1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Large Hadron Collider (LHC)

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi ntt0180, 10/04/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. SSX999

    SSX999 Guest

    Hawking nhầm ở chỗ bảo photon hay bất cứ cái gì bị hút vào lỗ đen qua chân trời sự cố là mất tích không để lại gì. Sau đó có người gợi ý rằng như thế là vi phạm hàm Entropy luôn tăng. Hawking nói mình nhầm và sửa lại photon phải để lại cái gì đó. Vậy lỗ đen phải phát sáng trắng. Nhưng nhầm này không phải của mình Hawking mà đa số lúc đó.
    Từ đó, mọi nhà đi tìm những chỗ nào phát sáng thật trắng thì bảo (có lẽ) là lỗ đen. Lạ! trắng hếu là lỗ đen sì!
    Tuy nhiên, trường phái phản đối lỗ đen không tồn tại cũng rất đông đảo và lý lẽ cũng rất thuyết phục. Đây là một ví dụ mà bác Thohry bốt bên thiên văn cho gợi ý rằng sẽ không có lỗ đen, bởi sao càng lớn thì nổ càng tan tành chẳng còn lại gì.
    http://ttvnol.com/forum/thienvanhoc/694609/trang-68.ttvn#16042793
    Vậy có lỗ đen hay không đang còn đầy tranh cãi. Tìm lỗ đen nhân tạo càng quá phiêu lưu. Và các nhà Vật Lý tại CERN đang làm việc may rủi giống như.... xẩm sờ chân voi.
    Làm khoa học đôi khi cũng đơn giản chỉ là chứng minh Tôi đã sai, các anh đừng theo tôi nữa!!! Vậy ta không nên nặng nề quá chuyện sai hay đúng!!!
  2. SSX999

    SSX999 Guest

    Các nhà vật lý Mỹ đưa ra kết luận nhạy cảm
    Hai nhà vật lý Mỹ là D. Coyne của ĐHTH California ở Santa Cruz và David Cheng củuaTrung tâm nghiên cứu IBM ở San Jose đã đi đến kết luận nhạy cảm: tất cả các hạt cơ bản đã biết có thể là những lỗ đen thu nhỏ.
    Theo quan niệm hiện đại, thời gian tồn tại của các hạt này là rất ngắn, chúng bốc hơi do hiệu ứng bức xạ lượng tử Hawking. Tuy nhiên, 2 nhà nghiên cứu cho biết trong giả thuyết của họ, các lỗ đen có thể nằm trong trạng thái ổn định. Theo tính toán các vi lỗ đen như thế có đặc tính tương tự các hạt cơ bản. Đặc biệt, 2 nhà vật lý cho hay, có khả năng tồn tại một số lượng lớn lỗ đen tế vi mang các đặc điểm khác biệt đáng kể giữa chúng.
    Không rõ CERN có ?otài trợ? cho nghiên cứu này không. Nhưng đưa ra phát biểu như thế vào lúc này là nhạy cảm cả về ý tưởng, cả về thời điểm công bố. LHC vừa mới chạy lại và 1 trong những mục tiêu nghiên cứu là big bang và lỗ đen. Nếu LHC chẳng tìm thấy gì thì dù sao CERN cũng đã có người an ủi dỗ dành (có đến 99,98% là như vậy). Còn ngược lại, sẽ có vô số fan tung hô Cheng và Coyne vạn tuế! vạn vạn tuế!
  3. ntt0180

    ntt0180 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/05/2005
    Bài viết:
    1.115
    Đã được thích:
    0
    Việc lý luận khối lượng của một hạt lại được hình thành từ một hạt khác về trực quan mà nói thật là kỳ quặc. Điều này nghe giống như dùng cái cân để cân chính nó vậy. Khối lượng phải được hình thành do một hiện tượng, hay một trạng thái.
    Tôi vẫn cho rằng khối lượng được hình thành do chuyển động quay. Chuyển động quay như một cơn lốc cuốn vật chất quay nó lại với nhau hình thành khối lượng. Cơn lốc đi qua chỗ nào, vật chất chỗ đó tụ lại, những vật chất ở vị trí khác ra ngoài phạm vi ảnh hưởng sẽ không bị hút vào nữa. Giống như việc: "Margaret Thatcher đi xuyên qua trường Higgs"
    (Margaret Thatcher đi xuyên qua trường Higgs
    Phổ biến nhất là sự so sánh trường Higgs với một buổi tiệc của nhà vật lý David Miller tại London. Những người tham gia một buổi tiệc phân bố đồng đều trong phòng. Bất thình lình bà Margaret Thatcher đến tham dự. Bà đi xuyên qua đám đông, ngay lập tức một nhóm người bao quanh lấy bà. Qua đó bà có một khối lượng lớn hơn. Khi bà tiếp tục đi tới, những người ở gần sẽ tiến lại chỗ bà. Những người khác mà bà đi xa khỏi sẽ quay đi và lại hướng về những người đang đàm thoại lúc ban đầu.).
    Ngoại trừ những kẻ làm sai nhưng cứ tưởng đúng làm tốn bao nhiêu tiền của. Thêm nữa, việc công bố những kết quả sai, đến khi ứng dụng có thể sẽ phải trả giá bằng sinh mạng con người.
    (1) "Có có không không"
    (2) Vật lơ lửng ngoài vũ trụ, khi tác động lực đẩy nó đi cũng nhẹ bẫng
    (3) Ở động vật cũng không có ý thức về thời gian.
    Được ntt0180 sửa chữa / chuyển vào 00:48 ngày 19/02/2010
  4. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Điều này nghe sặc mùi tôn giáo, như triết lý "Sắc sắc không không" (1) của nhà Phật vậy. Cả về mặt triết lý, cả về mặt thực tế. Thực tế thì như câu trích. Triết lý thì ta cho thứ gì có thì nó có, ta cho thứ gì không có thì nó không có. Tôi cho là cần bỏ khái niệm khối lượng là sức nặng vì một vật cô đơn trong vũ trụ (2) nó không nặng. Hay bỏ khái niệm thời gian vì tự nhiên không "hiểu" thời gian là gì (3). Muốn nghiên cứu tự nhiên trước hết phải giữ đầu óc "tự nhiên" - vô tư như con trẻ.
    [/QUOTE]
    Năm mới ntt xông đất với những quan niệm cũ đây.
    Muốn nghiên cứu tự nhiên phải có đầu óc tự nhiên. Đồng ý nhưng chưa đủ. Trẻ con nó nhìn 1 con cún và cũng chỉ hình thành ý thức về hình ảnh con cún. Muốn kh''học thì phải có quan điểm về nó, tức con cún phải được đặt trong hệ qui chiếu nào. Con cún vẫy đuôi hay cái đuôi vẫy con cún ? Thuyết tương đối sai trong v''dụ này, vì cho rằng con cún vẫy đuôi hay cái đuôi vẫy con cún thì cũng rứa, chỉ tương đối thôi. Rõ ràng là cái đuôi không thể vẫy con cún được. Eisntein không chấp nhận vật lý vi mô là vậy - Chúa không chơi trò chơi xúc xắc. Chúa không thể cầm đuôi con cún mà vẫy được. LHC vẫn chưa đưa ra câu trả lời thỏa đáng.
  5. ntt0180

    ntt0180 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/05/2005
    Bài viết:
    1.115
    Đã được thích:
    0
    Đúng vậy! Đây là hậu quả của việc không để ý tới nguyên lý nhân quả. Thực ra về mặt khoa học mà nói, nếu coi cái đuôi con cún là đứng yên thì cả con cún và vũ trụ vẫy quay nó cũng không sai, tuy nhiên điều này không phù hợp với trực quan - thực tế cuộc sống.
    Giả sử hành động vẫy đuôi của con cún là vô tri đi nữa, hành động đó cũng tốn năng lượng. Rõ ràng con cún phải tiêu hao một phần năng lượng nào đó nạp vào từ thức ăn thì với vẫn được đuôi. Còn đương nhiên, cái đuôi không thể vẫy được con chó. Tức là điều kiện để tiến hành thí nghiệm. Còn khi cái đuôi đã vẫy rồi, Mr E với nhảy vào hô to: "Tương đối, tương đối". Đây là khoa học thiếu thực tế.
    Vận động của một hệ khác với chuyển động của một vật. Chuyển động là khi ta nói một vật thể tách biệt với các vật thể khác, di chuyển thay đổi vị trí với một mốc cố định ta chọn. Cái đuôi và con chó ở đây là một hệ, hệ này đang vận động. Lý thuyết của Mr E dễ hình dung với chuyển động hơn là vận động, nếu lấy ví dụ đắt hơn, có thể đẩy lý thuyết tới mức khó... ngửi. Tuy nhiên, tôi vẫn kính trọng Mr E!
  6. ntt0180

    ntt0180 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/05/2005
    Bài viết:
    1.115
    Đã được thích:
    0
    "Chúa không chơi trò chơi xúc xắc" là phát biểu của Mr E khi nói về thuyết lượng tử. Thuyết này cho rằng vận động của thế giới vi mô không xác định chính xác đủ độ để xây dựng thành quy luật, tuy nhiên lại có thể dùng toán học xác xuất để tính toán đúng được phần trăm kết quả có thể sẽ xảy ra. Tức là tính toán chính xác được sự ngẫu nhiên. Như thể bạn có thể tính đúng được rằng 40% hôm nay đề sẽ về từ 0-19. Đó cũng là một thành quả đáng ghi nhận, khoa học ghi nhận điều này, nhưng Mr E không tán thành điều không cụ thể như vậy. Cũng không sao, đó là quan niệm khoa học của cá nhân. Cũng như thể có nhiều người phủ nhận thuyết tương đối, đó là điều hoàn toàn bình thường. Chỉ khác là Mr E nổi tiếng nên câu nói của ông được nhiều người đê ý.
    Được ntt0180 sửa chữa / chuyển vào 11:28 ngày 19/02/2010
  7. werty98

    werty98 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    8.178
    Đã được thích:
    5.571
    Nếu bạn ntt có thể tính được cái vàng vàng, thì chúng mình cùng hợp tác nhé
  8. convitbuoc

    convitbuoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2008
    Bài viết:
    1.153
    Đã được thích:
    918
    Thời gian là 2s nếu 2 photon đi ngược đường nhau từ khoảng cách 600k và vận tốc bằng c.
    Hệ qui chiếu gắn với 1trong 2 photôn.
    Với người quan sát đứng ở trung điểm AB - thời gian này là 1s.
  9. SSX109

    SSX109 Guest

    Có bạn còn sợ không dám cộng vận tốc. Photon này thấy photon kia đang chạy 2C đàng hoàng và năng lượng va chạm là 7 TeV.
    Từ sự thiếu hoàn thiện của thuyết tương đối, cả tiền đề phải sửa lại như thế này:
    1. Photon lan truyền không trong chân không mà trong trường hấp dẫn (dù là yếu).
    2. Vận tốc trong trường hấp dẫn (yếu) là 300 000 km/s và độc lập với chuyển động nguồn phát.
    3. Vận tốc photon trong tương quan với nguồn phát của nó hay bất cứ hệ chuyển động nào khác là đối tượng của cộng vận tốc như cơ học cổ điển.
    4. Mô tả hệ chuyển động như vậy, không thời gian như vậy là tuyệt đối, trừ khi hệ có liên hệ đến hệ khác đang được khảo sát.
  10. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Chân không là cái gì còn là điều đáng nghiên cứu. Vận tốc photon trong trường hấp dẫn yếu hay mạnh đều bằng C.
    Điều 4 chỉ là tiên đề 1 mà thôi (mọi đl vật lý đều đúng trong các hệ qui chiếu chuyển động đều).

Chia sẻ trang này