1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lắp đặt cột (trạm) thu phát sóng điện thoại có ảnh hưởng tiêu cực gì không?

Chủ đề trong 'Điện - Điện tử - Viễn thông' bởi thuhuong2007, 23/05/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thuhuong2007

    thuhuong2007 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2007
    Bài viết:
    347
    Đã được thích:
    0
    Lắp đặt cột (trạm) thu phát sóng điện thoại có ảnh hưởng tiêu cực gì không?

    Hôm qua ở nhà tôi có một kỹ thuật viên của một công ty bưu chính viễn thông có đến đặt vấn đề thuê gian tầng thượng nhà tôi để lắp đặt cột (trạm ) thu phát sóng điện thoại gì đó, hiện tại họ chưa có khảo sát chính thức nhưng nếu đáp ứng mọi điều kiện thì rất có thể họ sẽ chính thức thuê. Vậy các bạn cho tôi xin hỏi rằng việc lắp đặt cột thu phát sóng như thế có ảnh hưởng gì đến cuộc sống của gia đình tôi hay không,(xét về khía cạnh sinh học). Liệu sóng thu phát đó có gây ra tác hại gì tiêu cực đến cuộc sống của gia đình tôi và các gia đình xung quanh hay không. Rất mong các bạn quan tâm đến vấn đề này cho tôi một lơì khuyên thoả đáng. Xin chân thành cám ơn!
  2. boybibabibo

    boybibabibo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2006
    Bài viết:
    767
    Đã được thích:
    0
    - Có bài viết về vấn đề này rồi, chị cố gắng tìm lại đi!
    - Đây là bài viết mà tôi tìm được ở: http://www.tapchibcvt.gov.vn/vi-vn/antoanbucxadientu/2006/7/16615.bcvt

    Hỏi đáp về an toàn sóng điện từ (phâ?n 1)
    3:45, 10/07/2006
    Tạp chí Bưu chính Viễn thông và Công nghệ Thông tin xin giới thiệu khoảng 70 câu hỏi và trả lời liên quan đến vấn đề: "Các trạm thu phát điện thoại di động và sức khoẻ con người? (Mobile Phone (Cell Phone) Base Stations and Human Health) của Tiến sỹ John E.Moulder, Giáo sư chuyên ngành Ung thư Bức xạ thuộc Trường Đại học Y khoa Wisconsin Hoa Kỳ trong Chuyên ngành Các trường điện từ và sức khoẻ con người (Electromagnetic Fields anh Human Health).
    Câu hỏi 1 : Các trạm gốc điện thoại di động là gì và có nguy hại về sức khoẻ đối với những nguời dân sống, làm việc, vui chơi và đến trường gần trạm đó không?
    Trả lời : Các trạm gốc điện thoại di động (sau đây gọi là trạm gốc) là các trạm thu phát vô tuyến hai chiều, nhiều kênh, công suất thấp. Máy điện thoại di động cầm tay là máy thu phát vô tuyến hai chiều, một kênh, công suất thấp. Khi một người nào đó nói chuyện bằng máy điện thoại di động cầm tay, nghĩa là anh ta và nhiều người xung quanh anh ta đang ở gần trạm gốc. Từ trạm gốc đó, cuộc gọi của người ấy đi đến hệ thống điện thoại trên mạng mặt đất ví dụ như mạng chuyển mạch điện thoại công cộng PSTN (Public Switching Telephone Network).
    Vì các máy điện thoại di động cầm tay và các trạm gốc của chúng là các máy thu phát vô tuyến hai chiều, chúng tạo ra năng lượng ở tần số vô tuyến (RF ?" Radio Frequency) để chúng liên lạc với nhau, và chúng chiếu năng lượng RF vào người ở xung quanh chúng. Nhưng cả hai đều phát ra công suất rất thấp tồn tại rất ngắn, do đó các mức phơi nhiễm năng lượng RF rất thấp.
    Giới khoa học Hoa Kỳ và quốc tế đều nhất trí :"Công suất phát ra từ các antenn trạm vô tuyến gốc loại này quá thấp và không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ những người ở lâu xung quanh chúng nhưng không trực diện hướng phát xạ antenna". Cần phải nhận thức rõ sự khác biệt giữa các antenna là các vật thể tạo ra năng lượng RF và các tháp cao, mái nhà, các kết cấu cơ khí trên đó người ta lắp đặt antenna. Con người cần giữ một khoảng cách xa antenna - vật bức xạ năng lượng RF chứ không phải là khoảng cách với các toà nhà, tháp hay các cấu trúc cơ khí khác trên đó người ta lắp đặt antenna. Ngoài ra còn một điều chúng ta cần phải nhận thức cho đúng, có rất nhiều kiểu trạm gốc được thiết kế khác nhau về công suất, các đặc tính và từ đó có thể thấy khả năng gây ra phơi nhiễm năng lượng RF đối với con người cũng rất khác nhau.
    Câu 2 : Các nhà khoa học quan tâm một cách khẩn cấp về khả năng ảnh hưởng xấu của các antenna trạm gốc đến sức khoẻ con người ?
    Trả lời : Không hoàn toàn như vậy. Có một số nguyên nhân đáng quan tâm về những ảnh hưởng của máy điện thoại di động cầm tay đối với sức khoẻ con người mặc dù hiện nay chưa có căn cứ để kết luận. Những mối quan tâm này vẫn tồn tại vì antenna của máy điện thoại cầm tay phát ra phần lớn năng lượng RF của chúng lên một phần rất nhỏ cơ thể. Các antenna trạm gốc không gây ra các tia nóng như vậy trừ khi ta đứng đối diện với búp sóng của chúng, như vậy những thông báo về khả năng an toàn đối với máy điện thoại di động cầm tay không thể áp dụng đối với antenna các trạm gốc.
    Câu 3 : Có hay không sự khác biệt giữa máy di động cầm tay, máy vô tuyến liên lạc cá nhân (PCS), máy điện thoại tương tự, máy điện thoại số và các loại máy di động cầm tay khác khi đánh giá ảnh hưởng của antenna trạm gốc lên sức khoẻ con người ?
    Trả lời : Không. Có rất nhiều khác biệt về kỹ thuật giữa các loại máy điện thoại di động khác nhau, nhưng đánh giá khả năng ảnh hưởng đến sức khoẻ con người chỉ có một sự khác biệt duy nhất là chúng hoạt động ở các tần số khác nhau một khoảng nhỏ. Ví dụ năng lượng RF của một số trạm gốc hoạt động ở tần số 800MHz được cơ thể người hấp thụ mạnh hơn năng lường ở dải tần 900 MHz đến 1800 MHz, . . . một khi năng lượng RF được cơ thể người hấp thụ thì ảnh hưởng của chúng như nhau.
    Câu 4 : Có sự khác nhau giữa antenna trạm gốc và các antenna phát thanh và truyền hình quảng bá khi đánh giá ảnh hưởng của chúng lên sức khoẻ con người ?
    Không và có. Năng lượng RF từ một số antenna ví dụ như antenna vô tuyến truyền hình FM và VHF được cơ thể người hấp thụ nhiều hơn năng lượng RF từ các nguồn khác chẳng hạn như các antenna trạm gốc điện thoại di động; các loại năng lượng được hấp thụ nói trên có ảnh hưởng hoàn toàn giống nhau. Các antenna phát thanh FM và TV phát ra năng lượng lớn hơn antenna trạm gốc điện thoại di động từ 100 đến 5000 lần nhưng các antenna đó được lắp trên những tháp cao từ 250 mét đến 400 mét vì vậy đối với con người không có gì nguy hiểm cả.
    Câu 5 : Các antenna trạm gốc điện thoại di động có tạo ra bức xạ hay không ?
    Trả lời : Có. Các máy điện thoại di động và các antenna trạm gốc của chúng là đường vô tuyến hai chiều, chúng tạo ra năng lượng dải tần vô tuyến (RF) để chúng thiết lập liên lạc hai chiều với nhau. Năng lượng Rf này là dạng không ion hoá (non-ionizing) và các ảnh hưởng sinh học của chúng khác hẳn bức xạ ion hoá (ionizing) được các máy chiếu tia X tạo ra. Năng lượng RF có thể gọi là sóng viba, sóng vô tuyến; bức xạ RF (RFR-Radio Frequency Radiation) hoặc là phát xạ RF. Khi bàn về ảnh hưởng đến sức khoẻ, người ta phân biệt sóng vi ba và sóng vô tuyến chỉ trên phương diện ngôn ngữ mà thôi và thuật ngữ "năng lượng RF" thì RF (sử dụng trong mọi tài liệu liên quan) dùng để chỉ tất cả các tần số trong dải từ 3KHz đến 300 GHz.
    Câu 6 : Năng lượng RF phát ra từ các antenna trạm gốc hoàn toàn giống các bức xạ ion hoá như tia X ?
    Trả lời : Không. Tác động qua lại lẫn nhau giữa năng lượng điện từ với các phần tử sinh học (các tế bào, các động vật thí nghiệm hoặc con người) phụ thuộc tần số nguồn bức xạ. Các tia X, năng lượng RF và trường điện từ (EMF) từ các đường dây điện lực, tất cả chúng đều được các nguồn điện từ tạo ra nhưng tần số của các nguồn đó rất khác nhau. Tần số là tốc độ tại đó trường điện từ thay đổi hướng được tính bằng hertz (Hz), một Hz là một chu trình (sóng) trên một giây (1/3600 giờ) và 1 megahertz (MHz) là một triệu chu trình (sóng) trên một giây. Điện lực ở Hoa Kỳ có tần số 60Hz, ở châu Âu là 50Hz, ở Việt Nam là 50Hz. điện thoại di động ở Hoa Kỳ hoạt động ở các tần số trong khoảng 800 MHz đến 2200 MHz, ở châu Âu là 900 MHz đến 1800 MHz. Các lò nướng viba hoạt động ở tần số 2450 MHz.
    Tại các tần số cực cao của tia X, các hạt điện từ có năng lượng đủ lớn để phá vỡ các liên kết hoá học (đó là quá trình ion hoá). Đó là lý do tại sao tia X gây nguy hiểm đối với vật liệu gốc tế bào dẫn đến ung thư hoặc quái thai. Tại các tần số thấp như các máy điện thoại di động cầm tay và các trạm gốc của chúng, các hạt năng lượng có mức rất thấp nên không thể phá vỡ liên kết hoá học của tế bào. Như vậy năng lượng RF là không ion hoá. Vì bức xạ không ion hoá không thể phá vỡ liên kết hoá học cho nên ảnh hưởng sinh học của tia X (bức xạ ion hoá) và năng lượng RF là hoàn toàn khác nhau.
    ...............
    Câu 7 : Năng lượng RF phát ra từ các antenna trạm gốc điện thoại di động có giống EMF (trường điện từ) do đường dây điện lực tạo ra ?
    Không. Đường dây điện lực không tạo ra các bức xạ có đặc tính "không ion hoá" mà chúng chỉ tạo ra các điện trường và từ trường. So với bức xạ "không ion hoá", các trường này không bức xạ năng lượng vào không gian, chúng không tồn tại khi nguồn điện bị cắt. Một vấn đề chưa rõ là : tác động sinh học của đường dây điện lực như thế nào? Nếu có tác động chắc chắn chúng sẽ khác với ảnh hưởng của năng lượng RF đối với sinh vật sống. Chắc chắn năng lượng RF và EMF của các đường dây điện lực tác động lên cơ thể người bằng hai cơ chế hoàn toàn khác nhau.
    Câu 8: Có những chỉ dẫn bảo vệ an toàn cho antenna các trạm gốc điện thoại di động không ?
    Có. Có các chỉ dẫn quốc gia và quốc tế về ant toàn phơi nhiễm năng lượng RF do các antenna trạm gócc điện thoại di động đối với công chúng. Tuyệt đại đa số các chỉ dãn đó đầu chấp nhận các tiêu chuẩn do Viện các Kỹ sư Điện và Điện tử(Institute of Electrical and Electronics Engineers - IEEE) và Viện Tiêu chuẩn Quốc gia Hoa Kỳ (American National Standards Institute-ANSI), Uỷ ban Quốc tế bảo vệ bức xạ không Ion hoá (ICNIRP - International Commission on Non-Ionizing Radiation Protection) và Hội đồng Quốc gia bảo vệ và đo Bức xạ (NCRP - The National Council on Radiation Protection and Measurements).
    Các tiêu chuẩn RF đều được mô tả theo mật độ công suất mặt sóng ("plane wave power density") được đo bằng mW/cm2 (milliwatts trên centimét vuông). Đối với các trạm gốc hoạt động ở dải tần 1800 - 2000 MHz ví dụ như các trạm gốc PCS, tiêu chuẩn phơi nhiễm của ANSI/IEEE 1999 cho cộng đồng dân cư là 1.2 mW/cm2. Đối với các antenna hoạt động ở tần số 900 MHz thì tiêu chuẩn phơi nhiễm của ANSI/IEEE đưa ra là 0.57mW/cm2 cho cộng đồng dân cư. Tiêu chuẩn của ICNIRP có nhẹ hơn một chút.
    Năm 1996 Uỷ ban truyền thông Hoa kỳ (FCC - Federal Communications Commission) công bố tiêu chuẩn an toàn cho các tần số và thiết bị do họ quản lý, bao gồm cả antenna các trạm gốc điện thoại di động. Các tiêu chuẩn của FCC dành cho các trạm gốc điện thoại di động đúng bằng các chuẩn do ANSI/IEEE đưa ra.
    ....
  3. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
    Mời vào đây xem [topic]719086[/topic]
  4. NeverLove_Again

    NeverLove_Again Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/01/2006
    Bài viết:
    765
    Đã được thích:
    0

    Cứ ngu ngu như em thấy để cái đt gần cái màn hình khi có cuộc gọi đến hoặc tin nhắn là cái màn hình nhiễu loạn lên là em kinh, em éo chơi với cái bọn trạm thu phát vì em nghĩ là 1 thiết bị đầu cuối mà đã thế thì 1 cái phục vụ cho cả ngàn cái thiết bị đầu cuối thì ko biết thế nào. Nếu có cho thuê thì em bắt nó dát chì lên nóc nhà em em mới cho thuê he he
  5. buratino296

    buratino296 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    21/05/2005
    Bài viết:
    313
    Đã được thích:
    2

    [/quote]
    =======================
    Có cho xài thử miễn phí không nhỉ?
  6. tuannguyen262

    tuannguyen262 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/03/2006
    Bài viết:
    44
    Đã được thích:
    0
    1 trạm nó chỉ phục vụ được 1 vài trăm thuê bao cùng 1 lúc thôi, mà khoảng cách từ anten của trạm đến người ở trong nhà cũng lớn gấp vài trăm lần khoảng cách từ điện thoại đến cái ấy của bác khi bác đút điện thoại trong túi quần rùi.
    Nên chẳng có vấn đề gì đâu, chứ nếu có vấn đề thì mấy người làm trong mạng di động chắc đi hết rùi còn đâu, ai dám làm.
  7. tuannguyen262

    tuannguyen262 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/03/2006
    Bài viết:
    44
    Đã được thích:
    0
    1 trạm nó chỉ phục vụ được 1 vài trăm thuê bao cùng 1 lúc thôi, mà khoảng cách từ anten của trạm đến người ở trong nhà cũng lớn gấp vài trăm lần khoảng cách từ điện thoại đến cái ấy của bác khi bác đút điện thoại trong túi quần rùi.
    Nên chẳng có vấn đề gì đâu, chứ nếu có vấn đề thì mấy người làm trong mạng di động chắc đi hết rùi còn đâu, ai dám làm.
  8. boybibabibo

    boybibabibo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2006
    Bài viết:
    767
    Đã được thích:
    0
    Hello,
    Trong cái đoạn vàng vàng mà bác viết ở trên thì: "vài trăm" là bao nhiêu hở bác?
    Các bác cứ nói mà chẳng có căn cứ gì cả. Toàn là.. đoán và.... nghe nói! Hơ hớ
    Chán, chẳng thèm thân!
  9. boybibabibo

    boybibabibo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2006
    Bài viết:
    767
    Đã được thích:
    0
    Hello,
    Trong cái đoạn vàng vàng mà bác viết ở trên thì: "vài trăm" là bao nhiêu hở bác?
    Các bác cứ nói mà chẳng có căn cứ gì cả. Toàn là.. đoán và.... nghe nói! Hơ hớ
    Chán, chẳng thèm thân!
  10. kiennx27

    kiennx27 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/07/2006
    Bài viết:
    1.563
    Đã được thích:
    0
    Sao ông ko dát chì vào vành tai ông cho nó an toàn nhờ

Chia sẻ trang này