1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lập hội Ký ức thời gian. Hội dành cho những người yêu nhạc Tiền chiến

Chủ đề trong 'Làm quen - rút ngắn khoảng cách' bởi Baron282, 30/04/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Baron282

    Baron282 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/04/2007
    Bài viết:
    1.039
    Đã được thích:
    0
    Kéo nhà lên đầu đã.
  2. Baron282

    Baron282 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/04/2007
    Bài viết:
    1.039
    Đã được thích:
    0
    Vừa đi công tác về, định nghe một bản nhạc nhưng buồn ngủ quá, đi ngủ cái đã (để giữ gìn sức khoẻ).
    Ngủ dậy mới nghe nhạc.
    Mà lâu quá không nghe bài "Đôi mắt người Sơn Tây". Thật là một ài hát đi vào lòng người.
    "..... Buồn viễn xứ..."
  3. Baron282

    Baron282 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/04/2007
    Bài viết:
    1.039
    Đã được thích:
    0
    Vừa đi công tác về, định nghe một bản nhạc nhưng buồn ngủ quá, đi ngủ cái đã (để giữ gìn sức khoẻ).
    Ngủ dậy mới nghe nhạc.
    Mà lâu quá không nghe bài "Đôi mắt người Sơn Tây". Thật là một ài hát đi vào lòng người.
    "..... Buồn viễn xứ..."
  4. Baron282

    Baron282 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/04/2007
    Bài viết:
    1.039
    Đã được thích:
    0
    Bản nhạc này nghe trong lúc mưa thật tâm trạng. Không biết có ai có cùng tâm sự........... Buồn.................
    GIỌT MƯA THU
    Nhạc sĩ: Đặng Thế Phong
    Ngoài hiên giọt mưa thu thánh thót rơi
    Trời lắng u buồn mây hắt hiu ngừng trôi
    Nghe gió thoảng mơ hồ trong mưa thu
    Ai khóc ai than hờ!
    Vài con chim non chiêm chiếp kêu trên cành
    Như nhủ trời xanh
    Gió ngừng đi
    Mưa buồn chi
    Cho cõi lòng lâm ly
    Hồn thu tới nơi đây gieo buồn lây
    Lòng vắng muôn bề không liếp che gió về
    Ai nức nở thương đời
    Châu buông mau
    Dương thế bao la sầu
    Người mong mây tan cho gió hiu hiu lạnh
    Mây ngỏ trời xanh
    Chắc gì vui
    Mưa còn rơi
    Bao kiếp sầu ta nguôi
    Gió xa xôi vẫn về
    Mưa giăng mù lê thê
    Đến bao năm nữa trời
    Vợ chồng Ngâu thôi khóc vì thu
  5. Baron282

    Baron282 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/04/2007
    Bài viết:
    1.039
    Đã được thích:
    0
    Bản nhạc này nghe trong lúc mưa thật tâm trạng. Không biết có ai có cùng tâm sự........... Buồn.................
    GIỌT MƯA THU
    Nhạc sĩ: Đặng Thế Phong
    Ngoài hiên giọt mưa thu thánh thót rơi
    Trời lắng u buồn mây hắt hiu ngừng trôi
    Nghe gió thoảng mơ hồ trong mưa thu
    Ai khóc ai than hờ!
    Vài con chim non chiêm chiếp kêu trên cành
    Như nhủ trời xanh
    Gió ngừng đi
    Mưa buồn chi
    Cho cõi lòng lâm ly
    Hồn thu tới nơi đây gieo buồn lây
    Lòng vắng muôn bề không liếp che gió về
    Ai nức nở thương đời
    Châu buông mau
    Dương thế bao la sầu
    Người mong mây tan cho gió hiu hiu lạnh
    Mây ngỏ trời xanh
    Chắc gì vui
    Mưa còn rơi
    Bao kiếp sầu ta nguôi
    Gió xa xôi vẫn về
    Mưa giăng mù lê thê
    Đến bao năm nữa trời
    Vợ chồng Ngâu thôi khóc vì thu
  6. Baron282

    Baron282 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/04/2007
    Bài viết:
    1.039
    Đã được thích:
    0
    Vài thông tin thêm về bài hát này
    Giọt mưa thu là nhạc phẩm cuối cùng của nhạc sĩ Đặng Thế Phong được ông viết vào những ngày cuối đời trên giường bệnh năm 1942. Ban đầu bản nhạc mang tên Vạn cổ sầu, nhưng theo ý một vài người bạn, ông đặt lại là Giọt mưa thu cho bớt sầu thảm hơn. Theo một số tài liệu thì ca khúc này có sự tham gia viết lời của Bùi Công Kỳ.

    Giọt mưa thu được xếp vào những ca khúc hay nhất của tân nhạc Việt Nam. Phạm Duy cho rằng Giọt mưa thu cùng hai nhạc phẩm khác của Đặng Thế Phong khởi đầu cho dòng "nhạc thu" Việt Nam sẽ được Văn Cao và Đoàn Chuẩn tiếp nối. Nhạc phẩm này cũng là cảm hứng để Hoàng Dương sáng tác bài Tiếc thu nổi tiếng. Nhiều ý kiến cho rằng Trịnh Công Sơn đã ảnh hưởng bởi Giọt mưa thu khi viết bản nhạc đầu tay Uớt mi.
    Về hoàn cảnh ra đời của Giọt mưa thu, nhạc sĩ Lê Hoàng Long viết: "Thế rồi, một hôm mưa rơi tầm tã, giọt mưa lộp bộp trên mái lá, thánh thót từng giọt xuống đường, Đặng Thế Phong buồn quá, con tim như thắt lại, máu trào lên để có được một nhạc hứng lai láng, tràn trề khiến ông gượng ngồi dậy viết một hơi điệu nhạc buồn da diết, não nề. Ông viết xong bèn đặt tên cho sáng tác mới ấy là Vạn cổ sầu. Chập tối ông Thọ về có thêm dăm người bạn đến thăm, Đặng Thế Phong ôm đàn hát cho mọi người nghe. Nét mặt của mọi người nín thở nghe, đều buồn như muốn khóc. Nghe xong, ai nấy đều khen bài hát thật hay, xoáy vào tim vào óc nhưng cái tên bài bi thảm quá, nên sửa lại thì hơn. Chính vì thế mà Đặng Thế Phong, đổi tên là Giọt mưa thu. Có lẽ đây là cái điềm báo trước, là lời di chúc tạ từ nên Đặng Thế Phong lấy mưa ngâu, mùa mưa là giòng nước mắt tuôn chảy lênh láng của Chức Nữ với Ngưu Lang để ví cuộc tình Phong - Tuyết cũng phải cùng chung số phận phũ phàng giống vậy chăng? Đến một ngày cuối năm 1941, biết mình khó qua khỏi lưỡi hái của tử thần, Đặng Thế Phong mới ngỏ ý trở về Nam Định để được chết tại quê nhà và muốn ông Thọ dìu ông về."
    * Nhạc sĩ Phạm Duy
    Từ khu vườn nhỏ ra tới sông dài, sông rộng, bây giờ Đặng Thế Phong còn đi xa hơn nữa, đi tới cuối cuộc đời của mình qua một ca khúc mà mới đầu anh định đặt tên là Vạn cổ sầu. Đó là bài Giọt mưa thu:
    Ngoài hiên giọt mưa thu thánh thót rơi
    Trời lắng u sầu mây hắt hiu ngừng trôi
    Nghe gió thoảng mơ hồ
    Trong mưa thu ai khóc ai than hờ...
    Bây giờ mùa thu đối với anh là một sự chia ly, sự chết chóc. Dương thế trong mùa thu bao la sầu, gió xa xôi vẫn về, mưa giăng mù lê thê và lũ chim non chiêm chiếp kêu trên cành hay vợ chồng Ngâu sẽ mãi mãi khóc vì thu...
    Vài con chim non chiêm chiếp kêu trên cành
    Như nhủ trời xanh
    Gió ngừng đi, mưa buồn chi
    Cho cõi đời lâm ly
    Hồn thu tới nơi đây gieo buồn lây
    Lòng vắng muôn bề không liếp che, gió về
    Ai nức nở thương, đời châu buông mau
    Dương thế bao la sầu.
    Giọt mưa thu nghe như bản Nhạc sầu trong thơ Huy Cận:
    Ai chết đó, nhạc buồn chi lắm thế
    Chiều mồ côi, đời rét mướt ngoài đường
    ...
    Từng tiếng lệ, ấy mộng sầu lá úa
    Chim vui đâu, cây đã gẫy vài cành...
    Trong bài Giọt mưa thu, Đặng Thế Phong dung hợp cả hai âm giai thất cung Tây Phương và ngũ cung Việt Nam để nói lên cái hắt hiu, cái lâm ly, cái xa xôi của mùa thu ngoài đời và trong đời mình. Với Giọt mưa thu, Đặng Thế Phong còn cho ta thấy sự chuyển thể khéo léo trong ca nhạc Việt Nam loại mới, xứng đáng là sự nối dài của nhạc cổ truyền. Lối hành âm từ giọng Mi mineur qua La majeur ở nhiều đoạn trong bài Giọt mưa thu chẳng khác chi lối chuyển thể trong loại hát bồng mạc, sa mạc nhưng phong phú hơn. Nếu nghiên cứu theo lối Tây Phương thì ca khúc được xây dựng trên mode dorien rất gần gũi với một dạng trong ngũ cung Á Đông. Âm vực của bài này rất rộng, nét nhạc đi từ nốt Si trầm vói lên tận Sol cao, cốt ý diễn tả cái sầu thiên cổ trong mùa thu, có mưa rơi không bao giờ ngừng.
    * Nhạc sĩ Trần Minh Phi
    ...Phong cách sáng tác này được ông tiếp tục trong ca khúc Giọt mưa thu. Nghĩa là thất cung kết hợp nhuần nhị với ngũ cung, nhưng trong bài này, ông viết có học thuật hơn khi ứng dụng kỹ thuật métabole (chuyển hệ) làm cho âm điệu bài hát trở nên nhiều màu sắc hơn. Bài này, hồi mới lớn cứ mỗi khi mưa, tôi lại bật máy cassette lên nghe, nhất là những đêm mưa nỉ non rơi không nhỏ không to, nghe hoài băng nhão khiến bài hát nghe càng?não nề, nghe mưa như thê thiết hơn.
  7. Baron282

    Baron282 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/04/2007
    Bài viết:
    1.039
    Đã được thích:
    0
    Vài thông tin thêm về bài hát này
    Giọt mưa thu là nhạc phẩm cuối cùng của nhạc sĩ Đặng Thế Phong được ông viết vào những ngày cuối đời trên giường bệnh năm 1942. Ban đầu bản nhạc mang tên Vạn cổ sầu, nhưng theo ý một vài người bạn, ông đặt lại là Giọt mưa thu cho bớt sầu thảm hơn. Theo một số tài liệu thì ca khúc này có sự tham gia viết lời của Bùi Công Kỳ.

    Giọt mưa thu được xếp vào những ca khúc hay nhất của tân nhạc Việt Nam. Phạm Duy cho rằng Giọt mưa thu cùng hai nhạc phẩm khác của Đặng Thế Phong khởi đầu cho dòng "nhạc thu" Việt Nam sẽ được Văn Cao và Đoàn Chuẩn tiếp nối. Nhạc phẩm này cũng là cảm hứng để Hoàng Dương sáng tác bài Tiếc thu nổi tiếng. Nhiều ý kiến cho rằng Trịnh Công Sơn đã ảnh hưởng bởi Giọt mưa thu khi viết bản nhạc đầu tay Uớt mi.
    Về hoàn cảnh ra đời của Giọt mưa thu, nhạc sĩ Lê Hoàng Long viết: "Thế rồi, một hôm mưa rơi tầm tã, giọt mưa lộp bộp trên mái lá, thánh thót từng giọt xuống đường, Đặng Thế Phong buồn quá, con tim như thắt lại, máu trào lên để có được một nhạc hứng lai láng, tràn trề khiến ông gượng ngồi dậy viết một hơi điệu nhạc buồn da diết, não nề. Ông viết xong bèn đặt tên cho sáng tác mới ấy là Vạn cổ sầu. Chập tối ông Thọ về có thêm dăm người bạn đến thăm, Đặng Thế Phong ôm đàn hát cho mọi người nghe. Nét mặt của mọi người nín thở nghe, đều buồn như muốn khóc. Nghe xong, ai nấy đều khen bài hát thật hay, xoáy vào tim vào óc nhưng cái tên bài bi thảm quá, nên sửa lại thì hơn. Chính vì thế mà Đặng Thế Phong, đổi tên là Giọt mưa thu. Có lẽ đây là cái điềm báo trước, là lời di chúc tạ từ nên Đặng Thế Phong lấy mưa ngâu, mùa mưa là giòng nước mắt tuôn chảy lênh láng của Chức Nữ với Ngưu Lang để ví cuộc tình Phong - Tuyết cũng phải cùng chung số phận phũ phàng giống vậy chăng? Đến một ngày cuối năm 1941, biết mình khó qua khỏi lưỡi hái của tử thần, Đặng Thế Phong mới ngỏ ý trở về Nam Định để được chết tại quê nhà và muốn ông Thọ dìu ông về."
    * Nhạc sĩ Phạm Duy
    Từ khu vườn nhỏ ra tới sông dài, sông rộng, bây giờ Đặng Thế Phong còn đi xa hơn nữa, đi tới cuối cuộc đời của mình qua một ca khúc mà mới đầu anh định đặt tên là Vạn cổ sầu. Đó là bài Giọt mưa thu:
    Ngoài hiên giọt mưa thu thánh thót rơi
    Trời lắng u sầu mây hắt hiu ngừng trôi
    Nghe gió thoảng mơ hồ
    Trong mưa thu ai khóc ai than hờ...
    Bây giờ mùa thu đối với anh là một sự chia ly, sự chết chóc. Dương thế trong mùa thu bao la sầu, gió xa xôi vẫn về, mưa giăng mù lê thê và lũ chim non chiêm chiếp kêu trên cành hay vợ chồng Ngâu sẽ mãi mãi khóc vì thu...
    Vài con chim non chiêm chiếp kêu trên cành
    Như nhủ trời xanh
    Gió ngừng đi, mưa buồn chi
    Cho cõi đời lâm ly
    Hồn thu tới nơi đây gieo buồn lây
    Lòng vắng muôn bề không liếp che, gió về
    Ai nức nở thương, đời châu buông mau
    Dương thế bao la sầu.
    Giọt mưa thu nghe như bản Nhạc sầu trong thơ Huy Cận:
    Ai chết đó, nhạc buồn chi lắm thế
    Chiều mồ côi, đời rét mướt ngoài đường
    ...
    Từng tiếng lệ, ấy mộng sầu lá úa
    Chim vui đâu, cây đã gẫy vài cành...
    Trong bài Giọt mưa thu, Đặng Thế Phong dung hợp cả hai âm giai thất cung Tây Phương và ngũ cung Việt Nam để nói lên cái hắt hiu, cái lâm ly, cái xa xôi của mùa thu ngoài đời và trong đời mình. Với Giọt mưa thu, Đặng Thế Phong còn cho ta thấy sự chuyển thể khéo léo trong ca nhạc Việt Nam loại mới, xứng đáng là sự nối dài của nhạc cổ truyền. Lối hành âm từ giọng Mi mineur qua La majeur ở nhiều đoạn trong bài Giọt mưa thu chẳng khác chi lối chuyển thể trong loại hát bồng mạc, sa mạc nhưng phong phú hơn. Nếu nghiên cứu theo lối Tây Phương thì ca khúc được xây dựng trên mode dorien rất gần gũi với một dạng trong ngũ cung Á Đông. Âm vực của bài này rất rộng, nét nhạc đi từ nốt Si trầm vói lên tận Sol cao, cốt ý diễn tả cái sầu thiên cổ trong mùa thu, có mưa rơi không bao giờ ngừng.
    * Nhạc sĩ Trần Minh Phi
    ...Phong cách sáng tác này được ông tiếp tục trong ca khúc Giọt mưa thu. Nghĩa là thất cung kết hợp nhuần nhị với ngũ cung, nhưng trong bài này, ông viết có học thuật hơn khi ứng dụng kỹ thuật métabole (chuyển hệ) làm cho âm điệu bài hát trở nên nhiều màu sắc hơn. Bài này, hồi mới lớn cứ mỗi khi mưa, tôi lại bật máy cassette lên nghe, nhất là những đêm mưa nỉ non rơi không nhỏ không to, nghe hoài băng nhão khiến bài hát nghe càng?não nề, nghe mưa như thê thiết hơn.
  8. Mienkhuc

    Mienkhuc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2006
    Bài viết:
    458
    Đã được thích:
    0

    Chẳng hiểu sao nhắc đến Đặng Thế Phong là mien khuc luôn nhớ đến bài này đầu tiên.Cũng một cảm giác ..buồn
    Con Thuyền Không Bến
    Đêm nay thu sang cùng heo may
    Đêm nay sương lam mờ chân mây
    Thuyền ai lờ lững trôi xuôi dòng
    Như nhớ thương ai chùng tơ lòng
    Trong cây hơi thu cùng heo may
    Vi vu qua muôn cành mơ say
    Miền xa lời gió vang thông ngàn
    Ai oán thương ai tàn mơ màng
    Lướt theo chiều gió
    Một con thuyền, theo trăng trong
    Trôi trên sông thương,
    nước chảy đôi dòng
    Biết đâu bờ bến
    Thuyền ơi thuyền trôi nơi đâu
    Trên con sông thương,
    nào ai biết nông sâu?
    Nhớ khi chiều sương,
    cùng ai trắc ẩn tấm lòng.
    Biết bao buồn thương,
    thuyền mơ buồn trôi xuôi dòng
    Bến mơ dù thiết tha,
    thuyền ơi đừng chờ mong

    ánh trăng mờ chiếu,
    một con thuyền trong đêm thâu
    Trên sông bao la,
    thuyền mơ bến nơi đâu.
  9. Mienkhuc

    Mienkhuc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2006
    Bài viết:
    458
    Đã được thích:
    0

    Chẳng hiểu sao nhắc đến Đặng Thế Phong là mien khuc luôn nhớ đến bài này đầu tiên.Cũng một cảm giác ..buồn
    Con Thuyền Không Bến
    Đêm nay thu sang cùng heo may
    Đêm nay sương lam mờ chân mây
    Thuyền ai lờ lững trôi xuôi dòng
    Như nhớ thương ai chùng tơ lòng
    Trong cây hơi thu cùng heo may
    Vi vu qua muôn cành mơ say
    Miền xa lời gió vang thông ngàn
    Ai oán thương ai tàn mơ màng
    Lướt theo chiều gió
    Một con thuyền, theo trăng trong
    Trôi trên sông thương,
    nước chảy đôi dòng
    Biết đâu bờ bến
    Thuyền ơi thuyền trôi nơi đâu
    Trên con sông thương,
    nào ai biết nông sâu?
    Nhớ khi chiều sương,
    cùng ai trắc ẩn tấm lòng.
    Biết bao buồn thương,
    thuyền mơ buồn trôi xuôi dòng
    Bến mơ dù thiết tha,
    thuyền ơi đừng chờ mong

    ánh trăng mờ chiếu,
    một con thuyền trong đêm thâu
    Trên sông bao la,
    thuyền mơ bến nơi đâu.
  10. Baron282

    Baron282 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/04/2007
    Bài viết:
    1.039
    Đã được thích:
    0
    Post nốt ca khúc "Đêm thu" của Nhạc sĩ Đặng Thế Phong cho trọn bộ sưu tập.
    Đêm thu là ca khúc đầu tay của nhạc sĩ Đặng Thế Phong được ông viết cho đêm lửa trại của học sinh Hà Nội năm 1940.
    ĐÊM THU
    Nhạc sĩ: Đặng Thế Phong
    Vườn khuya trăng chiếu
    Hoa đứng im như mắc buồn
    Lòng ta xao xuyến
    Lắng nghe lời hoa
    Cánh hoa vương buồn trong gió
    Áng hương yêu nhẹ nhàng say gió lay
    Cành sương nặng trĩu
    Ru bóng đêm trong ánh vàng
    Màn đêm buông xuống
    Mái im triền miên
    Bóng cô đơn dường thao thức
    Mãi trong đêm nặng sầu thương hồn vương
    Qua lá cành
    Ánh trăng lan dịu dàng
    Ru hồn bao nhớ nhung
    Đêm lắng buồn
    Tiếng Thu như thì thầm
    Trong hàng cây trầm mơ
    Làn gió lướt tới cuốn đưa hồn ta phiêu diêu theo mây trắng trôi lơ lửng
    Ngàn muôn tiếng réo rắt côn trùng như than như van mơ hồ theo gió lan
    Trăng xuống dần
    Cỏ cây thêm âm thầm
    Đông buồn trong ánh sao
    Như chiếu nhìn mắt ta bao lạnh lùng
    Lay hồn ta rồi tan

Chia sẻ trang này