1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Làng Tôi - Tuyệt Phẩm Mấy Nhịp Cầu Tre- Đàn Bầu

Chủ đề trong 'Hà Tây' bởi jachinh, 19/02/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. jachinh

    jachinh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/12/2002
    Bài viết:
    932
    Đã được thích:
    0
    Hàng nZm, có lẽ không có làng quê Việt Nam nào lại không mở hội làng; nhỏ thì một ngày, lớn thì nhiều ngày, nhất là những nZm được mùa thì hội làng vui không kể xiết. Hội làng ở các làng quê nước ta thường được tổ chức vào mùa xuân, khi đất trời giao hòa, thiên nhiên tươi tốt, lòng người hân hoan. Có thể nói, trên cái nền hết sức phong phú và đa dạng của hội hè, đình đám ở nông thôn Việt Nam, hội làng được coi là thời điểm cuốn hút nhất, tưng bừng nhất với những nghi thức tôn nghiêm và thuần Việt nối đời: tế lễ, rước, trò vui và hát xướng...

    Ngoài các quốc lễ do Nhà nước phong kiến tổ chức, hội làng thường do một làng đứng ra tổ chức, hoặc có thể do một số làng gần nhau cùng thờ chung một thành hoàng, cùng có mối liên hệ lịch sử thông qua sự tích thánh mà họ tôn phụng. Nhưng, dù là hội của một làng hay liên làng thì hội làng như một mạch nước ngầm xuyên thời gian, bừng chảy tràn trề trong đời sống vật chất, tinh thần và tâm linh người Việt.
    Hội làng đã có từ xa xưa, theo sử sách, nhiều hội làng nổi tiếng tiêu biểu cho tín ngưỡng phồn thực được bảo lưu từ thời thượng cổ. Ngay trên trống đồng cổ, cũng có những nét hoa vZn, dấu ấn của hội làng. Có những hội làng trở nên tiêu biểu, nức tiếng gần xa như hội: Đền Hùng-tỉnh Phú Thọ; hội Cổ Loa; Lệ Mật, Phù Đổng của Hà Nội; hội Liễu Đôi (Nam Hà); Bắc Ninh có hội Đồng Kỵ, hội Lim... Bắc Giang có hội Yên Thế, Xương Giang, Thổ Hà, Vạn Vân; các hội làng ở Hà Tây; Hội đền Kiếp Bạc (Hải Dương); hội chùa Dâu, Bà Chúa Kho (Bắc Ninh); hội chùa Keo (Thái Bình) và hội đua ghe ngo của đồng bào Khơme Nam Bộ, hội vùng núi Sam (Châu Đốc-An Giang)...
    Có thể nói, hội làng mang tính cộng đồng sâu sắc, đó là đỉnh cao của sự hòa hợp, đoàn kết vì một ước nguyện chung cho sự phồn vinh của làng xã. Hội làng thường được tổ chức thật vui, thật đầm ấm tình làng nghĩa xóm, điều đó thể hiện qua những khâu chuẩn bị cho đến khi nuối tiếc lúc tan hội. Có xem hội làng mới cảm nhận hết ý nghĩa và lòng tự hào dân tộc với một truyền thống vàng son.
    Cũng như Lễ hội truyền thống, hội làng gồm hai phần lễ và hội, thường diễn ra ở các ngôi đình làng. Nhưng, ở hội làng, phần hội bao giờ cũng nổi trội hơn. Lễ thể hiện lòng ngưỡng mộ, sùng bái anh hùng, tôn vinh danh nhân, người có công với dân, tổ nghề; có thể là những thần, thánh, phật, mẫu, những nhân vật siêu phàm, những đại diện cho tôn giáo, người bảo trợ tinh thần và đem lại đời sống ấm no, hạnh phúc cho cộng đồng. Phần lễ thường gồm các hoạt động rước nước và mộc đục, rước và tế... Hội là dịp thể hiện những sinh hoạt vZn hóa cộng đồng từ múa, hát giao duyên, hát thờ, các diễn xướng sân khấu cổ truyền, các cuộc thi tài mang tính thượng võ (bơi trải-hội làng ĐZm; chạy cờ-làng Triều Khúc; thú chơi cờ người-làng Xuân Phương...), các trò diễn phong tục (thổi cơm thi-làng Thị Cấm; bơi cạn và bắt chạch trong chum-làng Hồ; trình nghề-làng Sài Đồng; thú chơi thi thơ, thú chơi tạo cây cảnh, con giống bằng sáp nến, thú chơi chọi gà, vùng Bưởi)...
    Trong các sinh hoạt hội, mọi người tham gia trình diễn, sáng tác, thưởng thức và hưởng thụ sau những ngày lao động vất vả, không kể sang hèn. Vì thế, có thể cho rằng, hội làng đã tạo nên niềm cộng cảm sâu sắc giữa các thành viên trong cộng đồng, là sự nhất quán trong việc trao truyền các giá trị vZn hóa giữa các thế hệ.
    Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố tích cực là khơi dậy lòng yêu quê hương đất nước, tinh thần tự hào dân tộc, ý thức hướng về cội nguồn, hội làng còn tồn tại một số tập quán lạc hậu, những biểu hiện mê tín, những tệ nạn xã hội. Ơ'' một số nơi, hội làng được tổ chức không phải để tôn vinh các giá trị truyền thống mà để kinh doanh kiếm lời. Họ rào làng, bịt lối, bán vé vào cửa, bán vé vào lễ, gây phiền hà cho người đến lễ hội, trái ngược hẳn với tục mở rộng vòng tay đón bạn mười phương về chung vui hội làng thời xưa. Các tệ nạn mê tín dị đoan như: lên đồng, bói toán, đội bát nhang, uống nước thánh, đốt vàng mã, cúng tế, rước xách linh đình kéo dài ngày càng có chiều hướng gia tZng. Hơn nữa, trong hội làng đã bắt đầu xuất hiện các tệ nạn xã hội như: đánh bạc, cá cược, hút thuốc phiện...
    Một mùa lễ hội mới đã về trên khắp nẻo làng quê Việt Nam. Chúng tôi mong rằng, hội làng của chúng ta vẫn giữ nguyên sức cuốn hút, hấp dẫn của nó, giảm trừ các hủ tục, tệ nạn xã hội. Bởi hội làng là tinh hoa vZn hóa Việt Nam, là chìa khóa vĩnh cửu-một sự đảm bảo chắc chắn góp phần xây dựng nền vZn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
    Chiêu Dương
  2. jachinh

    jachinh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/12/2002
    Bài viết:
    932
    Đã được thích:
    0
    Chẳng ngờ ở xa thế này mà vẫn còn có những cơn gió , trận mưa rào lạnh thấu. Những cơn gió có khác nào những trận gió mùa đông bắc của Bắc Bộ VN nhà mình. Lạnh thấu , gió to , rít lên từng cơn cùng với mưa. Gió từng cơn lùa qua Cửa xổ cùng mưa hắt. Nhớ ngôi làng nhỏ thật ....
  3. jachinh

    jachinh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/12/2002
    Bài viết:
    932
    Đã được thích:
    0
    Làng ơi ! Ta buồn quá , đêm qua thật là đêm kinh hoàng, sự mất mát này sẽ đổi được cái gì đây ?
  4. jachinh

    jachinh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/12/2002
    Bài viết:
    932
    Đã được thích:
    0

  5. jachinh

    jachinh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/12/2002
    Bài viết:
    932
    Đã được thích:
    0

    Ai Xa xin nhớ về Đông Lỗ ( Wuê của Jachinh )
    Cám ơn người viết bài trên báo điện tự Hà Tây Bằng Giang

    ...?oGió khua mây bay trời xa, giục ta bước chân trên đường tranh đấu. Ngày chiến thắng ta sẽ gặp nhau. Đó là ngày huy hoàng của nước Việt Nam ta...?.
    Lời ca cách mạng vang cả một vùng chiêm trũng như sức hút kỳ lạ kéo tất cả người dân Đông Lỗ từ khắp các ngả xóm bừng bừng khí thế cách mạng hòa vào dòng người đi giành chính quyền ở phủ đường Ứng Hòa vào ngày 17-8 năm ấy - 1945. Thời khắc lịch sử đó, không ai quên. Với lớp trẻ của Đông Lỗ hôm nay, vẫn có thể hình dung một cách rõ rệt từ lời kể của những nhân chứng một thời, từ lịch sử đấu tranh ngời sáng chủ nghĩa anh hùng cách mạng và từ mảnh đất còn nguyên vẹn chiến tích của thời hào hùng. Cội nguồn ấy làm nên sức mạnh để Đông Lỗ hôm nay vươn lên vững vàng trong dựng xây...
    Một ngày cuối tháng bảy, trụ sở Đảng ủy, UBND xã vắng vẻ. Chỉ có Phó bí thư Nguyễn Văn Cõn và Phó chủ tịch HĐND Trần Lâm cùng một vài người có mặt.
    - Đoàn cán bộ xã đã đến nhà anh bệnh binh nặng Phùng Thế Tài để thăm hỏi và chứng kiến Hội CCB xã trao cuốn sổ tiết kiệm tình nghĩa trị giá 800.000 nghìn đồng do các hội viên của Hội quyên góp ủng hộ anh Tài. Hoàn cảnh của anh ấy ái ngại lắm. Năm ngoái vợ chết do ung thư, vừa rồi đứa con trai không may bị chết đuối, anh Tài thì mắc bệnh tâm thần có biết gì đâu. à, nhà anh Tài ngay cạnh nhà mẹ Thức ở thôn Đào Xá đấy.
    Anh Cõn, anh Lâm thông báo như vậy và cùng chúng tôi đến thôn Đào Xá. Lãnh đạo xã không thiếu một ai. Các anh biết chúng tôi xuống không ngoài trách nhiệm của những người con xa trở về thắp nén hương thơm cho Mẹ VNAH Đào Thị Thức - người Mẹ do cơ quan Báo Hà Tây nhận phụng dưỡng từ nhiều năm nay và kể từ ngày Mẹ qua đời cách đây gần ba năm, năm nào, cán bộ, phóng viên Báo Hà Tây cũng về thắp hương cho Mẹ, cho người chồng liệt sỹ cùng hai người con trai liệt sỹ của Mẹ.
    - Ngày thương binh liệt sỹ năm nay, chúng tôi đã tổ chức thăm hỏi tặng quà cho tất cả các gia đình, đối tượng chính sách của xã. Hôm qua, chúng tôi cũng vừa thắp hương cho mẹ Thức và các liệt sỹ rồi. Đoán thế nào hôm nay đoàn của Báo cũng về mà.
    Bí thư Đảng ủy Tạ Quang Cơ cởi mở. Hình như mỗi lần về Đông Lỗ là mỗi lần chúng tôi được tận mắt chứng kiến những tình cảm chân thành đầy trách nhiệm của Đảng ủy, HĐND, UBND và các ban, ngành của xã với người có công. Trong bộn bề công việc hàng ngày, các anh không bao giờ quên đạo lý ơn đền nghĩa đáp đối với những người có công với cách mạng của quê hương. Điều đó càng khiến chúng tôi có cảm giác như mình được trở lại thăm quê. Và kỳ lạ, mỗi lần về lại gặp sự đổi mới đến ngạc nhiên. Một bức tranh quê ngày càng hoàn thiện. Một xã nghèo thuộc vùng sâu vùng xa, gà gáy ba tỉnh đều nghe nay trở thành một điển hình. Nhưng còn nữa - sự đổi mới trong tư duy của người Đông Lỗ. Chính điều đó làm nên sự bất ngờ ở Đông Lỗ.
    Hơn chục năm về trước, Đông Lỗ còn là quê nghèo. Vị trí cuối huyện ứng Hòa, giáp nhiều huyện thuộc tỉnh Hà Nam và giáp nhiều xã của huyện, đường sá xa xôi, địa bàn bị chia cắt làm hai khu vực bởi con sông Nhuệ. Sản xuất của bà con gặp không ít khó khăn. Thế nhưng địa bàn trũng này lại là ?ođịa lợi?, tạo thế cản các cuộc tấn công của giặc Pháp vào khu Cháy, trở thành ?oáo giáp? bảo vệ, che chở vững chắc cho du kích khu Cháy. Có lẽ vì vậy mà trong những năm kháng chiến, giặc Pháp đã tìm mọi cách để tấn công hòng chọc thủng phòng tuyến Đông Lỗ để tiến sâu vào khu Cháy, Đông Lỗ trở thành địa bàn hứng chịu sự tàn phá nặng nề, chà đi xát lại của Pháp: Hơn 1.200 quả đại bác, hơn 250 quả bom trúng vào xóm làng, phá hủy hàng trăm ngôi nhà, giết hàng trăm người. Tính bình quân, cứ 14 người dân Đông Lỗ chịu một quả bom, 2,8 người chịu một quả đạn pháo. Riêng hai thôn Viên Đình và Đào Xá đã có hơn 300 nóc nhà dân bị đốt cháy, hai thôn Nhuế Lưu và Tiêu Thiều biến thành khu trắng... Nhưng dân Đông Lỗ anh hùng và quả cảm, ngoài những trận đánh lớn phối hợp với bộ đội đã đi vào lịch sử, du kích Đông Lỗ còn tham gia 152 trận đánh bẫy chông, gài mìn trên các trục đường giao thông và tổ chức nhiều trận phục kích giết giặc. Nhân dân Đông Lỗ đóng góp hàng trăm tấn lượng thực và trong số hàng trăm người tham gia du kích, bộ đội, đã có 33 người hy sinh anh dũng. Trong số đó có ông Tạ Văn Hoạch, nguyên là cán bộ xã, chồng của mẹ Đào Thị Thức...
    Nhắc một chút về lịch sử của Đông Lỗ để hình dung rõ hơn một miền quê anh hùng, nay có những bước tiến vượt bậc trong thời đổi mới. Trong câu chuyện kể về hôm nay, Chủ tịch UBND xã Đoàn Phúc Đình nói ngắn gọn:
    - Đông Lỗ chúng tôi đang đi lên bằng thế chân kiềng. Một Đảng bộ vững mạnh đã lãnh đạo toàn diện phong trào. Văn hóa - xã hội thì tập trung xây dựng đường làng ngõ xóm, đẩy mạnh phong trào xây dựng làng văn hóa, phát triển GD-ĐT, chăm lo tốt chính sách xã hội; an ninh quốc phòng trước hết là tạo ra thế trận lòng dân, toàn dân giữ gìn an ninh trật tự.
    Xem ra thì mảng nào Đông Lỗ cũng tham gia và tỏ ra không kém cạnh. Thì đấy: Năng suất lúa vụ này đạt đến 61 tạ/ha, cao nhất từ trước đến nay. Nghề phụ mây, giang đan tuy mới ?ocấy?dăm năm nay nhưng đã chắc chân, giúp các bà các chị có thu hàng ngày. Giữ nghề, mỗi năm xã đầu tư từ 8 đến 10 triệu đồng để khuyến công, giao cho Hội Phụ nữ tổ chức dạy nghề cho bà con; để hôm nay, toàn xã đã có tới 80% số hộ làm nghề. Sản phẩm làm ra đã có các sở giao dịch, thu gom đưa đến các công ty ở Hà Nam, nên bà con cứ đủng đỉnh mà làm ăn. Theo chị Dung, Hội trưởng Hội Phụ nữ xã thì bình quân cứ mỗi năm, Hội mở 2 lớp học nghề. Người thu nhập thấp cũng 10.000 đồng/ngày, khá hơn 30.000 đồng/ ngày. Hầu như chị em nào cũng được tổ chức Hội Phụ nữ cho vay vốn phát triển kinh tế, đời sống được cải thiện và có tích luỹ. Muốn tham gia các hoạt động xã hội, sẵn tiền đóng góp ủng hộ.
    Trong lúc cao hứng, chị Dung vừa kể chuyện, vừa đọc bài thơ, nôm na, chân thật:
    ?oPhụ nữ chẳng phải đi đâu.
    Quyết chí làm giàu ngay tại quê hương?
    Chị bảo: Những bài thơ này còn được sáng tác thành làn điệu chèo cho chị em hát. ấy, phong trào văn nghệ ở đây khá lắm đấy nhé. Quả là trong các phong trào ở Đông Lỗ, chị em đều giữ vị trí nòng cốt. Nghe kể, ngày xưa làng nghèo, đàn ông đi tứ xứ kiếm ăn, đàn bà ở nhà làm mọi việc từ cày bừa đến dựng cửa lợp nhà, buôn bán chạy chợ. Bây giờ, phụ nữ còn giỏi giang hơn, dám đứng ra đăng ký thực hiện cánh đồng 50 triệu/ha. ở thôn Viên Đình, những người đàn bà có gan làm giàu đó là chị Lê Thị Yến, thầu 5 mẫu ruộng của HTX quy hoạch thành nơi nuôi lợn, thả cá, chăn vịt, thu nhập mỗi năm ngót năm chục triệu đồng, chị Yến thường xuyên được đi báo cáo điển hình làm kinh tế giỏi. Chị Nguyễn Thị Hương, chăn nuôi, ấp trứng vịt, thu mỗi năm hơn bốn chục triệu đồng; chị Nguyễn Thị Hường, thôn Ngọc Trục thầu ruộng chăn vịt thả cá, thu hàng chục triệu mỗi năm. Những mô hình làm kinh tế giỏi ngày càng xuất hiện nhiều, cũng có nghĩa là sự giàu đã ngự ở Đông Lỗ. Hơn 5% số hộ nghèo của xã hiện nay là thấp so với mặt bằng chung của huyện...
    Năm 1948, trong một chuyến đi công tác qua vùng khu Cháy, nhạc sỹ Văn Cao đã lấy cảm hứng từ quê hương Đông Lỗ để sáng tác bài hát ?oTiến về Hà Nội?. Bên dòng sông Nhuệ, làng quê Đông Lỗ đi vào thơ ca bởi cái nét đẹp riêng. Cả 6 thôn của xã đều có cụm di tích lịch sử, cảnh quan đẹp, có sân chơi thể thao, có đội văn nghệ hoạt động sôi nổi và phong phú. Hơn 50 năm trước, Viên Đình và Đào Xá bị giặc đốt trụi, nay cả hai thôn đều đã trở thành làng văn hóa, riêng thôn Viên Đình được tỉnh công nhận 5 năm văn hóa. Đến Viên Đình, khó mà hình dung nổi làng trắng năm xưa, nay trù phú, nét văn minh hiện hữu ở cảnh ở người. Cả xã có 4/6 làng văn hóa, 3/6 thôn bê tông hóa đường làng, ngõ xóm. Trong phong trào xây dựng làng văn hóa, gia đình văn hóa, Đông Lỗ được huyện ứng Hòa ghi nhận là một điển hình.
    Như thế để thấy rằng, Đông Lỗ đã cất cánh đồng bộ, nhanh chóng tạo ra gương mặt đổi mới và trong mỗi bước đi của mình, Đông Lỗ luôn coi trọng nghĩa và tình. Chính điều đó đã là sự hấp dẫn riêng của vùng quê chiêm trũng này. Ai xa, xin hãy nhớ về Đông Lỗ...
    Bằng Giang

  6. jachinh

    jachinh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/12/2002
    Bài viết:
    932
    Đã được thích:
    0

    Người con gái hát bài ?oTiến về Hà Nội? trong tù (8/10/2004)


    Một sớm vào thu, tôi được trở về thăm lại thôn Đào Xá, xã Đông Lỗ (Ứng Hòa. Đây là nơi xuất xứ của ca khúc ?oTiến về Hà Nội?, nhạc sĩ Văn Cao đã sáng tác bài hát này ở đây vào năm 1949. Mỗi lần kỷ niệm ngày Giải phóng Thủ đô 10-10-1954 thì những âm hưởng của ca khúc ?oTiến về Hà Nội? lại vang lên trong tâm tưởng của mọi người như để nhớ về một thời hào hùng, trong sáng đầy những ước mơ.
    Về Đào Xá, đi giữa mùa vàng lòng ta lại xốn xao nhớ tới nhạc sĩ Văn Cao. Đi lững thững trong khuôn viên ngôi đình bên hồ và những gốc nhãn như để tìm lại bóng dáng của nhạc sĩ Văn Cao và tự hỏi ngày ấy ông ngồi ở đâu viết những nốt nhạc đầu tiên trong ca khúc ?oTiến về Hà Nội?. Bài hát ra đời đến nay đã trên nửa thế kỷ, hoàn cảnh ra đời được kể lại qua hồi ký của một người bạn của Văn Cao ?oTrên con đê từ Vân Đình, qua Đặng Giang đến Phù Lưu Chanh, nhạc sĩ Văn Cao và Nguyễn Đình Thi đến thăm nhà họa sĩ Tạ Tỵ, sau bữa cơm chiều mưa phùn gió bấc, 2 nhà soạn nhạc và nhà thơ là Văn và Thi nghỉ lại ở đó. Văn Cao nằm giữa ngâm bài thơ ?oChiếc xe xác qua phường Dạ Lạc?, giọng ngâm ai oán hơn một bài sa trường sau giờ tác chiến, chợt nghe ngoài ngõ có tiếng chân đi rầm rập trong đêm của đoàn vệ quốc. Khi tiếng ngâm vừa dứt, Nguyễn Đình Thi nhỏm dậy hỏi họa sĩ Tạ Tỵ: ?oGiờ này mua rượu ở đâu?? họa sĩ Tạ Tỵ trả lời ?oĐang chuyển quân ai cho mình đi?. Thi lại nằm vật xuống, cả đêm ấy chúng tôi không ngủ, phần vì lạnh, phần vì tiếng đại bác ì ầm phía xa, phần vì thảo luận văn nghệ và nhắc lại những kỷ niệm năm xưa?... Trên đây là đoạn hồi ký của họa sĩ Tạ Tỵ ghi lại một đêm hội ngộ của 3 nghệ sỹ, sau đó Văn Cao về thăm gia đình ở thôn Đào Xá cuối huyện ứng Hòa. Tại đây, Văn Cao đã sáng tác bài hát ?oTiến về Hà Nội?. Người đầu tiên được Văn Cao dạy hát là họa sĩ Bùi Xuân Phái, ông người xã Kim Hoàng, Hoài Đức. Bài ca ?oTiến về Hà Nội? ra đời vào cuối năm 1949 tức là trước ngày giải phóng Thủ đô những 5 năm. Lúc này có người cho là ?olạc quan tếu?, nhưng đến nay thì mọi người đều thấy đó là những dự báo rất lãng mạn và hùng ca của Văn Cao. Mở đầu bài hát Văn Cao dựng lên hình ảnh một đoàn quân chiến thắng trở về với câu ?oTrùng trùng say trong câu hát, lớp lớp đoàn quân tiến về...?. Khi ấy chúng ta chưa hề có một đạo quân chính quy trang bị hiện đại mà phần lớn là những người chiến sĩ chân đất, súng trường với tấm lòng yêu nước nồng nàn, chúng ta chưa hề có một khái niệm gì về tiếp quản một thành phố lớn mà chúng ta, ?onhững người lính *****? đang còn sống chiến đấu trong một hoàn cảnh rất gian lao, thiếu thốn nhưng không kém những ước mơ cháy bỏng về một chiến thắng đang đến gần, những người lính ?o*****? nhớ về Thủ đô trong tâm hồn.
    Nhớ đêm ra đi đất trời bốc lửa
    Cả đô thành nghi ngút cháy sau lưng
    Văn Cao thật tài tình khi ông dựng lên khung cảnh 5 cửa ô của Hà Nội như 5 đài hoa nở mừng đoàn quân tiến về.
    ?oTiến về Hà Nội? của Văn Cao có sức sống trải dài trên nửa thế kỷ. Những nhân vật cùng thời với ?oTiến về Hà Nội? từ ngày ấy nay còn rất hiếm, nhưng những âm hưởng và hình bóng của ca khúc thì vẫn vang đậm trong tâm hồn các thế hệ. Có một người con gái tên chị là Hà Nhân, ngày ấy mới ngoài 20 đã được sống trong một vùng quê nơi ra đời của ca khúc, đã được diễn kịch ngay trên sân đình Đào Xá dưới những ngọn đèn dầu lạc, đã được dạy hát những câu đầu tiên khi ca khúc ra đời. Chị Hà Nhân nguyên là Cục trưởng Cục biểu diễn nghệ thuật Bộ Văn hóa từ năm 1971, một kỷ niệm sâu sắc và cũng là một thử thách lớn lao là chính người con gái ấy đã bị địch bắt giam cầm ở một nhà tù ngoại thành Hải Phòng, nay là khu Máy Chai vào năm 1950. Trong tù chị là một đảng viên, một cán bộ phụ nữ đã từng lăn lộn với phong trào, chị đã giữ vững ý chí và đem nghệ thuật đến với đồng đội trong tù để tiếp sức cùng đấu tranh. Chị đã hát và đã dùng chiếc đàn cũ của nhà tù ca lên bài hát ?oTiến về Hà Nội?. Tên cai tù chỉ tay vào chị:
    - Mày chính là ********* chứ còn ai!
    Chị cãi lại:
    - Tôi nhớ Hà Nội là tôi hát.
    Tên cai tù nói:
    - Chỉ có ********* mới dám tiến về Hà Nội, chứ quân đội Việt Pháp đang ở Hà Nội làm gì mà tiến về...
    Khúc hát trong tù, một niềm lạc quan của một cán bộ phụ nữ thật đáng tự hào. Chị Hà Nhân quê xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa, đã tham gia cách mạng từ những ngày tiền khởi nghĩa tháng 8-1945, đã từng là ủy viên Thường vụ Tỉnh hội Phụ nữ Hà Đông cũ. Năm 1946, chị được vinh dự kết nạp vào Đảng. Chị đã từng qua các cương vị: Bí thư phụ nữ các huyện: Thanh Oai, Chương Mỹ, Thường Tín, sau về tham gia Thường vụ Phụ nữ Hải Phòng và chị bị bắt ở đây. Ra tù, chị về hoạt động phong trào phụ nữ tỉnh miền núi Hòa Bình, trong chiến dịch Hòa Bình 1951 - 1952, chị đã dẫn những cô ?osơn nữ? Hòa Bình đến phục vụ các trạm phẫu thuật tiền phương và bệnh viện dã chiến. Một ngày tết năm ấy, tôi đã gặp chị trong khu rừng Suối Bu, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình, chị động viên các cô gái Mường chăm sóc thương binh của Đại đoàn 304 đang chiến đấu bên đường số 6, nhiều chiến sĩ cùng đại đội với anh hùng Cù Chính Lan. Chị thường tổ chức văn nghệ lửa trại trong rừng phục vụ thương bệnh binh và đã được nghe những ca khúc như ?oSơn nữ? của Tô Hải, ?oSơn nữ? của Trần Hoàn. Những cô ?osơn nữ? ngày ấy có cô là con những vị lang đạo, đã trưởng thành từ phong trào phục vụ thương binh ngày ấy trở thành những cán bộ phụ nữ tỉnh...
    Sau này do năng khiếu với tài năng, chị được các nhà hoạt động văn hóa chọn ngay vào lĩnh vực văn hóa, chị tạm xa phong trào phụ nữ, trong niềm luyến tiếc, bồi hồi... Chị kể lại: Chính nghệ sĩ Lộng Chương đã dí tay vào trán chị và nói ?ocủa này rồi sẽ thành tinh của sân khấu đây?. Từ đó một bước ngoặt lớn, chị đã chuyển sang hoạt động văn hóa. Năm 1956, chị là Phó đoàn ca múa Trung ương, sau làm Trưởng đoàn Văn hóa của Việt Nam sang giúp bạn Lào. 1971 chị là Cục trưởng Cục Nghệ thuật Bộ Văn hóa. Gần 10 năm sau chị là Giám đốc đầu tiên của Nhà hát Tuổi trẻ, dưới sự lãnh đạo chỉ đạo nghệ thuật của chị cùng Ban Giám đốc Nhà hát đã vững bước lớn lên, có một diện mạo và lòng tin của các thế hệ trẻ hôm nay. Khi về nghỉ hưu chị vẫn say sưa hoạt động nghệ thuật, chị đã tham gia đóng phim trong cuốn phim ?oĐêm hội Long Trì? của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng. Chị giữ vai ?oQuốc mẫu? khi đã ở tuổi ngoài 60, chị đóng đạt đến mức khi ra đến chợ của khu tập thể Nam Đồng, các cô hàng rau, hàng thịt, hàng cá cứ vui vẻ chào mời ?oQuốc mẫu ơi! Quốc mẫu ơi! Mua thịt, mua rau cho con đi?, chị cảm động không nói lên lời trước tấm lòng yêu mến của quần chúng với nghệ thuật cách mạng. Cứ đến ngày cách mạng Tháng Tám hàng năm ông bà Hà Nhân lại dắt tay nhau về thăm lại thị xã để nhớ về một thời trẻ, một thời hoạt động sôi nổi. Cụ ông là Thiếu tướng Lê Thanh, một chiến sĩ Tây Tiến, cụ bà Hà Nhân một chiến sĩ văn hóa dắt tay nhau vào hội trường đi giữa bạn bè đồng chí trong niềm tin yêu thân thiết xiết bao cảm xúc. Từ ?oTiến về Hà Nội? cách đây hơn 50 năm, chị Hà Nhân đã đi cùng năm tháng với ca khúc và đang hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long trong niềm vui đổi mới./.


    Nguồn tin lấy từ Báo Hà Tây .
  7. _anh_yeu

    _anh_yeu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/04/2004
    Bài viết:
    6.781
    Đã được thích:
    0
    Bác @ráchchính ơi, dạo này không thấy post thêm bài hát về Hà Tây cho anh em thưởng thức nhỉ? Kiếm thêm vài bài đi
  8. jachinh

    jachinh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/12/2002
    Bài viết:
    932
    Đã được thích:
    0
    Cũng còn một số bài của Đình Chương viết về Ba Vì , nhưng có ít thời gian quá không có làm được . Ai có đường truyền nhanh thì Suchen hộ rồi Up lên .
  9. tuanno1

    tuanno1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/10/2003
    Bài viết:
    3.227
    Đã được thích:
    0
    Cái ông jachinh này đúng là một điển hình về "người VN xa tổ quốc nhưng vẫn đau đáu nhớ về quê hương". Chẳng bù mình, ah mà quên quê tôi là làng Vác đấy ko biết co ai ở đấy hay gần đấy ko nhỉ? Cho làm wen cái[​IMG]
  10. jachinh

    jachinh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/12/2002
    Bài viết:
    932
    Đã được thích:
    0
    Đưa cái Topic này lên , mong mọi người hãy viết về tuổi thơ của mình ở Hà Tây. Chắc là những hình ảnh ấu thơ vô tư đùa nghịch lúc nào cũng có thể hiện lên trong tâm hồn của các bạn. Và những lúc đó thực sự các bạn có thấy thoải mái hơn không ..........

Chia sẻ trang này