1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Làng Tôi - Tuyệt Phẩm Mấy Nhịp Cầu Tre- Đàn Bầu

Chủ đề trong 'Hà Tây' bởi jachinh, 19/02/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. jachinh

    jachinh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/12/2002
    Bài viết:
    932
    Đã được thích:
    0
    Ký Ức.............


    Mời các bạn thưởng thức ca khúc Ôi Quê Xưa của cố nhạc sĩ Dương Thiệu Tước người làng Vân Đình - Ứng Hoà - Hà Tây
    Tôi sinh ra vào một ngày mùa hạ. Bà mụ đánh vật suốt hai tiếng đồng hồ, giữa tiết oi nồng của một trận giông đầu mùa mới "gọi" được tôi ra. Rồi trời xối xả mưa. Chớp nhoằng như mạng nhện trên đầu. Mẹ ngất đi còn tôi thì vô tư khua chân múa tay trong làn không khí trong trẻo và tinh khôi của cơn mưa rào vừa trút xuống ào ạt. Những cơn mưa theo đuổi tôi dần lớn lên...
    Thuở nhỏ, cứ mỗi lần trời đổ mưa, hai chị em tôi lại sùm sụp nón mũ, lội bì bọp ngoài vườn để vồ ếch. Ếch chẳng bắt được bao nhiêu, chỉ biết cứ dầm mưa là thích. Hứng chí, chúng tôi còn ôm ngang thân chuối, khuấy tung cả vùng ao loang loáng mưa. Nhưng bữa cơm chiều hôm ấy, thế nào cả nhà cũng rôm rả với đĩa rau muống xào tỏi và món ếch rang lá chanh vừa thơm vừa giòn, ngọt, ăn đứt món thịt gà. Đã thế, bộ da ếch, bố còn căng được cho chúng tôi tròn một đầu lon sữa bò. Hong nắng cho thật se, vậy là đợi sau bữa cơm chiều, vác đi "tum tum" gõ khắp xóm. Tụi bạn hân hoan trong kỳ nghỉ hè, chẳng mấy chốc đã nhao ra kín gốc đa già, nghe hiệu lệnh trống mà chơi trò bắn bùm cho mãi đến khuya. Cứ bạ đống rơm mà ẩn cho thật kỹ. Đầu tóc, mặt mũi thơm sực mùi rơm tươi. Đêm, mẹ kẽo kẹt phấy chiếc quạt nan, hít hà mùi lúa mới trên tóc con mà say giấc.
    Thuở nhỏ, có lần nước ngập vào nhà đến nửa mét. Bố mẹ tôi phải đến cơ quan trực cứu khẩn cấp. Hai chị em tôi ngồi thu lu trên chiếc giường lùng nhùng áo mưa che cho khỏi dột, chờ cha mẹ đi làm về. Chẳng biết chơi gì, hai đứa thõng chân xuống nước mà khảo nước cho thoả thích. Rồi còn lôi cả búp bê ra gội đầu, khiến cho bộ tóc vàng óng của công chúa bị tuột luôn xuống nước. Ở đấy có con cá rô vừa quăng mình, nhảy chóc lên không trung rồi lại rơi tõm xuống vùng nước bập bềnh bèo tây và bọt rác, kéo theo bộ tóc của búp bê. Chơi chán chê đến quá trưa, nóng lòng đợi mưa tạnh, nhưng trời giống như một miếng vá cũ vừa bị bung ra, làm cho nước càng được thể tuôn xuống xối xả. Hai chị em tôi ôm nhau khóc vì sợ và vì đói. Nhưng chỉ một lát sau, đã thấy bác hàng xóm chèo thuyền sang đưa cho cặp ***g cơm và mấy miếng cá kho. Kể cho chúng tôi nghe hết một câu chuyện cổ tích, bác lại tất tả chèo thuyền đi sang nhà khác.
    Khi tôi lên Hà Nội thi đại học cũng vào ngày trời mưa. Bố mẹ kẽo kẹt đạp xe đưa tôi ra bến ô tô. Xe chuẩn bị chạy, mẹ dúi vội vào tay tôi gói xôi gà còn nóng hôi hổi, hai mắt đỏ hoe. Đây là lần đầu tiên tôi đi xa nhà, thử sức vào một cuộc đua đầy khó nhọc. Bố vỗ vai tôi rất mạnh - ông chỉ làm thế với những người bạn thân của mình - và mỉm cười: "Cố lên nhé, thanh niên!"
    Bây giờ thì bố mẹ tôi đã về hưu. Nhà cũ đã được sửa lại nhiều. Làng cũ đã chuyển thành phố. Tôi bề bộn với rất nhiều công việc và dự định nơi đất khách. Nhưng trong những giấc mơ của tôi, tôi vẫn thảng thốt giật mình, nghe mơ hồ như có tiếng trống ếch tum tum và tiếng mưa gõ bong bong xuống những chiếc thau giăng hàng xuống nền nhà. Lại thấy như mình đang nằm trên một con thuyền cũ, nghe mưa thao thiết...
    Thành Nam
    Được jachinh sửa chữa / chuyển vào 03:50 ngày 23/05/2004
  2. jachinh

    jachinh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/12/2002
    Bài viết:
    932
    Đã được thích:
    0
    Buổi tối ở quê buồn. Lũ trẻ nhỏ kéo nhau đi chơi hết. Lớp choai choai thì ăn mặc chỉnh tề rủ nhau đi ''''''''''''''''tán''''''''''''''''. Xôn xao cả xóm làng. Dì dượng tôi khật khù bên chiếc tivi đen trắng xem chương trình truyền hình của tỉnh, vừa xem vừa ngủ. Đứa cháu ngoại thì nằm bò ra giường, nước mắt nước mũi chảy tèm lem. Trẻ con ở quê hay khóc, hơi tí lại ré lên. Nó bắt tôi gập cho cái máy bay giấy màu đỏ để phi lên xà nhà đuổi con thằn lằn. Gập xong, nó vẫn khóc. Tôi kệ, tha thẩn góc nhà chẳng biết làm gì. Nhìn sang vườn, đèn học nhà Huyền vẫn còn sáng. Chắc Huyền chưa ngủ. Tôi định sang chơi, nhưng nghĩ lại cũng chẳng để làm gì. Huyền với tôi nên ở vào cái tình bạn sơ của hai người hàng xóm thì hơn. Cái ý nghĩ ấy cứ làm tôi buồn bực. Sao giấc ngủ khó vào.
    Ném mình về quê cũ đã tưởng được thảnh thơi.
    *
    Tôi là con trai đầu của một ông anh cả của sáu người em gái ở quê. Đó là sáu dì của tôi. Khỏi phải nói họ mừng vui thế nào khi được thằng cháu thành phố về thăm. Ba bà dì đầu làm công chức ở thị trấn. Chẳng giàu có nhưng mức lương ấy so với mặt bằng cuộc sống nông thôn là tạm đủ. Sợ tôi không chịu được khổ nên bà dì đầu nằng nặc kéo tôi về nhà mình, một gian nhà mái bằng khang trang. Cạnh nhà Huyền bây giờ.
    Cái tin tôi về lan khắp thị trấn nhỏ rất nhanh. Trước hết là từ năm đứa con của dì đầu. Rồi đến những đứa con của các dì còn lại. Rồi đến lũ cháu ngoại . ở quê sống rất tình cảm nên hình như chuyện nhà ai người ta cũng coi như chuyện không thể thiếu của nhà mình vậy.
    Phải đến hết ngày thứ ba, có khi hơn, tôi mới thôi được làm ''''''''''''''''người thành phố''''''''''''''''. Được lắng mình xuống nghe tiếng dế kêu đêm, tiếng côn trùng ri rích, được hít căng ***g ngực hương nồng của đất, hương thơm của cây cỏ nông thôn. Dì tôi bảo, mày trông thanh niên thế mà sao ưu tư như cụ già vậy. Nghỉ ngơi tàu xe thế là đủ, phải hăng đi chơi đi, ngày mai tao bảo thằng Hùng vào đưa đi thăm chợ thị trấn, tối về nó đưa đi hát karaoke.
    Hùng là con rể thứ ba của dì dượng tôi, một tay phá phách nổi tiếng cho đến ngày lấy vợ. Hùng có xe máy, đi với nó chẳng sợ ai bắt nạt cả.
    Trời mới mờ sáng, Hùng đã đánh xe vào. Trông nó ''''''''''''''''bụi'''''''''''''''', ăn nói văng mạng, tóc tai để dài. Dạng người như thế thường tốt bụng. Tôi cười bẽn lẽn. Chẳng biết xưng hô với Hùng thế nào: Hùng hơn tôi bảy tuổi. Hùng gọi tôi bằng ''''''''''''''''cậu'''''''''''''''', chắc xưng hộ con gái mình. Dì tôi nấu cơm cho hai anh em ăn sáng. Hùng gạt đi, ở thành phố không ăn cơm buổi sáng đâu, để con đưa cậu đi ăn phở. Dì bảo, tùy vậy, anh em đi chơi liệu biết tối mà về. Hùng cười khành khạch, mẹ cứ lo, bằng tuổi cậu con đã hai nách một vợ một con rồi chứ lại. Để con gái ở quê nó chăm sóc cậu với. Phải không cậu.Tôi cười, chào dì rồi ngồi lên xe.
    *
    Chợ thị trấn đông nhộn nhịp từ sớm. Cá biển từ dưới cửa Nhượng về, nông lâm sản từ các xã đưa lên, thịt rừng từ trên ngược xuống, tiếng người í ới chào hỏi mua bán hòa với tiếng nhạc, tiếng rao của những người bán thuốc tẩy, bán keo diệt chuột, tiếng người hát rong, tiếng xin của người ăn mày, tiếng người làm trật tự quát tháo... Nó làm tôi bớt lạc lõng bởi giọng nói, bởi vóc dáng và bởi tất cả sự xa lạ của mình. Dạo chợ mãi không chán, sợ tôi mỏi chân, Hùng kéo vào một mẹt bánh dầõy. Ăn no bụng, cho đến lúc đứng dậy trả tiền tôi cũng không biết được khuôn mặt cô bán hàng núp dưới chiếc nón trắng ngang dọc thế nào. Hùng nháy mắt đầy ngụ ý, con gái trưởng thôn đấy, ở ngay sau vườn nhà mình, chắc chưa gặp nhau bao giờ. Phải không Huyền ? Hùng nhấc vành nón lên. Chúa ơi ! Lần đầu tiên trong đời tôi nhìn thấy một đôi mắt đen láy như thế. Toàn mắt là mắt. Cả một đôi môi đỏ không tô son nữa. Đôi môi ấy cười khoe ra một chiếc răng khểnh khiến tôi lại chính là kẻ bị động. Và một giọng nói quê ngọt ngào nhất tôi có thể cảm nhận được : ''''''''''''''''Anh thấy bánh dày quê hương ra răng ?'''''''''''''''' Lại nói tiếp : ''''''''''''''''Tối rỗi mời anh sang nhà Huyền chơi !''''''''''''''''. Tôi thấy cái đầu mình gật xuống. Ra về quên cả trả tiền. Hùng gật gù ''''''''''''''''Các cụ ta là nói cấm sai. Trai khôn chọn vợ chợ đông. Gái khôn tìm chồng giữa đám ba quân. Tôi ngày xưa suýt lấy phải chị Huyền?.
    Lúc ở chợ về, mồm Hùng cứ liến thoắng quanh chuyện suýt được làm rể ông Hội. Quả thực, tôi chẳng hứng thú bởi cái ánh mắt đen láy của Huyền cứ ám ảnh nhưng cũng loáng thoáng nghe. Hùng bảo nhà Huyền khá giả gần nhất vùng đấy. Ngày xưa, Hùng vào ''''''''''''''''cưa'''''''''''''''' chị của Huyền không một thằng nào làng trên xóm dưới dám qua cửa. Nhưng ông Hội chê nó xấu trai vô học nên không gả, bây giờ cô ta vào Nam lấy chồng sinh con đẻ cái rồi. Hùng bảo, nhờ anh ''''''''''''''''báo thù'''''''''''''''' cho em. Tôi hỏi ''''''''''''''''báo thù'''''''''''''''' gì cơ. Nó nhăn nhở cười, báo thù chuyện nó bị làm rể trượt nhà ông Hội ấy.
    *
    Bố của Huyền làm trên huyện đội, mẹ Huyền làm bưu điện, bà chị đầu đã vào Nam sinh sống và lập gia đình. Huyền học xong văn thư đang chờ xin việc. Bên dưới còn có hai cô em gái đang đi học. Đúng là tứ nữ bất bần. Nhà có của, nhưng không có vẻ trọc phú. Chị em Huyền vẫn thích được đi chợ, bán những gì mình có thể làm ra và mua những gì mình thích. Hùng bảo, tính cả bốn chị em đều như thế hết. Xinh gái có nòi, nết na chịu thương chịu khó.
    Chẳng hiểu sao câu chuyện của Hùng lôi cuốn tôi một cách kỳ lạ. Cái ánh mắt đen láy của Huyền cứ làm tôi bứt rứt, rằng tại sao ở quê lại có con gái xinh đến thế. Mong được đến tối, tôi sẽ sang nhà Huyền chơi.
    Ông Hội vừa nhác thấy bóng tôi ngoài ngõ đã ra cửa giữ chó rồi hồ hởi đón vào nhà. Bà Hội thì buông cái kính lão bên đám sổ sách để ra bàn to ngồi hóng chuyện. Thì ra họ cũng biết tôi từ trước. Tôi bối rối vì sự tiếp đón niềm nở ấy. Ông Hội bảo vợ dọn dẹp bàn để lôi cờ tướng ra đánh. Hồi chiến tranh, ông làm chỉ huy xông pha mũi tên hòn đạn tưởng chết mấy lần, bây giờ vẫn có uy lắm. Cách đánh cờ của ông cũng thế. Vừa dàn trận đã xuất xe tràn qua ''''''''''''''''hà'''''''''''''''' kẹp dí lấy tượng phải. Đánh ba ván tôi thua hai hòa một. Hóa ra là thanh niên ai ông Hội cũng quý như thế chứ chẳng cứ gì tôi. Tàn cuộc cờ rồi tôi vẫn chưa thôi hứng thú nghe ông kể chuyện về chiến tranh. Xin phép ông ra về kẻo muộn, ông Hội kéo tay tôi, thanh niên gì mà trông lẻo khoẻo thế, sáng sớm mai sang quét nhà cửa làm vườn với tao, để tao rèn cho mấy bữa xem về bố ****** có nhận ra không nào.
    Tôi về, tâm trạng vui vẻ. Đến khi đi ngủ mới nhớ ra rằng, chưa gặp mặt Huyền vào buổi tối.
    *
    Buổi sáng, lọ mọ dậy đánh răng rửa mặt ngoài giếng, dì hỏi, mày đi đâu sớm thế. Tôi bảo, sang nhà ông Hội. Dì bảo, để người ta còn ngủ chứ. Mà này, dì nói nhỏ tỏ vẻ quan trọng, ở đây không tự nhiên như ở thành phố đâu, ông ấy là nhà giàu, mày đừng có hí hửng quá dân làng người ta xì xào. Tôi lầu bầu, dì kệ cháu.
    Cả nhà ông Hội dậy từ rất sớm. Bà Hội đang nấu cơm sáng chuẩn bị cho hai đứa em đi học. Một đứa thì đang ôm sách học thuộc lòng. Đứa kia xúm vào thổi lửa cho Huyền làm bánh đi chợ. Huyền chào tôi rất tươi, đôi má ửng hồng và đôi mắt long lanh nước vì khói. Tôi bảo, cho anh làm thử với. Huyền cười, anh ra mà làm với bố em, việc bếp núc là việc của đàn bà con gái. Ông Hội đang làm vườn. ở vào cái tuổi hơn năm mươi, thân hình ông vẫn tráng kiện với những cơ bắp cuồn cuộn. Ông Hội bắt tôi cởi áo xắn quần làm vườn thật. Làm cật lực. Mồ hôi túa ra ướt đầm. Huyền đứng trong nhà khúc khích : ''''''''''''''''Coi bộ anh cũng làm việc nhà nông thạo ghê''''''''''''''''. Mặt tôi đỏ phừng phừng, lúc đó không phải vì nóng mà vì ngượng.
    Mãi đến bảy giờ mới được nghỉ ăn sáng. Huyền múc nước cho tôi lau người rửa mặt. Nước giếng trong, mát lịm. Ăn cơm trắng với cá thu kho riềng xong, ông bà Hội đèo nhau đi làm.
    Huyền đi chợ. Tôi cũng đi theo. Tôi cao lòng khòng, đi tay không bên cạnh Huyền quang gánh dẻo quẹo. Ngày hôm ấy, tôi với Huyền đứng chợ bán được gần một trăm nghìn tiền hàng. Trưa về, Huyền kéo vào quán xôi chè, khao anh đấy, nhờ anh mà mới có khách vào mua đông. Toàn con gái anh nhỉ. Tôi cười trừ. Tối về lại sang đánh cờ với ông Hội tiếp. Đánh xong lại qua bày cho đứa em áp út của Huyền học. Mãi tới khuya mới được ngồi cạnh Huyền thì Hùng đã sang gọi về rủ lên thị trấn hát karaoke.
    Những ngày hôm sau liên tục đến với tôi theo cách đấy.
    *
    Nhưng sang nhà Huyền nhiều làm tôi cũng phải suy nghĩ. Tình cảm của bố mẹ Huyền là một phần. Bà Hội quý tôi lắm. Ngày đầu sang bà còn gọi bằng ''''''''''''''''cháu'''''''''''''''', bây giờ bà gọi bằng ''''''''''''''''con''''''''''''''''. Tôi kệ. Kể cả mấy đứa em Huyền. Trêu, gán ghép, toàn những trò làm tôi ngượng. Ngượng cả Huyền nữa. Những chuyện của người ta làm tôi suy nghĩ đã đành, tôi còn phải suy nghĩ cả chuyện của mình. Tôi ở thành phố, về thăm quê giỏi ra thì được dăm bữa nửa tháng, nghỉ ngơi xong lại biến luôn ra ngoài ấy. Công việc, bạn gái, cuộc sống thành phố bận rộn là quên hết ngay. Cả quê hương chứ riêng gì Huyền.
    Nói Huyền chưa có ai thì không đúng. Có. Vài người. Có anh làm ở ngân hàng ngoài thị xã tối nào cũng đánh xe máy cả đêm hôm vào thăm nhưng Huyền chưa chịu. Không chịu thì đúng hơn. Anh ta có vẻ an phận. Con gái thường thích con trai xông xáo một chút. Cả Huyền cũng thế. Còn lại những anh chàng khác thì bà Hội không chấp nhận. Về nghề nghiệp, về hoàn cảnh gia đình, về tính cách... Tôi muốn mình được ở vào trong những số đó. Quả thật lúc rỗi rãi tôi rất muốn sang với Huyền. Nhớ thì đúng hơn. Nhưng rồi sang nhiều cũng nhàm. Giỏi lắm là nhìn được nhau vài cái, nói được vài câu. Tôi hiểu Huyền đang chờ đợi ở tôi một chút tấm lòng nữa. Tôi thì không muốn vậy, bởi cả tôi và Huyền đang vui vẻ như thế, nói những câu để cả hai người phải suy nghĩ mà làm gì.
    Kể cả đi chơi với Huyền mãi cũng thế thôi.
    *
    Ông Hội cho mượn xe máy để tôi chở Huyền về thăm đằng ngoại và kết hợp đi ngắm biển. Dì tôi ngăn, bảo đừng đi, mang tiếng. Hùng thì sồn sồn, sợ gì, đi đi, thân thiết với nhau như thế rồi còn gì. Đi chơi với nhau chứ có phải làm gì đâu mà ngăn cản. Ngày xưa, con mong được đi với con gái ông ấy mãi còn chẳng được, bây giờ mới phải làm con rể của bà. Dì tôi cười ré lên. Tôi chẳng nói gì. Vui hay buồn cũng chẳng biết nữa.
    Em rể nói, ông bà Hội chấm cậu đấy, đẹp trai, trí thức, con nhà thủ đô đàng hoàng. Mà vứt quách cái cuộc sống xô bồ ngoài thành phố đi. Về đây cho có anh có em, thích gì làm nấy, thích gì ăn đấy, thích gì chơi đấy, chẳng phải chịu sự sai khiến của thằng nào. Tôi hiểu được sự quá khích của em rể. Thực ra nó đang che đậy cho chuyện làm thậm thụt của nó, chuyện nó sai đàn em chặn cổng làng ngõ xóm không cho ai vào chơi với Huyền từ ngày tôi sang chơi. Nó còn bảo, chuyện anh ăn cơm nhà Huyền ngày ba bữa đã chẳng còn là tin đồn ở thị trấn này nữa đâu. Đám em đám cháu nhà tôi thì đi khoe lung tung lên rằng, anh ''''''''''''''''choa'''''''''''''''' ở Hà Nội về đi ''''''''''''''''tán'''''''''''''''' chị Huyền nhà ông Hội đấy. Rồi hai đứa em của Huyền cũng thế. Tôi thở dài. Có lẽ chuyện bây giờ đã không còn là của hai đứa thanh niên mới lớn vô tư nữa rồi.
    *
    Buổi tối sáng trăng ở biển. Tôi ngồi bên Huyền. Im lặng rất lâu. Hương bưởi thơm từ mái tóc dài Huyền phả vào mắt, mũi. ''''''''''''''''Anh này'''''''''''''''', ''''''''''''''''Huyền nói đi, tôi đang nghe đấy...''''''''''''''''. ''''''''''''''''Anh, anh thấy chuyện chúng mình...''''''''''''''''. Tôi thấy làm sao? Tôi chẳng thấy gì cả. Tôi thậm chí không còn hiểu nổi mình nữa. Không muốn đến với Huyền thì thực lòng là không phải. Nhưng sâu sắc hơn nữa thì sao đây ? Tình bạn thì không phải. Hay tình yêu ? Không, tôi không dám nghĩ đến nó. ''''''''''''''''Thôi, cứ để nó như thế đi''''''''''''''''. Tôi thấy mắt Huyền buồn. Tôi cũng thế. Từng đợt sóng ngoài khơi cứ vọng về. Từng đợt. Từng đợt. ''''''''''''''''Anh tính khi nào ra ngoài đó ?''''''''''''''''. Tôi im lặng. Nửa muốn về. Nửa không.
    *
    Đêm đến với tôi trằn trọc quá. Có trăng, có sao, có nỗi buồn và cả một niềm đau khó tả của tôi thời không được làm trẻ con nữa. Tôi ân hận về chuyện của Huyền. Tôi sẽ lấy Huyền ? Rồi bố Huyền sẽ xin cho một chân ở thị trấn. Hưởng đồng lương cơ bản, đẻ vài đứa con. Sáng dậy làm vườn, giúp Huyền nấu bánh, tối lên giường ngủ sớm, lại nghe tiếng đêm buông như thế này. Còn khát vọng ''''''''''''''''Hà Nội hóa hộ khẩu'''''''''''''''' của bố tôi ? Niềm hy vọng được nương nhờ đứa cháu thành phố của các dì tôi, các em tôi,các cháu tôi ? Hay mong ước được ''''''''''''''''báo thù'''''''''''''''' của Hùng ? Đầu óc tôi quay cuồng.
    Buổi sáng tôi đi. Ông bà Hội vắng nhà. Mấy đứa trẻ sang nhà ngoại. Huyền ở nhà mặc bộ quần áo đẹp nhất mà tôi có thể nhìn thấy ở quê. Câu chuyện bị đứt quãng bởi những tiếng thở dài. Có cả những giọt nước mắt. Tôi định nói ''''''''''''''''Chào Huyền anh đi'''''''''''''''' nhưng thấy bọn trẻ xúm lại nên ngập ngừng.
    Huyền không tiễn tôi quá cửa ngõ. Bây giờ thì tôi sợ trẻ con ở quê trêu thật. Có lẽ phải rất lâu nữa tôi mới lấy được thanh thản để quay trở về.
    Được jachinh sửa chữa / chuyển vào 06:41 ngày 22/05/2004
  3. jachinh

    jachinh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/12/2002
    Bài viết:
    932
    Đã được thích:
    0

    Từ bao đời nay, mỗi người Việt đều coi mái đình, cây đa như một biểu tượng của làng quê truyền thống. Y'''''''' nghĩa biểu tượng đầu tiên của cây đa là sự trường tồn, sức sống dẻo dai. Không phải ngẫu nhiên mà những bậc cao niên, những người đã có nhiều thành tựu ở một lĩnh vực nào đó thường được đồng nghiệp và xã hội coi là "cây đa, cây đề", biểu tượng cho sức làm việc quên mình, dẻo dai, cho sự tích lũy kiến thức phong phú.
    Cũng với ý nghĩa trường tồn ấy, cây đa xuất hiện trong ca dao như một nhân chứng của thời gian, chứng kiến những sự đổi thay của con người, của đất trời, đôi khi là cả một vòng đời người.
    TrZm nZm dầu lỗi hẹn hò
    Cây đa bến cũ con đò khác đưa.
    Cây đa cũ, bến đò xưa
    Bộ hành có nghĩa nắng mưa cũng chờ
    Hầu như làng quê truyền thống ở Bắc Bộ nào cũng có những cây đa cổ thụ thường ở đầu làng, cuối làng, giữa làng và ở bên cạnh các di tích. Cuộc sống sinh hoạt của làng diễn ra sôi động xung quanh gốc đa. Với người dân quê, gốc đa là nơi bình đẳng nhất, không có sự phân biệt ngôi thứ.
    Không tiền ngồi gốc cây đa
    Có tiền thì hãy lân la vào hàng
    Gốc đa là nơi trẻ nhỏ nô đùa, thỏa thích nhặt búp, hái lá, chơi những trò chơi dân gian. Gốc đa cũng là nơi dân làng ngồi nghỉ chân sau những giờ lao động mệt nhọc, trước khi về làng hoặc đi khỏi làng. Gốc đa còn là nơi hẹn hò của trai gái:
    Em đang dệt vải quay tơ
    Bỗng đâu có khách đưa thơ tới nhà
    Hẹn giờ ra gốc cây đa
    Phượng hoàng chả thấy thấy gà buồn sao.
    Không chỉ có vậy, cây đa làng Việt còn là biểu tượng tâm linh của con người. Trong làng, cây đa có mặt ở nhiều vị trí khác nhau nhưng hầu như nó không vắng bóng ở các di tích, đặc biệt là đình chùa. Tục ngữ có câu:
    "Thần cây đa, ma cây gạo, cú cáo cây đề"
    Hay:
    "Cây thị có ma, cây đa có thần"

    Cây đa xanh tốt tỏa bóng làm cho các di tích trở nên linh thiêng hơn, con người khi bước đến di tích cũng cảm thấy được thư thái hòa đồng hơn với thiên nhiên. Cây đa được coi là nơi ngự trị của các thần linh dân dã và các linh hồn bơ vơ. Cây đa nào càng già cỗi, càng xù xì, rậm rạp thì càng gắn bó với thần linh. Gốc đa ở các di tích thường được dân chúng thắp hương chung để tỏ lòng tôn kính các vị thần linh dân dã hoặc cầu cho những linh hồn bơ vơ về nương nhờ lộc Phật không đi lang thang quấy nhiễu dân làng.
    Như vậy, cây đa luôn là biểu tượng đẹp với hầu hết các ý nghĩa chuẩn mực của biểu tượng: vừa hiện hữu, vừa tiềm ẩn, huyền bí, vừa mang hơi thở cuộc sống, vừa mang đậm yếu tố tâm linh. Phải chZng chính sự kết hợp này đã tạo nên biểu tượng cây đa có sức sống bền lâu trong vZn học dân gian, vZn thơ bác học và trong tâm hồn mỗi con người Việt Nam.
    Thu Hương
    Được jachinh sửa chữa / chuyển vào 02:59 ngày 22/05/2004
  4. jachinh

    jachinh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/12/2002
    Bài viết:
    932
    Đã được thích:
    0

    Bây giờ đầu tháng năm, bạn có thể về thăm những làng quê vào mùa gặt. Trên sân đình, ngoài cánh đồng, máy tuốt lúa, sàng sẩy đang hoạt động hết mình, phun rơm thành những chiếc cầu vồng vàng óng. Tiếng máy nổ sôi động hẳn lên một không gian yên tĩnh ngày nào, âm thanh tiếng đập của trái tim mùa gặt.
    Bạn đã có lần nào đi trên con đường ngõ rơm vàng chưa? Thường mùa gặt tháng 5 trời nóng nắng, có dịp về thăm quê, mắt ta no nê, bừng lên sắc màu óng ả của rơm làng, chân bước lên những con đường rơm mà như đi trên no sự no ấm của quê hương. Rồi tự dưng nghĩ về những năm đói khổ, cơ hàn, mất mùa vì lụt lội, vì hạn hán, làng quê trắng tay, dù chỉ là những ụ rơm vàng cho trẻ con tha hồ đùa nghịch cũng không có... Lòng ta sẽ dâng lên niềm vui. Những cọng rơm vàng như níu chân người mừng rỡ trong nắng hè. Ta biết được phía sau cọng rơm vàng kia ẩn chứa bao điều mong ước, về sự no ấm từ bao đời nay. Chúng ta ai chẳng có một tổ tiên, cội nguồn, gốc gác, họ mạc từ làng quê ra đi. Vì vậy, ta về một vùng quê nào đó trong mùa gặt, trong ta bỗng trỗi dậy về một làng cội nguồn bừng sáng trong ký ức và tâm hồn ta như một bức tranh làng quê với những đường nét từ hình ảnh mái đình, cây đa, bến đò, cánh đồng, luỹ tre... cùng với màu xanh mượt mà, đằm thắm... tất cả như hoà quyện cùng biết bao kỷ niệm vui buồn cả đời người, thấm đẫm tình người và đặc biệt là thế giới tuổi thơ trong vắt đã đi qua...
    Bây giờ đang là mùa gặt tấp nập. Nắng ngập đồng và mồ hôi người nông dân nhễ nhại trong ánh mắt và nụ cười rạng rỡ được mùa. Những rặng tre bao quanh làng bóng trùm mát rượi. Men theo những con đường làng chạy theo bờ tre. Con đường nhỏ nhắn, chiều ngang chỉ đủ cho hai con trâu đi. Vậy nên khi mùa gặt về, tất cả những ngã đường, mặt ngõ, sân đình, sân nhà... đều phơi rơm kín đất. Niềm vui được mùa làm cho mọi người quên đi sự vất vả, nhọc nhằn. Con đường rơm vàng ấy báo hiệu sự ấm no, nối tít tắp từ làng này sang làng khác.
    Thảo Nguyên
  5. jachinh

    jachinh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/12/2002
    Bài viết:
    932
    Đã được thích:
    0

    Làng Cổ Đô - Hà Tây
    * Làng là đất học, đất khoa cử. * Làng có hai vị Thượng thư nổi tiếng triều Lê, trong đó có một là Lưỡng Quốc thượng thư. * Làng có truyền thống đánh giặc cứu nước, được công nhận đơn vị Anh hùng LLVTND. * Làng lụa - Làng thơ - Làng hoạ sĩ.
    Ở quãng giữa hai ngã ba sông - sông Hông hợp lưu với sông Đà tại gót Nung, sông Lô hợp lưu với sông Hồng tại Việt Trì, còn gọi là Ngã Ba Hạc, địa danh đã đi vào văn thơ với bài Ngã Ba Hạc phú nổi tiếng của Nguyễn Bá Lân - có một ngôi làng nhỏ bé nằm ven sông, mang một cái tên khá độc đáo: làng Cổ Đô.
    Làng Cổ Đô ngày nay thuộc huyện Ba Vì tỉnh Hà Tây. Từ ngày hình thành, Cổ Đô có nhiều tên khác nhau. Từ xa xưa, Cổ Đô có tên gọi là Cổ Cẩm, huyện Tiên Phong, trấn Sơn Tây. Sau đó được đổi tên là Yên Đô (hay An Đô). Trong những năm kháng chiến chống Pháp, Cổ Đô có tên là Cổ Sắt, một cái tên tượng trưng cho ý chí kiên cường của người dân Cổ Đô đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp khi tạm bị chiếm.
    Theo nhiều nhà nghiên cứu, Cổ Đô là một vùng tụ cư của các cộng đồng người Việt cổ, có nhiều dấu vết văn hoá - lịch sử cùng nhiều hiện vật khảo cổ được chôn cất trong các khu mộ táng có niên đại từ thế kỷ III (trước Công nguyên) đến thế kỷ I (sau Công nguyên), như: bình, thạp gốm, rìu đồng, lưỡi xéo (binh khí), các viên gạch nung có hoa vãn hình ô trám. Những hiện vật đó được trưng bày tại nhà truyền thống của làng cùng với những tý liệu lưu giữ ở Viện Sử học, Viện Hán Nôm đã chứng minh cho nhận định đó.
    Làng Cổ Đô có ngôi đền nổi tiếng ở núi Cẩm Sơn,có kiểu kiến trúc cổ khá đặc biệt với cổng tam quan kỳ vĩ có đại tự đề Thánh tích Cẩm Sơn (dấu vết thánh ở núi Cẩm). Theo thần phả, đức thành hoàng được thờ ở ngôi đền này là một vị nhân thần đã chết tại Cổ Đô khi đang thực thi một sự nghiệp lớn là tìm cách khôi phục nhà Trần vào thế kỷ XIII. Vì vậy, trong ngôi đền có đại tự đề Đại đức đô thành hoàng (Thành hoàng có đức độ lớn).
    Cổ Đô còn có đền thờ bà Công chúa Thiếu Hoa, con gái vua Hùng đời thứ 9 từ thành Phong Châu sang dạy cho dân làng nghề trồng dâu, nuôi tằm, dệt lụa. Lụa Cổ Đô là một trong những sản vật tiến vua, đã đi vào kho tàng ca dao cổ:
    Lụa này thật lụa Cổ Đô
    Chính tông lụa cống, các cô ưa dùng
    Tiếc rằng, nghề truyền thống này đã mai một; địa phương đang có phương án khôi phục.
    Cổ Đô vẫn được dân trong vùng tôn vinh là đất học, có truyền thống khoa bảng từ đời này sang đời khác. Tiêu biểu là hai vị Thượng thư nổi tiếng thời Lê: Nguyễn Sư Mạnh, Nguyễn Bá Lân, hai ông tổ của hai dòng họ Nguyễn lớn nhất làng.
    Nguyễn Sư Mạnh đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân, khoa Giáp Thìn niên hiệu Hồng Đức 15 (1484) đời Lê Thánh Tông. Được bổ làm quan, ông luôn tỏ ra là một ông quan thanh liêm, cương trực, được nhà vua tin cậy, phong cho chức Thượng thư Bộ Lễ, tước Sùng Tín hầu. Thời ấy, giữa hai nước Đại Việt và Trung Hoa có nhiều bất hoà. Nguyễn Sư Mạnh vốn là người biết nhiều, hiểu rộng, được vua Lê cử đi sứ Trung Quốc (năm 1500). Có nhiều giai thoại về chuyến đi sứ này, được đòng họ Nguyễn truyền.tụng và ghi vào tộc phả. Khi vào yết kiến vua Minh, không biết vô tình hay hữu ý, Nguyễn Sư Mạnh không cài khuy áo, đế hở cả bụng. Vua Minh giận dữ, cho là sứ thần nước Nam thất lễ, hạch tội khi quân, định trục xuất về nước. Nguyễn Sư Mạnh quỳ tâu rằng: ''''Vì đường sá xa xôi, bụng thần đầy chữ, nhiều ngày đi đường âm u, ẩm ướt, sợ khú mất chữ thánh hiền, thần xin được phanh áo ra hong, mong nhà vua đại xá''''. Nghe vậy, vua Minh vừa muốn thử tài, vừa muốn hại người nước Nam, ra chiếu: ''''Nếu sứ thần nước Nam là người hay chữ thì hãy giúp Thiên triều chép lại thiên Vi chính trong sách Luận mới bị thất lạc". Nguyễn Sự Mạnh nhận lời và hỏi lại: ''''Đại vương cần thiên Vi chính trong bao nhiêu ngày?''''. ''''Trong 30 ngày phải hoàn tất", vua Minh hạ lệnh và ra điều kiện cho sứ thần không được ra khỏi dinh thự trong 30 ngày chép lại thiên Vi chính. Vua Minh chắc mẩm sứ thần nước Nam không thể làm nổi việc đó, sai người theo dõi. Lạ quá, gần hết thời hạn quy định mà không thấy sứ thần làm gì, chỉ ngồi đánh cờ. Đến ngày thứ 25, vua Minh sai người nhắc nhở, Nguyễn Sư Mạnh trả lời: ?oNgày mai thần sẽ viết?. Đến ngày thứ 29, ông đã dâng thiên Vi chính cho vua Minh. Nhận sách, vua Minh khen sứ thần có trí nhớ tuyệt vời, sách chép lại y như bản chính, chỉ có chữ "công'''' thừa một dấu chấm. Vua Minh hạch tội, Nguyễn Sư Mạnh khảng khái nói: ''''Nếu thần viết thừa dấu chấm thì chắc chắn bản gốc của thượng quốc cũng thừa''''. Vua Minh cho đem bản gốc ra so sánh thì y như lời Nguyễn Sư Mạnh, chữ ''''công'''' cũng thừa dấu chấm thật. Phục tài, vua Minh không lý gì để làm hại sứ thần nước Nam, lại phong cho ông chức Thượng thư của Trung Quốc. Bốn chữ ''''Lưỡng quốc Thượng thư? được khắc tại từ đường họ Nguyễn Cổ Đô nhắc đến công lao của nhà ngoại giao đại tài Nguyễn Sư Mạnh.
    Từ đó, Nguyễn Sư Mạnh được nhà Lê tin dùng và được ban quốc tính họ Lê, được nhà vua gả cho công chúa, được phong chức Vinh Lộc Đại Phu, coi việc Viện Hàn lâm kiêm Đông Các Đại Học Sĩ. Tuy vậy ông vẫn sống giản dị, cửa nhà đơn sơ, tài sản không có gì đáng giá. Ông thọ 82 tuổi.
    Vị Thượng thư thứ hai, người của dòng họ Nguyễn thứ hai làng Cổ Đô, là một người không những nổi tiếng chốn quan trường, mà còn nổi tiếng về văn chương, thơ phú. Đó là Lục bộ Thượng thư Nguyễn Bá Lân, tác giả bài Ngã Ba Hạc phú nổi tiếng. Ông sinh ngày 27 tháng Giêng năm Canh Thìn (1700). Cha của Nguyễn Bá Lân là Nguyễn Công Hoàn, cũng là người nổi tiếng, được người đời liệt vào trong ''''Tràng An tứ hổ'''' (Bốn con hổ của đất Tràng An), gồm: Nhất Quỳnh, nhị Nham, Tam Hoàn, tứ Tuấn. Dù tài ba xuất chúng, nhưng con đường khoa cử của Nguyễn Công Hoàn thì lận đận. Năm Nguyễn Bá Lân 15 tuổi, ông Hoàn về dạy học ở quê để trực tiếp dạy con. Cha dạy con học nhưng đồng thời lại cùng nhau xướng hoạ văn chương. Nguyễn Bá Lân là một người ham mê đọc sách, nên kiến thức uyên bác, có tài ứng đáp, xuất khẩu thành chương.. . Có nhiều chuyện kể về xướng hoạ văn chương giữa hai cha con: Một hôm hai cha con qua đò, cha nhìn thấy đàn dê bên kia sông bèn ra bài phú Dịch đình dương xa phú (Bài phú xe dê cung cấm) và thách con: ''''Sang bên kia sông, nếu ta làm xong bài phú mà con chưa xong, ta sẽ ném con xuống sông, còn không thì ngược lại?. Không ngờ, Nguyễn Bá Lân làm song bài phú trước cha, còn cha mới xong một nửa, nhưng ông không dám ném cha xuống sông, liền bị cha đánh. Đó là bài phú nổi tiếng được người đời truyền tụng Nhất độ giang thành chương phú (Bài phú làm trên một chuyến đò qua sông).
    Năm 18 tuổi, Nguyễn Bá Lân đỗ giải nguyên tại kỳ thi Hương. 20 tuổi, ông thi đỗ tại kỳ thi Hội, và 31 tuổi ông đô Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân tại kỳ thi Đinh năm Tân Hợi (1731).
    Về tài thơ văn của Nguyễn Bá Lân, không ai không nhớ bài Ngã Ba Hạc phú, vì nó là bài phú Nôm có vai trò rất lớn đối với sự phát triển thể loại văn biền ngẫu bằng chữ Nôm. Cảm hứng chủ đạo của bài phú là tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước và yêu con người của tác giả. Tình yêu đó đã quyện vào ngọn bút của ông, bay vút lên thành hồn thơ lai láng.
    Tài thơ văn của ông không chỉ dừng ở bài Ngã Ba Hạc phú, điếm chói sáng nhất của sự nghiệp văn chương của ông, mà còn phải kể đến hàng chục bài phú chữ Hán trong các tuyển tập phú cố: Danh phú tập, Bát vận phú, Hoàng Lê Cát vận phú v.v...
    Điều đáng nói nữa về Nguyễn Bá Lân là hoạt động quan trường, là sự nghiệp trong suốt cuộc đời ông. Trong 50 năm ông có 17 lần thăng quan tiến chức với những trọng trách ngày càng nặng nề, phức tạp hõn trong thời Hậu Lê đầy biến động, đàng trong do nhà Nguyễn nắm quyền, đàng ngoài là vua Lê ?" chúa Trịnh. Năm 1732, ông giữ chức Tý Huấn, năm 1734: Hàn Lâm viện kiểm thảo, giám sát đạo Nam Sơn, Đề hình Giám sát (Ngự sử); năm 1737: Đốc đồng xứ Sơn Tây; năm 1740: Tòng Tham tụng, rồi Lưu thủ Hưng Hoá, Thống đốc Cao Bằng; năm 1756: Bồi tụng kiêm Tế Tửu Quốc Tử Giám; năm 1767 làm Thượng Thư Bộ Lễ rồi Thượng thư Bộ Hộ và cuối đồi là Thượng thư Bộ Công...
    Trong hoàn cảnh xã hội đầy nhiễu nhương, Nguyễn Bá Lân.vẫn giữ tư cách là một ông quan thanh liêm, cương trực, luôn giữ kỷ cương phép nước. Có một chuyện người đời nhớ mãi: Vào khoa thi năm Ất Mùi (1775), Trịnh Sâm đến giảng sách, bắt các quan trong triều phai mũ áo triều yết như vua Lê ra xem thi (Trịnh Sâm muốn bá quan phải coi mình như nhà vua). Là Thượng thư Bộ Lễ, ông phản đối kịch liệt, ông vẫn mặc thường phục và tâu rằng: ''''Các đấng liệt thánh tiên vương xưa nay vẫn giữ đạo tôn vua, truyền đời trải 200 năm, nay một sớm thay đổi sợ làm kinh hãi cho mọi người. Nguyễn Hoàn là Sư phó đại thần không biết uốn nắn cho chúa (chỉ Trịnh Sâm) đi vào đường chính, xin chém đầu để tạ thiên hạ''''. Trước thái độ quyết liệt và đúng đắn của ông, Trịnh Sâm buộc phải hồi loan, trong lòng đầy ấm ức.
    Hai vị Thượng thư, hai học giả nổi tiếng làng Cổ Đô là tấm gương cho bao đời con cháu noi theo, biến cái làng nhỏ bé ven sông Hồng này trở nên đất học, đất khoa cử, đất làm quan, đất văn thơ - nghệ thuật. Ở thời nào, Cổ Đô cũng có người đỗ đạt, dòng họ nào cũng có người làm quan. Sau Nguyễn Bá Lân, chỉ tính từ 1807-1818 có nhiều người đỗ cử nhân, như Phan Văn Hưng, Nguyễn Văn Ký, Nguyễn Duy Hành, Nguyễn Văn Quy, Nguyễn Văn Nhuận.. . trong 16 đời họ Nguyễn Sư Mạnh đã có 89 vi cử nhân và tú tài. Dưới chế độ mới, Cổ Đô vẫn tiếp tục nêu truyền thống đất học, có 285 người có trình độ đại học, gần 20 người trên đại học (tính đến năm 2000).
    Phát huy truyền thống vãn chương ?" nghê thuật, dưới chế độ mới làng Cổ Đô có một nét văn hoá ít có làng quê Việt Nam nào sánh kịp, đó là làng hoạ sĩ. Sau hoạ sĩ Sĩ Tốt khá nổi tiếng với những bức tranh được lưu giữ ở Bảo tàng Mỹ thuật quốc gia như Bố con, Tiếng đàn bầu cùng nhiều tranh khác được lưu giữ ở các Bảo tàng lớn ở Mỹ, Pháp, Đức, Thuỵ Điển... là gần hai chục hoạ sĩ thế hệ kế tiếp được đào tạo ở hai trường Đại học Mỹ thuật lớn của đất nước là trường Đại học Mỹ thuật Yết Kiêu và trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội. Đó là các hoạ sĩ Sĩ Tuấn, Sĩ Thiết, Sao Mai, Ngô Bình Thiểm, Giang Khích, Trần Hoà, Nguyễn Thạch, Nguyễn La Vuông, Quang Trung.. . Chính nhờ nét đẹp văn hoá đó mà người dân trong vùng đã ghép làng Cổ Đô thành làng lụa ?" làng thơ - làng hoạ sĩ, thật chẳng ngoa.
    Những nét đẹp văn hoá đó đã hun đúc cho người Cổ Đô một phẩm chất cao quý. Đó là phẩm chất yêu nước, yêu quê hương và truyền thống anh hùng chống giặc ngoại xâm. Phải là một người yêu nước, tự tôn dân tộc, Nguyễn Sư Mạnh mới hoàn thành xuất sắc sứ mệnh của một sứ thần nước Nam trước thói hách dịch, nước lớn của vua Minh. Nguyễn Bá Lân là một ông quan vặn võ song toàn, có công dẹp loạn ở trấn Sơn Tây, Cao Bằng. Khi giặc Pháp xâm lược Việt Nam, thành Hà Nội thất thủ lần thứ hai, Đề đốc Trần Vàng, người của dòng họ Trần làng Cổ Đô đã lãnh đạo nghĩa quân chống Pháp ở vùng Sơn Tây, Phú Thọ. Khi triều đình Huế ký hoà ước đầu hàng, giặc Pháp rải truyền đơn kêu gọi nghĩa quân đầu hàng, Đề đốc Trần Vàng động viên quân sĩ chiến đấu đến cùng, bằng lời lẽ đanh thép: ''''Triều đình hàng, chúng ta không chịu nỗi nhục đầu hàng!''''. Sau 6 năm chống giặc, do lực lượng chênh lệch, nghĩa quân Trần Vàng thất bại, ông bị giặc bắt nhưng không chịu quy phục chúng và bị chúng sát hại dã man. Truyền thống chống Pháp của nghĩa quân Trần Vàng lại hun đúc nên sự nghiệp anh hùng của người dân Cổ Đô trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Cổ Đô được Nhà nước phong tặng là Đơn vị Anh hùng LLVT- ND'''', với 1630 Huân chương các loại trao tặng cho tập thể và cá nhân, 15 bà mẹ được phong tặng Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng, làng Cổ Đô được công nhận là Làng Văn hoá.

  6. chaos

    chaos Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/02/2003
    Bài viết:
    37
    Đã được thích:
    0


  7. jachinh

    jachinh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/12/2002
    Bài viết:
    932
    Đã được thích:
    0

    Làng Đường Lâm - Hà Tây: Đất hai vua
    Nói đến Đường Lâm là nói đến vùng đất của một cộng đồng dân cư gồm năm, sáu làng họp lại Không nên quan niệm Đường Lâm là một xã với sự phân chia hành chính hiện thời do các làng: Mông Phụ, Đông Sàng, Phụ Khang, Cam Lâm, Cam Thịnh, Đoài Giáp, Văn Miếu... làm nên. Bởi như thế khó có thể đánh giá một cách tổng quát về lịch sử - Văn hoá đã diễn ra trên mảnh đất này.
    Đường Lâm tên nôm gọi là Kẻ Mía, có lẽ tục danh này được bắt đầu từ một cái tên rất chữ nghĩa: Cam Giá (Mía ngọt)! Cam Giá xưa kia được chia ra thành hai ''''Tổng'''': Cam Giá Thượng và Cam Giá Hạ. Cam Giá Thượng là các xã thuộc miền Cam Thượng, Thanh Lũng, Bình Lũng.. .(Nay thuộc về huyện Ba Vì). Cam Giá Hạ là xã Đường Lâm (Nay thuộc thị xã Sơn Tây). Phải chăng đai đất hữu ngạn sông Hồng từ thời thượng cổ, khi chưa có hai bờ đê sừng sững chạy dài định vị dòng sông (Đê sông Hồng trở thành hệ thống có lẽ vào thời Lý), để mỗi khi vào mùa nước lại ào ạt đổ vê ngầu đỏ phủ sa, bồi đắp nên Tam giác châu thố đồng bằng Bắc Bộ mà sông Hồng là cái trục phân chia địa giới hành chính hai tỉnh rất rõ rệt: Vĩnh Phúc - Hà Tây. Dải đồng bằng hữu ngạn sông Hồng kéo dài từ những bậc thềm của núi Tản (Tản Viên Sơn - Núi Tổ) xoải mải về xuôi, tạo ra một miền phì nhiêu trù phú, một năm hai vụ bốn mùa rộn rã tiếng canh cửi tằm tang: Ngọt mãi đến tận bây giờ với một địa danh đã đi vào lịch sử bằng những kỳ tích như những huyền thoại.
    Đường Lâm là vùng bán Sơn địa, trên những quá đồi trung du thuộc làng Cam Lân, đến tận bây giờ vẫn còn lại những cái tên: Đồi Cấm, Nghẽn Sơn, Vũng Hùm... in đậm dấu tích một thời trai trẻ của ạnh em Phùng Hưng, Phùng Hãi.. . Truyền thuyết kể lại rằng: Thủa ấy trên đồi là rừng đại ngàn rậm rạp, dưới trằm giộc lau lách um tùm. Năm ấy cọp về, có một con cọp hung đữ đã bắt đi bao mạng người. Dân trong vùng sợ hãi không dám vào đồi kiếm củi hái chè. Đêm đêm cọp dữ còn mò cả vào làng rình bắt trâu bò lợn gà, khắp cả làng chưa nhọ mặt người đã vội vã về nhà, luồng lạch rấp kín, cổng ngõ văng chặt, xóm làng eo óc một nỗi sợ hãi rình rập bất cứ lúc nào. Có một trai làng cực kỳ khoẻ mạnh quyết tâm diệt hổ dữ trừ hoạ cho dân làng. Lựa một tháng cuối đông gió Bấc se sắt thối, khí lạnh trên đồi tràn về làm rờn rợn da người, chàng trai bện người nộm đem vào đồi đến bên mép nước cắm xuống, ba bốn đêm liền như thế... Đêm ấy như bao đêm khác, hổ dữ ra vũng nước duy nhất còn xót lại trong vùng, trước khi vục đầu uống hổ ta lấy tay tát đổ người nộm như mọi hôm thường vẫn thế. Nhưng nó đâu có ngờ hôm nay có một cánh tay rắn chắc đã túm chặt lây bờm nó và liên hồi giáng xuống những quả đấm nặng như búa tạ... Chàng trai thông minh dũng cảm, có sức khoẻ phi phàm đó chính là Phùng Hưng!
    Phùng Hưng sinh ra và lớn lên ở làng Cam Lân (xã Đường Lâm), nửa sau thế kỷ VIII, đất nước ta chịu ách đô hộ của nhà Tùy Đường cực kỳ hà khắc. Phùng Hưng đã cùng em là Phùng Hãi và Bồ Phá Cần chiêu tập binh sĩ cùng nhân dân phất cờ khởi.nghĩa. Từ quê hương ông đánh thành Tống Bình (Hà Nội), đập tan tành đạo quân xâm lược của Cao Chính Bình, dành lại quyền độc lập tự chủ (791- 802). Nhân dân tôn vinh ông là: Bố Cái Đại Vương!
    Nói đến Phùng Hưng không thể không nói đến một người còn ưu tú nữa đó là Ngô Quyền. Ngô Quyền là con trai Châu Mục Đường Lâm Ngô Mân (Ông chính là người làng Cam Lâm). Ngô Quyền sinh ra tướng mạo tuấn kiệt hơn người, sáng mắt như sao, sức địch muôn người. Thuở tráng niên đã từng ghì sừng hai con trâu đực đánh nhau làm cho chúng hoảng sợ mà buông nhau bỏ chạy. Lớn lên ông làm nha tướng cho Dương Diên Nghệ, trấn thủ châu Hoan, Châu Ái. Sau loạn Kiều Công Tiễn ông đã trấn yên nước nhà và tiến hành cuộc kháng chiến chống thù ngoài, trận đánh trên sông Bạch Đằng thể hiện sự thông minh tài trí thiên tài trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta.
    Một nhân vật lỗi lạc nữa đã để lại mốc son chói lọi trong trang sử nước nhà là Thám Hoa Giang Văn Minh. Ông sinh năm Nhâm Ngọ (1582) ở làng Mông Phụ. Tháng 2 năm Mậu Thìn (1628), đời Lê Vĩnh Tộ ở nước ta ông dự khoa thi Hội, đỗ nhất giáp Tiến sĩ, cập đệ tam danh. (Có điều đáng lưu ý là khoa thi năm ấy không lấy Trạng Nguyên, Bảng nhãn). Năm Đinh Sửu (1637) ông được Triều đình cử làm chánh sứ, dẫn đầu một phái bộ sang Triều Minh. Sử cũ chép rằng: Trong khi hội kiến với vua nhà Minh, sứ thần Giang Văn Minh đã trổ tài thao lược, đối đáp với vua nhà Minh. Một lần vua Minh ra vế đối: ''''Đồng trụ chí kim đài dĩ lục" (Cột đồng trụ đến ray rêu đã phủ xanh) Giạng Văn Minh khảng khái đối lại rằng: ?oĐằng giang tự cổ huyết do hồng" (Sông Bạch Đằng từ xưa máu thù còn loang đỏ). Vua Minh nổi giận vì bị nhắc đến nỗi nhục thua trận, liền sai mổ bụng sứ thần Giang Văn Minh xem "gan to mật lớn" đến nhường nào! Giang Văn Minh chết, vua Minh tiếc một bậc tài danh, sai người ướp thủy ngân vào xác đưa về nước.
    Đường Lâm không chỉ là mảnh đất ?ođịa linh'''' sinh ''''nhật kiệt" tên tuổi họ đã gắn liền với trang sử hào hùng của dân tộc, mà Đường Lâm còn là một địa chỉ Văn hoá có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nghiên cứu tìm hiểu những "cộng đông cư dân nông nghiệp cổ". Theo một số nghiên cứu đánh giá gần đây của một số học giả thì làng Mông Phụ (thuộc xã Đường Lâm) là: Đại diện duy nhất về lúa nước châu Á còn xót lại! Đây là làng Việt cổ đá ong, đá ong ở đây được xây dựng với một quy mô rộng lớn và hoành tráng, nghệ thuật kiến trúc tinh xảo, tiêu biểu là đình làng Mông Phụ. Căn cứ vào niên đại xây dựng còn xác định được, đình Mông Phụ đã có cách đây 364 năm. Ngồi đình mang đậm dấu ấn của lối kiến trúc Việt - Mường (Đình có sàn gỗ), có thể nói đây là một bông hoa về nghệ thuật kiến trúc những nét tài hoa có một không hai ấy còn được lưu giữ trên những bức trạm cốn và đầu dư.. Tinh vi trong từng nhát đục, song cũng cực kỳ tinh tế trong quy hoạch tổng thể mang tính vĩ mô. Giai thoại kể rằng: Đình Mông phụ đặt trên đầu một con rồng mà giếng làng là hai mắt, sân đình đào thấp hơn so với mặt bằng xung quanh, có vẻ như là một nghịch lý so với kiến trúc hiện đại, song thực ra đó lại là một dụng ý của người xưa. Khi mưa xuống, nước từ ba phía ào ạt đổ vào (Nước chảy chỗ trũng), phải chăng đó là một khát vọng về một đời sống ấm no! Sau đó nước từ từ thoát ra theo hai cống nhỏ chạy dọc theo nách đình (Chống thủy lôi tâm), từ xa nhìn lại, trong mưa hai rãnh nước vẽ nên hai râu rồng vừa thật lại vừa ảo, quả thật là một ý tưởng hết sức lãng mạn của các kiến trúc sư cổ... Trước cửa đình là một cái sân rộng, sân này là nơi biểu diễn các trò khi làng vào đám (Hội làng). Không chỉ là như thế, sân này còn là một cái "ngã sáu" khổng lồ, xoè ra như những cánh hoa, rồi quy tụ mọi con đường trong làng về trung tâm. Có điều rất đặc biệt, từđình có thể đi đến bất cứ xóm nào trong làng cũng không ai phải trực liếp quay lưng lại với hướng đình. Thật là độc đáo!
    Vốn là mảnh đất giàu truyền thống, đến những năm đầu thế kỷ XX làng Mông Phụ lại sinh những người con ưu tú khác, đó là cụ Phan Kế Toại. Phan Kế Toại (1898-1973) là con tậi Tuần phủ Phan Kế Tiến. Lúc còn trẻ ông được cha cho đi du học tại Pháp ở Pháp ông được đưa vào đào tạo ở trường "Hành Chính" trong khi nguyện vọng ông muốn học luật. Tại đây, ông đã được gặp lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong những năm bôn ba hải ngoại, Nguyễn Ái Quốc đã khuyên ông nên học trựờng "Hành Chính", sau này có nhiều điều kiện giúp ích cho nước nhà... (Theo lời kể của Hoạ sĩ Phan Kế An). Học xong Phan Kế Toại về nước, ông được thăng nhậm từ "tri phủ" đến "Khâm sai đại thần"... Sau khi cách mạng Tháng Tám bùng nổ ông bỏ nhiệm sở về nhà, sống nhàn tản nhưmột người làng Mông Phụ. Nếu có ai hỏi ông chỉ cười mà rằng: "Lão giả an tri!" (Già rồi về nhà dưỡng lão). Sau đó ông nhận thý của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ông đã lên Việt Bắc tham gia vào cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc. Tại chiến khu ông được chính phủ cử giữ chức: Bộ trưởng Bộ Nội vụ, chức năng của Bộ Nội vụ ngày ấy, rộng hơn bây giờ, nó bao gồm cả Bộ Công an trong quán lý lãnh đạo... ở cương vị của mình trong chính phủ kháng. chiến tại Việt Bắc ông đã có một phần đóng góp rất khoa học, quan trọng; nhiều nhân sĩ sống trong "thành" tấm tắc ngợi khen, và họ tham gia rất tích cực. "Hoà bình lập lại" (1954) ông cùng chính phủ về Hà Nội, và được Đảng, Nhà nước cử giữ chức Phó Thủ tướng Chính phủ!
    Sinh thời, cụ Phan Kế Toại rất quan tâm đến đời sống dân làng, chính cụ là người mang nghề làm nón, làm áo tơi lá về làng. Mông Phụ, mở lớp dạy ngay tại "từ đường" họ Phan. Rất tiếc trong làng có kẻ độc mồm bảo: "Cụ đi làm quạn với thíên hạ, lại đem cái nghề ăn mày về làng..." (Ãn mày nón lá áo tõi). Cùng thời điểm này, dân làng Phú Châu - Phủ Quảng Oai đã du.nhập nghề chằm nón vào, hiện nay trở thành nghề truyền thống của làng Phú Châu huyện Ba Vì. Không thành, cụ đem Cô-ta của nhà máy sợi Nam Định về cho làng dệt lấy công. Chiến tranh thế giới nổ ra, nhà máy sợi dưới "Nam" đóng cửa, hàng trăm khung sợi của làng gác trên sà nhà cho nhện xây tổ... Thế mới biết cụ là người luôn lo đên việc mở nghề cho dân.
    Trong thời kỳ hiện đại còn một người nữa phải kể đến là Bộ truởng Bộ Thủy lợi Hà Kế Tấn. Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống rất nổi tiếng về nghề thợ mộc, ông nội được cả vùng trân trọng gọi là "cụ Mục'''' (Đầu Mục sứ- Người cai quản thợ của cả sứ Đoài). Lớn lên ông ra Hà Nội kiếm sống và được giác ngộ lý tưởng Cách mạng. Trong phong trào "dân chủ" (1936-1939) ông đã lập ra "ái hữu thợ mộc" ở Hà Nội, đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ... Toàn quốc kháng chiến ông lên chiến khu, hoà bình lập lại ông được Đảng và Chính phủ cử giữ chức Bộ trưởng Bộ Thủy lợi. Có thể nói Bộ trưởng Hà Kể Tấn là một trong những người đầu tiên đặt nền móng cho Công trình thuỷ đĩện Hoà Bình hôm nay... Cũng giống như cụ Phan Kế Toại, cụ Hà Kế Tấn cũng hết sức chăm lo đến đời sống dân làng Đường Lâm, cụ là người quy hoạch và xây dựng hệ thống thủy lợi của đồng đất Đường Lâm, vốn một vùng bán Sơn địa rất nhiều khó khăn trong canh tác đã bao đời nay... Suốt mấy chục năm qua (từ 1946), nhờ vào hệ thống tưới cấp I & II, đời sống người dân nơi đây cũng được cải thiện đáng kể, một phần không nhỏ phải kể đến cụ!
    Nói đến Đường Lâm còn rất nhiều tên tuổi phải kể đến, đó là cụ Phó Bảng Giá Sơn Kiều Oánh Mậu ở Đông Sàng, chính cụ là người hiệu đính Truyện Kiều, có thể nói nhờ vào bản "Kiều" này (cùng với hai bản Kiều Khác!à: Bản Kiều Kinh - Do Tự Đức biên soạn, và bản Kiều Phạm Quý Thích) là những tư liệu hết sức bổ ích cho việc hiệu đính và biên soạn Truyện Kiều sau này của Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du.
    Vào thế kỷ XVII, ở Đông Sàng còn có bà Ngô Thị Ngọc Dung (tức gọi là Bà Chúa Mia), bà là phi tần của chúa Trịnh Tráng. Chính bà là người hưng công xây dựng chùa Mía (Sùng Nghiêm tự), một trong những ngôi chùa đẹp của Sứ Đoài và cả nước. Bên cạnh đó chính bà là người "mở chợ, lập bến đò", chấn hưng lại nghề nấu kẹo trộn đường, cung cấp đường mật cho phố Hàng Đường Hà Nội...
    Trải năm tháng thời gian, gần đây nhất là hai cuộc kháng chiến cứu nước, nhân dân Đường Lâm luôn làm tốt mọi nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao phó, trong đợt tuyên dương công trạng vừa qua, nhân dân xã Đường Lâm được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang...
    Đến Đường Lâm vào thăm làng Việt cổ đá ong, một mình mình nghe tiếng bước châm mình rộn lên trong từng ngõ nhỏ, chắc bạn cũng cảm thấy hình như có một điều kỳ diệu còn tiềm ẩn dưới lớp đá dày trầm mặc đã tích tụ tự bao đời. Ra khỏi cổng làng Mông Phụ (Chiếc cổng duy nhất còn xót lại) mấy chữ đại tự còn in đậm trong lòng: "Thế hữu hưng ngơi đại" (thời nào cũng có người tài giỏi). Phải chăng đó là lời động viên, nhắn nhủ của tiền nhân với chúng ta hôm nay.

  8. miuluoi82

    miuluoi82 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/05/2004
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Jachinh yeu que huong qua, tam hon bay bong lam minh thay cung them yeu que qua di mat, them cam giac ve que qua......
  9. jachinh

    jachinh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/12/2002
    Bài viết:
    932
    Đã được thích:
    0

    Tôi sinh ra ở một làng quê nhỏ, nơi có con sông Đáy thơ mộng. Mẹ tôi bảo tôi sinh vào cuối thu, đúng vào mùa lúa chín. Có lẽ chính vì thế, từ khi chào đời, cùng với dòng sữa và tiếng ru ngọt ngào của mẹ, tôi đã được bao bọc bởi hương lúa dịu êm.

    Khung trời đầu tiên còn lại trong trí nhớ của tôi mênh mang một màu xanh và cánh đồng bát ngát, con cầu nhỏ bắc qua sông, cánh diều trắng. "Món ăn" mà tôi thích là những quả sung, quả ổi, hay quả mít thôn quê. Trò chơi đầu tiên mà tôi tham gia chính là trò đuổi bắt hay trốn tìm bên đống rơm nếp ngày mùa thơm nức. Đôi khi chúng tôi bắt được một ổ trứng gà trong đống rơm, có khi lãng đi, đến lúc gà mẹ dẫn về sân một đàn con kêu liếp chiếp thì cả nhà mới biết.
    Và mùa đông tới. Mùa đông trong trí nhớ của tôi dường như rét hơn bây giờ. Rét căm căm, gió táp vào mặt lạnh buốt. Vậy mà mẹ vẫn phải sục chân xuống nước, xuống bùn lạnh cóng, gặt về những gánh lúa vàng. Còn chúng tôi, được náu mình trong ổ rơm trong góc nhà để tránh rét. Để làm chiếc ổ rơm này, cha tôi phải chọn những đám rơm nếp sạch nhất, phơi khô, sau đó rải thành một tấm nệm dày ở góc nhà. Tôi thường nằm thật yên lặng, úp mặt xuống tấm nệm rơm đó hít đầy ***g ngực hương thơm ngọt của rơm nếp. Và hơi nóng ấm của rơm truyền sang tôi tự lúc nào, lan từ chân đến đầu, ru tôi vào giấc ngủ êm đềm. Sau này, được đắp chăn bông, chăn len, nằm nệm mút ấm hơn nhiều; tôi cứ thấy thiếu vắng mùi ổ rơm nồng ấm thân thuộc ấy...
    Rồi tôi theo bố mẹ ra thành phố. Cha tôi không thích ở nơi phố phường đông đúc, ông chọn một mảnh đất nơi ngoại thành để cả gia đình sinh sống. Tôi vẫn gặp quanh mình khung cảnh thân yêu nơi làng quê: chung quanh nhà là cánh đồng lúa, là ao cá, bụi tre...
    Vào mùa gặt, tôi thường theo bọn trẻ trong xóm đi mót thóc. Ẩn trong những gồi rạ là những bông lúa dù bé nhỏ cũng là niềm vui lớn lao của chúng tôi. "Năng nhặt chặt bị", mẹ thường bảo vậy, nên tôi đi mót rất chăm chỉ. ở những nơi mọi người bó lúa hoặc chất lúa lên xe bò, có nhiều thóc rơi. Những hạt thóc rụng như thế thường rất mẩy, bọn trẻ chúng tôi thường lấy đất nhão chấm những hạt thóc vàng đó và mang về đãi. Tôi và chị gái tôi đã nuôi được nhiều gà từ số thóc mót ấy. Sau mỗi lần bán gà, mẹ thường mua cho chị em tôi những bộ quần áo mới.
    Con đường đến trường của tôi xuyên qua cánh đồng. Chính vì thế, tôi có thể cảm nhận và phân biệt rõ hương lúa khi đang trỗ đòng khác với hương lúa khi đang ngậm sữa hay khi lúa đã chín.
    Những chiều mùa đông mưa rét, khi đi qua cánh đồng, tôi thường phải bỏ dép ra lội bộ. Bàn chân dầm trong nước lạnh buốt, nhưng hương lúa khi đó lại dường như nồng hơn. Những bông lúa nếp trĩu hạt, vàng óng như chuỗi cườm đung đưa trước mắt như những bàn tay khẽ vẫy, an ủi, động viên tôi. Vào những ngày đó, bọn trẻ chúng tôi rất thích ăn thóc rang - thường gọi là cắn chắt. Những hạt thóc nếp vừa rang xong, nóng hổi, nở bung như những bông hoa trắng lấm tấm, giòn tan. Nhưng "mưa rét là chuyện của trời"- với chúng tôi nằm trong chăn và cắn chắt đó là một niềm thích thú.
    Tôi lớn dần qua từng mùa lúa. Rồi tôi phải xa bố mẹ, anh chị đi học đại học, rồi đi làm. Mỗi mùa lúa chín, tôi nhớ nôn nao mùi hương đồng quen thuộc và thường mơ được ăn bát cơm trắng thơm phức ngày mùa. Ngày xưa nhà nghèo, thường phải ăn cơm độn khoai, độn sắn, đến ngày mùa mới được ăn bát cơm trắng, không có thức ăn gì ngoài mắm tép mà chị em tôi ăn bốn - năm bát, no rồi mà vẫn thấy ngon.
    Mới rồi tôi theo cha về thăm quê. Lại đi qua con đường với những cánh đồng lúa bát ngát. Những kỷ niệm tuổi thơ ùa về. Tôi như thấy cảnh bà tôi đang ngồi nấu bếp, ánh lửa hồng làm khuôn mặt của bà như trẻ lại. Nồi cơm đang được vùi trong tro rơm thơm nồng. Khi bắc ra, bà khẽ hớt lớp cơm trên cùng có vương ít tro bếp rồi lấy đũa cả đánh tơi nồi cơm, hương cơm bốc ra thơm nức. Trong hương thơm ấy, đượm cả hương của rơm nếp...
    Tôi về đến làng vào lúc chiều tối, vậy mà làng xóm tịnh không thấy vương làn khói mỏng quen thuộc ngày nào, những cây rơm cũng chỉ còn lác đác. Tôi buông xe chạy ào xuống bếp. Bác tôi đang nấu cơm trên bếp than tổ ong. Tôi ngạc nhiên: "Sao bác phải nấu cơm bằng bếp than tổ ong?". Bác tôi mỉm cười bảo: "Bây giờ ở quê mình, cả làng nấu bằng bếp than rồi cháu ạ". Tôi lại hỏi: "Thế còn rơm thì để đi đâu ạ?". "à, bây giờ người ta thường đốt rơm rạ luôn ở ruộng để cho đất tốt hơn" - Bác tôi trả lời. Sáng hôm sau, tôi sang nhà chú tôi chơi, chú khoe: Mấy năm nay được mùa nên nhà chú sắm được ti vi, quạt điện và cả nồi cơm điện nữa. "Nồi cơm điện ư?", tôi tự hỏi khi tựa lưng vào đống rơm sau nhà.
    Chưa lúc nào tôi nhớ bà như lúc này. Tôi rút ào một nắm rơm to. Mùi rơm ngọt. Tôi chạy vào bếp: "Bác ơi, bác để cháu nấu cơm cho". Bác tôi bảo: "Bếp than bác quạt đã hồng rồi đây này!". "Không cháu nấu bằng bếp rơm cơ". Tôi sung sướng ngồi bên bếp lửa, những ngọn lửa nhảy nhót như múa vui. Hương lúa ngào ngạt quanh tôi. Và tôi thấy đâu đây đôi mắt đang nheo cười của bà... Tôi thì thầm khẽ gọi: "Bà ơi!".
    Nguyễn Mai Hồng
  10. jachinh

    jachinh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/12/2002
    Bài viết:
    932
    Đã được thích:
    0

    Con đường rộng 4m, chạy thẳng tắp, nối liền quốc lộ với các xóm ven sông. Tới đầu thôn, nó toả đi các nơi bởi các lối mòn, hương lộ dọc ngang chi chít như bàn cờ, chạy băng qua cánh đồng trống trải, thoáng mát.
    Ðường làng được bao phủ bởi hàng cây bạch đàn xanh cao, đẹp đẽ. Mùa trái cây đang độ đầu mùa, mùa lúa đã lên đòng, mơn mởn, hun hút sữa non theo gió lan toả, ngát dịu đâu đây, hương hoa đồng nội, hoà với khí trời trong xanh tĩnh lặng càng làm cho con người cảm thấy dễ chịu, khoẻ khoắn sau một ngày lao động ở ngoài đồng mệt nhọc. Chú bé cưỡi trâu đi về, cô gái gánh nước tưới rau bên đường, bác nông dân vác cày đi về trong hoàng hôn đượm màu tím đỏ. Phía Tây, mặt trời dần khuất sau núi, chỉ còn lại vài tia nắng nhè nhẹ buông lơi.
    Con đường làng có từ lâu lắm. Xưa kia các cụ kể rằng, để có được con đường liên thông với nhau, ông cha đã cật lực đào đất đắp đường, mồ hôi nhuộm đẫ máu hồng, đối mặt với đất trời khắc nghiệt. Rồi trải bao năm tháng dãi dầu, thăng trầm cuộc sống, con đường làng vẫn lặng im chịu đựng như là nhân chứng cho mọi biến cố lịch sử đã trải qua. Bao lớp người ra đi, sinh sôi và giã biệt cuộc sống để bảo vệ quê hương, đất nước và để bảo vệ chính ngôi làng yêu quý - nơi chôn rau cắt rốn của mình mỗi khi có nạn ngoại xâm đe doạ.
    Rồi cuộc sống phát triển, để đảm bảo cho lợi ích lớn cho con người, đường làng được nâng cấp mở rộng trở thành đầu mối giao thông quan trọng cho cuộc sống, nối liền vùng này đến xứ nọ, con người với con người, con người với thiên nhiên vô tận.
    Con đường làng ngày nay đã khác xưa, đâu còn "Cây đa, bến nước, sân đình" mà thay vào đó là nhà cửa khang trang, mái ngói đỏ tươi, vườn hoa và cây trái sum suê xanh tốt, mặt đường rải nhựa, sỏi nhỏ, có đường dây điện ngang dọc. Con đường làng bây giờ hiện đại, trẻ trung lắm, đến độ khó tìm lại được nguyên vẹn dấu vết cổ xưa, và hương vị hoang sơ của nó từ
    lâu cũng đã lùi dần vào dĩ vãng. Nhưng với tôi, con đường mãi mãi trong tâm trí.
    Trường Xuân

Chia sẻ trang này