1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lắp thêm aptomát chống giật điện ?

Chủ đề trong 'Điện - Điện tử - Viễn thông' bởi Chuotdong, 02/11/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. macao

    macao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/11/2004
    Bài viết:
    120
    Đã được thích:
    0
    Xin các bác tham khảo nguồn tin này ạ:
    http://www.vnn.vn/xahoi/doisong/2005/04/411471/
  2. kyniem82

    kyniem82 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2005
    Bài viết:
    71
    Đã được thích:
    0
    Chào bác loa_rach.
    Trước đây tôi có làm điện cho khu villa cao cấp An Phú - Thảo điền. Trong khu này có văn phòng và nhà ở của bọn BP. Tất cả villa và văn phòng của họ, điện được thiết kế theo tiêu chuẩn UK.
    Tức là điện 3 pha 5 dây và 1 pha 3 dây. Các ổ cắm và phích cắm đều 3 chấu hết. riêng ổ cắm bắt buộc phải có công tắc đóng ngắt. tại mỗi tủ điện tại các tầng đều có ELCB. trước đây ELCB có dòng ngắt là : 100mA, sau này thay bằng ELCB có dòng ngắt là 30mA. Lúc đầu bọn tôi cũng lo ELCB nhảy liên tục, nhưng khi đo tổng dòng rò của tủ điện của một tầng cực nhỏ, không đáng kể nên hệ thống điện vẫn hoạt động bình thường.
    Hệ thống dây đất được bọn nó cực kỳ coi trọng và được kiểm tra 2 lần trong năm bằng cách đo điện trở tiếp đất. Khu An phú rất thuận lợi cho việc thiết kế hệ thống tiếp đất. Vì đất nơi đây luôn ẩm ướt và là nước phèn, do nắm sát bờ sông SG. Do đó điện trở tiếp đất đo được cực nhỏ. Ở trạm máy phát điện tại văn phòng của bọn nó tôi đo được giá trị còn nhỏ hơn 0,03om cơ.
  3. Le_Viet_Ha_new

    Le_Viet_Ha_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/01/2002
    Bài viết:
    888
    Đã được thích:
    0
    1. Nếu mắc song song thêm 1 ELCB cho bình nóng trực tiếp như tôi định mua ở trên (bình 4,5KW-220V-20A), thì chọn giá trị nhẩy 30mA hay 15mA ? để huy vọng hệ số antoàn tăng gấp 2, trường hợp này chọn tham số bằng với ELCB có gắn sẵn hay chọn so le (vì có thể không biết trị số ELCB gắn sẵn như thế nào).
    Giải pháp chỉ lắp dây dất (không lắp ELCB) cho bình nóng lạnh ở gia đình cũng không antoàn, vì hệ thống tiếp đất ở các toàn nhà độ sẵn sàng không đủ cao (tiếp xúc, sửa chữa, bảo dưỡng ... hầu như không có).
    2. Mặc dù bạn LVH có 1 hình ảnh sinh động tay đang ấn cái vít bằng kim loại vào dây lửa 220V mà vẫn không bị giật đến mức không còn viết bài trên forum này nữa. Nhưng tôi muốn hỏi bạn đã thử hình dung như thế này: 1 người đang dùng vòi hoa sen xả nước vào đầu mình mà bị 1 dòng rò 30mA thì liệu có còn an toàn không ? Không biết mức độ dẫn điện của nước thế nào.
    Được chuotdong sửa chữa / chuyển vào 13:09 ngày 07/11/2005
    [/QUOTE]
    Chào bạn , những thiết bị liên quan đến tính mạng theo LVH nghĩa chúng ta đừng tiếc tiền mà mua đồ dỏm .
    Cụ thể máy nước nóng .
    Máy nước nóng có hai lọai :
    1- Gián tiếp : Loại này dùng khá sướng và an toàn , nước được bật CB làm nóng , sau đó tự tắt do relay nhiệt . Để nguyên ngày lỡ có cúp điện chúng ta vẫn có nước nóng dùng nhờ lớp cách nhiệt giữ nóng . Loại này cũng an toàn nếu người sử dụng biết cách dùng an toàn , đó là luôn luôn cúp CB từ ON---> OFF khi ta tắm . Lúc ấy nếu máy nước nóng có bị rò điện thì cũng không sao do đã cắt nguồn . Khuyết điểm loại này là nếu nước đang lạnh ta phải bật ON và chờ hơi lâu ( 5-7 phút )
    2- Trực tiếp : Loại này có cái sướng là không phải chờ vì nó nóng rất mau , nhưng nó là loại nguy hiểm vì quá trình sử dụng CB luôn luôn phải bật ON , do đó bắt buộc máy phải được nối đất bảo vệ hoặc lắp ELCB , có thể làm cả hai nhưng hơi bất tiện .
    ELCB của máy nước nóng cũng là loại dùng độ nhạy 30mA , nhưng nó sẽ nhạy hơn một chút trong môi trường ẩm là phòng tắm . Nó cũng cần phải được kiểm tra test thường xuyên vì môi trường này dễ gây rỉ sét tiếp điểm và cơ phận tác động . Thường ELCB của máy nước nóng trực tiếp được các nhà chế tạo lắp sẵn trong máy và là loại ELCB kín nước .
    Ý tưởng lắp thêm ELCB bên ngoài cho máy nước nóng trực tiếp là một ý tưởng lo xa rất an toàn , nhưng LVH nghĩ bạn nên lắp nối tiếp theo thứ tự CB - ELCB ( lắp thêm ) ---ELCB ( máy nước nóng ) chứ không phải lắp song song .
    Như vậy cái này bất ngờ bị kẹt do rỉ sét không tác động OFF thì còn cái kia .
    Vấn đề 15mA hay 30 mA cũng là quan điểm về an toàn khác nhau . Nếu thích an toàn hơn thì chọn 15mA nhưng phải chấp nhận nó sẽ nhảy biểu diễn tanh tách thường xuyên hơn . Nhảy nhiều quá có người khó chịu , nhưng cũng có người thích thú vì hưởng cái cảm giác được an toàn ấy .
    Nếu nhà có cháu bé thì nên bắt buộc chọn ELCB 15mA cho các thiết bị điện trong khu vực "hoạt động" của cháu . Hiện nay thị trường đã có loại ELCB 15mA của National
    Nếu bạn cảm thấy vòi hoa sen trong máy nước nóng của mình không an toàn , bạn không tin tưởng vào ELCB , thì bạn nên lắp nối đất , đấy vẫn là phương pháp chống giật truyền thống và hiệu quả nhất . Cọc nối đất nên làm 2 cái chôn sâu 0.6 m cách nhau 1m ở vùng đất ẩm ngay phiá dưới thiết bị . Nếu trị số đo đạt 10 ohm hoặc nhỏ hơn là OK .
    Hiện nay ELCB có rất nhiều hãng làm , theo LVH những thiết bị liên quan đến mạng sống ta đừng tiếc tiền mua đồ dỏm mà nên mua đồ của các hãng tên tuổi trên thế giới .
    Được le viet ha sửa chữa / chuyển vào 20:59 ngày 07/11/2005
  4. Le_Viet_Ha_new

    Le_Viet_Ha_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/01/2002
    Bài viết:
    888
    Đã được thích:
    0
    Vài trị số thông thường về điện trở người và tác động của điện vào người .
    Mấy cái này có nhiều trên sách báo , copy về phục vụ các bạn .
    Người là một vật thể dẫn điện , đây là phản ứng sinh lý với điện xoay chiều ( điện một chiều có phản ứng khác một chút )
    0.6-1.5 mA : chưa cảm thấy gì
    2-3 mA : ngón tay tê mạnh
    5-7 mA : bắp thịt run
    8-10 mA : tay khó rời vật dẫn điện , đau khớp tay
    20-25mA : tay không rời được vật dẫn điện , khó thở , tay tê
    50-80 mA : Thở bị tê liệt , tim đập mạnh
    90-100 mA : Thở tê liệt , nếu trên 3s tim sẽ ngừng đập
    Điện trở người là con số không cố định và biến động ở dải rộng
    Người lớn bình thường , da khô sạch Rng = 10.000 - 100.000 Ohm
    Người da ướt nhiều mồ hôi Rng = 800- 1000 ohm
    Trẻ em Rng = 400 ohm
    Phụ nữ Rng = 500 ohm
    Đàn ông Rng = 1000 ohm
    Người đang xúc động buồn bực lo âu điện trở thấp hơn người bình thường lạc quan .
    Vài thí dụ :
    Cùng với Utx ( hiệu điện thế tiếp xúc ) là 220 V
    Rng = 10.000 ohm thì Ing = 220/10.000 = 0.022 A = 22 mA
    Người đó chưa bị chết , còn tự chủ để thoát ra được
    Rng = 1000 ohm thì Ing = 220/ 1000 = 0.22 A = 220 m A
    Chắc chắn người này sẽ bị tử vong
    Nếu người đó ốm yếu ướt đẫm mồ hôi , Rng = 400 ohm thì Ing - 220/400= 0.55 A = 550mA
    Không còn gì để ...nói !

  5. Chuotdong

    Chuotdong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/02/2002
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn những con số của bạn. Cho tôi hỏi nốt 1 câu cuối về chủ đề này.
    Như trên hình vẽ thì khi lắp ELCB có phải chú ý cực tính ở đầu vào không, khi ngắt nó sẽ cắt điện cả hai dây, hay như hình vẽ chỉ một dây thôi.
    Đồ antoàn về điện thì ai cũng muốn mua loại tốt, nhưng ở VN thì ở đâu có, và đại lý nào tin cậy nhỉ ?
  6. Le_Viet_Ha_new

    Le_Viet_Ha_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/01/2002
    Bài viết:
    888
    Đã được thích:
    0
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:
    [​IMG]

    Cám ơn những con số của bạn. Cho tôi hỏi nốt 1 câu cuối về chủ đề này.
    Như trên hình vẽ thì khi lắp ELCB có phải chú ý cực tính ở đầu vào không, khi ngắt nó sẽ cắt điện cả hai dây, hay như hình vẽ chỉ một dây thôi.
    Đồ antoàn về điện thì ai cũng muốn mua loại tốt, nhưng ở VN thì ở đâu có, và đại lý nào tin cậy nhỉ ?
    [/QUOTE]
    ELCB được phát minh từ thập niên 60 , bắt đầu sử dụng ở thập niên 70 . Vì là thiết bị hơi dắt tiền nên các hãng sản xuất cố gắng giảm giá thành , mà giảm tiếp điểm nguội cũng là một cách . Nhưng điều này lại nguy hiểm ở chỗ người tiêu dùng bỡ ngỡ mà lắp lộn cực thì ELCB vô tác dụng . ELCB ngắt bên nguội nhưng bên nóng còn thì điện vẫn vào vỏ thiết bị và khả năng giật là y như cũ !
    Trên ELCB có chỉ rõ đâu là pha nóng L đâu là pha nguội N . Tuy nhiên ngày nay để khỏi lẫn lộn và đặc biệt để thật an toàn , một số hãng thiết kế bộ phận ngắt cho cả hai tiếp điểm khi ELCB phát hiện dòng rò . Khi đó người tiêu dùng lỡ có lắp lộn cũng không sao . ( dĩ nhiên lọai này giá thành phải cao hơn một chút )
    Nếu bạn ở Sài Gòn thì đa số các nơi bán đồ điện đều có bán hàng National của Thái Lan , ELCB để trong hộp giấy , nước nhựa cách điện đen và bóng lưỡng ...dùng rất tốt .
    [​IMG]
    Giá trong catalogue của họ thường giảm từ 10 - 20 % do chính sách chiết khấu cho đại lý của Cty , bạn nên thương lượng với đại lý để họ giảm cho bạn .
    Bạn có thể dùng của Telemecanique ( Pháp ) hay Schneider ( Đức ) , Siemens ( Đức ) . Gần đây có hãng SINO của Taiwan dùng cũng được , LG của Korea giá chỉ bằng 1/3 giá của National trông khá đẹp nhưng nhảy không nhạy và không tin cậy lắm .
    Các hãng này có đại lý ở khu Nguyễn Công Trứ , Yersin , Camette chợ Dân Sinh ...
    Bạn có thể tìm đại lý các hãng bằng cách liên hệ 1080 hỏi .
    VPDD của Schneider 8296072 ( SG ) Cao ốc Mê Linh Point
    8314037 ( HN ) Cao ốc Fortuna Tower
    Được le viet ha sửa chữa / chuyển vào 09:16 ngày 08/11/2005
  7. kyniem82

    kyniem82 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2005
    Bài viết:
    71
    Đã được thích:
    0
    Định trả lời bạn LVH sớm hơn nhưng mạng củ chuối quá , vào hoài không được ....
    Chào bạn LevietHa.
    Như tôi đã nói ở bài trước, Khi sử dụng ELCB nhất quyết phải có dây đất. Và với một số hình vẽ về cấu tạo, nguyên lý hoạt động của ELCB mà bạn đã post, luôn khẳng định điều này.
    ELCB là khí cụ an toàn điện và một khi đã sữ dụng điện thì luôn phải tuân thủ những nguyên tắc an toàn điện.
    Bạn có viết khi dùng ELCB mà không có dây đất thì ELCB vẫn hoạt động hiệu quả nhờ người sử dụng điện đã làm thay chức năng dây đất khi thiết bị điện bị rò rỉ điện (tức là người sử dụng điện như là dây đất nối từ thiết bị điện có vấn đề xuống đất để thoát một phần dòng điện rò)nếu dòng rò lớn hơn dòng đặt của ELCB thì lúc đó ELCB sẽ tác động ngắt mạch điện. Tức là người sử dụng điện lúc này đã tham gia vào mạch điện và là một phần của mạch điện đó. Tôi không thể tưởng tượng nổi khi người sử dụng điện lại là cầu trì hay là dẫn dẫn điện...??
    Tôi không biết bạn LVH quan niệm thế nào về an toàn điện, còn tôi thì không thể chấp nhận được điều trên khi chúng ta đang nói về an toàn điện. Cũng như bạn ChuotDong viết, Người đang tắm và xối nước vào đầu đồng thời chuyển một dòng điện x,y,z nào đó từ đầu qua người, chân rồi xuống đất để cho ELCB hoạt động. Có ai muốn thử kiểu này và khi đã bị điện giật rồi liệu có ai muốn thử lại xem ELCB có hoạt động hiệu quả không??
    Vấn đề điện giât và thiết bị điện bị rò rỉ không phải lúc nào ta cũng tránh được vì ta không biết thiết bị điện rò điện khi nào. Chính vì thế người ta mới nghĩ ra các phương pháp và khí cụ điện an toàn, nhằm hạn chế tối đa thiệt hại do điện giật.
    Còn những thí nghiệm mà bạn LVH đã làm chỉ chứng minh một điều rằng chỉ những người hiểu biết về điện được đào tạo cơ bản mới được phép thiết kế điện và lắp đặt thiết bị điện. Còn những người sử dụng điện nếu có thể cần thiết phải được huấn luyện về an toàn điện.
    Tiếp theo vấn đề nữa bạn LVH viết là khi thiết bị điện bị rò điện, thì việc sửa chữa sẽ lâu và công việc phải ngưng khi chờ sửa chữa. Điều này là tất nhiên. ai đã từng bị điệt giật nhoằng một cái (nhất là phụ nữ và trẻ nhỏ) hỏi họ có còn hồn vía nào không để tiếp tục thực hiện công việc với những cái "nhoằng" tiếp theo luôn rình rập. "Đừng điên với điện". "Điện nó không có bà con với ai !!"
  8. Le_Viet_Ha_new

    Le_Viet_Ha_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/01/2002
    Bài viết:
    888
    Đã được thích:
    0
    Noí chung phải linh hoạt và thực tế một chút bạn kỷ niệm ạ . tất cả những gì đã viết rõ ràng thi LVH cũng đã viết rất rõ ràng .
    Khi chúng ta mua một ngôi nhà đã xây sẵn , không thể nào đục tường hay đục nên để đi dây đất , không thể kéo lằng nhằng mỗi ổ cắm một sợi dây đất lộ thiên vì quá mất thẩm mỹ và vướng víu , thì giải pháp ELCB không dây đất là giải pháp an toàn tương đôí chấp nhận được .
    Rõ ràng giữa hai chọn lựa :
    1- Không dây đất và không ELCB tức không có gì an toàn
    2-Không dây đất nhưng có cơ hội lắp ELCB , tức đạt được tính an toàn tương đối
    Thì ta phải chọn cái thứ 2 .
    Nếu bạn quá không tin tưởng ELCB thì bạn có thể lắp nối tiếp 2 ELCB mỗi cái có độ nhạy 15mA , bạn có thể tắm vòi hoa sen mà chẳng ngại gì !
    Thực tế người dân VN chúng ta rất hiếm người có cơ hội đi dây đất hoàn chỉnh trong một ngôi nhà , nếu bạn có tiền mua được một miếng đất và bạn có chút kiến thức về việc đi dây đất , thì việc làm hệ thống tiếp đất cho toàn ngôi nhà là việc khá dễ dàng và tiện lợi . ( Nhưng khi hệ thống tiếp đất ngon lành thì lại chẳng ai muốn tốn tiền mua cái ELCB nữa )
    Nhưng khi chúng ta phải mua nhà xây sẵn , chưa có tiền sửa sang thì giải pháp ELCB không dây đất vẫn là giải pháp phổ biến mà thế giới đang dùng .
    Ở ngay quốc gia giàu có và coi trọng an toàn mạng sống công dân vào bậc nhất như Hoa Kỳ , thì bộ luật điện quốc gia NEC ( National Electric Code ) vẫn cho phép được dùng GFCI ( tức ELCB ) mà không cần dây nối đất .
    Xin trích đoạn hỏi đáp của một công dân :
    ( Does a GFI need to be grounded to work properly? I want to put one in my bathroom, but my outlet is an old, ungrounded type.
    According to the NEC, it is allowable to install GFI''s in ungrounded situations. This makes sense, since the GFI is not dependent of the ground to function. Remember, it does not measure shorts to the ground, it measures the current difference between the hot and neutral wires. A sudden difference, indicating that there is another path for the electricity to flow through... you, for example, causes the GFI to open the circuit and save you from permanently curly hair. )
    Chúng ta phải thực tế bạn Kỷ Niệm ạ , chẳng lẽ ngồi chờ có tiền để mua đất xây nhà mới , hay chờ có tiền để đục nền đục tường đi dây đất hay sao ? Như thế nguy cơ điện giật rất cao . Chúng ta hãy thực tế mua ngay ELCB ( loại cố định hay lọai portable đều được ) để ngăn ngừa điện giật ( lâu ) cái đã !
    Bản thân một lần bị giật chớp nhoáng nhưng ELCB ngắt OFF ngay bảo vệ ta an toàn cũng đủ làm cho chúng ta ý thức được thiết bị nào bị rò vỏ và ta sẽ sửa sau khi có thời gian , còn lúc vận hành thì nên bật ON cái ELCB trở lại , nhắc mọi người tránh xa thiết bị ra và cho nó tiếp tục hoạt động cho xong công việc . ( chả nhẽ đang giặt đồ hay đang xem tivi một trận trực tiếp hấp dẫn , chỉ vì một cú nhảy ELCB bạn ngưng tất cả để đi tìm chỗ ...chạm mát ???)
    Thơì gian bị điện giật quá ngắn ( lâu nhất là 1/10s vơí ELCB 30mA , nếu dùng ELCB 15mA thời gian chỉ còn vài phần trăm giây ) , không đủ làm ta bị thương chứ đừng noí gì đến tử vong . ELCB không dây đất rõ ràng vẫn bảo vệ chúng ta khá hiệu quả .
    Nhân tiện bạn dùng từ " lấy thân thể người ra làm cầu chì " là không đúng . Dòng rò Irò qua người bé , bé hơn cái hiệu I -Irò rất nhiều , càng bé hơn dòng quá tải và dòng ngắn mạch : I rò < I - I rò < I quá tải < I ngắn mạch ...
    Do đó không thể xem thân thể người là ...cầu chì được !
    Bạn yên tâm , LVH không đùa với điện đâu . :-))
  9. a380

    a380 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2005
    Bài viết:
    292
    Đã được thích:
    0
    Lâu lâu vào đây lại thấy các chú cãi nhau về ELCB hả ? Chú Kỷ niệm 82 cứ như người trên trời ! Đành rằng thêm dây đất thì tốt , nhưng ai bảo chú là ELCB ko dây đất hoạt động sẽ ko hiệu quả ?? Nó vẫn hiệu quả và rất hiệu quả là đằng khác .
    Theo anh được biết thì mạng điện Việt Nam theo tiêu chuẩn ổ cắm 2 lỗ cho nên 95% thiết bị điện gia dụng ở Việt nam là phích cắm 2 chấu . Nếu chú có đi dây đất cho các ổ cắm 3 lỗ theo tiêu chuẩn Ăng Lê thì chú cũng cóc có dùng được cái lỗ dây đất kia , vì cái bàn ủi , cái bếp điện , cái lò nướng , cái ấm nước sôi ...đều là phích cắm 2 chấu . Thành thử dùng cái ELCB hay ELCB cầm tay ( portable ) để gắn nối tiếp bảo vệ như chú Hà viết là đúng rồi .
    Chẳng lẽ chú mua mấy thứ đồ điện mới tinh này về rồi chú ngồi bóc sợi dây điện origine của nó ra để chú nối thêm một sợi dây thứ ba nữa ? Rồi chú lại cắt bỏ cái phích cắm 2 chấu nguyên thủy để mua cái phích ba chấu hàng Tàu gắn vô ? Rách việc và sách vở quá chú Kỷ niệm . Chắc chú mới lắp điện nhà cho mấy thằng mũi lõ ở An Phú nên chú còn tẩu hoả nhập ma cái lỗ thứ ba quá .
    95 % nhà ở VN thường không đi dây đất , nhiều tay giàu sụ làm biệt thự cũng chẳng tính và bọn thầu thì khỏi noí ( ngu gì nó đi thêm cho tốn ) , cho nên giải pháp ELCB là OK nhất . Dĩ nhiên chú nào giàu thì mua đất xây nhà sẽ có cơ hội đi dây đất , nhưng cácchú nên nhớ đất thịt cũng chỉ 2 năm là các chú phải đo lại điện trở , thường các chú nên đổ muối vào cọc ( cọc mạ kẽm ) và thêm than chèn chung quanh để giữ muối được lâu , khi đó điện trở tiếp đất mới nhỏ hơn 8 ohm .
  10. kyniem82

    kyniem82 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2005
    Bài viết:
    71
    Đã được thích:
    0
    Những cái mình biết khi áp dụng vào thực tế sẽ phải linh hoạt, đúng như thế bạn LVH ạ.
    Tôi chỉ viết theo những ý kiến của bạn LVH đã nêu ra trước đây. Bạn LVH víêt :
    Bạn đừng quá tin vào các tập tiêu chuẩn VN quá ư lạc hậu đuợc soạn bởi một bộ phận kỹ sư VN thời bao cấp rất quan liêu . Nếu giở các tập TCVN này ra bạn còn thấy họ cố dịch một cách buồn cười hai chữ piston = " Quả nén " ...còn Heater ( điện trở suởi ) bị họ dịch thành " nến điện " !
    .....
    Ở VN do trình độ dân trí còn thấp và nghèo nên ít gia đình quan tâm đến ELCB ( giá loại 20 A - dòng nhảy 30 mA của National đã gần 400.000 ) .
    Biết bao trường hợp điện giật đau lòng bi ai tang thương ở VN như mới đây báo Công an TP HCM đăng : Bà mẹ mải làm công chuyện trên lầu , em bé con chị ta thấy đèn đỏ ở bàn thờ ông Địa chớp sáng , thích quá bò tới lấy tay mân mê và bị điện giật chết thật thương tâm mà người nhà trên lầu không ai hay biết cho đến khi bà ngoại của cháu bước xuống thì phát hiện cháu đã tắt thở từ lâu !
    Nếu ở nhà mạch điện bàn thờ ông địa được cắm vào ổ cắm ba chấu có tiếp đất hoặc mạch có trang bị ELCB thì cháu bé đâu phải mất mạng oan uổng như vậy .
    Nghĩ cho cùng cũng là cái tụt hậu mọi mặt của VN so với các nước láng giềng khu vực vì cơ chế chính trị xã hội lạc hậu ( mà cứ bấu víu mãi ) . Ở VN toàn bộ thiết bị điện của hãng National ( Japan ) được làm tại Thái Lan và nhập vào VN ở điện thế ...là 240 V ! )
    ....
    Tôi chỉ muốn làm rõ những vấn đề mà bạn LVH đã đề cập như trên.
    Quay lại chuyện bình nước nóng của bạn chuot_dong đã trình bày.
    Nếu bình nước nóng nhà bạn để ở tầng trệt, tôi vẫn có ý khuyên bạn nên đóng cọc đất và tiếp đất cho bình sau đó lắp thêm ELCB sau CB của bình trước đây.
    Còn nếu ở tầng 1,2,...bạn nên cố gắng dẫn được dây đất theo hộp gen kỹ thuật (mà hầu như nhà cao tầng nào cũng có, chỉ có điều hộp gen này lớn hay nhỏ thôi) để cấp cho bình nước nóng là tốt nhất. (Thường các hộp gen kỹ thuật luôn đi qua WC)
    Nếu không được nữa thì nên lắp ELCB cho bình theo điều kiện thực tế ở VN như cách của bạn LVH. Và nên thường xuyên kiểm tra ELCB tháng 1 hoặc 2 lần.
    Đề cập đến vấn đề ổ cắm 2 chấu hay 3 chấu.
    Vâng, rất rất nhiều nhà ở VN dùng ở cắm 2 chấu, và có nhà nào đi được ổ cắm 3 chấu thì nhiều khi thiết bị điện lại chỉ có phích cắm 2 chấu. Nhưng có một điều tôi biết rằng có những thiết bị điện luôn tiềm ẩn sự nguy hiểm về rò rỉ điện và người sử dụng thường xuyên tiếp xúc với nó thì bao giờ nhà SX cũng thiết kế thêm một dây đất (hoặc cọc bắt dây đất) như máy giặt, bàn ủi...Nhưng với ổ cắm 2 chấu thì biện pháp an toàn tốt nhất (và phải có đk kinh tế) là gắn ELCB cơ động. Nhưng nhiều khi đục tường, đi thêm một dây, chám trét lại có khi còn rẻ hơn mua một ELCB cơ động. (Chắc Cty bạn LVH có nhập loại hàng này và bán tại VN, bạn có thể cho biết giá cả bao nhiêu không?).

Chia sẻ trang này