1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lắp thêm aptomát chống giật điện ?

Chủ đề trong 'Điện - Điện tử - Viễn thông' bởi Chuotdong, 02/11/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Chuotdong

    Chuotdong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/02/2002
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Đến đây thì lại có vấn đề là tại sao và khi nào dùng bình làm nước nóng ngay bằng điện mà không dùng bình đun thông thường, với tôi thì vấn đề là ở chỗ áp lực nước. Bình làm nóng ngay bây giờ đều đi kèm với bơm tăng áp nên tiện lợi đặc biệt cho những nhà vệ sinh chật chội , nước đầu vào yếu không có chỗ cho lắp đặt bơm ngoài. - xin lỗi hơi lạc đề 1 tý
  2. kyniem82

    kyniem82 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2005
    Bài viết:
    71
    Đã được thích:
    0
    Đúng như tên gọi ELCB, đây là loại CB phát hiện dòng rò qua dây đất. Nên muốn ELCB hoạt đông hiệu quả thì các thiết bị điện phải có dây nối từ vỏ phần kim loại với dây đất. Khi thiết bị bị rò rỉ điện, tức là có một dòng điện có cường độ x nào đó chạy từ vỏ thiết bị qua dây đất xuống đất.
    Nếu không có dây đất, người sử dụng chạm vào thiết bị, dòng rò này sẽ truyền qua người và đi xuống đất (nếu người không được cách điện) và người sẽ bị điện giật. Mức độ điện giật tuỳ thuộc vào dòng rò này lớn hay nhỏ.
    Nếu thiết bị có dây nối đất, dòng rò sẽ qua dây nối đất truyến xuống đất, người chạm vào thiết bị sẽ không bị điện giật, hoặc bị giật rất nhẹ.
    Khi người ta thiết kế mạch điện có dây đất, điện trở của dây đất đo đựơc phải rất nhỏ. Vào khoảng 0,5 Ôm hay nhỏ hơn nữa. Tôi đã từng đo điện trở dây đất có trị số = 0,03om.
    Nhưng vấn đề an toàn điện được đặt lên hàng đầu, nên khi thiết bị bị rò rỉ điện, như vậy là thiết bị đó có vấn đề về điện. Ta phải kiểm tra, sửa chữa. Và muốn biết thiết bị nào bị ro rỉ điện ta đã có ELCB.
    ELCB đúng nghĩa là dụng cụ phát hiện dòng rò của thiết bị điện chứ không phải là dụng cụ chống điện giật như mọi người vẫn tưởng. Nó có tác dụng phát hiện và ngăn ngừa điện giật cho người sử dụng thiết bị điện. Nhưng khi lắp ELCB, các bạn cũng đừng có quá tin tưởng vào nó. Nhà sản xuất luôn khuyên khách hàng nên test mỗi tháng một lần bằng một nút nhấn test có trên ELCB.
    Khi ELCB không hoạt động, bạn phải thay mới ngay. Vì người sử dụng cứ ngĩ rằng có ELCB nên chủ quan không để ý, khi thiết bị điện hư hỏng, họ tiếp xúc với nó càng làm tăng nguy cơ bị điện giật lên rất nhiều và sẽ rất nguy hiểm.
    Còn nhà ở cao tầng hay chung cư mới xây dựng sau này, tôi ngĩ họ sẽ thiết kế mạch điện phải có dây đất. bạn hãy ra tủ điện chính của tầng xem có dây đất hay không.
    Bình nước nóng trực tiếp hay gián tiếp đều phải có ELCB và mạch điện phải có dây đất. Trong bình nước nóng trực tiếp hiện nay, người ta có lắp ELCB bên trong, nhưng vẫn phải có dây đất cho bình để sử dụng được an toàn.
  3. buihung

    buihung Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/03/2003
    Bài viết:
    978
    Đã được thích:
    184
    Lắp cũng được, nhưng hôm nào trời nồm thì cứ đóng ngắt liên tục.
  4. Le_Viet_Ha_new

    Le_Viet_Ha_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/01/2002
    Bài viết:
    888
    Đã được thích:
    0
    1- Chủ đề về cầu dao ngắt dòng rò ( ELCB ) cũng ở đây , các bạn có thể tham khảo thêm ( có trích lại ở cuối bài )
    http://www3.ttvnol.com/dtvt/530805.ttvn
    Bạn Kỷ Niệm viết "Muốn ELCB hoạt động hiệu quả thì các thiết bị điện phải có dây nối mát "
    Thực ra điều này không cần thì cầu dao ELCB vẫn hoạt động hiệu quả bạn ạ .
    Đúng ra bạn phải noí " Muốn khả năng chống giật của hệ thống đạt hiệu quả tuyệt đối thì ta nên lắp thêm dây mát "
    ELCB hoạt động theo so sánh dòng tới và dòng về , nếu có chênh lệch so với trị tiêu chuẩn đã chỉnh sẵn là nó nhảy liền , hoạt động đúng chức năng và hiệu quả mà không cần dây mát nào hết .
    Tuy nhiên về quan điểm an toàn chúng ta có các trường hợp sau đây :
    a- Chỉ lắp ELCB : Nếu nó hoạt động tốt , không quá cũ ( và được nhấn test kiểm tra hàng tháng ) thì bất cứ dòng rò nào xuất hiện đạt ngưỡng chạy qua người nó sẽ ngắt ngay . ELCB là thiết bị tĩnh do đó khá bền , với công nghệ hiện nay nó rất ít khi bị lỗi không nhảy ( trừ khi bạn bỏ bê nó hàng năm trời ở chỗ quá bụi bặm và ẩm ướt , không test kiểm tra )
    b- Chỉ lắp dây mát , không ELCB : Đây vẫn là phương pháp chống giật hiệu quả nhất , tuy nhiên chỉ khi bạn mới xây nhà hoặc sửa nhà thì mới có điều kiện đi dây mát âm sẵn cho các công tắc và ổ cắm ba chấu , còn nhà đã có sẵn thì không gia chủ nào hào hứng trong việc đục tường hay bóc nền ra để đi dây . Do đó ELCB là giải pháp an toàn và thẩm mỹ .
    c- Lắp đồng thời cả dây mát và ELCB :
    Giả sử là cái máy giặt : nếu thiết bị chạm mát thì dòng rò đã chui tọt xuống đất và ELCB nhảy ngay rồi , thiết bị không hoạt động . Chẳng bao giờ có cái cơ hội để dòng rò chạy qua người (!)
    Do đó lắp thêm ELCB ở đây bị ...thừa và hết sức bất tiện vì tmáy giặt sẽ bị ngưng cung cấp điện chờ đến khi ta sửa và tìm ra chỗ mát ( khó tìm và hơi lâu đấy ) , khắc phục xong mới có thể hoạt động ( vì nếu không cắm vào ELCB nhảy ngay thì máy không sao hoạt động ) . Hơn nữa không phải thiết bị nào cũng cần đến ELCB ( thí dụ máy tính ) mà nên dùng dây mát .
    Do đó ta thấy ELCB lắp chung với thiết bị đã có dây mát sẽ tăng tính an toàn tuyệt đối nhưng lại cực bất tiện vì nếu thiết bị có chạm mát là ta phải ngưng toàn bộ thiết bị chờ sửa . Tóm lại ELCB lắp như thế là thừa thãi .
    Hãy tháo cái ELCB ra để thiết bị có thể chạy và ta vẫn không bị giật vì chúng ta đã đẳng thế với vỏ do thiết bị được nối mát .
    Tóm lại là ELCB hoạt động vẫn hiệu quả mà không cần dây mát , lắp ELCB lẫn dây mát là thừa và bất tiện mặc dù nó đem lại sự an toàn tuyệt đối .
    Chỉ lắp dây mát không cũng đủ an toàn tuyệt đối nếu dây mát thi công đúng kỹ thuật và tiếp đất lặp lại ( nếu thật sự cần thiết )
    [​IMG]
    Khi thiết bị không chạm mát , ELCB không tác động
    [​IMG]
    Khi thiết bị chạm mát , ELCB ngắt mạch
    Tuy nhiên ưu điểm của việc lắp ELCB kèm dây mát là nó giúp chúng ta ....tiết kiệm chút điện ( không đáng kể ) , vì ELCB phát hiện ngay ra dòng rò và ngắt , ta khắc phục chỗ mát thì sẽ tránh được tổn hao điện qua dòng rò đó .
    2- Nhân tiện một số bạn gọi ELCB là "áp tô mát chống dòng rò " là không chuẩn đâu đấy nhé
    Chào bạn , gọi như thế là cũng phạm sai lầm như Cty CADIVI , cái cty này làm cái sản phẩm là ELCB nhưng lại gọi là Aptomat chống dòng rò ( địa chỉ sản xuất :xí nghiệp khí cụ điện 2- CADIVI - 799 Hùng Vương - Quận 6 - TP.HCM )
    Noí chung CADIVI và tiêu chuẩn VN khi chuyển ngữ phạm phải những sai lầm nghiêm trọng từ lâu và LVH không ngạc nhiên với điều này . Không thể dịch theo kiểu râu ông nọ cắm cằm bà kia như thế đuợc ! Tiếng Việt tiếng nuớc ngoài lai căng như thế thật kỳ cục và sẽ gây hiểu lầm chết nguời ! Aptômát từ trước tới nay chỉ dùng để diễn tả cầu dao tự động ( tức là khí cụ điện chống ngắn mạch ) , nó là CB hay MCB .
    Còn nếu muốn diễn tả khí cụ điện chống dòng rò ELCB thì dịch là " Cầu dao ngắt dòng rò " còn dùng khái niệm lai tự đặt " Áptomát chống dòng rò " thì sẽ khiến nguời sử dụng hiểu lầm sang một khí cụ điện khác , đó là RCBO !
    RCBO là gì ? - nó chính là MCB hay CB ( Áp tô mát ) và ELCB ( cầu dao ngắt dòng rò ) được ghép chung thành một cụm .
    Viét tắt từ chữ : Residual current circuit breaker with overcurrent protection (RCBO) , tạm dịch ra tiếng Việt " Cầu dao chống dòng dò ,quá tải và ngắn mạch )
    Người tiêu dùng khi nghe " Aptômát chống dòng rò " sẽ hiểu lầm là RCBO , đem về lắp và nếu xảy ra sự cố như chập mạch thì cái gọi là " Áp tô mát chống dòng rò " kia " ( không hề có chức năng Aptômát gì cả ) nó sẽ trơ ra sẽ không nhảy gì cả , do đó cháy nhà như chơi !
    Bạn đừng quá tin vào các tập tiêu chuẩn VN quá ư lạc hậu đuợc soạn bởi một bộ phận kỹ sư VN thời bao cấp rất quan liêu . Nếu giở các tập TCVN này ra bạn còn thấy họ cố dịch một cách buồn cười hai chữ piston = " Quả nén " ...còn Heater ( điện trở suởi ) bị họ dịch thành " nến điện " !
    ============================================
    http://www3.ttvnol.com/dtvt/530805.ttvn
    ELCB là gì ?
    ELCB dịch đúng nghĩa nhất là " Cầu dao ngắt dòng rò " , ở VN cứ dịch bừa " Cầu dao chống giật " là sai .
    Nó có chống được giật đâu , khi người ta lỡ chạm dây pha hoặc chạm mát vỏ , người ta vẫn bị giật một phát đủ tê trước khi cái cầu dao đó ngắt .
    [​IMG]
    Một ELCB ba pha
    Ở nhà thì chúng ta không nên bố trí ELCB to đùng ( 60 A ) ở tap lô điện chính làm gì , vừa đắt tiền , kém hiệu quả và ...bất tiện .
    Chú ý : khác với CB hay MCB , giá trị tải trên ELCB không quan trọng lắm vì ai cũng rõ giá trị tải của thiết bị mình cần là bao nhiêu , giá trị nhảy của ELCB mới thực sự quan trọng hơn ( thường là 30 mA )
    Nếu giá trị tải của ELCB to quá thì giá trị nhảy được nhà thiết kế cho to tương ứng và người ta có thể bị giật ở mạch nhánh mà ELCB mạch chính không nhảy .
    Chỉ cần bố trí ELCB 20 A với giá trị nhảy 30 mA ở một trong các mạch nhánh ( tủ lạnh , máy giặt , máy nước nóng , lò điện , lò vi ba ....) là đủ .
    Khi đó chạm mát anh nào anh đó nhảy mà không ảnh hưởng toàn ngôi nhà ( nếu lắp ELCB mạch chính nó sẽ ngắt điện toàn ngôi nhà )
    Ở mạch điện dùng computer thì cách tốt nhất để tránh điện giật ( chạm mát vỏ máy tính : 100 cái thì mát hết cả 100 ) là ổ cắm lắp dây nối đất ( 3 chấu ) , không bao giờ dùng ELCB vì nó sẽ ngắt máy tính đột ngột và làm hỏng ổ cứng nếu bị nhiều lần .
    Ở VN ELCB phổ biến ở giá trị nhảy 30 mA , tuy nhiên nếu bạn thiết kế điện cho nhà trẻ thì nên chọn ELCB có giá trị nhảy 15 mA . ( trẻ em nhạy cảm với điện hơn nên cần sự an toàn hơn )
    Hồi trước LVH phải thiết kế mạng điện nhà trẻ cho chuyên gia theo yêu cầu bắt buộc của tiêu chuẩn Đức , họ yêu cầu ELCB phải có giá trị ngắt 15mA , ở VN không sản xuất lọai này vì giá thành cao gấp đôi loại 30 mA , cuối cùng phải đặt hàng từ nước ngoài .
    Ghi chú thêm : Cầu dao phát hiệndòng rò ELCB ( Earth leakage circuit breaker ) là một khí cụ điện an toàn được sử dụng ở hầu hết các nước , tuy nhiên hiện còn khá nhiều người tiêu dùng Việt Nam bỡ ngỡ hoặc không quan tâm .
    Nó được gọi bởi nhiều tên ở các vùng địa lý khác nhau :
    GFCI (vt GFI) = Ground Fault Circuit Interrupter (USA, Canada)
    ELCB (vt ELB) = Earth Leakage Circuit Breaker (U.K.)
    RCCB (vt RCB) = Residual Current Circuit Breaker (Europe)
    DISJ = DISJONCTEUR ( Pháp )
    Ở Việt Nam có người dịch là ?ocầu dao chống giật? , nhưng nên dịch là ?o cầu dao ngắt dòng rò ? cho đúng nguyên lý và nhiệm vụ kỹ thuật của nó ( mặc dù nếu xét về tính nhân bản thì đúng là nó được chế tạo ra để bảo vệ con người khỏi bị điện giật )
    Ở VN do trình độ dân trí còn thấp và nghèo nên ít gia đình quan tâm đến ELCB ( giá loại 20 A - dòng nhảy 30 mA của National đã gần 400.000 ) .
    Biết bao trường hợp điện giật đau lòng bi ai tang thương ở VN như mới đây báo Công an TP HCM đăng : Bà mẹ mải làm công chuyện trên lầu , em bé con chị ta thấy đèn đỏ ở bàn thờ ông Địa chớp sáng , thích quá bò tới lấy tay mân mê và bị điện giật chết thật thương tâm mà người nhà trên lầu không ai hay biết cho đến khi bà ngoại của cháu bước xuống thì phát hiện cháu đã tắt thở từ lâu !
    Nếu ở nhà mạch điện bàn thờ ông địa được cắm vào ổ cắm ba chấu có tiếp đất hoặc mạch có trang bị ELCB thì cháu bé đâu phải mất mạng oan uổng như vậy .
    Nghĩ cho cùng cũng là cái tụt hậu mọi mặt của VN so với các nước láng giềng khu vực vì cơ chế chính trị xã hội lạc hậu ( mà cứ bấu víu mãi ) . Ở VN toàn bộ thiết bị điện của hãng National ( Japan ) được làm tại Thái Lan và nhập vào VN ở điện thế ...là 240 V ! )
    ==============================================
    Tham khảo thêm :
    HTTP://WWW.NLD.COM.VN/TINTUC/THOI-SU/132062.ASP
    AN GIANG
    Báo động tình trạng điện giật chết người
    01-11-2005 23:54:56 GMT +7
    (NLĐ)- Theo thống kê chưa đầy đủ, trong 10 tháng đầu năm nay, trên địa bàn An Giang đã xảy ra 29 vụ điện giật, làm 30 người chết (trong đó có 1 trẻ em) và 3 người bị thương.
    Ngoài ra, còn 3 vụ cháy do chập điện gây ra. Trong số các vụ chết do điện giật có 4 vụ do sử dụng điện trái quy định (dùng điện để bẫy chuột và bắt cá) làm chết 4 người, 18 vụ do bất cẩn trong sử dụng điện, dùng dây dẫn điện không bảo đảm kỹ thuật an toàn, làm 16 người chết, 2 người bị thương.
    Được LE VIET HA sửa chữa / chuyển vào 16:25 ngày 05/11/2005
  5. kyniem82

    kyniem82 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2005
    Bài viết:
    71
    Đã được thích:
    0
    Tôi hoàn toàn có ý kiến khác về cơ bản với vấn đề bạn LVH viết trên.

    Và sự khác nhau đó thế nào tôi xin trình bày như sau :
    Như tôi đã nói ở trên, ELCB là khí cụ điện nhằm phát hiện dòng rò và ngắt mạch bảo vệ người sử dụng. Về nguyên lý hoạt động của ELCB đúng như bạn LVH mô tả ở hai bản vẽ trên.
    Khi thiết bị bị rò rỉ điện, sở dĩ dòng 1A còn 0,8A và 0,2A đi theo dây đất là vì thiết bị đó có dây đất (0,8A đi theo dây nguội về nguồn, 0,2A đi theo dây đất về nguồn, cân bằng với 1A trên dây nóng). Còn nếu không có dây đất thì dòng 1A không thể chia nhánh ra 0,8A Và 0.2A được, vì dòng rò 0,2A không thể theo dây đất về nguồn để khép kín mạch được.Lúc này vỏ thiết bị lúc nào cũng có điện và luôn trực chờ sự nguy hiểm, và nó chỉ bị phát hiện khi có người chạm vào và bị giật và nếu có ELCB và dòng qua người lớn hơn dòng đặt của ELCB thì ELCB mới ngắt Và lúc này ELCB được định ngiã lại là CB chống điện giật!! (thực tế thì người sử dụng đã bị điện giật rồi) Đây là lỗi cơ bản nhất và hay gặp nhất hiện nay khi sử dụng ELCB mà hệ thống điện không có dây đất. Và với hệ thống điện này luôn tiềm ẩn sự nguy hiểm rất cao so với hệ thống điện 2 dây không có dây đất và không lắp ELCB.
    ELCB chỉ tác động khi có 0,2A đi qua đất để trở về nguồn và muốn có 0,2A đi qua dây đất thì bắt buộc phải có dây đất và điều này đã được thể hiện rầt rõ trên hình vẽ của bạn LVH.
    Với máy PC thì 100% máy bị rò rỉ điện, điều này bạn LVH nói đúng.
    Hỏi có nên lắp ELCB không?
    Nên, rất nên, nếu mình có điều kiện kinh tế và luôn đặt sự an toàn của người sửa dụng điện lên hàng đầu.
    Bạn đừng lo, khi lắp ELCB cho nhiều máy PC thì ELCB sẽ ngắt liên tục. Điều này không thực tế đâu. Bởi vì dòng rò của PC cực nhỏ, tổng dòng rò cũng không tác động đến ELCB đâu. Điều này thực tế tôi đã gặp.
    u?c nvl s?a vo 07:50 ngy 07/11/2005
  6. loa_rach

    loa_rach Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/11/2005
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    Chào bác kyniem82.
    Bác có thiết kế được 1 hệ thống nối đất có R<=0,5 ohm không?
    Bác có biết muốn thiết kế 1 hệ thống như vậy thì phải dùng bao nhiêu cọc và thanh nối đất và chiếm 1 diện tích bao nhiêu không?
    Bác đã biết trạm biến áp 110kV trở lên mới dùng đến điện trở nối đất R<=0,5ohm không?
    Còn điện trở nối đất của bác đã đo là 0,03ohm thì phải xem lại đã đo ở đâu nhé, còn ở trong nhà thì có giá trị đó không nhé!
    Thân.
  7. Le_Viet_Ha_new

    Le_Viet_Ha_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/01/2002
    Bài viết:
    888
    Đã được thích:
    0
    Chào bạn Kỷ Niệm , như LVH đã nói ở trên , vấn đề mà bạn nêu và vấn đề LVH đã viết chỉ là khác biệt nhau về quan điểm an toàn mà thôi , điều này LVH cũng đã trình bày rất rõ :
    1- An toàn tuyệt đối ( kèm theo bất tiện ) , điều mà LVH đã viết và cũng là quan điểm của bạn .
    2- An toàn tương đối ( nhưng không bị bất tiện ) , điều mà LVH cũng đã viết và là quan điểm của mình .
    Thực tế một khi đã có điều kiện ( cho các nhà mới xây - sửa ) để đi dây đất cho các ổ cắm 3 chấu , hay đi nổi dây đất cho các thiết bị ( mà không sợ mất thẩm mỹ ngôi nhà ) thì đã là quá an toàn rồi , bạn sẽ không bị điện giật vì đẳng thế ( đẳng thế tương đối - thực tế thì không đẳng thế vì vẫn tồn tại một dòng rò đi qua người nhưng nó cực nhỏ không đủ sức gây nguy hiểm ) với vỏ thiết bị ( nếu có dòng rò vào thiết bị )
    [​IMG]
    Trường hợp đã có nối đất như vậy thì thực tế không ai tốn tiền mua ELCB làm gì để nó nhảy cành cạch suốt ngày nếu có dòng rò rỉ ( dòng rò từ vỏ đi xuống dây nối đất ) . Bất tiện vô cùng vì bạn sẽ phải hoặc tháo vứt ELCB đi , hoặc bạn phải ngưng thiết bị ( cái máy giặt đang chạy chẳng hạn ) để lần mò khắc phụ cái chỗ chạm mát đó ( công việc mệt đấy ! )
    ( Chắc bạn cũng biết là có nhà không có dây đất mà ELCB vẫn nhảy một cách hết sức bất tiện trong những ngày nồm , độ ẩm cao )
    Nếu thiết bị không có điều kiện đi dây nối đất thì việc lắp ELCB là rất cần thiết , lúc này dòng rò sẽ không có đường đi xuống đất nữa mà nó sẽ có con đường mới : đi qua người !!!
    Ái chà , nghe sợ nhỉ ! Vậy người sẽ bị điện giật ? Đương nhiên , cường độ bị điện giật sẽ đủ để giật mình và đủ để chúng ta lên thiên đàng nếu như nó diễn ra lâu , nhưng điều này may mắn không xảy ra vì các nhà thiết kế ELCB đã thiết kế dòng điện rò này không thể tồn tại quá vài phần trăm giây , nó sẽ bị ELCB phát hiện ra và ngắt gần như tức thì . Và như vậy người tuy bị điện giật nhưng thời gian quá ngắn không đủ để gây nguy hiểm nào . Tính an toàn này gọi là an toàn tương đối , rất phù hợp cho các gia chủ ngán ngại phải đào tường đục nền để đi dây đất . Thiết bị chỉ bị tạm ngưng , sau khi bạn reset thì nó tiếp tục chạy mà không phải ngưng quá lâu để chờ tìm chỗ bị mát vỏ .
    [​IMG]
    Đây là chuỗi ảnh thực tế nhất mà LVH vừa làm thí nghiệm bằng chính thân thể mình cho bạn thấy tính an toàn tương đối này ( nếu không an toàn , giờ này LVH có thể đã "lên thiên đàng" rồi chứ không còn ngồi đây post bài này cho bạn đọc )
    [​IMG]
    Ổ cắm đang có điện , ( bút thử điện sáng đèn) , ELCB ( đen ) và CB ( trắng ) đang ở vị trí ON
    [​IMG]
    LVH cầm một cây đinh vít kim loại chọc trực tiếp vào pha nóng , phần tay trần chạm trực tiếp tường , như vậy dòng rò đi trực tiếp qua người vào tường . Kết quả LVH vừa có cảm giác tê một cái thì ELCB nhảy tức thì ( CB vẫn ON nhưng ELCB đã nhảy OFF ) . Nó đã hoạt động rất hiệu quả bảo vệ LVH mà không cần dây nối đất .
    Cuối cùng nếu chúng ta nối đây đất cho thiết bị lẫn việc gắn thêm ELCB trước thiết bị thì sẽ xảy ra tình huống này :
    [​IMG]
    Chỉ cần một dòng rò thôi là nó sẽ chui tuồn tuột theo đường dây đất vì bản tính dòng điện vốn "lười biếng" , nó sẽ đi theo đường ít cản trở nhất ( trong khi điện trở người so với dây nối đất lớn hơn nhiều ) và ELCB tác động liền . Thiết bị ngưng hoạt động , bất tiện lắm . ( thực tế vẫn có chút dòng rò qua người nhưng nhỏ lắm nên có thể xem như người và vỏ đẳng thế )
    Nếu tháo ELCB ra thì lại trở về trường hợp đầu tiên , người vẫn an toàn vì đã có dây nối đất nhưng thiết bị sẽ không bị ngưng bất ngờ chờ sửa chữa chỗ mát nếu có dòng rò như trường hợp có cả ELCB lẫn dây đất .
    ==========================================
    Kết luận : không chỉ ở VN mà thực tế ở Mỹ , Đức và các nước Châu Âu , nhà nào không có điều kiện đi dây đất họ vẫn sử dụng ELCB , ngày nay ngươì ta chế tạo ra ELCB di động để gắn nối tiếp vào ổ không có dây nối đất , và như vậy chúng ta đã được ELCB di động bảo vệ
    [​IMG]
    Không nối đất , hoặc không có ELCB , bạn sẽ bị điện giật
    [​IMG]
    Với ELCB di động không cần dây nối đất , bạn sử dụng khá tiện lợi và có thể an tâm vì đã an toàn tương đối , hơn nữa tránh sự bất tiện . Nếu có dòng rò và bạn lỡ chạm vỏ , ELCB sẽ nhảy , bạn chỉ việc reset lại và cho thiết bị tiếp tục chạy .
    Đây là một ELCB di động mà LVH mua bên Đức , rất tiện lơi cho nhà không làm thiết bị nối đất , tiện lợi cho cả các gia chủ làm biếng gắn thêm ELCB cố định sau CB .
    [​IMG]
    Cắm trực tiếp thiết bị không nối đất với vỏ hoặc không có ELCB cố định gắn bảo vệ , bạn có thể bị điện giật .
    [​IMG]
    Cắm thiết bị qua ELCB di động , bạn đã được bảo vệ
    [​IMG]
    Bạn có thể nhấn nút test ( động tác này tương đương với việc bạn chạm vỏ bị rò điện và bạn đi chân hay tay trần ) , lập tức ELCB tác động ngắt ngay dòng điện , bạn đã được bảo vệ
    [​IMG]
    Muốn có điện trở lại , bạn chỉ việc nhấn nút reset ( đèn xanh )
    TÓM LẠI : Qua các sơ đồ và đặc biệt là các hình ảnh thí nghiệm nóng hổi và rất thực tế kể trên , rõ ràng đã chứng minh cho bạn thấy ELCB hoạt động rất hiệu quả mà không cần dây nối đất như bạn đòi hỏi . ( Các nhà chế tạo chế ra ELCB để ngắt dòng rò ngăn điện giật con người , chứ nếu chế ELCB mà lại đòi dây nối đất nữa để hoạt động hiệu quả thì có lẽ ELCB đã bị ...ế hàng , chẳng ai thèm mua đâu ! )
    Về vấn đề ELCB cho PC , LVH vẫn giữ quan điểm không nên dùng phương pháp này mà nên dùng dây nối đất cho nó thì vẫn hay hơn , dòng rò trên vỏ máy tính đa số rất mạnh , giật tưng tưng như chơi , nếu lắp ELCB bạn chạm tay vào nó nhảy liền nếu nó bị rò vỏ . Bất tiện lắm lắm bạn ạ . Bạn sẽ phải khởi động Window bất đắc dĩ , chưa kể gây shock hard disk , dễ hao tài tốn của đó .
    Nhưng nếu có trang bị UPS cho PC thì ta có thể lắp ELCB ( với điều kiện ELCB lắp trước UPS .)
    Được le viet ha sửa chữa / chuyển vào 12:25 ngày 07/11/2005
  8. Chuotdong

    Chuotdong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/02/2002
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn các bạn đã chỉ ra nguyên lý của ELCB rất rõ ràng và dễ hiểu, tôi xin được hỏi thêm ở ứng dụng cụ thể của nó:
    1. Nếu mắc song song thêm 1 ELCB cho bình nóng trực tiếp như tôi định mua ở trên (bình 4,5KW-220V-20A), thì chọn giá trị nhẩy 30mA hay 15mA ? để huy vọng hệ số antoàn tăng gấp 2, trường hợp này chọn tham số bằng với ELCB có gắn sẵn hay chọn so le (vì có thể không biết trị số ELCB gắn sẵn như thế nào).
    Giải pháp chỉ lắp dây dất (không lắp ELCB) cho bình nóng lạnh ở gia đình cũng không antoàn, vì hệ thống tiếp đất ở các toàn nhà độ sẵn sàng không đủ cao (tiếp xúc, sửa chữa, bảo dưỡng ... hầu như không có).
    2. Mặc dù bạn LVH có 1 hình ảnh sinh động tay đang ấn cái vít bằng kim loại vào dây lửa 220V mà vẫn không bị giật đến mức không còn viết bài trên forum này nữa. Nhưng tôi muốn hỏi bạn đã thử hình dung như thế này: 1 người đang dùng vòi hoa sen xả nước vào đầu mình mà bị 1 dòng rò 30mA thì liệu có còn an toàn không ? Không biết mức độ dẫn điện của nước thế nào.
    Được chuotdong sửa chữa / chuyển vào 13:09 ngày 07/11/2005
  9. tyro

    tyro Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/03/2005
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Các bác bàn về ELCB rất hay, chi tiết và đầy đủ.
    Riêng việc rất nhiều thiết bị điện được tích hợp ELCB trong đó cũng như rất nhiều hãng SX ELCB đã chứng tỏ ELCB là thiết bị an toàn được sử dụng rộng rãi.
    Cá nhân tôi thì sử dụng BA cách ly vì đơn giản là tôi thấy nó an toàn và tiện lợi hơn ( Tôi mua BA cách ly tại Văn môn với giá 24K/Kg, dùng mấy năm nay không hỏng hóc gì và lọc nhiễu tốt hơn hẳn mấy cục lọc nguồn bán cả triệu đồng ).
    Chỉ là ý kiến cá nhân, nếu không phù hợp xin các Mod cứ xoá.
    TYRO
  10. Chuotdong

    Chuotdong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/02/2002
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Xin lỗi lại phải hơi lạc đề một tý, nhưng vì cũng liên quan đến antoàn điện -không biết thế nào là thừa, phải không ạ :
    Liên quan đến việc dùng biến áp cách ly, nếu dùng bút thử điện ở đầu ra (thứ cấp) của biến áp cách ly 1:1 thì có báo đỏ không nhỉ ? Mở rộng ra ý tôi muốn hỏi là với 1 điện áp xác định thì nếu bút thử điện không đỏ thì có thể sờ tay vào được phải không ? và ngược lại có trường hợp dò điện nào mà bút thử điện đỏ mà vẫn cứ sờ tay ướt vào vô tư mà không bị làm sao cả. Tóm lại nguyên lý thử điện của bút thử điện có đảm bảo không.
    Được chuotdong sửa chữa / chuyển vào 07:58 ngày 08/11/2005

Chia sẻ trang này