1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

LÀNG VẠN PHÚC.

Chủ đề trong 'Nha Trang' bởi no391983, 30/11/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. no391983

    no391983 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/02/2002
    Bài viết:
    187
    Đã được thích:
    0
    LÀNG VẠN PHÚC.

    Nghề dệt lụa có từ xa xưa trên đất Việt Nam. Thế kỷ XV, lụa Việt Nam đã theo chân các thương gia lên tàu biển đi tới bè bạn xa gần bốn phương. Nghề dệt lụa ở Việt Nam có ở nhiều nơi, nhưng không thể không nói tới Vạn Phúc (thị xã hà Ðông, Hà Tây), một vùng dệt lụa thủ công lâu đời và lừng danh của ta.

    Em về Vạn Phúc cùng anh
    Áo lụa em mặc thêm thanh vẻ người.

    Về với Vạn Phúc hôm nay, mới đến đầu làng ta đã nghe thấy tiếng dệt lụa rộn ràng và bắt gặp một không không khí nhộn nhịp, tấp nập của cửa hàng giới thiệu làng Vạn Phúc được đặt ngay đầu làng với những xấp vải nhiều màu sắc. Lụa Vạn Phúc bền đẹp, khoác tấm áo lên người sẽ thấy mềm mại và nhẹ nhàng. Cái nét đắc sắc và độc đáo ấy chính là nhờ vào đôi bàn tay khéo léo, điêu luyện, tinh đời của người dân Vạn Phúc.

    Tương truyền, bà Lã Thị Nga, một cô gái làng, từ thời Cao Biền làm tiết độ sứ ở nước ta. Bà đã đưa đến nghề dệt thô sơ với sản phẩm là lụa mộc mạc, bình dân. Sau này, bà đã được bà đã được phong là thành Hoàng làng. Từ khi có go võng (thế kỷ XVI) nghề dệt Vạn Phúc được cải tiến, phát triển mạnh mẽ và cho ra đời nhiều mặt hàng độc đáo, cao cấp như gấm, lụa, the, lĩnh... với nhiều hoa văn sinh động, tinh tế.

    Khi chưa có máy zắc ca, việc dệt the, lụa, hoa không phải là dễ, đòi hỏi người Vạn Phúc phải nghiên cứu, tìm tòi, thí nghiệm nhiều.

    Người nào vẽ hoa đẹp, khâu hoa khéo, khi dệt lên thành hàng hoa rát đẹp giống hoa thật, khách hàng rất ưa chuộng, dệt không kịp bán. Với cách cải hoa trên, bất cứ vẽ hoa gì, hình gì, chữ gì các nghệ nhân Vạn Phúc đều làm được.

    Trước kia khi chưa có máy zắc-ca mà các nghệ nhân Vạn Phúc đã khâu hoa và vẽ hoa được vẫn rất điêu luyện và tinh tế. Hiện nay, máy zắc-ca cũng chỉ cài hoa bằng các-tôngđục lỗ để móc kim kéo go lên thành hoa, vẫn là nguyên lý cài hoa của các bậc tiền nhân từ trăm năm nay, chỉ khác là không có người kéo hoa như xưa.

    Ðể tạo ra những sản phẩm tơ lụa tuyệt hảo, những người thợ Vạn Phúc đã tiến hành một quy trình kỹ thuật phức tạp gồm nhiều công đoạn như khâu tơ, khâu hồ sợi, khâu dệt, khâu nhuộm. Mỗi khâu đều phải tiến hành theo những quy định khá nghiêm ngặt.

    Ngày nay, lụa Vạn Phúc qua các thế hệ, những nghệ nhân và thợ dệt đã không ngừng cải tiến, nâng cao kỹ thuật sản xuất. Bởi thế, lụa Vạn Phúc dù ở loại nào cũng đạt tới mức hoàn mỹ, mịn óng, mềm mại với màu sắc óng ánh, đường nét tinh tế khi nổi khi chìm, có loại trang nhã, có loại rực rỡ.

    Trải qua bao thế hệ, lụa Vạn Phúc vẫn luôn giữ được những thủ pháp nghệ thuật truyền thống. Hoa văn bao giờ cũng tranng trí đối xứng, đường nét trang trí không rườm rà, phức tạp mà luôn mềm mại, phóng khoáng, đứt khoát. Bởi vậy, lụa Vạn Phúc không chỉ được ưa chuộng ở trong nước mà đã vượt ra ngoài lãnh thổ Việt Nam tới tay những người sành điệu bốn phương.

Chia sẻ trang này