1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lãnh thổ Việt Nam thân yêu nhìn từ vệ tinh.

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi ov10, 02/03/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. nangxuan

    nangxuan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/12/2002
    Bài viết:
    96
    Đã được thích:
    0
    Không phải của chú Cam quýt mít dừa gì đâu mà đất mình tự sản sinh như kiểu tham nhũng ngày càng lan rộng vậy.
    Khoảng giữa thập kỉ 90 về trước, tôi đọc trong nhiều tài liệu (chả nhớ nữa vì lâu rồi) diện tích VN là 330.990 km2 (nếu tính phần trăm sai số thì chắc chỉ vài chục km2 thôi). Sau này tụt xuống còn 329.241 km2 vào năm 99. Cho đến giờ ai cũng hiểu nhưng chả ai dám nói ra cả.
  2. Topol

    Topol Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2003
    Bài viết:
    592
    Đã được thích:
    1
    Tôi không hiểu ông nói cho tôi rõ mới.
    Ông nay phán cứ như ông tướng
  3. horiron

    horiron Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    22/10/2005
    Bài viết:
    217
    Đã được thích:
    6
    các bác cho em hỏi , những cái đảo này tên là gì ? và cái nào thuộc về vn ??( ý em là những cái xa đất mẹ ấy)
    [​IMG]
    Được horiron sửa chữa / chuyển vào 17:19 ngày 25/11/2006
    Được horiron sửa chữa / chuyển vào 17:25 ngày 25/11/2006
  4. lionking_hau

    lionking_hau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/07/2004
    Bài viết:
    2.078
    Đã được thích:
    0
    hì hì vấn đề này nhạy cảm quá cơ ko trả lời được, dù sao thì những hòn đảo đó có tầm quan trọng cực kỳ đặc biệt ở vùng Tây Nam đất nước ta
  5. ov10

    ov10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    6.093
    Đã được thích:
    6
    Mấy đảo đó đâu có gì nhạy cảm, được phân định lừ lâu rồi.
    [​IMG]
  6. ov10

    ov10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    6.093
    Đã được thích:
    6
    [​IMG]
  7. firstknightxx

    firstknightxx Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/06/2003
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    Em search một lượt, thấy mỗi cái http://www.megaupload.com/?d=D3389WSL là còn sống. Mất ngủ vì thiếu quả đu đủ.
    Thay mặt cho những người có nhu cầu xem toàn cảnh HN từ ảnh chụp vệ tinh, em thiết tha đề nghị bác OV10 khởi động lại Affair này.
    (Viết thế này không biết có phải múa rìu qua mắt thợ không: Hiện nay có hai trang upload và download thông dụng và nổi tiếng là megaupload.com và rapidshare.de; upload free, file cỡ lớn, download free too nhưng có giới hạn nhất định. Mega thì tiện hơn, down tương đối nhanh , nếu dùng IDM down thì dẫu chết giữa chừng bật lên vẫn down tiếp được. Rapid thì down chậm, thường phải chia nhỏ file, nhiều bệnh. Đây là hai kho chứa của cải trực tuyến của cả thiên hạ nên anh tài tứ xứ đổ về đào mỏ nhiều -> đồ đạo chích dễ kiếm. Sorry about that).
    Vote bác OV10 5 * gọi là có chút lễ mọn. Làm phiền bác kì cạch upload một lần nữa để anh em được vén mây nhìn thấy mặt trời.
    Bác nào có điều kiện thì chia lửa với bác OV10 ủng hộ đồng bào nghèo.
    In short, Hồi hộp chờ tin các bác.
  8. newceovn

    newceovn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/01/2007
    Bài viết:
    307
    Đã được thích:
    0
    Nhìn tấm bản đồ thấy Lào phân chia quân tử và sòng phẳng với Cam, một cậu em. Còn trên vịnh bắc bộ thì thằng Khựa nó đâu được như Lào với Cam.
    Đề nghị bác OV10 post hình chi tiết vịnh bắc bộ lên cho mọi người tham khảo.
  9. ov10

    ov10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    6.093
    Đã được thích:
    6
    Các bạn xem cái này trước:
    Phân định vịnh Bắc bộ: Giải pháp công bằng.
    TT - Ngày 15-6-2004, kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XI đã thông qua nghị quyết phê chuẩn Hiệp định giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước CHND Trung Hoa về phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của hai nước trong vịnh Bắc bộ (gọi tắt là Hiệp định phân định vịnh Bắc bộ).
    * Xin bộ trưởng cho biết một số nét về vị trí, đặc điểm và tầm quan trọng của vịnh Bắc bộ?
    - Bộ trưởng Nguyễn Dy Niên: Vịnh Bắc bộ (VBB) là một trong những vịnh lớn của thế giới, có diện tích khoảng 126.250km2 (36.000 hải lý vuông), chiều ngang nơi rộng nhất khoảng 310km (176 hải lý), nơi hẹp nhất ở cửa vịnh rộng khoảng 207,4km (112 hải lý).
    Bờ VBB thuộc 10 tỉnh, thành phố của VN với tổng chiều dài khoảng 763km và bờ biển thuộc hai tỉnh Quảng Tây, Hải Nam của Trung Quốc (TQ) với tổng chiều dài khoảng 695km.
    Vịnh có hai cửa: eo biển Quỳnh Châu nằm giữa bán đảo Lôi Châu và đảo Hải Nam với bề rộng khoảng 35,2km (19 hải lý) và cửa chính của vịnh từ đảo Cồn Cỏ (VN) tới đảo Hải Nam (TQ) rộng khoảng 207,4km (112 hải lý).
    Phần vịnh phía VN có khoảng 2.300 đảo, đá ven bờ, đặc biệt có đảo Bạch Long Vĩ nằm cách đất liền VN khoảng 110km, cách đảo Hải Nam khoảng 130km. Phía TQ có một số ít đảo nhỏ ở phía đông bắc vịnh như đảo Vị Châu, Tà Dương.
    VBB có vị trí chiến lược quan trọng đối với VN và TQ cả về kinh tế lẫn quốc phòng, an ninh. Vịnh là nơi chứa đựng nhiều tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là hải sản và dầu khí. Trong vịnh có nhiều ngư trường lớn, cung cấp nguồn hải sản quan trọng cho đời sống của nhân dân hai nước.
    Các dự báo cho thấy đáy biển và lòng đất dưới đáy của vịnh có tiềm năng về dầu mỏ và khí đốt. Vịnh là cửa ngõ giao lưu từ lâu đời của VN ra thế giới, có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự nghiệp phát triển kinh tế, thương mại quốc tế cũng như quốc phòng an ninh của nước ta. Đối với khu vực phía nam TQ vịnh cũng có vị trí quan trọng. Vì vậy, cả hai nước đều rất coi trọng việc quản lý, sử dụng và khai thác vịnh.
    * Xin bộ trưởng cho biết vì sao hai nước VN - TQ phải tiến hành đàm phán và ký Hiệp định phân định VBB?
    - Vấn đề phân định VBB, mà cụ thể là phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trong vịnh giữa VN và TQ, chỉ được đặt ra sau khi có sự phát triển tiến bộ của Luật biển quốc tế từ giữa những năm 1950 trở lại đây.
    Theo qui định của Luật biển quốc tế hiện đại, quốc gia ven biển được hưởng lãnh hải rộng tối đa 12 hải lý, vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý và thềm lục địa rộng tối đa 350 hải lý tính từ đường cơ sở hoặc cách đường đẳng sâu 2.500m một khoảng cách không quá 100 hải lý.
    Do bờ biển hai nước vừa kế cận vừa đối diện nhau, nơi rộng nhất không đến 200 hải lý, nên các vùng biển và thềm lục địa của hai nước trong vịnh đều bị chồng lấn lên nhau, cần phải được phân định để xác định rõ ràng biên giới lãnh hải cũng như ranh giới vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa hai nước.
    Thực tế cho thấy, trước đây do chưa có đường biên giới và ranh giới biển rõ ràng trong VBB nên giữa hai nước thường xảy ra các vụ việc tranh chấp phức tạp về đánh bắt hải sản và thăm dò khai thác dầu khí, gây bất ổn định và ảnh hưởng không tốt đến quan hệ hai nước, hạn chế việc khai thác bền vững và hiệu quả tiềm năng của vịnh.
    Chỉ khi có một đường ranh giới biển rõ ràng trong vịnh, được hai nước chấp nhận và phù hợp với luật pháp quốc tế, hai nước mới có đầy đủ căn cứ pháp lý để tiến hành việc quản lý, sử dụng, khai thác, phát triển và bảo tồn các tài nguyên biển của mình trong VBB.
    * Đàm phán phân định VBB được tiến hành theo các nguyên tắc và cơ sở pháp lý nào, thưa bộ trưởng?
    - Hai bên đã thống nhất và căn cứ vào luật pháp và thực tiễn quốc tế, đặc biệt là các nguyên tắc và qui định của Công ước của LHQ về luật biển năm 1982 mà cả hai nước đều là thành viên để giải quyết vấn đề phân định VBB. Luật pháp quốc tế nói chung và Công ước của LHQ về luật biển năm 1982 nói riêng không qui định một phương pháp bắt buộc áp dụng chung cho việc phân định các vùng biển giữa các quốc gia có bờ biển tiếp liền hoặc đối diện nhau.
    Căn cứ vào các qui định của công ước này và thực tiễn quốc tế, VN và TQ đã thỏa thuận thông qua đàm phán để phân định VBB, với nguyên tắc giải quyết là ?oáp dụng Luật biển quốc tế và tham khảo thực tiễn quốc tế" và ?otheo nguyên tắc công bằng, có tính đến mọi hoàn cảnh hữu quan trong vịnh để đi đến một giải pháp công bằng?.
    * Xin bộ trưởng cho biết nội dung chính của Hiệp định phân định VBB và đánh giá về kết quả đàm phán phân định VBB?
    - Hai bên thống nhất một đường phân định với 21 điểm kéo dài từ cửa sông Bắc Luân ra đến cửa vịnh phía nam, trong đó từ điểm 1 đến điểm 9 là biên giới lãnh hải, từ điểm 9 đến điểm 21 là ranh giới chung cho cả vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
    Theo hiệp định, VN được hưởng 53,23% diện tích vịnh và TQ được hưởng 46,77% diện tích vịnh. Đường phân định đi cách đảo Bạch Long Vĩ 15 hải lý, tức đảo được hưởng lãnh hải rộng 12 hải lý, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 3 hải lý (25% hiệu lực). Đảo Bạch Long Vĩ là một đảo nhỏ của VN (diện tích khoảng 2,5km2) lại nằm gần như ở giữa VBB (cách bờ biển VN khoảng 110km, cách bờ đảo Hải Nam -TQ khoảng 130km), tạo ra một hoàn cảnh đặc biệt nên theo luật pháp và thực tiễn quốc tế chỉ được hưởng một phần hiệu lực hạn chế trong phân định. Đảo Cồn Cỏ cũng là một đảo nhỏ nhưng nằm gần bờ của VN hơn (cách bờ khoảng 13 hải lý) nên được hưởng 50% hiệu lực trong việc phân định vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa tại đường đóng cửa vịnh. Đây là một kết quả công bằng đạt được trên cơ sở luật pháp và điều kiện cụ thể của vịnh.
    Trong hiệp định, hai bên cam kết tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của mỗi bên đối với lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trong VBB. Theo đó, mỗi bên tự chủ tiến hành việc thăm dò, khai thác một cách độc lập các tài nguyên khoáng sản trong phạm vi thềm lục địa của mình.
    Đối với những cấu tạo mỏ dầu, khí tự nhiên đơn nhất hoặc mỏ khoáng sản khác nằm vắt ngang đường phân định, hai bên thông qua hiệp thương hữu nghị để đạt được thỏa thuận về việc khai thác hữu hiệu nhất cũng như việc phân chia công bằng lợi ích thu được từ việc khai thác. Ngoài ra, hiệp định cũng qui định về việc sử dụng hợp lý và phát triển bền vững tài nguyên sinh vật trong VBB.
    Theo TTXVN
    Bên cạnh lễ trao đổi văn kiện thư phê chuẩn Hiệp định phân định VBB, cũng trong ngày 30-6-2004 Bộ Ngoại giao VN và Bộ Ngoại giao TQ đã tiến hành trao đổi công hàm thông báo việc chính phủ hai nước hoàn thành các thủ tục pháp lý nội bộ đối với Hiệp định hợp tác nghề cá ở VBB giữa CHXHCN Việt Nam và CHND Trung Hoa (ký tại Bắc Kinh ngày 25-12-2000) và thỏa thuận hiệp định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30-6-2004.

    [​IMG]

    Vịnh Bắc Bộ.
    [​IMG]
    Được ov10 sửa chữa / chuyển vào 23:16 ngày 12/01/2007
  10. lionking_hau

    lionking_hau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/07/2004
    Bài viết:
    2.078
    Đã được thích:
    0
    có vấn đề gì là lạ lẵm đầu mà đưa lên tin cũ thế

Chia sẻ trang này