1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lão tử và tiên đoán.

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi AcommeAmour, 06/11/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. AcommeAmour

    AcommeAmour Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    2.058
    Đã được thích:
    0
    Cao đài giáo tự nhận Lão tử là giáo chủ....
    Lão tử chết rồi nhưng thân xác và tư tưởng vẫn trừơng tồn...hehe..
  2. anon57

    anon57 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    20/12/2008
    Bài viết:
    80
    Đã được thích:
    0
    Lão Tử chưa bao giờ là giáo chủ của Cao Đài của Việt mít
  3. AcommeAmour

    AcommeAmour Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    2.058
    Đã được thích:
    0
    Post cái này cho các bạn tham khảo nhé....
    "
    Đức Lão Tử trong Đạo Cao Đài
    1. Tiểu sử
    Đức Lão Tử giáng sanh vào giờ Sửu, ngày 15 tháng Hai âm lịch năm Canh Thìn, vào đời vua Võ Đinh nhà Thương (vào năm 1234 trước Công nguyên), tại gốc cây Lý ở xóm Khúc Nhơn, làng Lại, huyện Khổ, nước Sở, nay thuộc An Huy, tỉnh Hà Nam. Theo truyền thuyết, Mẹ Ngài mang thai Ngài tới 72 năm mới hạ sanh. Khi mới chào đời tóc Ngài đã bạc trắng nên được gọi là Lão Tử, có nghĩa là con già và cũng có nghĩa là ông Thầy già. Do được sanh ra tại cây Lý nên Ngài lấy tên cây đó làm họ. Ngài lại xưng hiệu là Lão Đam, tự là Bá Đương. Ngoài ra, vì mỗi tai Ngài có tới 3 cái lỗ nên người thời đó còn gọi Ngài là Lý Nhĩ. Ngài có miệng rộng, răng thưa, thiên đỉnh cao, râu tốt, mắt vắn, tai dài, sóng mũi cao lớn nhữ chẻ hai, trên trán có hình ba chữ Tam Thiên. Được biết, Đức Lão Tử là chơn linh của Đức Thái Thượng Đạo Quân (hay Thái Thượng Đạo Tổ) giáng trần.
    Sở dĩ, chúng ta biết được Đức Lão Tử giáng trần vào ngày 15 tháng Hai là vì Ngài có giáng cơ cho biết, qua bài thi:
    "LÝ đào mầm tược tượng long lân,
    LÃO luyện đơn thành nhị xác thân.
    TỬ phủ ngồi lo tu nấu thuốc,
    GIÁNG sanh Thương đợi Võ Đinh quân"
    Qua hết nhà Thương (Ân), tiếp đến thời nhà Châu, đời vua Võ Vương (1122 trước Công nguyên), Đức Lão Tử ra làm quan Trụ Hạ Sử tại tàng thư các của nhà Châu để có cơ hội nghiên cứu Bát Quái Đồ. Theo bài Thuyết Đạo của Đức Hộ Pháp tại Đền Thánh, nhân ngày Vía Đức Thái Thượng Lão Quân, Rằm tháng Hai Mậu Tý (Dl, 25/03/1948), thì "nhờ nghiên cứu Bát Quái Đồ nầy mà Đức Lão Tử biết được sự bí mật của càn khôn vũ trụ và vạn vật hữu hình nơi mặt thế nầy. Nhờ đó, Ngài biết được con người mang xác thịt không thể vi chủ được xác thân mình. Con người cần phải tìm ra cho được cái thân thiệt vi chủ, rồi mới nắm cả linh giác của con người trong kiếp sanh, phóng lên cao vô biên vô tận, để đoạt vị Thần, Thánh, Tiên, Phật".
    ...Theo truyền thuyết, Đức Khổng Tử đã có lần đến gặp Đức Lão Tử để hỏi về lễ. Sau một hồi đàm đạo, Đức Lão Tử nói rằng: "Một người tự cho là thông minh, hay bàn về sở trường, sở đoản của người khác, tưởng mình hiểu biết sâu sắc, loại người đó đang bước dần tới sự diệt vong. Những người thông minh thực sự thì ít nói, ít bình luận, vì họ hiểu rằng, nói nhiều thì hại lắm. Người thông minh thực sự, tự cho mình là ngu xuẩn, không hiểu gì, không biết gì, bởi vì họ hiểu rằng đa sự là đa nạn. Một thương nhân giầu có, luôn cất giấu tài sản, vờ là nghèo khổ. Mong rằng ông có thể bỏ được các tật thích kiêu ngạo, ham công danh, ưa nói trội và dù có là người hùng thực sự thì vẫn nên xuất hiện với tư thế khiêm nhượng".
    Đến khi Đức Khổng Tử kiếu ra về thì Đức Lão Tử nói: "Người giàu thì lấy của đưa nhau. Tôi chẳng phải giàu, xin trộm làm người nhơn, lấy lời nói mà đưa ông".
    Đức Khổng Tử về, bảo với các học trò của Ngài rằng: "Con chim ta biết nó bay, con cá ta biết nó lội, con thú ta biết nó chạy. Đối với loài chạy thì ta có thể dùng lưới để săn, đối với loài lội trong nước thì ta có thể dùng câu để bắt, đối với loài bay thì ta có thể dùng cung tên để bắn; đến như con rồng cưỡi mây cưỡi gió bay trên trời, ta không sao biết đặng. Hôm nay gặp Lão Tử, ông ta có lẽ là con rồng chăng? "....
    Sau khi hiểu thấu lý và đạt Đạo, Đức Lão Tử rời khỏi nhà Châu và cưỡi một con trâu màu xanh đi về hướng núi Côn Lôn. Khi Ngài đi tới Ải Hàm Cốc thì gặp quan giữ ải tên là Doãn Hỷ. Ông Doãn Hỷ xin Đức Lão Tử dạy đạo. Thấy ông Doãn Hỷ có lòng thành khẩn nên Đức Lão Tử nhận làm môn đệ, và bằng lòng ở lại Ải Hàm Cốc 3 tháng để dạy ông Doãn Hỷ học Đạo Tiên. Khi ra đi, Đức Lão Tử để lại cho ông Doãn Hỷ một cuốn sách tên là Đạo Đức Kinh, gồm 5363 chữ.
    Được biết, từ thời tạo dựng Trời Đất có nhơn loại đến giờ, không có thời nào mà Đức Lão Tử không giáng trần để độ những người có căn lành tu hành đắc Đạo.
    Ngài do khí Tiên Thiên hóa sanh, nên Ngài có phép thuật huyền diệu vô biên, biến hóa vô cùng, khi hiện xuống cõi trần, khi trở lại Thiên Cung; khi đi đầu thai xuống trần, làm người cho dễ truyền Đạo. Do đó, Ngài có rất nhiều danh hiệu. Lão Tử chỉ là một kiếp hóa thân của Ngài.
    Trong thời Tam Kỳ Phổ Độ, Đức Thái Thượng không giáng sanh nữa, mà Ngài dùng huyền diệu cơ bút giáng cơ dạy Đạo mà thôi. Ngài giao cho Đức Đại Tiên Trưởng Lý Thái Bạch, thay mặt cho Ngài, cầm quyền Tiên Giáo, làm Nhứt Trấn Oai Nghiêm, điều đình Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ."
    -------
  4. realstar112

    realstar112 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/04/2002
    Bài viết:
    295
    Đã được thích:
    0
    theo như em được biết thì người ta nhắc đến Lão Tử đầu tiên là phải nhớ tới Đạo Gia, tư tưởng triết học trong thời kỳ Bách gia tranh minh và cuốn Kinh đạo đức.
    Đạo gia và Đạo giáo không giống nhau, giống như Nho Gia và Nho Giáo vậy, vì thế cần phải phân biệt rõ cái này.
    Theo em, Đạo gia là tư tưởng triết học và gắn liền với Lão tử Trang tử, còn Đạo giáo là một tôn giáo; về mặt lý luận, đó là sự kết hợp giữa lý luận Thần đạo trong thời kỳ Trung Hoa cổ đại và những tư tưởng của Lão tử. Đạo giáo được hình thành vào thời kỳ Đông Hán, tôn Lão tử là giáo chủ với tên gọi là Thái thượng lão quân, tác phẩm kinh điển chính thức đầu tiên của Đạo Giáo là "Kinh thái bình".
    Đạo Giáo có đạo sỹ, phép thuật luyện kim đan vân vân và mây mây.
    Còn Đạo Gia và Lão tử không liên quan j đến những thứ như trên.
    Túm lại, nếu nói tới Lão tử và Kinh đạo đức thì phải dùng từ Đạo Gia chứ không phải là Đạo Giáo.
    P/S: Đạo cao đài ở VN chắc là có liên quan đến cái Đạo giáo! heeee
  5. AcommeAmour

    AcommeAmour Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    2.058
    Đã được thích:
    0
    Trước khi Lão tử ra đời thì thiên hạ đã rèn luyện và tu dưỡng Đạo giáo (Đạo gia, đạo........) rồi.
    Tuy nhiên với cuốn Đạo đức kinh thì vô hình chung Lão tử đã trở thành người đại diện cho Đạo. Bất cứ cái gì liên quan đến Vũ trụ đều được coi là từ Lão tử mà ra. (Điều đó thực ra cũng không sai)
    ...........Cao đài giáo là một ví dụ...
  6. nobita_hn

    nobita_hn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2005
    Bài viết:
    207
    Đã được thích:
    0
    Đạo Cao Đài của VN là tổng hợp của ba đạo: Phật, Nho, Lão. Trong tranh thờ thì Phật tổ ở giữa, hai bên là Khổng Tử và Lão Tử. Đạo Cao Đài tôn Ngọc Hoàng làm giáo chủ. Hay theo như cách giải thích của họ thì Ngọc Hoàng sau khi tạo ra nhiều tôn giáo, thấy rằng nhiều nơi các tôn giáo mâu thuẫn nhau. Vì vậy Ngọc Hoàng quyết định sát nhập 3 tôn giáo đó lại, gọi là Cao Đài và đích thân ngài đứng ra làm giáo chủ.
    Thậm chí trong tranh thờ của Đạo Cao Đài còn có cả Tôn Dật Tiên và nhà thơ Vic-to-huy-gô. Điều đó thể hiện tính tổng hợp và dung hợp của văn hoá Á đông, thể hiện tư tưởng đại đồng, cả thế giới chung một mái nhà...
  7. AcommeAmour

    AcommeAmour Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    2.058
    Đã được thích:
    0
    Có cái này để tham khảo.
    Tử vi: Khoa học hay mê tín
    Tử vi là một dạng thức khoa học hay chỉ là một hình thức bói toán mang yếu tố mê tín và lừa đảo? Câu trả lời đó còn đang gây tranh cãi. Tuy nhiên, có thể nói, với tính chất khoa học thần bí của mình, Tử vi là một đối tượng nghiên cứu khá thú vị.
    Tử vi - khoa học mà huyền bí
    Trong những kiểu bói toán, Tử vi thường được coi là một trong những kiểu bói toán có tính chính xác cao và được nhiều người tín nhiệm. Trước khi khoa Tử vi ra đời, Trung Quốc đã có nhiều hình thức bói toán khác như "64 quẻ bói" do Chu Vãn Vương dựa trên Hà Đồ tạo thành. Sau đó, nền triết học Trung Hoa đã đi qua nhiều luận thuyết, như thuyết âm Dương Ngũ Hành dựa trên sự tương sinh tương khắc của 5 yếu tổ cơ bản nhằm giải thích đời sống và tuỳ từng cặp yếu tố kết hợp với nhau, nó sẽ ra những kết quả khác nhau với độ biến thiên rất phức tạp. Đây là học thuyết có ảnh hưởng mạnh mẽ đến Tử vi sau đó .
    Về phạm trù số mệnh được đề cập đến ở vị trí trung tâm của Tử vi, thực ra trước đó đã có nhiều nhà triết học có những cái nhìn khác nhau về nó. Khổng Phu Tử nói: "Tận nhân lực, tri thiên mệnh" nghĩa là hay cố gắng làm hết sức mình rồi thành bại thế nào mới biết được mệnh trời. Triết gia Trang Tử thì cho rằng, con người thành bại, nghèo hèn hay giàu sang đều do định mệnh, ngay cả vận nước cũng do thiên mệnh chi phối không thể thay đổi. Còn học giả Tuân Tử thì phủ nhận sự tồn tại của số mệnh và cho rằng, tất cả hoạ phúc của con người đều do chính hành động của họ tạo thành.
    Đến thời Tống, nền văn minh Trung Hoa đã có bước phát triển mạnh mẽ trong việc nghiên cứu về nhân học. Nhiều triết gia đã chuyên tâm nghiên cứu về con người nhằm tìm ra những nguyên tắc về cuộc sống. Tử vi tuy ra đời chậm nhưng nó đã tổng hoà được những tinh hoa của bói dịch, nhân tướng học, thiên văn học của Trung Quốc cổ đại. Tử vi đã quy nạp lại cho mình một hệ thống thuật ngữ học thuật riêng. Một số quan điểm trong Tử vi tuy không được chứng minh nhưng vẫn áp dụng trong đời sống hàng ngày như áp dụng thuyết âm Dương Ngũ Hành vào y học. Với những nét đặc trưng độc đáo của mình, nhiều nhà khoa học ngày nay xem Tử vi như là một bước hển về nhân học Trưng Hoa thời Trưng đại.
    Đối tượng nghiên cứu của Tử vi chính là con người và số mệnh con người. Con người trong Tử vi là con người gắn liền với gia đình và những mối quan hệ xã hội. Có thể coi Tử vi là một dạng thức khoa học kết hợp triết học một cách khá sơ khai và chất phác. Loại hình nghiên cứu của nó dựa trên tính trực quan và mang nhiều yếu tố triết học sơ kỳ. Tử vi dừng nhiều phương pháp nghiên cứu kết hợp đó là phân tích, tổng hợp và động. Trong đó chia thành đại phân tích và vi phân tích. Những triết lý bói toán cũng được hệ thống hoá dựa trên nền tảng của triết lý âm Dương Ngũ Hành. Tử vi vận động theo các vì sao ở 10 Can, 12 Chi dịch chuyển và biển đổi theo thuyết Bát Quái, tương tác với nhau theo thuyết âm Dương Ngũ Hành.
    Vậy Tử vi là gì và ai là người đã có công hình thành và phát triển nên dạng thức khoa học thô sơ này?
    Di Hi -Trần Đoàn lão Tổ
    Ông tổ của Tử vi là một đạo sĩ tu trên núi Hoa Sơn có tên hiệu là Di Hi và tên thật là Trần Đoàn, sống vào thời nhà Tống. Dựa vào Kinh dịch cùng những khai triển về thuyết âm Dương Ngũ Hành của Đổng Trọng Thư, một triết gia thời Hán, ông đã lập ra Tử vi với mục đích tìm hiểu con người và số phận con người, dựa trên hệ thống quy luật biến hóa của thuyết về Vũ trụ thời đó. Bằng cách tích hợp những biến số của đời sống dựa trên ngày sinh tháng đẻ Trần Đoàn đã tìm ra nguyên tắc viết nên "lá số Tử vi" rất gọn gàng với 12 Cung và hơn 100 vì sao nhằm tiên đoán số phận của con người. Lá số Tử vi gồm 10 Chính tinh và nhiều Phụ tinh an định trên 12 Cung nằm trên một Thiên Bàn. Những vì sao và cung mệnh có mối quan hệ tương tác rất phức tạp, có ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến bản mệnh. Trong những ngôi sao bản mệnh, sao Tử vi là ngôi sao quan trọng nhất (Tử vi là màu tím huyền diệu) . Tử vi là tên ngôi sao Chủ tinh của con trưởng Vua Văn Vương đời Chu: Trung cung Tử vi đại đế cai quản hai cung Nam Tào, Bắc Đẩu, nắm giữ chuyện sinh tử của thiên hạ trong tay. Các vua chúa ngày xưa cũng coi Tử vi chính là sao tướng tinh của mình và cho rằng, cung sao Tử vi trên bầu trời tương ứng vào chính Hoàng cung.
    Tương truyền Trần Đoàn là một đạo sĩ kỳ dị. Ông ngủ suốt ngày và giấc ngủ đầu đời của ông dài tới 4ọ năm. Theo truyền thuyết thì sau này, Trần Đoàn lão tổ có gặp và dâng cho Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dẫn cuốn Tử vi chính nghĩa kinh để nhà vua dựa vào đó mà biết cách lựa chọn người tái giúp quốc thái dân an. Sau này, nhà Tống dựa trên cuốn đó mà soạn thành Triệu thị minh thuyết Tử vi (Sách của họ Triệu giảng giải minh bạch về thuyết Tử vi) Ngoài ra, cũng có những học giả nổi tiếng khác viết về Tử vi như Tử vi âm dương chính nghĩa của Lã Ngọc Thiềm và Tử vi đẩu số toàn thư do học giả La Hồng Tiên biên soạn. Đến đời Minh, có thêm tử vi thiển thuyết của Lưu Bá Ôn và Lịch số Tử vi Toàn thư của Hứa Quang Hy. Dưới triều nhà Thanh, tất cả những nghiên cứu nhỏ lẻ về Tử vi đã được .tập hợp vào thành Tử vi đại toàn.
    Trong một lá số Tử vi, nhiều nhất có 118 sao. Mỗi ngôi sao có một ý nghĩa. Sao này khi tương tác với sao khác lại có ý nghĩa khác Cho dù sự chính xác của Tử vi còn phải bàn cãi, nhưng việc "mã hoá" và "sơ đồ hoá" số mệnh của con người vào một lá số Tử vi đã cho thấy tham vọng lớn lao của Tử vi. Ngày nay, dưới con mắt của các nhà khoa học, Tử vi được coi là một loại hình khoa học huyền bí kết hợp với nhân học và sự phân tích độc đáo trong việc tiên đoán số mệnh con người. Thực tế, để xem chuẩn một lá số Tử vi là một điều không thể vì nó là một hàm số có quá nhiều biến số tương tác lẫn nhau. Nếu coi các nguyên tắc tương tác giữa các sao là một hàm số, thì lá số Tử vi của một người là một hàm số có tới hơn 100 biển số. Đây là một hàm số quá phức tạp và không có lời giải thấu triệt. Cũng nhiều người cho rằng, thực ra, Di Hi Lão tổ Trần Đoàn không phải là người sáng tạo ra Tử vi mà ông chỉ là người hệ thống hoá lại Tử vi mà thôi. Tử vi cũng không nên được coi là một khoa học độc lập mà nên coi nó là sự kết hợp của nhiều nguyên lý khoa học khác trong triết học Trung Hoa.
    Khoa học hay mê tín
    Tử vi vừa mang tính khoa học thống kê, vừa mang tính bói toán và có phần dị đoan. Nếu xét theo những điều kiện cần thì Tử vi có thể được coi là một khoa học theo một mặt nào đó. Tử vi có hệ thống lý luận riêng với những thuật toán riêng và cách tiếp cận nghiên cứu nhân học độc đáo. Ngoài ra, Tử vi kgông có tính lập luận và lôgích học rõ ràng, từ đó đưa ra được những trải nghiệm và chứng minh từ thực tế đời sống các cung trên lá số Tử vi là những hàm số căn bản. Trong các cung có Chính tinh và Phụ tinh. Những ngôi sao này tương tác với nhau theo quy luật âm Dương Ngũ Hành khiến một lá số Tử vi trở thành một " đa hàm số? với nhiều biến đổi rất phức tạp. Điều đó cũng phần nào thể hiện Bản mệnh của con người cũng thật phức tạp.
    Tử vi là một phương pháp, một công thức, một đồ biểu nhưng nó không đo lường được về lượng cũng như về chất một cách chính xác. Nó là một hệ thống tương quan giữa các yếu tố phức tạp, và khi đưa ra không thể lý giải một cách máy móc hay bằng một ước đoán cụ thể nào. Tử vi khiến người ta nghĩ về sự liên hệ giữa các yếu tố trong cuộc đời và kết luận về một lá số Tử vi đòi hỏi phải dựa trên sự tổng hợp các nhận định cục bộ. Con người và bản mệnh trong Tử vi là một con người toàn diện, bao hàm cả thể chất lẫn tinh thần cả di truyền lẫn bản tính cá nhân, cả môi trường gia đình và xã hội, cả công danh lẫn tài lộc. Con người đó chính là "sự tổng hoà của những mối quan hệ xã hội". Tử vi không tách rời các phương diện và xem xét con người ở một thể giới quan tổng hợp có tương tác với môi trường xã hội chứ không phải biệt lập ở một phương diện cụ thể.
    Tuy nhiên, ông có những thiếu hụt trong Tử vi khiến nhiều người cho rằng, Tử vi không phải là một khoa học, nhưng vẫn cần phải nhìn nhận giá trị của nó. Tử vi chỉ là một quá trình xét đoán dựa trên những hàm số và biến số được thể hiện bằng nhũng ngôi sao trên lá số Tử vi. Chính vì vậy, tính chính xác của Tử vi không được bảo đảm. Cách tính giờ của tử vi cũng có nhiều thay đổi khiến người ta càng nghi ngờ vào tính xác thực của Tử vi. Từ xưa, người ta tính giờ dựa vào Mặt trời. Nhưng từ khi chịu ảnh hưởng của phương Tây, thời gian trong ngày được chia làm 24 múi. Quy ước này khác với quy ước của Tử vi chia một ngày làm 12 múi. Tử vi cũng có hạn chế là coi người tu hành không nằm trong vòng cung mệnh nên không xem được. Nó cũng không giải thích được sự khác nhau giữa số mệnh của những người sinh cùng thời điểm. Tai hại hơn nữa, từ việc sùng bái Tử vi dẫn đến việc một số gia đình cho mổ lấy thai nhi vào giờ tốt để có lá số Tử vi tốt, đây là một việc làm mù quáng, đầy mê tín và thiếu khoa học.
    Lời kết
    Chính vì tính phức tạp trong Tử vi nên cón lúc cách nhìn trái ngược nhau về hiện tượng lý thú này. Nhiều người quan niệm Tử vi là một khoa học có sức mạnh siêu nhiên, giải thích được tất cả về số mệnh và bí ẩn của đời người. Tử vi có thể tiên liệu được mọi biến cố, kết luận chính xác về cốt cách, nhân phẩm, tâm tính, gia đình, bè bạn, quan trường, tài sản... của con người. Chỉ cần nhìn vào lá số Tử vi là có thể biết mọi việc trong quá khứ và tương lai. Thiết nghĩ đây là một quan niệm sai lầm, đề cao quá đáng vai trò của Tử vi, cho nó một giá trị lớn quá tầm vóc vốn có của nó.
    Cũng có nhiều người cho rằng, Tử vi là một loại hình mê tín dị đoan, chỉ dựa vào vài điều xằng bậy để lừa đảo bằng những tà thuật với động cơ trục lợi. Những suy đoán dựa trên lập luận và lôgíc của Tử vi đều là vô giá trị. Thiết nghĩ đây cũng là một nhận định vội vàng.
    Thực chất, đối tượng nghiên cứu của Tử vi chính là con người. Tử vi cũng có nhiều ưu điểm nhưng cũng đầy khiếm khuyết. Tuy nhiên, không thể phủ nhận sự suy đoán kết hợp với những kinh nghiệm quan sát từ thực tế đời sống khiến Tử vi có một sức hấp dẫn thú vị.
    Thiết nghĩ, Tử vi là một ngành nghiên cứu nhân học khá lý thú. Nó dựa trên các sao trong Tử vi để mệnh danh một yếu tố trong con người và sự trong tác qua lại giữa chúng, nhằm đưa ra những nhận định dựa trên những suy đoán đã được thống kê về số phận và tính cách con người.
    Nếu ta biết gạn đục khơi trong, nhìn nhận những giá trị khoa học và triết học cơ bản cũng như loại trừ những yếu tố mê tín dị đoan của Tử vi thì đây chính là một trong nhưng vấn đề khoa học rất đáng được quan tâm nghiên cứu một cách nghiêm túc.
    Hoàng Tùng (Tổng hợp từ các báo Trung Quốc)
  8. BatKhaTuNghi

    BatKhaTuNghi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/07/2007
    Bài viết:
    2.255
    Đã được thích:
    11
    Đạo khả đạo phi thường đạo; Danh khả danh phi thường danh.
    Điều đó cho thấy topic này lập ra để bàn về cái vốn dĩ không thể lập ra và cũng không thể bàn thì hết sức là vớ vẩn.
    Nếu đã không thể bàn về Đạo được rồi thì bàn về cái diễn đạt cái Đạo đó mà được sao?
    Nếu đã bàn về cái diễn đạt cái Đạo đó (Đạo Đức Kinh) không được thì topic này lập khả dĩ được sao?
    Chẳng phải ngay trong Thiên Long Bát Bộ, đã có đoạn thế cờ Trân Lung của Tiêu Diêu phái lập ra, bao nhiêu người cơ trí cũng không thể giải nổi nhưng chỉ có một tiểu hòa thượng như là Hư Trúc, chẳng biết đánh cờ, cũng chẳng biết cơ trí thì lại giải được sao?
    Như vậy cho thấy ngay cái tuyệt đỉnh của Đạo cũng có thể không thể nắm bắt được bằng tri thức mà chỉ bằng "TÂM"
  9. AcommeAmour

    AcommeAmour Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    2.058
    Đã được thích:
    0
    Bản chất thế giới là không thể nhận biết.
    Kiến thức của con người là hữu hạn.
    Con người tiếp thu kiến thức không phải để đạt đến cái tuyệt đối.
    Laotze tiên đoán và chúng ta muốn tiên đoán.
    ..............
  10. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Bạn suy tư về cái vô hạn, sự trù mật.

Chia sẻ trang này