấn tú. Vốn thông minh, cả ba chàng đều học một biết mười, lại giỏi võ nghệ, kiếm cung. Ba anh em thường tập hợp trai tráng trong và ngoài trang ấp cùng luyện tập. Người trong vùng khi nói tới những cái tên Pháp - Cử - Hoàn của ba anh em đều coi là những bậc tài danh đức độ. Lúc bấy giờ, nước có loạn 12 sứ quân, mỗi anh hùng chiếm cứ một phương. Bên ngoài, giặc phương Bắc thường dòm ngó. Nghe tin ở động Hoa Lư, có người anh hùng Đinh Bộ Lĩnh chiêu tập nhân tài, thống nhất non sông, ba ông đều kéo quân về dự hội thề. Tế cáo trời đất, nguyện thu non sông về một mối, Đinh Bộ Lĩnh quyết tấn công Đỗ Cảnh Thạc, lực lượng cát cứ mạnh nhất đóng ở Đỗ Động Giang (vùng Chương Mỹ ngày nay). Nghĩa binh của Vân Đình, Lương Xá dưới sự chỉ huy của ba anh em Pháp - Cử - Hoàn tả xung hữu đột tấn công phá tan phía Tây nam thành Đỗ Động, góp sức quan trọng vào thắng lợi của trận điểm huyệt này. Sau khi thu phục được cả 12 sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, ý tự hào vệ một nước Việt to lớn, hùng mạnh. Ngài phong tước cho các tướng tá... Ba anh em ông Pháp xin về lại trang Vân Đình. Tại quê hương, các ông chăm lo việc nông trang, nghề thủ công, buôn bán. Trang ấp ngày càng phồn thịnh. Đất Vân Đình thành đất trăm nghề từ đấy. Chẳng bao lâu, Đinh Tiên Hoàng bị Đỗ Thích giết, ba ông cũng đã già, quyết không chịu theo kẻ phản nghịch, đều nhảy xuống sông tự tử để vẹn lòng trung. Nhân dân vô cùng thương tiếc các vị thủ lĩnh của mình liền tổ chức mai táng rất trọng thể rồi lập miếu thờ bên sông Đáy. Đời sau nhân dân tôn vinh làm Thành hoàng, phúc thần của làng mình. Đời Hậu Lê, vua phong ông Pháp là Chiêu Pháp thiên vương đổng súy lý vực tôn thần, ông Cử là Đông Cử linh ứng phù hộ dực vận tôn thần, ông Hoàn là Mộc Hoàn cư sĩ tôn thần. Đến nay vẫn còn đôi câu đối ngợi ca: Cố quốc sơn hà hưng phế tồn vong không vãn mộng Nhất gia huynh đệ cương thường, danh tiết độc thiên thu. Có thể tóm lược nghĩa: ?oNon sông trường tồn mãi - Tiếng thơm anh em một nhà ngất trời cao!?
Bia Khoa Tràng ở Văn Hiến. Nhân dân ta vốn có truyền thống hiếu học, quý trọng hiền tài. Ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) có bia tôn vinh các Tiến sĩ, thì ở các làng quê văn vật cũng xây dựng những khu văn chỉ để ghi danh những người đỗ đạt của làng. Đó là hình thức khuyến học, khuyến tài, khích lệ nguồn tri thức phụng sự Tổ quốc, nêu gương sáng về học vấn cho đời sau. Làng Hạ Mỗ, huyện Đan Phượng có Văn Hiến đường, nơi tôn thờ Thái úy phụ chính Tô Hiến Thành và các vị khoa bảng, hậu hiền của làng qua các thời kỳ lịch sử. Đền Văn Hiến đã được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia. Đền có 3 tấm bia đá. Tấm bia thứ nhất có niên hiệu Cảnh Hưng thứ 39 năm Mậu Tuất 1778, có bốn mặt, cao 1,2m, rộng 0,65m, phía trên có hình búp sen. Phía dưới chạm nhiều cánh sen cách điệu. Giữa bia khắc 3 chữ Hán lớn: ?oTiên hiền vị?, nghĩa là ?oNgôi vị hiền tài từ các đời trước?. Mặt sau bia đá khắc tên 24 vị Nho sinh và sinh đồ đã thi đỗ các khoa nối tiếp nhau. Có vị đã được bổ làm quan Tri phủ. Ngày 2 tháng 3 âm lịch hàng năm, mọi người tụ hội, tiến hành các nghi lễ tại khoa tràng. Họ góp tiền tậu 4 sào ruộng lấy hoa lợi dùng vào việc tế lễ. Văn bia có đoạn ghi: ?oChủ ý lập bia, khắc tên các vị khoa mục để biểu thị lòng sùng kính, mong cho đạo thánh hiền ngày càng thịnh vượng, đường học vấn ngày càng rạng rỡ, để bồi đắp mạch đạo, chấn hưng văn phong. Xem như kẻ sĩ ở làng ta nối tiếp khoa danh, tiếng tăm lừng lẫy muốn được sánh cùng trời đất, núi sông bền vững. Người nào thi đậu các khoa cũng sẽ được khắc bia để truyền lại lâu dài?. Đáng chú ý ở tấm bia có tên ?oTiên hiền bi ký?, nghĩa là bia ghi sự nghiệp các bậc hiền tài đời trước. Bia lập vào năm Gia Long thứ 17, tức năm Mậu Dần 1818, do sinh đồ Đinh Tử Ân phụng soạn. Nội dung nêu sự nghiệp của Tướng công họ Tô, tên là Hiến Thành, học vị Thái học sinh (Tiến sĩ), giữ ngôi Thái sư trong triều đình nhà Lý. Vị thứ hai là Tướng công họ Đỗ, tên là Chí Trung, học vị Đệ nhị giáp Tiến sĩ khoa Ất Mùi, đời vua Hồng Đức nhà Hậu Lê, chức vụ Nhập nội thị, Tả thị lang, tước phong Kim tử vinh lộc thượng đại phu. Văn bia ghi về sự nghiệp khoa cử: ?oBia làng ta dựng lên bởi khí tốt của dòng sông Nhuệ, dồn tinh hoa lại. Đất thiêng, người giỏi đạt đỉnh cao trong nước. Có bậc làm nên đại sự nghiệp, có bậc chiếm được đại danh khoa. Còn như các học vị tam, tứ trường thì đầy rẫy, hơn hẳn các làng, xã bốn phía xung quanh...?. Tấm bia quý giá này trước đặt trên bệ thờ gian giữa ngôi đền, áp sát vào lưng bức tượng đức Tô Hiến Thành, nên chưa biết hết nội dung. Nay đã phát lộ, càng minh chứng cho mảnh đất Hạ Mỗ Văn Hiến là quê hương sinh ra Thái úy Tô Hiến Thành, danh nhân đất nước. Ngành Văn hóa và chính quyền địa phương đang nghiên cứu để lập nhà bia trang trọng trong khuôn viên di tích đền Văn Hiến. Vừa tôn thêm vẻ đẹp của di tích, lại có tác dụng giáo dục truyền thống hiếu học, trọng hiền tài của tổ tiên./.