1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Large Hadron Collider (LHC)

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi ntt0180, 10/04/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. convitbuoc

    convitbuoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2008
    Bài viết:
    1.153
    Đã được thích:
    918
    Bác coi photon là hạt thì mới nói thế được .
    Bác coi nó là sóng thì thấy định đề định đề mâu thuẫn liền
    Mà photon thì tuỳ lúc, có lúc dạng hạt, có lúc dạng sóng...thế mới khó chịu... của bãc
  2. convitbuoc

    convitbuoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2008
    Bài viết:
    1.153
    Đã được thích:
    918
    Sao em không có nút sửa chữa bài viết nhỉ ???
    Định viết là "định đề của bác" mà bị nhảy...đọc khó chịu quá
  3. ntt0180

    ntt0180 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/05/2005
    Bài viết:
    1.115
    Đã được thích:
    0
    LHC sắp có kết quả rồi. Liệu có tìm được hạt của Chúa trời không? Hay lại một lần nữa khoa học rơi vào ngõ cụt?
    Có ai có tin mới gì thì chia sẽ nhé! Thank!
  4. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Phim Hollywood
    Một nhóm khủng bố đột nhập vào LHC, nhập "phương trình ngày tận thế" ...Cỗ máy sản sinh hạt Higgs. Kết quả: không kiểm soát được. Trái đất biến mất...
  5. ntt0180

    ntt0180 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/05/2005
    Bài viết:
    1.115
    Đã được thích:
    0
    Quả là hóm hỉnh!
    Vậy là lý thuyết về hạt higgs đúng!
    Hình như sắp có kết quả!
  6. cafe37

    cafe37 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/11/2008
    Bài viết:
    4.783
    Đã được thích:
    6
    Mới lý thuyết thôi ạ. Nhưng mà còn chuyện là các hạt sinh ra có đi xuyên qua các máy đo hay không nữa.
  7. SSX100

    SSX100 Guest

    Chờ mãi chẳng thấy gì nhỉ? Chắc các nhà khoa học lại đang nát óc ngồi nghĩ ra thành tựu để giải trình số tiền đã tiêu.
  8. SSX999

    SSX999 Guest

    Ôi!!! lẽ ra giờ này các ráo sư, các tiên sư đã phải khoe một đống hạt cộng một lỗ đen khủng lắm rồi cơ mà nhỉ.

    Không hiểu họ trốn đi đâu? Ngượng quá chăng? :)):))

    Lạc quan thái quá, kiểu như hồi thế kỷ 17, 18 biết lịch sử 1 hạt đoán tương lai cả vũ trụ.
    Hay lừa đảo kiếm đô bỏ túi. Hay bịp bợm làm tiền?

    [​IMG]

    Oạch!

    [​IMG]
  9. SSX101

    SSX101 Guest

    Tin buồn!!!

    Không có higg hạt của chúa nào, không có boson hay bigbang nào cả.
    Không có đấng cứu tinh tối cao nào, không có chúa hay hoàng đế La Mã nào cả.


    Large Hadron Collider đã thất bại thảm hại trong việc thực hiện những ý tưởng lạ được cả giới vật lý mong chờ từ lâu.

    Dù hiện giờ chưa có công bố chính thức thì người ta cũng đã rõ. Tuy nhiên các nhà vật lý tại CERN vẫn im lặng khó hiểu.

    Sau khi đã tiêu cả chục tỷ đô la, kết quả là bằng không. Lãnh đạo CERN và một số vẫn trấn án và cho rằng còn quá sớm để nói về thất bại.

    Dù vậy, cũng phải nói là đáng khen khi các lãnh đạo CERN đã chặn đứng được ít nhất 1 vụ tung tin đồn nhảm đã phát hiện hạt Higg.
    Họ cũng cấm ngặt các nhân viên nhận tài trợ của đám "Quả đất nóng lên" cho 1 dự án cũng đầy hoang đường mượn hơi LHC tìm bằng chứng nóng lên từ hạt hạ nguyên tử và tia vũ trụ...

    Nếu biết qua tất cả điều đó, thì một sự im lặng như thế là có thể hiểu được, đầy cay đắng và đáng được cảm thông. Dù sao, họ cũng là những tên tuổi hàng đầu thế giới chứ không như đám ráo sư khoác lác xứ Mèo.

    Hậu quả của việc không phát hiện ra boson Higg có lẽ là rất lớn. Bắt đầu có những đồn đại "sụp đổ mức nền tảng" của vật lý.

    Không có Higg, cũng chẳng có bigbang nhân tạo thì mô hình hình thành thiên hà và vũ trụ sẽ khác.



    [​IMG]
  10. maxttien

    maxttien Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/05/2011
    Bài viết:
    3.453
    Đã được thích:
    1.222
    "Phát hiện hạt di chuyển nhanh hơn vận tốc ánh sáng"

    Các nhà khoa học của Tổ chức Nghiên cứu Nguyên tử châu Âu tuyên bố họ đã phát hiện một loại hạt có thể di chuyển nhanh hơn ánh sáng.


    Một chùm hạt neutrino. Ảnh: Science Daily.
    Trong thuyết tương đối hẹp (hay thuyết tương đối đặc biệt), được công bố vào năm 1905, Albert Einstein nói không có bất kỳ vật chất nào trong vũ trụ có thể di chuyển nhanh hơn tốc độ của ánh sáng (299.792 km/giây) trong môi trường chân không.

    Nhưng hôm 23/9, Antonio Ere***ato, người phát ngôn của Tổ chức Nghiên cứu Nguyên tử châu Âu (CERN), nói rằng những hạt neutrino trong máy gia tốc hạt lớn di chuyển với tốc độ lớn hơn ánh sáng.

    Hiện tượng hạt neutrino di chuyển nhanh hơn ánh sáng được phát hiện hoàn toàn tình cờ bởi một nhà vật lý khi ông tham gia các thí nghiệm về hạt cơ bản. Các thí nghiệm thuộc dự án hợp tác giữa CERN và Trung tâm thí nghiệm Gran Sasso tại Italy.

    Trong thí nghiệm, các chuyên gia đã bắn 15.000 luồng hạt neutrino từ ngoại ô thành phố Geneva tại Thụy Sỹ tới thành phố Gran Sasso, nơi chúng được thu nhận bởi các cỗ máy khổng lồ. Khoảng cách giữa điểm xuất phát và đích của các luồng hạt là 730 km.

    Ánh sáng bay qua khoảng cách 730 km trong khoảng 2,4 phần nghìn giây, song các hạt neutrino bay nhanh hơn ánh sáng 60 phần tỷ giây, Telegraph cho biết.

    “Đó chỉ là một sự khác biệt cực kỳ nhỏ, song về mặt lý thuyết nó vô cùng quan trọng”, Ere***ato nói.

    Do tầm quan trọng của phát hiện nên các nhà khoa học của CERN đã lặp lại thí nghiệm nhiều lần để kiểm chứng trước khi công bố.

    “Chúng tôi rất tin tưởng vào kết quả mà chúng tôi tìm ra. Các nhà khoa học đã kiểm tra nhiều lần để tìm ra những yếu tố có thể làm sai lệnh kết quả trong quá trình đo, song họ không tìm thấy gì. Giờ đây chúng tôi muốn các đồng nghiệp trên khắp thế giới kiểm chứng kết quả một cách độc lập”, ông Ere***ato phát biểu.

    Nếu phát hiện của CERN được xác nhận là chính xác, nó sẽ làm giảm giá trị của thuyết tương đối hẹp do Einstein đề xướng, theo đó tốc độ ánh sáng là hằng số không đổi trong vũ trụ và không có dạng vật chất nào trong vũ trụ có thể di chuyển nhanh hơn ánh sáng.

    Thuyết tương đối hẹp của Einstein, vốn đã đứng vững trong hơn một thế kỷ, là một trong những yếu tố tạo nên “Mô hình chuẩn” trong vật lý hiện đại. Ngày nay giới khoa học sử dụng “Mô hình chuẩn” để mô tả, giải thích nguyên lý hoạt động của mọi thứ trong vũ trụ.

    Máy gia tốc hạt lớn (LHC) là cỗ máy lớn nhất thế giới mà con người tạo ra. Nó nằm dưới một đường hầm có chiều dài 27 km ở khu vực biên giới Pháp – Thụy Sĩ. Kể từ khi LHC ra đời tới nay, Tổ chức Nghiên cứu nguyên tử châu Âu (CERN) liên tục đưa các luồng hạt proton vào máy để chúng va chạm với nhau.

    Neutrino là hạt sơ cấp không mang điện tích, bền, có khối lượng nghỉ bằng không hoặc rất nhỏ. Do khối lượng nghỉ rất gần với không nên hạt neutrino chuyển động với tốc độ gần bằng ánh sáng và có khả năng đâm xuyên mọi thứ. Trong vũ trụ, hạt neutrino có thể di chuyển dễ dàng qua các phản ứng hạt nhân của ngôi sao và mang theo một phần năng lượng đáng kể của ngôi sao.

    Nhiều tiểu thuyết giả tưởng cho rằng, nếu con người có thể tạo ra một dạng vật chất di chuyển nhanh hơn ánh sáng, chúng ta có thể quay ngược thời gian.
    [​IMG]
    Thuyết tương đối
    nên tảng vật lý hiện đại phải chăng sụp đổ.

Chia sẻ trang này